Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.08 MB, 129 trang )
về tính chất đặc biệt là tính chất vật lý của đất. Ví dụ, tính mao dẫn xuất hiện ở mốc 1,0- 2,0 mm
hay mốc 0,1- 0,2 mm là mốc bắt đầu có tính dính, tính dẻo và đất khó thấm nước. Ta có thể so sánh
sự khác nhau trong việc phân chia cấp hạt của các nước trên thế giới qua bảng 1
Bảng 1: Cấp hạt cơ giới của Liên Xô (cũ), Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA),
FAO- UNESCO (mm)
Liên Xô (cũ)
USDA
FAO- UNESCO
Ðá cục
>250
Ðá vụn
>3
Cuội
250-64
Cuội
3-1
Cuội
>2
Sỏi
64- 4
Sỏi
2-1
Sạn
4-2
Cát thô
1- 0,5
Cát thô
1- 0,5
Cát rất thô
1-2
Cát trung bình 0, 5- 0,25
Cát trung bình 0, 5- 0,25 Cát thô
1-0,5
Cát mịn
0,25- 0.05
Cát mịn
0,25- 0.02
Cát trung bình 0,5- 0,25
Cát rất mịn
0,2- 0,05 Cát mịn
0,25- 0,1
Cát rất mịn
0,1- 0,05
Bụi thô
0,05- 0,01
Bụi
0,05-,005
Bụi
0,05- 0,002
Bụi trung bình 0,01- 0,005
Sét thô
0,005- 0,0005
Sét
< 0,005
sét
< 0,002
Sét mịn
0,0005- 0,0001
Keo
< 0,0001
** Cát vật lý
> 0,01
Sét vật lý
< 0,01
** Cát vật lý là những hạt lớn hơn 0,01 mm. Khi những hạt có kích thước như thế sẽ thể
hiện rõ nét những tính chất vật lý của các hạt cát như lắng rẽ, tính dễ thoát nước, tính mao dẫn rất
bé, không có tính trương (giãn nở) và tính co, tính dính, tính dẻo... Sét vật lý là những hạt có kích
thước < 0,01 mm. Những hạt này thể hiện rõ tính vật lý của hạt sét như tính dẻo, tính trương, tính
co, tính thấm nước kém, tính mao dẫn lớn, lúc ướt thì dẻo quánh, lúc khô thì rắn chắc... Cũng nên
lưu ý rằng sự phân chia như trên được thực hiện trong quá trình phân tích cấp hạt, còn trong thực
tiễn áp dụng vào phân loại đất theo thành phần cơ giới thì người ta chỉ xét theo 3 cấp hạt chủ yếu
là cát, bụi và sét. Các cấp hạt chi tiết chỉ được ứng dụng khi nghiên cứu đất ở các cấp phân vị thấp
nhất như cấp chủng của Liên Xô (cũ), cấp series của Mỹ, cấp phases của FAO- UNESCO.
Cho đến nay ở Việt Nam vẫn áp dụng bảng phân chia cấp hạt của Liên Xô (cũ) và một số
trường hợp dùng bảng của Liên Hiệp Quốc (LHQ) hay của Bộ Nông nghiệp Mỹ. Tuy nhiên bảng
của FAO- UNESCO (1970) được áp dụng phổ biến vì hai lý do: thứ nhất, trong thực tế phân tích
cấp hạt người ta được phép đơn giản hoá số cấp hạt còn lại 3 cấp cơ bản; thứ hai, phương pháp
phân loại đất theo FAO- UNESCO đang ngày càng được áp dụng rộng rãi. So với bảng của LHQ
năm 1927, bảng của FAO- UNESCO có một ít thay đổi, từ 7 cấp tăng lên 11 cấp chủ yếu ở các
cấp lớn hơn 2 mm.
3.2.2 Tính chất các cấp hạt
Các tài liệu nghiên cứu cho thấy thành phần hoá học của các cấp hạt khác nhau rất khác
nhau, đặc biệt là tỷ lệ 3 nguyên tố silic, nhôm và sắt. Ðiều này rất phù hợp với thành phần khoáng
vật trong đất. Ta có thể thấy rõ qua số liệu của N.A. Kachinxki (1970) ở bảng 2
Bảng 2: Thành phần hoá học của các cấp hạt cơ giới trong đất rừng xám sáng
Cấp
hạt
(mm)
0,05- 0,01
0,01- 0,005
0,005- 0.0001
Tỷ lệ các chất (%)
SiO2
Al2O3
87,57
5,72
82,01
7,83
68,89
17,49
Fe2O3
3,43
4,85
6,35
CaO
0,46
0,11
0,93
20
MgO
0,53
0,18
2,28
K2O
1,43
1,45
1,46
P2O5
Vệt
Vệt
0,26
< 0,0001
53,76
26,36
11,38
0,96
4,13
2,15
0,26
Nhìn chung cấp hạt càng mịn, tỷ lệ các nguyên tố (trừ silic) trong đó có cả nguyên tố
dinh dưỡng càng cao. Tuy nhiên các nguyên tố dinh dưỡng N và P thì không phải lúc nào cũng
tuân theo quy luật này vì bản thân các hạt sét không chứa các nguyên tố đó. Do vậy ở những loại
đất sét ta không bón phân năng suất cây trồng rất thấp.
