Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (323.9 KB, 21 trang )
Trong Bộ luật Hồng Đức từ một sự kiện hay vụ việc, nhà làm luật đã khéo léo lường tính các vấn
đề phát sinh xung quanh vụ việc đó; có nghĩa, Quốc triều hình luật dự đoán được các vấn đề phát
sinh xung quanh các điều luật.
Thí dụ, Điều 234: “Những quan coi quân đội ở các trấn, lộ hay huyện cùng những quan viên
trong các cục các viện, đi lại giao kết với nhau, mưu làm việc phản nghịch, mà quan ty quản
giám chẳng lưu tâm xem xét, hay dung túng giấu giếm không tâu lên, thì cùng với người phản
nghịch cùng một tội; nếu đã tâu lên mà lại ngầm sai người báo cho kẻ phản nghịch biết thì tội
cũng thế. Nếu vì tâu lên không giữ kín đáo để cho kẻ phản nghịch biết thì viên quan tâu được
giảm tội 1 bậc. Nếu việc mưu phản nghịch đã lộ, việc hung ác đã rõ, mà quan giám không xét tình
thế mà lung bắt và tâu lên, thì bị tội như tội đồng mưu; nếu việc mưu phản chưa lộ thì được giảm
nhẹ hai bậc.
Phần tiếp theo sẽ là 5.CÁC CHẾ ĐỊNH CƠ BẢN CỦA BỘ LUẬT HÔNG ĐỨC. Mình xin
nhường lại Mic cho bạn Ý.
Chào thầy và tất cả các bạn, sau đây mình sẽ trình bày về CÁC CHẾ ĐỊNH CƠ BẢN CỦA
BỘ LUẬT. Đây là một phần quan trọng không thể thiếu khi phân tích về một Bộ luật
Quốc triều hình luật bao gồm các chế định cơ bản sau :
Về dân sự
1. Chế định sở hữu và hợp đồng.
2. Chế định thừa kế.
3. Chế định trách nhiệm dân sự.
Về hình sự
1. Chế định tội phạm.
2. Chế định hình phạt.
Về hôn nhân-gia đình
1. Chế định hôn nhân.
2. Chế định quan hệ gia đình.
Về tố tụng: Chế định về tố tụng.
Chế định sở hữu và hợp đồng
Bộ luật Hồng Đức đã phản ánh hai chế độ sở hữu ruộng đất, điền sản trong thời kỳ phong kiến là:
sở hữu nhà nước (ruộng công/ công điền/công thổ) và sở hữu tư nhân (ruộng tư/tư điền/tư thổ).
Trong bộ luật Hồng Đức, do đã có chế độ lộc điền - công điền tương đối toàn diện về vấn đề
ruộng đất công nên trong bộ luật này quyền sở hữu nhà nước về ruộng đất chỉ được thể hiện thành
các chế tài áp dụng đối với các hành vi vi phạm chế độ sử dụng ruộng đất công như: không được
bán ruộng đất công (điều 342), không được chiếm ruộng đất công quá hạn mức (điều 343), không
được nhận bậy ruộng đất công đã giao cho người khác (điều 344), cấm làm sai quy định phân cấp
ruộng đất công (điều 347), không để bỏ hoang ruộng đất công (điều 350), cấm biến ruộng đất
công thành tư (điều 353), không được ẩn lậu để trốn thuế (điều 345) v.v
Bên cạnh đó việc bảo hộ quyền sở hữu tư nhân/ hợp đồng về ruộng đất tư cũng được quy định rõ
ràng. Chẳng hạn, cấm xâm lấn ruộng đất của người khác (điều 357), cấm tá điền tranh ruộng đất
của chủ (điều 356), cấm ức hiếp để mua ruộng đất của người khác (điều 355) v.v
Qua một số quy định trên, có thể thấy bộ luật đã điều chỉnh 3 loại hợp đồng về ruộng đất:
•
Mua bán ruộng đất
•
Cầm cố ruộng đất
•
Thuê mướn ruộng đất
Về hình thức, các hợp đồng thường phải lập thành văn tự giữa các bên tham gia hợp đồng với sự
chứng thực của quan viên có thẩm quyền.
