1. Trang chủ >
  2. Thể loại khác >
  3. Tài liệu khác >

Câu 3: Phân tích các đặc điểm của nghiên cứu khoa học. Mỗi đặc điểm cho một ví dụ thuộc chuyên ngành của Anh (Chị) để chứng minh.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.73 KB, 25 trang )


 Tào Tháo 

kiểm chứng giả thuyết.

Ví dụ:

Tính thông tin:

Sản phẩm của NCKH được thể hiện dưới nhiều dạng, có thể đó làm một báo cáo khoa

học, tác phẩm khoa học, song cũng có thể là một mẫu sản phẩm mới, một mẫu vật liệu mới, mô

hình thí điểm về một phương thức tổ chức sản xuất mới… Tuy nhiên, cho dù ở dạng sản phẩm

nào, sản phảm khoa học luôn mang tính thông tin, đó là những thông tin về quy luật vận động

của sự vật, hiện tượng, thông tin về quy trình công nghệ và các tham số đi kèm quy trình đó.

Tính thông tin được coi là căn cứ hết sức quan trọng trong việc lựa chọn và đưa ra những chỉ

báo đánh giá hiệu quả của một hoạt động NCKH nào đó. Thông tin trong NCKH đòi hỏi phải

được thu thập một cách khách quan, có đủ độ tin cậy, được xử lý một cách trung thực bằng các

phương pháp phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ, tính chất mỗi công trình khoa học. Do đó, có thể

nói đặc điểm về tính thông tin của NCKH đã bao hàm trong đó tính tin cậy, khách quan và trung

thực khi thu thập, xử lý, tham khảo thông tin.

Ví dụ:

Tính khách quan:

Khách quan vừa là một đặc điểm của NCKH, vừa là một tiêu chuẩn của công trình

NCKH, NCKH nếu không đảm bảo tính khách quan thì không thể có sản phẩm khoa học theo

đúng nghĩa của nó. Chúng ta biết rằng, sản phẩm NCKH bao giờ cũng mang tính chủ quan của

người nghiên cứu, nhưng những sản phẩm đó khi được nghiên cứu phải xuất phát và có cơ sở từ

những quy luật vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng – đó là những quy luật khách

quan.

Chân lý khoa học chỉ có một và không bao giờ lệ thuộc vào ý chí chủ quan của con

người, do đó khoa học không chấp nhận bất kỳ một sự duy ý chí, chủ quan của một người hay

một lực lượng nào; NCKH không cho phép kiểu tư duy phiến diện, gượng ép suy diễn chủ

quan, không xuất phát từ hiện thực khách quan; chính vì thế, trong quá trình nghiên cứu, người

nghiên cứu cần phải luôn lật đi lật lại những vấn đề khoa học tưởng chừng như đã hoàn toàn

được xác nhận là chính xác để đảm bảo tính khách quan của khoa học.

Ví dụ:

Tính rủi ro

NCKH có thể thành công nhưng cũng luôn có khả năng thất bại, thất bại trong NCKH

được coi là sự rủi ro. Sự thất bại trong NCKH có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như thiếu

thông tin cần thiết và đủ tin cậy để xử lý những vấn đề được đặt ra trong nghiên cứu;



 Tào Tháo 



 Tào Tháo 

thiết bị kỹ thuật không đủ đáp ứng nhu cầu nghiên cứu; giả thuyết nghiên cứu đặt ra sai; khả

năng thực hiện của người nghiên cứu chưa đủ tầm để xử lý vấn đề; sự biến đổi đột ngột về

khách thể nghiên cứu… thậm chí, có những công trình NCKH đã thành công trong thử nghiệm

nhưng khi áp dụng thực tế thì lại thất bại. Tuy nhiên, trong khoa học, thất bại cũng được xem là

một kết quả; kết quả ấy cũng mang ý nghĩa về một kết luận của NCKH với nội dung là khẳng

định một giả thuyết khoa học đặt ra là sai; hay nói cách khác, trong sự vật, hiện tượng không

tồn tại quy luật hoặc giải pháp như giả thuyết. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong khoa học, vì

khẳng định đó sẽ giúp cho những nghiên cứu sau không dẫm chân lên vết xe đổ, lãng phí các

nguồn lực nghiên cứu, cho nên trong NCKH, thất bại cũng phải được tổng kết, được lưu giữ

như một tài liệu khoa học nghiêm túc.