Ta càng thấy sự khác nhau rõ nét của các cấp hạt đất qua một số tính chất vật lý của
chúng được V.V. Okhotin và V. G. Trasuc trình bày trong bảng 8.3.
Ta dễ dàng nhận thấy các cấp hạt từ to đến nhỏ như sau:
•
Ðộ ẩm phân tử cực đại tăng dần lên
•
Khả năng thấm nước giảm dần
•
Cột nước trong mao dẫn tăng cao dần
•
Từ 0,25 mm thì bắt đầu có tính trương (giãn nở) và tăng nhanh
•
Tính co biểu hiện rất chậm và chỉ xuất hiện ở những cấp hạt bé nhất
• Từ 0,25 mm xuất hiện tính dẻo và tăng dần
Sức chống nén và sức dính chỉ xuất hiện ở các cấp hạt mịn hơn 0,01 mm và tăng nhanh.
Bảng 3 lần nữa chứng minh về mốc xuất hiện các tính chất vật lý một cách đột ngột là mốc 1,0
mm và mốc 0,01 mm và cũng ở những mốc như vậy các tính chất hoá lý của đất có sự thay đổi
nhất định.
Bảng 3: Tính chất vật lý của các cấp hạt cơ giới
Cấp
(mm)
3,0- 2,0
2,0-1,5
Ðộ
ẩm
phân
hạt
tử cực
đại
(%)
0,2
0,7
1,5-1,0
1,0- 0,5
0,5-0,25
0,25- 0,1
0,1- 0,05
0,05- 0,01
0,01- 0,005
0,005- 0,001
< 0,001
0,8
0,9
1,0
1,1
2,2
3,1
15,9
31,0
-
Cột
Ðộ
nước
thấm
mao
nước
dẫn
(cm/s)
(cm)
0,5
0,2
0,12
0,072
0,056
0,039
0,005
0,004
-
0
1,53,0
4,5
8,7
20-27
50
91
200
-
Giãn
nở
theo
thể
tích
(%)
0
5
6
16
105
160
405
Co
theo
thể
tích
(%)
Ðộ ẩm (%)
theo
Giới
Giới
hạn
hạn
nặn
chảy
được
Sức
chống
Sức dính
nén tạm cực đại
thời
(G/cm2)
2
(G/cm )
-
-
-
4,0
8,2
0
1,75
31,25
125,0
4,2
60
456
-
không
dẻo
không
dẻo
40
48
87
28
30
34
3.2.3. Tính chất các loại đất có TPCG khác nhau và biện pháp cải tạo
Để xác định một loại đất cụ thể thuộc nhóm sa cấu nào; người ta sử dụng một tam giác
định dạng như hình 3. Nói chung, có 3 loại đất chính là đất cát, đất thịt và đất sét. Sau đó, tuỳ vào
thành phần tỉ lệ pha vào mà ta có đến 12 loại đất theo tam giác trên. Sau đây có thể kể vài loại
cùng thành phần cơ giới của nó.
21
Hình 3: Tam giác sa cấu đất
1. Cát (sand)
2. Cát pha thịt (loamy sand)
3. Thịt pha cát (Sandy loam)
4. Thịt (Loam)
5. Thịt pha limon (silty Loam)
6. Limon (Silt)
7. Thịt pha sét và pha cát (Sandy clay loam)
8. Thịt pha sét và pha limon (Silty clay loam)
9. Thịt pha sét (Clay loam)
10. Sét pha limon (Silty clay )
11. Sét pha cát (Sandy clay)
12. Sét (Clay)
Do thành phần hoá học cũng như tính chất của các cấp hạt khác nhau nên các loại đất có
thành phần cơ giới khác nhau có độ phì nhiêu khác nhau. Từ đó việc sử dụng cũng như biện pháp
cải tạo chúng đựoc áp dụng khác nhau cho phù hợp và hiệu quả.
+ Ðất cát
Là loại đất trong đó tỷ lệ cấp hạt cát lớn, có thể đạt tới 100 %. Ðất cát có những ưu nhược
điểm sau:
• Do các hạt có kích thước lớn nên tổng thể tích khe hở, lớn nhất là khe hở phi mao quản, từ
đó nước dễ thấm xuống sâu và đồng thời cũng dễ bốc hơi nên dẫn tới đất dễ bị khô hạn.
• Trong đất cát điều kiện ôxy hoá tốt nên chất hữu cơ bị khoáng hoá mạnh dẫn đến đất
nghèo mùn.
22
• Ðất cát dễ bị đốt nóng vào mùa hè và cũng dễ mất nhiệt trở nên nguội lạnh vào mùa đông,
bất lợi cho cây trồng và vi sinh vật phát triển.
• Ðất cát rời rạc, dễ cày bừa giảm công làm đất, nhưng nếu mưa to hay tưới ngập, đất
thường bị lắng rẽ, bí chặt.
