Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (323.9 KB, 21 trang )
Bên cạnh đó, một số đạo chiếu của nhà Lý, nhà Trần, cũng được Quốc triều hình luật kế thừa
trong nhiều điều khoản của Bộ Luật tuy có sửa đổi bổ sung ít nhiều.
Ảnh hưởng từ pháp luật của phong kiến Trung Quốc
Việt Nam và Trung Quốc vốn có sự giao lưu văn hóa lâu đời trải dài hơn 10 thế kỉ trong đó có
văn hóa pháp lí. Mặc khác, Trung Quốc thời phong kiến là một quốc gia có nền pháp luật phát
triển cao ở khu vực Đông Á. Bởi vậy, pháp luật phong kiến Trung Quốc có ảnh hưởng sâu sắc
đến pháp luật phong kiến Việt Nam nói chung và Quốc triều hình luật nói riêng, cụ thể là việc
tiếp thu pháp luật thời Đường, Minh.
Về hình thức, cấu trúc của Quốc triều hình luật được mô phỏng theo cấu trúc của bộ luật nhà
Đường. Quốc triều hình luật có 722 điều được nhóm thành 13 chương, bộ luật nhà Đường có 502
điều chia thành 12 chương.
trừ 4 chương 3, 4, 6, 7 ra cả 9 chương còn lại của Quốc triều hình luật đều giống với các
chương còn lại của bộ luật nhà Đường.
Về cách thức thể hiện điều khoản, các bộ luật Trung Quốc đã được coi là có đặc trưng ở khía
cạnh hình sự... các điều khoản trong những bộ luật đó thường được phát biểu theo cách như
sau: “người nào làm điều X thì phải chịu hình phạt Y”. Quốc triều hình luật cũng trình bày
hầu hết các điều khoản theo cách thức đó
Trong lĩnh vực hình sự, nhiều chế định được vay mượn từ luật nhà Đường như chế định ngũ
thường, bát nghị, thập tội ác... Các nguyên tắc chuộc tội bằng tiền ,nguyên tắc chiếu cố,
nguyên tắc tha miễn trách nhiệm hình sự khi phạm tội tự thú, nguyên tắc thân thuộc được che
giấu tội cho nhau ,khái niệm tòng phạm ,đều được vay mượn từ luật nhà Đường, nhà Minh.
Ngoài 27 điều khoản qui định về ngũ hình và các vấn đề chung thuộc chương 1, những điều
khoản còn lại được tiếp thu từ luật nhà Đường, nhà Minh trong lĩnh vực hình sự phần lớn
được công bố ở chương Vệ cấm, Vi chế, Quân chính, Đạo tặc, Trá ngụy, Bộ vong, Đoán ngục
với nội dung chủ yếu là đề cao tư tưởng trung quân của Đạo Nho, thiết lập củng cố trật tự
phong kiến trong xã hội và gia đình theo lễ nghi Nho giáo. Những hành vi xâm phạm đến tính
mạng , sức khỏe ,địa vị ,quyền lễ vua tôi ,xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, của các thân thuộc
bề trên trong gia đình ,xâm hại đến sức khỏe, tính mạng của người có địa vị trong xã hội cao
hơn đều bị phạt nặng.
Trong lĩnh vực hành chính, những điều khoản vay mượn từ luật nhà Đường, nhà Minh phần
lớn qui định về chế độ công vụ, về quản lí hộ khẩu, đất đai và chúng được công bố chủ yếu ở
chương Vi chế, Hộ hôn, Điền sản, Tạp luật. Những điều khoản qui định về chế độ công vụ cho
thấy Quốc triều hình luật đã thể chế những yêu cầu khắt khe của quan điểm chính danh của
đạo Nho nhằm buộc quan lại thực hiện đúng chức năng chỉ là người tư vấn, phụ tá và thực thi
quyền lực của nhà vua trên các lĩnh vực, các cương vị mà nhà vua giao phó. Những hành vi
lạm quyền của quan chức như lạm bổ quan lại, tự tiện sửa chữa chế thư, tự tiện cho lính về
nhà,, tự tiện lấy của dân làm việc riêng đều bị nghiêm trị.