Chế định thừa kế
Trong lĩnh vực thừa kế, quan điểm của các nhà làm luật thời Lê khá gần gũi với các quan điểm
hiện đại về thừa kế. Cụ thể: Khi cha mẹ còn sống, không phát sinh các quan hệ về thừa kế nhằm
bảo vệ và duy trì sự trường tồn của gia đình, dòng họ. Thứ hai là các quan hệ thừa kế theo di chúc
(các điều 354, 388) và thừa kế không di chúc (thừa kế theo luật) với các điều 374-377, 380, 388.
Điểm đáng chú ý trong bộ luật Hồng Đức, người con gái có quyền thừa kế ngang bằng với người
con trai. Đây là một điểm tiến bộ không thể thấy ở các bộ luật phong kiến khác. Thứ ba, bộ luật
đã phân định về nguồn gốc tài sản của vợ chồng, gồm có: tài sản riêng của mỗi người và tài sản
chung của cả hai vợ chồng. Việc phân định này góp phần xác định việc phân chia thừa kế cho các
con khi cha mẹ đã chết hoặc chia tài sản cho bên còn sống nếu một trong hai vợ hoặc chồng chết
trước. Thừa kế chính là điểm nổi bật nhất của luật pháp triều Lê.
Chế định trách nhiệm dân sự
Luật Hồng Đức cũng quy định trách nhiệm dân sự của các bên tham gia quan hệ, với những nội
dung khá chặt chẽ, cụ thể. Bên cạnh các nội qui trên trẻ em cũng cần được chăm sóc kĩ càng và
giáo dục đặc biệt với 3 tiêu chí:
1. Không bạo lực
2. Không đánh đập
3. Giáo dục tốt.
Với 3 tiêu chí trên để người dân biết nhà nước rất quan tâm đến trẻ em bởi trẻ em là tương lai của
đất nước là rừng cột của quê hương.
Chế định tội phạm
•
Phân loại đối tượng phạm tội, mức độ phạm tội, hình thức xử phạt (ngũ hình và thập ác).
•
Theo hành vi phạm tội: vô ý hay cố ý phạm tội.
•
Theo âm mưu, mục đích phạm tội.
•
Tính chất đồng phạm, che giấu.
•
Hình thức xét xử đối với tội phạm chạy trốn.
Các nhóm tội cụ thể:
•
Thập ác: Là 10 trọng tội nguy hiểm nhất như:
Các tội liên quan đến vương quyền: mưu phản, mưu đại nghịch (điều 2, 411), mưu bạn (phản bội
tổ quốc - điều 412), đại bất kính (430, 431).
Các tội liên quan đến quan hệ hôn nhân-gia đình: ác nghịch (điều 416), bất hiếu (nhiều điều,
chẳng hạn điều 475), bất mục, bất nghĩa, nội loạn.
Tội liên quan đến tiêu chí đạo đức hàng đầu của Nho giáo: bất đạo (420 và 421).
• Các nhóm tội phạm khác: bao gồm các tội liên quan đến sự an toàn thân thể của vua, nghi lễ
cung đình, xâm phạm trật tự công cộng, quản lý hành chính, thể thức nghi lễ triều đình, xâm
phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm con người, các tội xâm phạm an ninh quốc gia,
trật tự an toàn xã hội, các tội phạm quân sự, xâm phạm chế độ sở hữu ruộng đất, xâm phạm chế
độ hôn nhân-gia đình, các tội tình dục, các tội xâm phạm chế độ tư pháp v.v
Chế định hình phạt
Quan niệm về hình phạt trong bộ luật khá chi tiết nhưng cứng nhắc với khung hình phạt thường là
cố định, tuy rằng có tính đến các tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ (điều 41).