• Ðất cát chứa ít keo nên khả năng hấp phụ thấp, khả năng giữ nước giữ phân (chất dinh
dưỡng) kém. Vì vậy nếu bón nhiều phân tập trung vào một lúc cây không sử dụng hết,
một phần lớn bị rửa trôi do đó gây lãng phí. Trên đất cát khi bón phân hữu cơ nhất thiết
phải vùi sâu để giảm sự "đốt cháy".
• Ðất cát thích hợp với nhiều loại cây trồng có củ như khoai lang, khoai tây, lạc...Trong đất
cát rễ và củ dễ dàng vươn xa và ăn sâu mà không bị chèn ép. Các cây họ đậu có khả năng
cộng sinh với vi khuẩn nên cũng có thể thích ứng trên đất cát. Một số vùng đất cát người
ta còn trồng các loại: dưa hấu, dưa lê hay vừng, kê; thậm chí cây đặc chủng như thuốc lá
cũng được trồng trên đất cát.
Thực tế sản xuất trên đất cát, do cơ sở vật chất không cho phép chúng ta cải tạo thành
phần cơ giới bằng đưa sét vào. Muốn đạt năng suất cao nhất chỉ có thể bố trí những loại cây trồng
phù hợp với đất cát đồng thời áp dụng những kỹ thuật canh tác hợp lý. Tuy vậy một số vùng đất
cát trong phẫu diện dưới tầng cát có tầng sâu(subsoil horizon) với tỷ lệ sét cao, ta có thể cày sâu
lật sét lên tầng mặt. Lúc đó nhất thiết phải tăng cường phân bón nhất là phân hữu cơ để cải thiện
được độ phì và cho năng suất cao.
+ Ðất sét.
Ðất sét là loại đất trong đó cấp hạt sét chiếm tỷ lệ cao, ngược lại tỷ lệ cát thấp hoặc không
có. Khi xét về đất sét ta cần lưu ý đến trạng thái kết cấu của đất. Nếu đất sét không có kết cấu
hay kết cấu kém thì có những ưu nhược điểm dưới đây:
• Hạt sét bé nên khe hở giữa chúng nhỏ dẫn đến thoát nước kém dễ bị úng gây tác hại cho
cây trồng cạn.
• Ðộ thoáng khí thấp nên dễ gây ra glây hoá, xác hữu cơ phân giải chậm, lượng chất hữu cơ
tích luỹ nhiều hơn.
• Ðất chứa nhiều sét hơn nên sức cản lớn, tính dính cao gây khó khăn hơn cho việc làm đất.
• Do nhiều sét nên đất có khả năng hấp phụ lớn, các chất ít bị rửa trôi, tính đệm cao
hơn. Ngoài ra độ ẩm cây héo cao hơn nhiều đã làm giảm lượng nước hữu hiệu so với đất cát.
• Tuy nhiên, nếu đất sét chứa nhiều chất hữu cơ trở nên có kết cấu tốt thì lại là một loại đất
lý tưởng nhờ khả năng cung cấp chất dinh dưỡng, nước, không khí được cải thiện thoả
mãn cho cây trồng.
+ Ðất thịt.
Ðất thịt là loại đất có tỷ lệ của các cấp hạt cũng như các đặc tính lý hoá học nằm trung
gian giữa 2 loại đất cát và đất sét. Thường đất thịt có mặt đầy đủ cả 3 cấp hạt cát, limon và sét.
Nếu là đất thịt nhẹ thì tỷ lệ cấp hạt cát lớn, ngược lại đất thịt nặng tỷ lệ cấp hạt cát giảm mà tỷ lệ
cấp hạt sét tăng.
Nói chung đất thịt trung bình là tốt vì vừa có những đặc tính lý, hoá học và sinh học phù
hợp cho nhiều loại cây trồng vừa dễ làm đất và chăm bón lại có năng suất cao.
4. Cấu trúc đất (soil structure) (Còn gọi là kết cấu đất)
Là sự sắp xếp và kết gắn có nguồn gốc vô cơ và hữu cơ tạo ra các hạt kết của đất có hình
dạng và kích cỡ lớn nhỏ khác nhau
Đất có thể có các dạng kết cấu chính như sau:
1
• Không có cơ cấu: các hạt đơn rời rạc nhau như đất cát ven biển.
23
2
• Có kết cấu như: cụm ( viên), phiến hẹp, khối.
3
0
4
0
1
Kết cấu hạt viên (d<0.5cm)
(granular)
Kết cấu cục, tảng (d=1.5-5cm)
(blocky)
Kết cấu cột (“mũ” muối, đất khô cằn)(columnar)
Kết cấu khối nguyên (massive)
5
Kết cấu trụ (prismatic)
kết cấu phiến, bản (platy)
Kết cấu hạt (single grained)
Sự sinh trưởng của cây trồng đòi hỏi đất có một cơ cấu tốt, vì nó có ảnh hưởng đến:
0
o Việc thấm và thoát nước
1
o Việc cung cấp nước cho cây trồng
2
o Việc hút dưỡng chất của rễ cây
3
o Độ thoáng khí
4
o Sự phát triển của rễ cây
5
o Việc cày bừa và chuẩn bị đất
6
o Sự nẩy mầm và mọc của hạt giống sau khi gieo
Một loại đất có cơ cấu lý tưởng là cơ cấu viên và có nhiều lỗ hổng. Trong điều kiện nầy đất dễ
canh tác(cày, bừa, chuẩn bị đất), cho phép rễ cây ăn sâu vào đất tốt hơn và thoáng khí hơn.
