1. Trang chủ >
  2. Giáo án - Bài giảng >
  3. Cao đẳng - Đại học >

5 HOẠCH ĐỊNH TÁC NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (890.38 KB, 146 trang )


BÀI 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ QUẢN TRỊ HỌC



57



TÓM TẮT

Hoạch định là quá trình ấn định những mục tiêu và lựa chọn cách thức tốt nhất

để hoàn thành mục tiêu. Nó chỉ đạo, làm giảm tác động của biến đổi, làm giảm lãng

phí xuống mức thấp nhất, và đặt những mục tiêu để kiểm soát được dễ dàng.

Hoạch định được phân ra thành nhiều loại tùy theo cách tiếp cận. Nếu căn cứ

vào thời gian, hoạch định sẽ bao gồm: hoạch định chiến lược và hoạch định tác

nghiệp. Còn nếu căn cứ theo mức độ sử dụng, hoạch định gồm hoạch định đơn dụng

và hoạch định thường trực.

Chức năng hoạch định đòi hỏi nhà quản trị phải đưa ra các quyết định về bốn

vấn đề cơ bản: mục tiêu, biện pháp, nguồn lực và việc thực hiện. Các thành phần này

có thể được xem xét một cách riêng lẻ nhưng trên thực tế chúng gắn liền với nhau.

Các nhà quản trị thường sử dụng bốn phương pháp để dự báo tương lai, đó là:

linh cảm, khảo sát thị trường, phân tích chuỗi thời gian và mô hình kinh tế lượng.

Có 3 công cụ hỗ trợ hoạch định chiến lược hữu hiệu là: ma trận BCG, những

khuôn mẫu chu kỳ đời sống sản phẩm và ma trận SWOT.

Quản trị có thể chọn một trong 4 chiến lược: ổn định, phát triển, cắt giảm để

tiết kiệm và phối hợp. Để làm cho công tác hoạch định hiệu quả, mọi nhà quản trị

phải tham gia vào hoạt động này, và phải tạo được một môi trường hoạch định thích

hợp.



CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Nêu khái niệm và tác dụng của chức năng hoạch định.

2. So sánh hoạch định tác nghiệp và hoạch định chiến lược.

3. Trình bày qúa trình hoạch định chiến lược?

4. Trình bày ngắn gọn các công cụ hoạch địch chiến lược.

5. Phân tích SWOT của đơn vị bạn đang công tác (đơn vị bạn quan tâm) & xây

dựng các chiến lược, chiến lược nào bạn cho là khả thi nhất?



58



BÀI 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ QUẢN TRỊ HỌC



6. Trình bày những nội dung cơ bản của hoạch định tác nghiệp.



BÀI 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ QUẢN TRỊ HỌC



59



BÀI 4: CHỨC NĂNG TỔ CHỨC

Sau khi nghiên cứu chương này, bạn sẽ hiểu:

-



Vai trò và vị trí của chức năng tổ chức trong quản trị;



-



Các nguyên tắc cơ bản của tổ chức;



-



Các mô hình cơ cấu tổ chức;



-



Phân chia quyền lực và ủy quyền trong hoạt động quản trị.

Sau khi xây dựng các mục tiêu, kế hoạch hành động, tổ chức cần phải thực



hiện các mục tiêu và các kế hoạch đó. Muốn vậy tổ chức phải có bộ máy, có con

người với những nhiệm vụ cụ thể. Nhà quản trị thực hiện những công việc liên quan

đến bộ máy, con người được gọi là làm các công việc của chức năng tổ chức. Để hoàn

thành tốt chức năng tổ chức, tất cả các nhà quản trị dù ở cấp nào cũng cần phải nắm

vững những nguyên tắc và phương pháp tổ chức.



4.1 KHÁI NIỆM, VAI TRÒ, NGUYÊN TẮC CỦA

CHỨC NĂNG TỔ CHỨC

4.1.1 Khái niệm chức năng tổ chức

Chức năng tổ chức là việc lựa chọn những công việc, những bộ phận và giao

cho mỗi bộ phận một người chỉ huy với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm

cần thiết để thực hiện mục tiêu của tổ chức đã vạch ra.

Với cách hiểu trên, chức năng tổ chức thường được biểu hiện là cơ cấu tổ chức

quản trị. Cơ cấu tổ chức quản trị là tổng hợp các bộ phận khác nhau, được chuyên

môn hóa và có những trách nhiệm, quyền hạn nhất định, được bố trí theo những cấp

nhằm bảo đảm thực hiện các chức năng quản trị và phục vụ mục tiêu chung đã xác

định.



60



BÀI 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ QUẢN TRỊ HỌC



4.1.2 Vai trò của chức năng tổ chức

Thiếu một cơ cấu tổ chức hợp lý sẽ gây ra nhiều vấn đề khó khăn phức tạp cho

công tác quản trị. Công tác tổ chức hiệu quả giúp cho việc khuyến khích sử dụng con

người với tính chất là con người phát triển toàn diện, tạo điều kiện thuận lợi cho sự

mở rộng đa dạng hóa tổ chức và nâng cao tính độc lập sáng tạo của nhà quản trị. Vì

vậy chức năng tổ chức là cốt lõi của quy trình quản trị.



4.1.3 Nguyên tắc cơ bản của tổ chức quản trị

Nguyên tắc thống nhất chỉ huy: mỗi người thừa hành chỉ có một người cấp trên

và chỉ báo cáo, nhận lệnh của người đó mà thôi.

Nguyên tắc gắn liền với mục tiêu: bộ máy tổ chức chỉ được xây dựng khi chúng

ta có mục tiêu, nhiệm vụ cho tổ chức đó.

Nguyên tắc hiệu quả: bộ máy phải có kết quả hoạt động cao nhất với chi phí

thấp nhất.

Nguyên tắc cân đối: các bộ phận xây dựng phải cân đối giữa quyền hành và

trách nhiệm; đồng thời phải cân đối khối lượng công việc giữa các bộ phận.

Nguyên tắc linh họat: tổ chức phải thích nghi, đáp ứng được với những biến

động của môi trường bên ngòai.



4.2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHOA HỌC TRONG

CÔNG TÁC TỔ CHỨC

4.2.1 Phân công lao động

Là chia nhỏ công tác thành một số bước, mỗi bước được hoàn thành bởi một cá

nhân. Như vậy cá nhân chuyên môn hóa khi thực hiện một phần của một hoạt động

thay vì toàn bộ hoạt động. Dây chuyền lắp ráp là một thí dụ điển hình của sự phân

công lao động. Sự phân công lao động nhằm tạo ra hiệu quả cao trong tổ chức. Tuy

nhiên, cần lưu ý rằng việc phân công lao động quá mức sẽ gây ra nhàm chán, mệt

mỏi…. từ đó giảm sút hiệu quả.



4.2.2 Tầm hạn quản trị

Người ta thường nói một tổ chức mà có quá nhiều cấp thì cồng kềnh. Số lượng



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (146 trang)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×