Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.77 MB, 33 trang )
2.2/ Phân loại bụi
2.2.1/ Theo nguồn sinh ra bụi (có 2 loại)
•
Bụi hữu cơ: nguồn gốc từ động vật như lông gia súc, súc vật và bụi thực vật như bông, đay, gỗ,
ngũ cốc, bột giấy….
•
Bụi vô cơ: như các kim loại (đồng, kẽm, chì, sắt, mangan,…) các khoáng chất (thạch anh, cát, than
chì, amiang…), các loại bụi vô cơ nhân tạo (xi măng, thủy tinh…)
•
Bụi hỗn hợp: có thể có ở nhiều nơi, trong đó có thể nhiễm lần 30-50% bụi khoáng chất. Loại bụi
này dễ gây bệnh bụi đơn thuần, thí dụ có nhiều silic, amiăng.
2.2.2/ Theo kích thước hạt bụi:
•
Bụi cơ bản: >10 µm hay bụi lắng, thường có tác hại với mắt.
•
Bụi dưới dạng mây: 0,1 – 10 µm hay bụi mù.
•
Bụi dưới dạng khói: < 0,1 µm
2.2.3/ Theo tác hại của bụi có thể phân ra:
•
Bụi gây nhiễm độc chung (chì, thủy ngân, benzen…)
•
Bụi dị ứng gây ra viêm mũi, hen, nỗi ban (bụi bông…)
•
Bụi gây ung thư (bụi quặng và các chất phóng xạ…)
•
Bụi gây nhiễm trùng (bụi bông, xương tóc).
•
Bụi gây xơ hóa phổi (bụi thạch anh, silic…).
III. TÁC HẠI CỦA BỤI PHỔI
VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG
3.1/ Tác hại ở đường hô hấp trên
-
Bụi hữu cơ thường dính ở mũi, phế quản gây sung huyết, bài tiết các chất nhờn và phù
thũng.
-
Một số loại bụi hóa học có thể gây viêm loét và thủng vách ngăn mũi như bụi crom, arsen,
xi măng.
-
Bụi vô cơ gây tổn thương niêm mạc đường hô hấp trên,tác dụng kéo dài làm cho niêm
mạc hô hấp dày lên và có thể gây viêm mũi teo.