Để duy trì một cơ cấu đất thích hợp cho sản xuất cây trồng, cần tiến hành cày khi đất có độ ẩm
thích hợp và duy trì việc thường xuyên bổ sung chất hữu cơ cho đất. ( bón phân hữu cơ, trả lại tàn
dư thực vật cho đất..). Cày khi đất quá ướt sẽ làm vở cơ cấu của đất, tạo nên dạng đánh bùn. Khi
đó độ thoáng khí của đất bị ảnh hưởng và rễ cây trồng sẽ thiếu oxy dễ sản sinh ra một số sản
phẩm phụ trong quá trình hô hấp hiếm khí như etylalcohol (rượu ethylic) gây độc cho cây trồng.
24
Chất hữu cơ, thành phần bao gồm các chất lignin, cellulose, sáp, chất béo và các vật liệu
chứa protein, chịu một chuỗi phản ứng sinh hoá trong đất sẽ tạo một chất dạng keo gọi là chất
mùn (humus). Chất mùn có đặc tính hấp phụ dưỡng chất và nước cao thậm chí còn hơn cả
khoáng sét. Do đó, một tỉ lệ mùn thích hợp trong đất sẽ giữ cho đất có kết cấu tốt và có độ phì
cao.
* Các nguyên nhân hủy hoại kết cấu đất
- Cày xới = máy, đi lại, làm đất quá nhuyễn, quá kỹ
- Các ion đa hóa trị bị thay thế = ion hóa trị 1 có liên kết kém bền vững và dễ bị rửa trôi
- Các sự cố môi trường: núi lửa, động đất, trượt đất, lở đất, mưa lớn, lũ lớn…có khả năng làm
mất hoặc làm yếu cấu trúc đất
5. Tỷ trọng đất
Tỉ trọng là trọng lượng đất tính bằng gram của 1 đơn vị thể tích đất (cm3), đất ở trạng thái
khô kiệt và xếp khít vào nhau (không có lỗ hỏng không khí) so với trọng lượng một khối nước có
cùng 1 thể tích ở 40C. ( ký hiệu là d – đơn vị g/cm3 ).
Ðể tính tỷ trọng người ta áp dụng công thức:
d= P / P1
Trong đó: d- Tỷ trọng của đất.
P- Khối lượng các hạt đất (khô kiệt, xếp xít vào nhau và không có khoảng
hổng không khí) trong một thể tích xác định (thường được đo bằng g/cm3).
P1- Khối lượng nước được chứa trong cùng thể tích ở điều kiện T0: 4oC (g/cm3).
Tỷ trọng của các loại khoáng vật khác nhau có sự giao động khá lớn song nhìn chung biến
động trong phạm vi từ 2,40 - 2,80 (bảng 4)
Bảng 4:Tỷ trọng của một số khoáng vật có trong đất
Khoáng vật
Tỷ trọng
2,65
2,60 - 2,80
2,72
2,60 - 2,80
2,80- 2,90
2,32
2,80- 3,10
2,60 - 2,90
2,09
2,90 - 3,50
5,30
7,60
Thạch anh tinh khiết
Canxít
Canxít tinh khiết
Fenspat K- Na
Dolomit
Gypxít
Mica
Khoáng sét
Bốcxít (Nhôm ôxit)
Ôlivin, pyrôxen, amphibole (có chứa sắt)
Hêmatít
Quặng chì
Tỷ trọng của đất được quyết định chủ yếu bởi các loại khoáng nguyên sinh, thứ sinh và
hàm lượng chất hữu cơ có trong đất. Nhìn chung do tỷ lệ chất hữu cơ trong đất thường không lớn
nên tỷ trọng đất sẽ phụ thuộc chủ yếu vào thành phần khoáng vật của đất.
Các loại đất có thành phần cơ giới khác nhau có tỷ trọng khác nhau:
Loại đất
Ðất cát
Tỷ trọng
2,65 ± 0,01
25
Ðất cát pha
2,70 ± 0,017
Ðất thịt
2,70 ± 0,02
Ðất sét
2,74 ± 0,027
Dựa vào tỷ trọng đất, Katrinski đã đưa ra mức đánh giá chung khi xác định tỷ trọng của
đất trồng như sau:
Tỷ trọng
<2,50
2,50 - 2,66
>2,70
Loại đất
Ðất có lượng mùn cao
Ðất có lượng mùn trung bình
Ðất giàu sắt Fe2O3
Yếu tố ảnh hưởng; thành phần khoáng vật trong đất; thành phần hữu cơ trong đất
Ý nghĩa: Biết được đất giàu hữu cơ hay khoáng. Tỷ trọng càng lớn thì khoáng càng
nhiều, thành phần hữu cơ ít. Tỷ trọng đất được sử dụng trong các công thức tính toán độ xốp,
công thức tính tốc độ, thời gian sa lắng của các cấp hạt đất trong phân tích thành phần cơ giới.