Các hình phạt cụ thể có ngũ hình và các hình phạt khác.
Ngũ hình được quy định tại điều 1 và bao gồm: xuy, trượng, đồ, lưu, tử.
Cụ thể về các hình thức ngũ hình nhóm mình đã trình bày rất cụ thể trong bài báo cáo, các
bạn có thể theo dõi ở đó.
Chế định hôn nhân
Trong lĩnh vực hôn nhân, bộ luật đã điều chỉnh các quan hệ như kết hôn, chấm dứt hôn nhân (do
chết hoặc ly hôn).
Kết hôn: trong quan hệ kết hôn, luật quy định các điều kiện để có thể kết hôn là: có sự đồng ý của
cha mẹ (điều 314), không được kết hôn giữa những người trong họ hàng thân thích (điều 319),
cấm kết hôn khi đang có tang cha, mẹ hay chồng (điều 317), cấm kết hôn khi ông, bà, cha hay mẹ
đang bị giam cầm, tù tội (điều 318), cấm anh (em) lấy vợ góa của em (anh), trò lấy vợ góa của
thầy (điều 324), với một số quy định khác trong các điều 316, 323, 334, 338, 339. Tuy nhiên, luật
Hồng Đức không quy định tuổi kết hôn, mặc dù trong Thiên Nam dư hạ tập (phần lệ Hồng Đức
hôn giá) có viết: "Con trai 18 tuổi, con gái 16 tuổi mới có thể thành hôn", có lẽ là do đã tồn tại
một văn bản khác cùng thời quy định về điều này. Luật Hồng Đức cũng quy định về hình thức và
thủ tục kết hôn như đính hôn và thành hôn (các điều 314, 315, 322). Lưu ý là luật Hồng Đức cho
thấy cuộc hôn nhân có giá trị pháp lý từ sau lễ đính hôn. Ví dụ điều 315 quy định: Gả con gái đã
nhận đồ sính lễ mà lại thôi không gả nữa thì phải phạt 80 trượng... Còn người con gái phải gả cho
người hỏi trước. Tuy nhiên, nếu trong thời gian từ lễ đính hôn cho đến khi thành hôn mà một
trong hai bên bị ác tật hay phạm tội thì bên kia có quyền từ hôn.
Chấm dứt hôn nhân:
Luật Hồng Đức quy định các trường hợp chấm dứt hôn nhân là: một trong hai người đã chết, ly
hôn.
Về trường hợp chấm dứt hôn nhân do một trong hai người đã chết cần lưu ý là quan hệ hôn
nhân chỉ thực sự chấm dứt ngay nếu người chết là vợ, còn nếu là chồng chết thì nó chỉ chấm dứt
sau khi mãn tang. Quy định này được đặt ra một cách gián tiếp trong các điều 2 và 320.
Về trường hợp ly hôn có ba nhóm sau:
1. Buộc phải ly hôn
2. Ly hôn do lỗi của người vợ
3. Ly hôn do lỗi của người chồng:
Chế định quan hệ gia đình
Trong lĩnh vực quan hệ gia đình, bộ luật đã điều chỉnh các quan hệ như quan hệ nhân thân giữa
vợ và chồng, giữa cha mẹ và con cái, giữa các thân thuộc khác (vợ cả-vợ lẽ, anh-chị-em, cha mẹcon nuôi, vai trò của người tôn trưởng tức trưởng họ).
• Quan hệ vợ-chồng: Phong tục tập quán và lễ nghĩa Nho giáo đã điều chỉnh quan hệ vợ-chồng,
tuy nhiên luật Hồng Đức cũng có các quy định nhằm điều chỉnh các quyền và nghĩa vụ nhân thân
như: Nghĩa vụ phải chung sống tại một nơi và phải có trách nhiệm với nhau (các điều 321 và 308,
309), không được ngược đãi vợ (điều 482), nghĩa vụ chung thủy (điều 401, 405), nghĩa vụ để tang
nhau (các điều 2, 7).