Những điều khoản vay mượn từ luật nhà Đường, nhà Minh trong các lễ nghi triều đình và gia
đình chủ yếu tập trung ở chương Vi chế, Hộ hôn, Đạo tặc, Đấu tụng. Một số điều khoản buộc
quan chức phải thực hiện nghiêm ngặt các nghi thức tế lễ trong triều, một số điều khoản trừng
phạt những hành vi bất kính với nhà vua, trừng phạt những hành vi tiếm lễ những đặc quyền
chỉ thuộc về nhà vua .Nội dung của các điều khoản đó đều nhằm bảo vệ và đề cao lễ vua tôi.
Những điều khoản qui định về lễ nghi gia đình chủ yếu nhằm vào đề cao đạo hiếu của con
cháu đối với cha mẹ, ông bà; đề cao địa vị và quyền của người chồng đối với vợ, của các thân
thuộc bề trên đối với thân thuộc bề dưới, củng cố trật tự gia đình gia trưởng phong kiến. Một
số điều khoản trừng phạt con cháu nếu vi phạm nghĩa vụ phải tuyệt đối vâng lời và phụng
dưỡng ông bà, cha mẹ ,nghĩa vụ che giấu tội cho ông bà, cha mẹ ,nghĩa vụ tôn kính ông bà cha
mẹ ,nghĩa vụ để tang ông bà cha mẹ .Người vợ vi phạm nghĩa vụ đồng cư với người chồng
,nghĩa vụ để tang chồng ,nghĩa vụ che giấu cho chồng ,nghĩa vụ phục tùng chồng đều bị
nghiêm trị. Chế định xuất thân còn buộc người vợ phụ thuộc hoàn toàn vào chồng và gia đình
chồng .Một số điều khoản khác trừng phạt các thân thuộc bề dưới khi có hành vi xúc phạm
đến thân thuộc bề trên trong gia đình
Nhà nghiên cứu lịch sử Insun Yu cho rằng, ngoài vay mượn luật nhà Đường, nhà Minh, Quốc
triều hình luật còn chịu ảnh hưởng của luật nhà Tống. Ngũ hình trong luật nhà Đường không
có mức phạt lăng trì, “có nguồn gốc từ dân tộc Liêu, được người Trung Quốc biết đến từ thời
nhà Tống. Và từ đó đã được dùng như một loại hình phạt ở Trung Quốc”. Hình phạt thích chữ
không có trong thời nhà Đường nhưng được thi hành ở thời nhà Tống và tồn tại cho đến thời
nhà Thanh. Việc qui định lăng trì và thich chữ tại Điều 1 cho thấy Quốc triều hình luật đã vay
mượn hai loại hình phạt trên từ luật nhà Tống.
Sự tiếp thu chọn lọc pháp luật phong kiến Trung Quốc trong Quốc triều hình luật cho thấy tư
duy chính trị cởi mở của tập đoàn phong kiến Lê sơ. Không những không bị hạn chế bởi tinh
thần tự tôn dân tộc cực đoan, nhà Lê sơ còn sẵn sàng tiếp nhận thành tựu pháp luật của một
quốc gia có nền pháp luật phát triển cao ở khu vực Đông Á và vận dụng sáng tạo vào hoàn
cảnh cụ thể trong nước. Điều đó nói lên sự hội nhập khu vực từ rất sớm của nền pháp luật
nước ta trong lịch sử.
Ảnh hưởng từ các quan niệm của Nho giáo
Nho giáo còn gọi là đạo Nho hay đạo Khổng là một hệ thống đạo đức, triết học xã hội, triết lý
giáo dục và triết học chính trị do Khổng Tử đề xướng và được các môn đồ của ông phát triển
với mục đích xây dựng một xã hội thịnh trị.
Trong Nho giáo, Đức Khổng Tử cho Ngũ luân là Ngũ Đạt đạo, tức là năm con đường vĩnh
hằng, không thay đổi. Theo sách Trung Dung "Đạt đạo trong thiên hạ có năm điều: đạo vua
tôi, đạo cha con, đạo vợ chồng, đạo anh em, đạo bạn bè", tương đương với "quân thần, phụ tử,
phu phụ, huynh đệ, bằng hữu". Mặc khác, “Ngũ” là năm; “luân” là thứ bậc đối đãi, đạo
thường. Như vậy có thể hiểu “ngũ luân” là năm thứ bậc đối đãi theo đạo thường của con người
đối với xã hội và gia đình.