Thông qua tỷ trọng đất người ta cũng có thể đưa ra được những nhận xét sơ bộ về hàm lượng chất
hữu cơ, hàm lượng sét hay tỷ lệ sắt, nhôm của một loại đất cụ thể nào đó.
6. Dung trọng của đất
Ðịnh nghĩa: Dung trọng của đất là khối lượng (g) của một đơn vị thể tích đất (cm 3) ở trạng
thái tự nhiên (có khe hở) sau khi được sấy khô kiệt.
Dung trọng của đất được người ta xác định bằng cách đóng ống kim loại hình trụ có thể tích
bên trong 100 cm3 thẳng góc với bề mặt đất ở trạng thái hoàn toàn tự nhiên, sau đó đem sấy khô
kiệt rồi tính theo công thức sau:
D=P/V
Trong đó:
D - Dung trọng của đất (g/cm3);
P - Khối lượng đất tự nhiên trong ống trụ đóng sau khi đã được sấy khô kiệt (được
tính theo g).
V - Thể tích của ống đóng (được tính theo cm3).
Như vậy dung trọng của đất thường nhỏ hơn so với tỷ trọng vì thể tích đất khô kiệt được
xác định ở đây bao gồm cả các hạt đất rắn và các khe hở tự nhiên trong đất.
Bảng 5: Quan hệ giữa dung trọng đất với thành phần cơ giới và thành phần vật liệu
cấu tạo ở một số loại đất
TPCG đất
Dung trọng Thành phần vật liệu cấu tạo đất
Cát
1,55
Tro núi lửa
Thịt pha cát
1,40
Vật liệu hữu cơ
Cát mịn
1,30
Tảo cát
Ðất thịt
1,20
Can xít mềm, xốp
Ðất thịt mịn
1,15
Than bùn
Ðất thịt pha sét
1,10
Sét
1,05*
Sét vón cục
1,00
* Khi sấy khô bị mất nhiều nước dẫn đến sét có tỷ trọng bé.
Dung trọng
0,85
0,50- 0,60
0,60- 0,90
1,60
0,50
Như vậy dung trọng của đất phụ thuộc vào cấp hạt cơ giới, độ chặt và kết cấu của đất. Các
loại đất tơi xốp, giàu chất hữu cơ và mùn thường có dung trọng nhỏ và ngược lại những loại đất
chặt bí kém tơi xốp và nghèo chất hữu cơ thường có dung trọng lớn (bảng 5). Trong phẫu diện đất
của phần lớn các loại đất, dung trọng có chiều hướng tăng dần khi xuống tầng đất dưới sâu, vì
26
càng xuống sâu hàm lượng mùn của đất càng giảm, mặt khác do quá trình tích tụ sét và các vật
liệu mịn bị rửa trôi từ trên xuống lấp đầy các khe hở và bị nén đã làm cho đất bị chặt gí hơn các
tầng trên.
Katrinski đã đưa ra đánh giá dung trọng của một số loại đất có thành phần cơ giới từ thịt và
sét như sau:
Dung trọng (g/cm3)
<1
1,0 - 1,1
1,2
1,3 - 1,4
1,4 - 1,6
1,6 - 1,8
Ðánh giá
Ðất giàu chất hữu cơ
Ðất trồng trọt điển hình
Ðất bị nén ít
Ðất bị nén chặt
Những tầng đất bị nén chặt dưới tầng canh tác
Tầng tích tụ bị nén mạnh
Các loại đất chính ở Việt Nam có tỷ trọng tầng đất mặt dao động từ 0,71 -1,55 g/cm3.
Yếu tố ảnh hưởng: thành phần khoáng vật trong đất; thành phần hữu cơ trong đất và kết
cấu của đẩt.
Ý nghĩa: - Biết được đất nghèo hay giàu hữu cơ, đất chặt hay tơi xốp . Dung trọng lớn thì giàu
khoáng hoặc kém tơi xốp (chặt và nghèo hưu cơ).
- Đánh giá việc chuyển đổi các nguyên tố từ tầng này sang tầng khác.
- Dùng dung trọng để tính độ hổng, trữ lượng các chất mùn, nước trong đất.
- Ở tất cả các lọai đất, dung trọng của chúng tăng lên khi xuống sâu. Điều này gây nên
bởi: giảm hàm lượng mùn từ trên xuống, quá trình tích lũy những chất bị rửa trôi xuống làm tăng
tỉ trọng của chúng.
Dựa vào đặc tính nén của đất dung trọng còn được dùng để kiểm tra chất lượng các công
trình thủy lợi, đê, bờ mương máng... để đảm bảo độ vững của các công trình trên đòi hỏi dung
trọng cần đạt được tối thiểu phải lớn hơn 1,5 g/cm3.
7. Độ xốp đất
Ðịnh nghĩa: Ðộ xốp của đất là tỷ lệ % các khe hở chiếm trong đất so với thể tích chung của đất
(ký hiệu P).