• Quan hệ cha mẹ-con cái: Đề cập tới các nghĩa vụ và quyền nhân thân của con cái, bao gồm:
nghĩa vụ phải vâng lời và phụng dưỡng cha mẹ, ông bà (khoản 7 điều 2), nghĩa vụ chịu tội roi,
trượng thay cho ông bà, cha mẹ (điều 38), nghĩa vụ không được kiện cáo ông bà - cha mẹ (điều
511), nghĩa vụ che giấu tội cho ông bà, cha mẹ (các điều 9, 504), ngoại trừ trường hợp cha mẹ
hay ông bà phạm các tội mưu phản, mưu đại nghịch, cha mẹ nuôi giết con đẻ hay mẹ đẻ - mẹ kế
giết cha thì được phép tố cáo và nghĩa vụ để tang ông bà-cha mẹ (điều 2).
• Quan hệ nhân thân khác: Đề cập tới quan hệ giữa vợ cả - vợ lẽ (các điều 309, 481, 483, 484)
và nhà chồng, anh – chị - em (các điều 487, 512), nuôi con nuôi (các điều 380, 381, 506) và vai
trò của người trưởng họ (điều 35).
Trong quan hệ vợ cả - vợ lẽ thì ngoài các quy định về các nghĩa vụ của họ với chồng và nhà
chồng thì họ cũng phải tuân thủ trật tự thê thiếp và vợ cả nói chung được ưu tiên hơn. Về quan hệ
anh - chị - em thì người anh trưởng có quyền và nghĩa vụ đối với các em, nhất là khi cha mẹ đã
chết, đồng thời cũng bảo vệ sự hòa thuận trong gia đình (phạt nặng đánh lộn, kiện cáo nhau). Việc
nhận nuôi con nuôi phải được lập thành văn bản và phải đối xử như con đẻ cũng như ngược lại,
con nuôi phải có nghĩa vụ như con đẻ đối với cha mẹ nuôi.
Chế định tố tụng
Mặc dù không được tách bạch ra thành các chương riêng rẽ, nhưng luật Hồng Đức đã thể hiện
một số khái niệm của luật tố tụng hiện đại như:
•
Thẩm quyền và trình tự tố tụng của các cấp chính quyền (điều 672)
• Thủ tục tố tụng (phần lớn của hai chương cuối) như đơn kiện - đơn tố cáo (các điều 508, 513,
698), thủ tục tra khảo (các điều 546, 660, 665, 667, 668, 714, 716), thủ tục xử án (các điều 671,
709), phương pháp xử án (các điều 670, 683, 686, 708, 714, 720, 722), thủ tục bắt người (các điều
646, 658, 659, 663, 676, 680, 701-704).
Sau đây bạn ÁI XUÂN sẽ tiếp nối phần thuyết trình về các yếu tố ảnh hưởng đến chế định
trong Bộ luật Hồng Đức, mời bạn Xuân.
Vâng, sau đây mình sẽ trình bày về các yếu tố ảnh hưởng
6.CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÁC CHẾ ĐỊNH TRONG “BỘ LUẬT HỒNG ĐỨC”
Đầu tiên phải nói đến Ảnh hưởng từ luật pháp của các triều đại trước
So sánh với hệ thống pháp luật của các triều đại trước, chúng ta thấy Quốc triều hình luật đã kế
thừa nhiều thành tựu pháp luật của Hình Thư đời Lý và Hình Thư đời Trần. Cụ thể là việc kế thừa
và phát triển toàn diện các loại hình phạt trong lĩnh vực hình sự. Trước hết, hệ thống ngũ hình:
xuy, trượng, đồ, lưu, tử của luật nhà Lý, nhà Trần đã được Quốc triều hình luật kế thừa tại Điều 1
nhưng có sửa đổi và bổ sung thêm đối với hình phạt đồ, lưu. Điều 1: Quốc triều hình luật bổ sung
thêm mức phạt tượng phường binh vào hình phạt đồ và các hình phạt phụ kèm theo như phạt
trượng, thích chữ được quy định nhẹ hơn dưới thời Lý-Trần.