Tuy nhiên, Ngũ luân khi xâm nhập vào Việt Nam thì được thể chế thành các quy phạm pháp
luật nhằm đảm bảo tôn ty trật tự xã hội: trên – dưới, sang – hèn, cụ thể sau:
Về đạo vua tôi
Trách nhiệm của quan lại đối với vua được Quốc triều hình luật quy định thành những nghĩa
vụ mà quan lại phải thực hiện.
Thứ nhất, phải báo cáo trung thực với nhà vua kết quả và tình trạng của công việc, của lĩnh
vực được giao thực hiện hay quản lí
Thứ hai, phải tôn kính và quy phục vua trong cả lời nói, việc làm.
Thứ ba, tuyệt đối tuân lệnh nhà vua một cách nhanh chóng, cẩn trọng. Quan chức nào vi
phạm nghĩa vụ này dù là bất tuân, làm trái hay chậm trễ, làm cẩu thả đều bị trừng trị nghiêm
khắc.
Thứ tư, phải tuyệt đối trung thành với nhà vua.
Về đạo cha con
Khổng Tử cho rằng con đối với cha phải lấy chữ hiếu làm đầu và cha đối với con phải lấy
lòng tự ái làm trọng. Trong đạo hiếu của con đối với cha mẹ, dù rất nhiều mặt, nhưng cốt lõi
phải ở tâm thành kính. Trong Quốc triều hình luật, nghĩa vụ của các con đối với cha mẹ được
Bộ luật quy định chặt chẽ với những chế tài nghiêm khắc khi có vi phạm. Với cha mẹ, các con
có nghĩa vụ sau: vâng lời dạy bảo của cha mẹ (Điều 506), phụng dưỡng cha mẹ (Điều 506),
tôn kính cha mẹ (Điều 475, 504, 511). Người con nào vi phạm các nghĩa vụ trên sẽ bị tội đồ,
tội lưu; vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ tôn kính cha mẹ sẽ bị giảo. Thậm chí trong nhiều
trường hợp, pháp luật còn cho phép con cháu được trả thù cho ông bà cha mẹ, miễn là hành vi
đó không xâm phạm đến quyền lợi của nhà vua và triều đình (Điều 425, 485).Theo điều 39,
con cháu che giấu tội cho ông bà cha mẹ đều không phải tội, trừ tội mưu phản trở lên. Không
những thế, bộ Luật nhà Lê còn cấm con cháu tố cáo ông bà cha mẹ, nếu vi phạm đều xử tội đi
châu xa (Điều 405).
Về đạo vợ chồng
Đạo của vợ chồng đối với nhau là tiết nghĩa, tam tòng. Quốc triều hình luật quy định xử phạt
người chồng tội lưu, tội tử nếu gian dâm hoặc quyến rũ con gái chưa chồng trong khi người vợ
chỉ bị phạt lưu với tội gian dâm (Điều 401, 402). Với tội thông gian, Bộ luật quy định chỉ
trừng phạt người chồng chứ không trừng phạt người vợ (Điều 405). Người chồng cũng bị
trừng phạt khi có hành vi ngược đãi đánh vợ đến mức bị thương; giết vợ bị khép vào tội bất
mục – là một trong 10 trọng tội của cổ luật Việt Nam (Điều 482). Những hành vi xâm hại tôn
ti trật tự gia đình phong kiến của người chồng như đưa nàng hầu lên làm vợ, say đắm nàng
hầu thờ ơ với vợ, giấu giếm không chịu bỏ vợ khi vợ phạm phải thất xuất đều bị xử tội biếm
(Điều 309, 310). Bộ luật cũng trừng phạt nặng người vợ nếu vi phạm các nghĩa vụ đối với
chồng. Người vợ vi phạm nghĩa vụ tòng phu như tự tiện bỏ nhà chồng đi (Điều 321), đánh
chồng (Điều 481), tố cáo chồng (Điều 504) đều bị xử tội đồ, tội lưu; vi phạm nghĩa vụ chung
thủy bị tội lưu (Điều 401); vi phạm nghĩa vụ để tang chồng thì tùy mức độ sẽ bị xử phạt đồ
(Điều 130), phạt biếm, trượng (Điều 130).
Về đạo anh em
Tông pháp gia trưởng Nho gia coi trọng sự hòa thuận và đòi hỏi người em phải kính thuận,
phục tùng anh vì quyền của người anh là “quyền huynh thế phụ”. Vì vậy, Quốc triều hình luật
xử biếm nhị tư nếu em lăng mạ anh chị; xử đồ, lưu nếu đánh hoặc đánh bị thương anh chị
(Điều 477). Bộ luật nghiêm trị những người cố tình gây sự bất hòa giữa anh em tới mức phải
kiện cáo nhau (Điều 512).