Công thức tính độ xốp của đất: Do các khe hở trong đất có các hình dạng phức tạp và kích
thước rất khác nhau nên việc tính toán trực tiếp thể tích của các khe hở trong đất là rất khó, do đó
để xác định được độ xốp của đất người ta phải tính một cách gián tiếp từ tỷ trọng và dung trọng
của đất theo công thức sau:
P(%) = (1 - D/ d) x 100
Trong đó:
P - Ðộ xốp của đất (%);
D - Dung trọng đất;
d - Tỷ trọng đất.
Ðộ xốp của đất có thể biến động từ 30-70% tùy thuộc vào đất rời rạc không có kết cấu như
đất cát, đất bạc màu cho đến những loại đất có kết cấu viên như đất đỏ vàng đồi núi. Như vậy
độ xốp phụ thuộc vào kết cấu, tỷ trọng và dung trọng của đất.
Ðộ xốp của đất thường được phân cấp như sau:
P (%)
60 - 70
Mức độ
Ðất rất xốp
27
50 - 60
40 - 50
30 - 40
<20
Ðất khá xốp
Ðất xốp trung bình
Ðất ít xốp
Ðất chặt bí (do hiện tượng glây)
Yếu tố ảnh hưởng: cấu trúc, thành phần cơ giới
Ý nghĩa: Ðộ xốp của đất rất có ý nghĩa đối với sản xuất nông nghiệp và các loại cây trồng vì
nước và không khí di chuyển được trong đất nhờ vào những khoảng trống hay độ xốp của đất.
Trong một phẫu diện, P giảm dần từ trên xuống. Các chất dinh dưỡng của đất có thể huy động
được cho cây trồng, các hoạt động của vi sinh vật đất chủ yếu cũng diễn ra ở đây, chính bởi vậy
mà người ta nói độ phì đất phụ thuộc đáng kể vào độ xốp của đất. Ngoài ý nghĩa trên chúng ta
cũng dễ dàng nhận thấy nếu đất tơi xốp thì làm đất cũng dễ dàng, rễ cây phát triển tốt, khả năng
thấm, thoát nước và trao đổi không khí diễn ra cũng hết sức thuận lợi và nhanh chóng. Vùng đồi
núi nếu đất có độ xốp cao thì phần lớn nước mưa được thấm xuống sâu, hạn chế hiện tượng nước
chảy tràn trên mặt đất và do đó hạn chế được xói mòn trên bề mặt. Bảng 6 biểu diễn quan hệ giữa
dung trọng, tỷ trọng và độ xốp của một số loại đất.
Bảng 6: Dung trọng, tỷ trọng và độ xốp của một số loại đất ở việt nam
Loại đất
Ðộ xốp
(theo phát sinh)
Dung trọng
(g/cm3)
Tỷ trọng
Ðất cát biển
1,48 - 1,55
2,62 - 2,65
41 - 44
Ðất mặn
0,97 - 1,22
2,43 - 2,65
54 - 61
Ðất phèn
0,64 - 1,07
2,30 - 2,40
55 - 73
Ðất lầy và than bùn
0,12 - 0,74
1,66 - 2,63
72 - 92
Ðất phù sa
0,79 - 1,40
2,41 - 2,75
40 - 69
Ðất bạc màu
1,20 - 1,31
2,52 - 2,66
51 - 53
Ðất đen nhiệt đới
0,80 - 1,18
2,45 2,54
53 - 68
Ðất đỏ vàng Feralit
0,76 - 1,30
2,50 - 2,90
51 - 74
Ðất mùn trên núi cao
0,62 - 0,79
1,34 - 1,75
66 - 90
(%)
8. Nước trong đất
Nước tham gia vào sự phong hoá các loại đá và khoáng vật ở giai đoạn đầu tiên của quá
trình hình thành đất. Các tầng đất trong phẫu diện được tạo ra ngoài kết quả của các quá trình hoá
học, lý học, sinh hoá học; quá trình vận chuyển vật chất do nước cũng giữ một vai trò quyết định.
Nước còn là nhân tố điều hoà nhiệt và không khí trong đất. Các tính chất cơ lý đất như tính liên
kết, độ chặt, tính dính, tính dẻo, tính trương và co... đều do nước chi phối. Nước cũng liên quan
chặt chẽ tới sự hình thành chất mới sinh như kết von, đá ong, vệt muối.... Sự di chuyển của nước
có thể gây ảnh hưởng xấu đến độ phì nhiêu đất, vì nó làm các chất dinh dưỡng bị rửa trôi, phá vỡ
kết cấu và gây xói mòn ở vùng đất dốc. Nhờ có nước hoà tan các chất dinh dưỡng, cây trồng và
các sinh vật khác mới hút được. Cây trồng nông nghiệp muốn tạo ra 1 gram chất khô cần phải hút
từ 250 đến 1062 gram nước, tuỳ theo từng loài và từng miền khí hậu.
Tóm lại, nước rất quan trọng đối với các quá trình hoá học, lý học, sinh hoá học xảy ra trong
đất.