Trong các hình phạt ngoài ngũ hình, hình phạt thích chữ, phạt tiền xung vợ con người phạm tội
làm nô tỳ, tịch thu tài sản, bãi chức cũng được qui định và thực hiện từ thời Lý – Trần. Song,
Quốc triều hình luật đã kế thừa và hoàn thiện hơn tại Điều 9, Điều 24 (thích chữ), Điều 26 (phạt
tiền), các Điều 164, 166, 191, 199 (bãi chức), các Điều 411, 412 (sung vợ con người phạm tội làm
nô tỳ).
Ngoài ra, sử liệu còn cho biết hình phạt biếm lần đầu được áp dụng dưới thời Hồ vào năm 1406.
Điều 22, 27, 46 Quốc triều hình luật đã kế thừa và phát triển hơn hình phạt này.
Một số nguyên tắc chung qui định trong các đạo chiếu của pháp luật Lý, Trần như nguyên tắc
chuộc tội bằng tiền ,nguyên tắc truy cứu trách nhiệm hình sự liên đới, nguyên tắc thân thuộc được
che giấu tội cho nhau cũng được kế thừa trong Quốc triều hình luật với những qui định cụ thể
chặt chẽ hơn. Các điều 6, 14,15 qui định cụ thể các loại tội và diện được chuộc tội bằng tiền; các
điều 21, 22, 24 qui định cụ thể số tiền chuộc của từng loại tội khác nhau. Trong luật nhà Lý, nhà
Trần nguyên tắc truy cứu trách nhiệm liên đới được qui định căn cứ vào quan hệ gia đình và quan
hệ láng giềng. Trong Quốc triều hình luật, việc truy cứu trách nhiệm hình sự liên đới ngoài dựa
vào quan hệ gia đình còn dựa vào quan hệ đồng cư (Điều 424). Luật nhà Trần chỉ vợ chồng, cha
con được che giấu tội cho nhau (Chiếu năm 1315) nhưng Quốc triều hình luật mở rộng diện được
che giấu tội cho nhau đến người thân thuộc phải để tang 9 tháng trở lên, anh em chồng, vợ anh
em, cháu, ông bà, ông bà ngoại và các bác chú thím, cô ruột chồng (chưa xuất giá) đồng thời cũng
qui định cụ thể các tội mà thân thuộc có nghĩa vụ phải báo cáo nhau (các điều 39, 504).
Bên cạnh đó, một số đạo chiếu của nhà Lý, nhà Trần, cũng được Quốc triều hình luật kế thừa
trong nhiều điều khoản của Bộ Luật tuy có sửa đổi bổ sung ít nhiều.
Ảnh hưởng từ pháp luật của phong kiến Trung Quốc
Việt Nam và Trung Quốc vốn có sự giao lưu văn hóa lâu đời trải dài hơn 10 thế kỉ trong đó có
văn hóa pháp lí. Mặc khác, Trung Quốc thời phong kiến là một quốc gia có nền pháp luật phát
triển cao ở khu vực Đông Á. Bởi vậy, pháp luật phong kiến Trung Quốc có ảnh hưởng sâu sắc
đến pháp luật phong kiến Việt Nam nói chung và Quốc triều hình luật nói riêng, cụ thể là việc
tiếp thu pháp luật thời Đường, Minh.
Về hình thức, cấu trúc của Quốc triều hình luật được mô phỏng theo cấu trúc của bộ luật nhà
Đường. Quốc triều hình luật có 722 điều được nhóm thành 13 chương, bộ luật nhà Đường có 502
điều chia thành 12 chương.