Ngoài ra còn có đạo thầy trò
Lễ giáo Nho đề cao đạo thầy trò, coi thầy ngang với vua và cha. Quốc triều hình luật quy định
học trò mà đánh hoặc lăng mạ thầy sẽ bị xử nặng hơn đánh hoặc lăng mạ người thường ba bậc
(Điều 489).
Như vậy, có thể tổng kết những ảnh hưởng của Ngũ luân tới pháp luật phong kiến Việt Nam
như sau:
Về mặt tích cực, Ngũ luân góp phần xây dựng mối quan hệ xã hội rộng rãi, bền chặt hơn, có
tôn tri trật tự hơn. Nho giáo vốn đặt mối quan hệ vua tôi ở vị trí cao nhất trong năm quan hệ
giữa người với người. Các Nho sĩ Việt Nam cũng nhấn mạnh mối quan hệ này, xây dựng tinh
thần trung quân, ái quốc nhưng không mù quáng trung quân mà vẫn đặt ái quốc lên hàng đầu.
Họ đòi hỏi nhà vua trước hết phải trung thành với tổ quốc và trung hậu với nhân dân. Ngoài
ra, Ngũ luân cũng đã góp phần bảo vệ giá trị đạo đức và thuần phong mĩ tục truyền thống của
dân tộc như lòng hiếu thảo, sự tôn kính ông bà cha mẹ của con cháu; sự hòa thuận chung thủy
giữa vợ chồng; sự kính nhường hòa thuận giữa anh chị em trong nhà, truyền thống tôn sư
trọng đạo. Đồng thời các chế tài nghiêm khắc kèm theo mỗi vi phạm lễ nghi có tác động lớn
đến sự điều chỉnh hành vi của các thành viên gia đình, khiến họ sớm có ý thức về nghĩa vụ,
trách nhiệm với bản thân và gia đình. Chính ở khía cạnh này, Ngũ luân đã hỗ trợ đắc lực cho
sự giáo dục đạo đức bởi những vi phạm đạo đức không chỉ bị xã hội lên án mà còn bị pháp
luật
trừng
trị
bằng
các
chế
tài
cụ
thể
đích
đáng.
Về mặt tiêu cực, việc quy định chặt chẽ lễ nghi trong gia đình, xã hội và xử phạt những
người vi phạm đã xác lập trật tự gia trưởng phong kiến còn nhiều hạn chế, như duy trì sự bất
bình đẳng giữa vợ chồng, sự bất bình đẳng trong xã hội, hạn chế nhiều quyền chính đáng của
vợ và các con.
Nãy giờ thì các bạn cũng đã được nghe về các chế định và những yếu tố ảnh hưởng đến
chế định của Bộ Luật Hồng Đức thì sau đây để đánh giá chung về Bộ luật mình sẽ trình
bày tóm tắt những mặt tiến bộ cũng như giá trị của Bộ Luật Hồng đức:
7.TIẾN BỘ CỦA BỘ LUẬT HỒNG ĐỨC
Điểm tiến bộ trong luật Hồng Đức là nó có một tiến khá căn bản trong việc cải thiện địa vị
của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Vai trò của người phụ nữ đã được đề cao hơn rất
nhiều so với các bộ luật đương thời trong khu vực. Nó cho thấy người vợ có quyền quản lý
tài sản của gia đình (khi chồng chết) và họ có quyền thừa kế như nam giới.[7]
Điểm thứ hai, là hình phạt cho phạm nhân nữ bao giờ cũng thấp hơn so với phạm nhân nam.
Ví dụ: Điều 1 quy định trượng hình chỉ đàn ông phải chịu: "Từ 60 cho đến 100 trượng, chia
làm 5 bậc: 60 trượng, 70 trượng, 80 trượng, 90 trượng, 100 trượng, tuỳ theo tội mà thêm
bớt. Xử tội này có thể cùng với tội lưu, tội đồ, biếm chức, hoặc xử riêng chỉ đàn ông phải
chịu." Điều 680: "Đàn bà phải tội tử hình trở xuống nếu đang có thai, thì phải để sinh đẻ sau
100 ngày mới đem hành hình. Nếu chưa sinh mà đem hành hình thì ngục quan bị xử biếm
hai tư; ngục quản bị đồ làm bản cục đinh. Dù đã sinh rồi, nhưng chưa đủ hạn một trăm ngày
mà đem hành hình, thì ngục quan và ngục lại bị tội nhẹ hơn tội trên hai bậc. Nếu đã đủ 100
ngày mà không đem hành hình, thì ngục quan hay ngục lại bị tội biếm hay tội phạt"..