8.1 Các dạng nước trong đất
28
Do đặc điểm cấu tạo, nước có thể liên kết với các hạt đất hay độc lập trong các khe hở.
Khi xâm nhập vào đất nó chịu tác động của nhiều lực khác nhau như lực hấp phụ, lực thẩm thấu,
lực mao dẫn và trọng lực. Bởi vậy nước được giữ lại bằng các lực khác nhau, tạo nên nhiều dạng
nước trong đất.
8.1.1 Nước tự do
Là dạng nước không liên kết với đất, không bị giữ chặt bằng lực liên kết hoá học hay lực
hấp phụ. Nước này di chuyển được do tác dụng của lực mao quản hay trọng lực, từ đó được chia
ra 2 dạng: nước mao quản và nước trọng lực.
• Nước mao quản:
Nước mao quản di chuyển trong các ống mao quản có đường kính bé, theo các hướng khác
nhau, và cây trồng dễ dàng hút được nước này. Tính chất vật lý và hoá học của dạng nước mao
quản hoàn toàn giống nước tự do, nó bị giữ lại bởi lực bé, chỉ khoảng mười lăm atmotphe đến
một vài phần trăm atmotphe. Nước mao quản di chuyển dễ dàng nhất trong các mao quản đường
kính khoảng 0,002- 0,850 mm (φ = 0,2- 8,5 µm) Nếu ống mao quản bé hơn 0,002 mm thì chứa
đầy nước hấp phụ, làm cho sự di chuyển của nước trong mao quản gặp khó khăn. Nước mao quản
có thể nối liền với nước ngầm và thường xuyên được nước ngầm cung cấp gọi là "nước mao quản
leo". Khi mạch nước ngầm ở quá sâu hoặc hạn hán lâu ngày nước ngầm không tồn tại, nước trong
mao quản không được nước ngầm cung cấp ta gọi là "nước mao quản treo".
Nước mao quản là nguồn nước chủ yếu cung cấp cho cây trồng, vì thế cần bảo vệ và nâng
cao hàm lượng nước này trong đất bằng các biện pháp phù hợp như bón phân hữu cơ tạo kết cấu,
tăng cường xới xáo, che phủ chống bốc hơi nước...
• Nước trọng lực
Là nước ngấm sâu khi mưa, khi tưới hay từ nguồn nước khác, dưới tác động của trọng lực và di
chuyển nhanh trong các khe hở lớn và đọng lại trên một tầng đất không thấm nước đó là nước
ngầm. Nước ngầm được chia ra thành 2 loại: nước ngầm tạm thời và nước ngầm vĩnh cửu.
- Nước ngầm tạm thời là nước được đọng lại ở độ sâu nhất định (không lớn lắm), tầng đất này
được gọi là tầng chứa nước. Ngoài địa hình, nó còn phụ thuộc khá chặt chẽ vào thời tiết. Nếu mưa
nhiều thì mạch nước ngầm dâng lên cao, ngược lại hạn hán lâu ngày thì mạch nước ngầm hạ
xuống sâu thậm chí không tồn tại.
- Nước ngầm vĩnh cửu là nước nằm giữa 2 tầng đất không thấm nước. Dạng nước này không
phụ thuộc vào thời tiết mà phụ thuộc vào địa hình, địa mạo và đá mẹ... Muốn khai thác nước
ngầm vĩnh cửu ta phải khoan sâu hàng chục hoặc hàng trăm mét.
Nhìn chung cây trồng ít sử dụng được nước trọng lực vì nó di chuyển đi xuống quá nhanh.
Tuy nhiên nếu nước ngầm tạm thời nằm không quá sâu thì nó trở thành nguồn cung cấp nước
dưới dạng nước mao quản leo. Khi nước ngầm tạm thời nằm nông, chiếm đầy các khe hở trong
đất lâu ngày thì gây ra hiện tượng yếm khí, có hại cho cây trồng và các sinh vật hữu ích khác.
8.1.2 Hơi nước
Bình thường nước luôn tồn tại ở thể hơi trong không khí khí quyển và trong không khí trong
đất. Giữa thể rắn, lỏng và khí tồn tại trạng thái cân bằng tức thời. Trạng thái này phụ thuộc và ẩm
độ của đất, nồng độ dung dịch đất, nhiệt độ và hàm lượng sét. Trong đất hơi nước nằm trong
không khí, một phần bị các hạt đất giữ lại trên bề mặt bằng lực hấp phụ. Hơi nước trong đất rất
linh động và có thể di chuyển được do 2 nguyên nhân:
•
Do chênh lệch áp suất nên hơi nước di chuyển từ nơi có áp suất cao đến nơi có áp suất thấp
hơn, do đó cũng di chuyển từ nơi ẩm sang nơi khô hơn. Khi nhiệt độ của đất hạ xuống, hơi
nước di chuyển đến nơi nhiệt độ thấp hơn. Chính nhờ khả năng di chuyển nên có sự trao đổi tỷ
lệ hơi nước giữa không khí trong đất và không khí khí quyển sát mặt đất.
• Hơi nước di chuyển thụ động do gió thổi.