Ví dụ:

Tính kế thừa

Bằng sự tích lũy kinh nghiệm, con người nghiên cứu tổng kết hình thành những phương

pháp nghiên cứu, tổ chức nghiên cứu và từ việc kế thừa kết quả nghiên cứu ban đầu để mở rộng,

phát triển nghiên cứu, hình thành các bộ môn khoa học khác nhau. Do sự phát triển mạnh mẽ

của khoa học và công nghệ, ngày nay không còn một công trình NCKH nào bắt đầu từ chỗ hoàn

toàn trống rỗng về kiến thức. Thực tế, mỗi công trình nghiên cứu đều kế thừa kết quả không chỉ

chính ngành khoa học đó mà còn của nhiều ngành khoa học khác, thậm chí hàng loạt phương

hướng nghiên cứu mới, bộ môn khoa học mới xuất hiện đều là kết quả kế thừa lẫn nhau giữa

các bộ môn khoa học. Tính kế thừa trong NCKH có ý nghĩa rất quan trọng về mặt phương pháp

nghiên cứu, qua đặc điểm này nhắc nhở người nghiên cứu không quá cứng, tự mãn với những

vấn đề lý luận và phương pháp luận của mình đến mức chối từ cập nhật và tham khảo các lý

luận và phương pháp luận của các nhà nghiên cứu khác, các ngành khoa học khác. Và ngược

lại, người nghiên cứu không áp đặt những lý luận và phương pháp luận của mình cho người

khác, cho ngành khoa học khác, mà luôn tìm cách kế thừa những phương pháp nghiên cứu,

những thành quả mà NCKH đã tạo ra để phát triển hoạt động NCKH của mình đi đúng hướng,

có hiệu quả.

Ví dụ:

Tính cá nhân

Mọi sự nghiên cứu bao giờ cũng được tiến hành bởi cá nhân, tính cá nhân thể hiện ở chỗ

NCKH luôn phản ánh những đặc điểm của cá nhân về xu hướng nghiên cứu, về khả năng, mục

đích nghiên cứu và cách nghiên cứu. Đây là một đặc điểm của nghiên cứu và cách nghiên cứu.

Đây là một đặc điểm của nghiên cứu khoa học, sự thành bại, đúng sai của một công trình nghiên

cứu phụ thuộc chủ yếu và trước hết vào cá nhân nhà nghiên cứu, cho dù một công trình nghiên

cứu đó do một tập thể thực hiện. Tính cá nhân trong NCKH không phải là một khái niệm trừu



 Tào Tháo 



 Tào Tháo 

tượng, nó được biểu hiện ở tổng thể các tiêu chí định tính và định lượng hợp thành uy tín của

nhà khoa học; uy tín đó chỉ có được trên cơ sở năng lực, hiệu suất lao động của nhà nghiên cứu

trong những điều kiện môi trường xã hội nhất định.

Ví dụ:

Tính phi kinh tế

Trong NCKH rất khó định mức một cách chính xác như trong lĩnh vực sản xuất vật chất,

thậm chí có thể nói lao động khoa học hầu như không thể định mức được. Hơn nữa, nhiều khi

hiệu quả kinh tế của NCKH chúng ta cũng không thể xác định, ngay cả những kết quả nghiên

cứu về kỹ thuật dưới dạng các sáng chế và hình mẫu rất có giá trị về mặt kỹ thuật, có giá trị mua

bán rất cao trên thị trường, song không thể áp dụng chỉ vì lý do thuần túy xã hội và như vậy

hiệu quả kinh tế cũng không thể trở thành hiện thực. Hay nói cách khác, hiệu quả NCKH không

chỉ là hiệu quả kinh tế (trước mắt và lâu dài) mà còn là hiệu quả xã hội, chính trị, văn hóa và

hiệu quả khoa học – công nghệ, chính vì vậy, một trong những đặc điểm của NCKH là tính phi

kinh tế.

Câu 4: Hãy trình bày các loại hình nghiên cứu khoa học.

Cách 1

**** Phân chia thành các loại hình như sau:

Phân loại theo tính ứng dụng:

Nghiên cứu ứng dụng :hình thành chính sách, cách thức quản lý mới hoặc cải thiện sự hiểu biết.

Nghiên cứu cơ bản : phát triển, thử nghiệm, kiểm chứng các phương pháp, quy trình, kỹ thuật

và công cụ nghiên cứu nhằm cải thiện bản thân phương pháp luận nghiên cứu.

Phân loại theo phương thức nghiên cứu:

Nghiên cứu thực nghiệm (empirical research): liên quan đến các hoạt động của đời sống thực tế;

khảo sát thực tế hoặc trong điều kiện có kiểm soát

Nghiên cứu lý thuyết (theoretical research): là hình thức nghiên cứu chủ yếu thông qua sách vở,

tài liệu, các học thuyết và tư tưởng.

Phân loại theo mục tiêu nghiên cứu:

Nghiên cứu mô tả (descriptive research)

Nghiên cứu so sánh (comparative research)

Nghiên cứu tương quan (correlational research)

Nghiên cứu giải thích (explanatory research)



 Tào Tháo 



 Tào Tháo 

Phân loại theo hình thức thu thập dữ liệu:

Nghiên cứu định lượng (quantitative research): lượng hóa sự biến thiên của đối tượng nghiên

cứu.

Nghiên cứu định tính (qualitative research): nhằm mô tả sự vật, hiện tượng; không quan tâm

đến sự biến thiên của đối tượng nghiên cứu và cũng không nhằm lượng hóa sự biến thiên này.

Cách 2:

Các loại hình NCKH: Căn cứ vào mục đích nghiên cứu có các loại hình :

+ Nghiên cứu cơ bản: Loại hình nghiên cứu nhằm tìm tòi, sáng tạo ra những tri thức mới,

những giá trị mới cho nhân loại. Tri thức cơ bản là tri thức nền tảng cho mọi quá

trìnhnghiên cứu và ứng dụng tiếp theo.