Điểm thứ ba, nó thể hiện chính sách trọng nông của triều Lê. Bộ luật trừng phạt rất nặng các
tội như phá hoại đê điều (điều 596), chặt phá cây cối và lúa má của người khác (điều 601),
tự tiện giết trâu ngựa (điều 580) v.v Những điều luật trong Quốc Triều Hình Luật đã xác
định trách nhiệm của nhà nước thông qua trách nhiệm của hệ thống quan lại nhằm đảm bảo
cuộc sống tối thiểu của người nghèo khổ trong xã hội (Điều 294; Điều 295).
Điểm thứ tư, luật Hồng Đức có nhiều quy định thể hiện tính chất nhân đạo, thể hiện sự quan
tâm và bảo vệ dân thường. Ví dụ: Điều 17 Quốc Triều Hình Luật quy định: "Khi phạm tội
chưa già cả tàn tật, đến khi già cả tàn tật mới bị phát giác thì xử theo luật già cả tàn tật.Khi
ở nơi bị đồ thì già cả tàn tật cũng thế. Khi còn bé nhỏ phạm tội đến khi lớn mới phát giác thì
xử tội theo luật lúc còn nhỏ". Quốc Triều Hình Luật còn thể hiện chính sách khoan hồng đối
với người phạm tội tuy chưa bị phát giác và tự thú trước (trừ phạm tội thập ác hoặc giết
người). Điều 18 và điều 19: "Phàm ăn trộm tài vặt của người sau lại tự thú với người mất
của thì cũng coi như là thú ở cửa quan". Điều 21, 22, 23, 24 của Quốc Triều Hình Luật quy
định cho chuộc tội bằng tiền (trừ hình phạt đánh roi vì cho rằng đánh roi có tính chất răn
bảo dạy dỗ nên không phải cho chuộc).
Điểm thứ năm, luật Hồng Đức vừa tiếp thu có chọn lọc tư tưởng của Nho giáo vừa phát huy
những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc. Ví dụ: Điều 40: "Những người miền thượng
du (miền núi, miền đồng bào dân tộc ít người cư trú) cùng phạm tội với nhau thì theo phong
tục xứ ấy mà định tội. Những người thượng du phạm tội với người trung châu (miền trung
du và miền đồng bằng) thì theo luật mà định tội.". Có thể nói đây là một trong những điều
luật thể hiện rõ nhất tính sáng tạo của nhà làm luật. Điểm thú vị của quy định này ở chỗ luật
pháp dù có hoàn bị đến đâu cũng không thể phủ nhận hoặc thay thế hoàn toàn vai trò của
phong tục tập quán vốn dĩ đã tồn tại lâu dài trước cả khi có luật
8.
GIÁ TRỊ CỦA QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT
Bộ Luật Hồng Đức bảo vệ những giá trị đạo đức Nho giáo, đặc biệt là đạo đức trong
gia đình
Cũng giống như vấn đề chủ quyền quốc gia, luật pháp thời kỳ nào cũng điều chỉnh vấn đề hôn
nhân và gia đình, nhưng mục đích của việc điều chỉnh vấn đề hôn nhân gia đình trong Quốc
triều hình luậtlà nhằm bảo vệ chế độ tông pháp của Nho giáo. Những chuẩn mực đạo đức ấy
được tập trung vào các mối quan hệ cơ bản (Tam cương) với năm đức chủ yếu (Ngũ thường).
Quốc triều hình luậtđiều chỉnh những quan hệ cơ bản về kết hôn, ly hôn, quan hệ nhân thân và
quan hệ tài sản giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con cái nhằm bảo vệ chế độ tông pháp và
cũng là bảo vệ thuần phong mĩ tục của dân tộc.
Giá trị về lập pháp
Quốc triều hình luậtcó thể được coi là một trong những bộ luật hoàn chỉnh nhất trong lịch sử
pháp luật của các nhà nước phong kiến Việt Nam. Bộ luật này được xem là văn bản pháp luật