Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (353.04 KB, 18 trang )
b. Tiến hành
- Cho vào ống nghiệm: 10 giọt CuSO4 0,5N + 10 giọt NaOH 10%. Sau khi
thấy kết tủa xuất hiện thì thêm vào vài giọt glycerin hay etylenglycol, lắc
đều. Tiến hành như trên nhưng thay polyancol thành monoancol.
- Hiện tượng: Ban đầu xuất hiện kết tủa Cu(OH)2 màu xanh lục, sau đó dung
dịch chuyển sang màu xanh thẫm.Còn các monoancol thì không phản ứng
với Cu(OH)2
- Nhận xét: Các ancol đa chức có 2 nhóm –OH liền kề tác dụng được với
Cu(OH)2 tạo phức màu xanh thẫm.
- Giải thích:
NaOH + CuSO4
Cu(OH)2+ Na2SO4
Khi thay Etylenglycol bằng etanol, phản ứng vẫn tạo kết tủa Cu(OH)2 nhưng
vẫn giữ nguyên vì etanol là ancol đơn chức nên không phản ứng với
Cu(OH)2 .
3. Trắc nghiệm Lucas:
a. Nguyên tắc
Ancol được phân ra thành ancol nhất cấp, ancol nhị cấp và ancol tam cấp
dựa vào số C gắn trên Carbon có nhóm hydroxyl ( hay còn gọi là carbon
hydroxyl).
CH3 – CH2 – OH
Etanol
Cyclohexanol
T-Butanol
(alcol nhất)
(alcol nhị)
(alcol tam)
Tác chất Lucas là hỗn hợp của HCl và ZnCl2. Với ZnCl2 làm xúc tác và
Cl của HCl có thể thay thế nhóm –OH của ancol.
ZnCl
R-OH + HCl
R-Cl + H2O
Tác nhân Lucas có tốc độ phản ứng khác nhau tùy theo ancol nhất , nhị
hay tam cấp:
- Ancol tam phản ứng gần như tức thời với tác nhân Lucas tạo ra hỗn hợp
đục.
- Ancol nhị lúc đầu không xảy ra hiện tượng và phải để sau một thời gian
khoảng 10 phút thì dung dịch trở nên đục.
- Ancol nhất chỉ phản ứng với tác nhân Lucas ở nhiệt độ cao và đôi khi cũng
không phản ứng.
- Phenol không phản ứng với thuốc thử Lucas.
b. Tiến hành
- Lấy các ống nghiệm sạch, mỗi ống chứa 1ml (20 giọt) một chất như sau:
etanol, cyclohexanol, t-butanol.
- Thêm vào mỗi ống nghiệm trên 3ml thuốc thử Lucas (dung dịch gồm HCl và
ZnCl2), lắc cẩn thận vì thuốc thử Lucas chứa axit đậm đặc
- Sau khi lắc, để yên và quan sát ở 2 thời điểm: sau 1 phút và sau 10 phút. Ghi
chú độ đục của mỗi ống.
Etanol dung dịch trong suốt sau 1 phút và 10 phút vì ancol nhất cấp chỉ phản
ứng với thuốc thử Lucas ở nhiệt độ cao, đôi khi không phản ứng.
Cyclohexanol dung dịch trong suốt sau 1 phút và sau 10 phút thì dung dịch trở
nên đục vì ancol bậc 2 phản ứng với thuốc thử Lucas sau 10 phút.
T-Butanol dung dịch trở nên vẫn đục ngay khi cho thuốc thử vào vì ancol bậc
ba phản ứng với thuốc thử Lucas gần như tức thời.
Nhận xét: tác nhân Lucas có tốc độ phản ứng khác nhau tùy theo bậc của ancol
(bậc 3> bậc 2>bậc 1)
4. Trắc nghiệm Iodoform:
a. Nguyên tắc:
- Những ancol nào có gốc methyl (–CH3 ) gắn trực tiếp trên Carbon hydroxyl có
thể phản ứng với Iode trong môi trường kiềm để tạo ra Iodoform (CHI3) kết tủa
màu vàng có mùi đặc trưng.
b. Tiến hành
- Cho 1ml (20 giọt) riêng biệt mỗi chất vào từng ống nghiệm: Etanol, 1Propanol, 2-Propanol
- Thêm vào mỗi ống nghiệm trên 5ml dung dịch Iode, lắc kĩ.
- Thêm từng giọt dung dịch NaOH 10% rồi lắc kĩ cho đến khi màu nâu của
Iode nhạt dần đến màu vàng rơm( màu vàng sáng).
- Đặt ống nghiệm vào nước ấm #60oC trong 5 phút.
- Ống chứa etanol: sau khi đun dung dịch trong suốt thấy xuất hiện kết tủa ở
dưới đáy màu vàng.
Phương trình hoá học:
CH3CH2OH + 4I2 + 6NaOH
CHI3 + 5NaI + HCOONa +
5H2O
Giải thích: vì etanol (CH3CH2OH) có nhóm metyl (-CH3) gắn trực tiếp trên
carbon hydroxyl nên xảy ra phản ứng Idoform tao kết tủa CHI3 màu vàng.
- Ống chứa 1-Propanol: không xảy ra phản ứng
Giải thích: vì 1-Propanol (CH3CH2CH2OH) vì không có nhóm metyl (-CH3) gắn
trực tiếp trên carbon hydroxyl nên không xảy ra phản ứng Idoform.
- Ống chứa 2-Propanol: có kết tủa màu vàng rơm có váng đóng trên mặt.
Phản ứng: CH3CHCH3 + 4I2 + 6NaOH
CHI3 + CH3COONa + 5NaI +
5H2O
OH
Giải thích vì 2-Propanol có 2 nhóm metyl (-CH3) gắn trực tiếp trên carbon
hydroxyl nên xảy ra phản ứng idoform tạo ra kết tủa màu vàng là CHI3 và nhiều
hơn etanol.
5. Sự oxy hoá với acid chromic:
a. Nguyên tắc:
- Tác nhân oxy hóa mạnh có thể oxy hóa ancol nhất , ancol nhị.
- Cơ chế phản ứng xảy ra như sau: acid cromic H2CrO4 oxy hóa alcol nhị như
sau: 2 nguyên tử Hydrogen (1H của –OH và 1H gắn trên C-OH) sẽ bị lấy đi.
Nếu là ancol tam sẽ không có H gắn trên C-OH nên không bị oxy hóa bởi
tác nhân này. Phần lớn Phenol cũng chống lại sự oxy hóa.
- Sự biến mất màu cam của axit cromic và sự xuất hiện của tủa ion Cr3+ màu
xanh lá cây
O
H
3R-C-OH + 2H2CrO4 + 6H+
R’
3R-C-R’ + 2Cr3+ + 8H2O
=
b. Tiến hành
- Trong mỗi ống nghiệm cho một giọt từng chất tương ứng: Etanol,
Cyclohexanol,t-Butanol.
- Thêm vào mỗi nghiệm trên 1ml (20 giọt) aceton (làm dung môi hòa tan).
Lắc kĩ.
- Thêm vào mỗi ống một giọt dung dịch acid chromic 10%. Lắc kĩ.
- Để yên sau 3 phút, quan sát.
-
BÀI BÁO CÁO THỰC HÀNH HOÁ HỌC