29
Thực vật chỉ sử dụng được khi hơi nước đã chuyển sang thể lỏng. Thực ra hàm lượng nước ở
thể hơi trong đất không nhiều, nhất là ở đất bão hoà nước, vì lúc đó phần lớn khe hở đã bị nước
chiếm.
8.1.3 Nước ở thể rắn
Khi nhiệt độ dưới 00C nước trong các khe hở chuyển sang thể rắn, không di chuyển được và
cây trồng cũng không sử dụng được. Dưới 00C nước tự do bắt đầu kết tinh, nở ra, nhiều khi gây
nén áp phá hủy các cấu trúc của đất đá (chủ yếu ở các vùng đóng băng quanh năm, nhiệt độ mùa
đông < 0oC)
8.1.4 Nước liên kết hoá học
Nước liên kết hoá học gồm nước cấu tạo và nước kết tinh.
Nước cấu tạo là dạng nước tham gia vào thành phần cấu tạo của khoáng vật dưới dạng nhóm
OH-. Nước này chỉ mất đi khi nung nóng khoáng vật ở nhiệt độ cao từ 500 0C trở lên, khi đó
khoáng vật bị phá huỷ hoàn toàn.
Nước kết tinh là dạng nước tham gia vào sự hình thành tinh thể khoáng vật dưới dạng phân tử
nước liên kết với khoáng vật (ví dụ thạch cao - CaSO 4; limonit - Fe2O3.3H2O). Có tài liệu cho
rằng, nước kết tinh bị mất khi nung khoáng vật từ 105 0C đến 2000C. Dưới tác dụng của nhiệt độ,
các phân tử nước nước kết tinh không mất đi ngay cùng một lúc mà mất dần theo từng bước nhảy,
mỗi phân tử nước mất ở nhiệt độ thích hợp. Ví dụ, khi nung thạch cao thì phân tử nước thứ nhất bị
mất ở 1070C, còn phân tử thứ 2 mất ở nhiệt độ 170 0C. Khi nước kết tinh bị mất khoáng vật không
bị phá huỷ nhưng một số tính chất vật lý thay đổi.
Nước liên kết hoá học không di chuyển. Thực vật không thể sử dụng được dạng nước này.
8.1.5 Nước hấp phụ
Là dạng nước được các hạt đất hút và giữ lại trên bề mặt của chúng nhờ lực hấp phụ. Lực hấp
phụ bao gồm:
• Phân tử nước và nguyên tử oxy trên bề mặt hạt đất (đặc biệt là hạt keo) hình thành liên kết
Hydro. Lực hấp phụ này khá lớn, có thể đạt hàng ngàn atmotphe, nhưng phạm vi tác động của
chúng chỉ ở cự ly ngắn.
• Do bề mặt hạt keo mang điện âm nên vành ngoài của chúng hút các ion trái dấu và ở đó phát
sinh ra điện trường tĩnh. Phân tử nước lưỡng cực nên được hút trong điện trường đó, và giữa
các phân tử nước cũng hút lẫn nhau qua liên kết hydro. Lực hấp phụ này có khoảng cách tác
động hữu hiệu lớn hơn nên lực hút bé hơn, thậm chí chỉ đạt vài atmotphe ở vành ngoài cùng.
Nước hấp phụ ở sát bề mặt hạt đất có đặc điểm là: tỷ trọng lớn hơn nước bình thường (có thể
đạt 1,4- 1,5), nhiệt dung bé (0,5- 0,8 Calo/cm 3), không có khả năng hoà tan vật chất (như: đường,
axit, bazơ...), tính dẫn điện rất kém gần như bằng 0, điểm đóng băng rất thấp (- 78 0C) và không di
chuyển. Dạng nước hấp phụ này mất hẳn tính vận động nhiệt, vì vậy trong quá trình hấp phụ giải
phóng nhiệt lượng được gọi là "nhiệt ẩm ướt".
Nước hấp phụ ở các lớp ngoài chịu lực hút nhỏ hơn, có tính chất gần giống với nước bình
thường nhưng độ nhớt của nó vẫn lớn hơn, điểm đóng băng vẫn thấp hơn, di chuyển rất chậm, các
ion ở lớp khuếch tán của keo đất có thể được phân bố trong đó.
Lực hấp phụ nước trong đất được quyết định bởi tỷ diện hoà tan của đất, loại keo, lượng keo
và ion hấp phụ cùng với lượng chất hoà tan (vì ảnh hưởng tới trạng thái tụ keo hay tán keo).
Thành phần cơ giới càng nặng, keo hữu cơ và keo sét loại hình 2:1 càng nhiều, keo càng phân tán
thì lực hấp phụ càng lớn, lượng nước được giữ lại càng nhiều.
Nước hấp phụ chia làm 2 loại: nước hấp phụ chặt và nước hấp phụ hờ.
• Nước hấp phụ chặt:
Là nước được giữ chặt bởi lực hấp phụ xuất hiện ở bề mặt hạt đất. Các phân tử nước bám
quanh hạt đất tạo thành các lớp mỏng, có chiều dày bằng 2- 3 đường kính phân tử nước và chỉ di
30