-Nghiên cứu cơ bản thuần túy: Phát hiện ra tri thức mới, những lý thuyết mới dù chưa có địa

chỉ ứng dụng.

-Nghiên cứu cơ bản định hướng : Tìm ra tri thức mới, giải pháp mới đã có địa chỉ ứng dụng.

+ Nghiên cứu ứng dụng : Loại hình nghiên cứu có mục tiêu là vận dụng những tri thức cơ bản

để tạo ra những quy trình công nghệ mới, những nguyên lý mới trong quản lý kinh tế - xã hội.

+ Nghiên cứu triển khai: Loại hình nghiên cứu có mục tiêu là tìm khả năng áp dụng đại trà các

nghiên cứu ứng dụng vào thực tế sản xuất và đời sống XH.

+ Nghiên cứu dự báo : Mục tiêu phát hiện những triển vọng, những khả năng, xu hướng mới

của sự phát triển của khoa học và thực tiễn.

Câu 5: Trình bày các trình tự lôgic trong nghiên cứu khoa học.

Nghiên cứu khoa học bất kể trong nghiên cứu khoa học tự nhiên, khoa học xã hội hoặc khoa

học công nghệ đề tuân theo một trật tự logic xác định, bao gồm các bước sau đây:



1. Lựa chọn chủ đề (topic) nghiên cứu và đặt tên đề tài

2. xác định mục tiêu (objective) nghiên cứu

3. Đặt câu hỏi (question) nghiên cứu

4. Đưa luận điểm, tức giả thuyết nghiên cứu

5. Đưa các luận cứ (Evidence)để chứng minh giả thuyết

6. Lựa chọn các phương pháp (methods) chứng minh giả thuyết

Những nội dung trên có mối liên hệ logic nhất quán:



 Tào Tháo 



 Tào Tháo 

+ Nếu chủ đề nghiên cứu (ở tên đề tài) là NC mô tả thì mục tiêu, vấn đề nghiên cứu và các nội

dung sau đó đều phải NC mô tả.

+ Các nghiên cứu khác cũng hoàn toàn tương tự

+ Mỗi đề tài chứa đựng một nội dung NC, song cũng có thể chứa đựng một số loại NC, tùy

thuộc vào ý tưởng của người nghiên cứu và thỏa thuận giữa các đối tác.

LỰA CHỌN CHỦ ĐỀ VÀ ĐẶT TÊN ĐỀTÀI

Đề tài là một hình thức tổ chức nghiên cứukhoa học, trong đó có một nhóm người

(nhómnghiên cứu) cùng thực hiện một nhiệm vụnghiên cứu. Nhóm nghiên cứu có thể là

mộthoặc nhiều hơn một người. Đề tài được lựa chọn từ một sự kiện khoa học.

Xác định mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu là những nội dung cần được xem xét và

là rõ trong nghiên cứu. Mục tiêu trả lời câu hỏi : Nghiên cứu cái gì ? Trong một đề tài khoa học

xã hội, nghiên cứu bao giờ cũng có mục tiêu xuyên suốt, mang tính chủ đạo, gọi là "Mục tiêu

chung"; còn các mục tiêu khác là ‘Mục tiêu cụ thể’.

Xác định nội dung nghiên cứu đểthực hiện mục tiêu nghiên cứu đặt ra.

Giới hạn phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu được xác định trong một giới hạn nhất

định. Có nhiều loại phạm vi được đặt ra để xem xét. Nhìn chung, có 3 loại phạm vi cần quan

tâm:

• Phạm vi về quy mô của mẫu khảo sát.

• Phạm vi về thời gian, không gian của tiến trình thực hiện.

• Phạm vi về nội dung của tiến trình thực hiện. Khi người nghiên cứu xác định được một

giới hạn hợp lý phạm vi nghiên cứu thì sẽ tiết kiệm được các nguồn lực phải đầu tư cho nghiên

cứu, tiết kiệm thời gian dành cho nghiên cứu. Đương nhiên, khi xác định giới hạn phạm vi

nghiên cứu phải đảm bảo rằng, kết quả nghiên cứu vẫn trong khuôn khổ độ tin cậy cần thiết

theo đúng yêu cầu của nghiên cứu khoa học.

CHỨNG MINH LUẬN ĐIỂM KHOA HỌC

• Muốn chứng minh một luận điểm khoa học, người nghiên cứu phải có đầy đủ luận cứ

khoa học.

• Muốn tìm được các luận cứ và làm cho luận cứ có sức thuyết phục người nghiên cứu

phải sử dụng những phương pháp nhất định. Phương pháp ở đây bao gồm hai lọai :

phương pháp tìm kiếm và chứng minh luận cứ, tiếp đó là phương pháp sắp xếp các luận

cứ để chứng minh luận điểm khoa học.

Luận cứ: Để chứng minh luận điểm khoa học ngườinghiên cứu cần có các luận cứ. Luận cứ

làbằng chứng để khẳng định giả thuyết của tácgiả đặt ra là đúng. Về mặt lôgic học, là phánđóan



 Tào Tháo 



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

×