1. Trang chủ >
  2. Ngoại Ngữ >
  3. Tổng hợp >

CHƯƠNG I: NHỮNG NGUYÊN TẮC TỐI CAO KHI HỌC TIẾNG ANH.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 104 trang )


dụng Internet, tự chọn tài liệu mình thích để học, trong khi bọn trẻ

có được tự do chọn đâu.

Ai cũng sử dụng được tiếng anh, không cần năng khiếu. Vì sao

mình nói vậy? Vì bản thân mình là người không giỏi nhớ, trí nhớ

khá ngắn hạn (mà mình hay tự nói mình là não cá vàng). Học sinh

cứ hỏi, sao cô/chị nhớ được nhiều từ vựng thế? Thật sự thì đó là

một quá trình dài. Người ta học từ vựng nhanh, mình thì học rất

chậm, như rùa ấy, tại tính mình thế, bị chê chậm chạp từ bé. Mình

chỉ có mỗi cách là từ từ tiếp cận nó mỗi ngày, để nó ngấm vào

máu một đứa chậm tiếp thu như mình. Người ta bảo chậm mà

chắc, không biết mình được thế không.

Vì vậy, bạn cần phải tin chính mình chinh phục được tiếng anh.

Chỉ cần bạn tin chính mình bằng một niềm tin mãnh liệt, bạn sẽ

làm được. Cứ tin tưởng và luật hấp dẫn sẽ giúp bạn. Chỉ cần bạn

có niềm tin, mọi chuyện đều có thể.



2. KIÊN TRÌ- Luật nhất quán.

Luật nhất quán của Vũ trụ cho chúng ta biết: cách chúng ta

làm một việc là cách ta làm mọi việc. Kiên trì là một điều kiện

để thực hiện luật nhất quán này.

Người ta có câu: Kiên trì thì gì cũng có. Nhưng cái kiên trì này,

không phải ai cũng làm được. Bạn làm được, bạn sẽ thành công.

Nếu mình hỏi: bạn có 30 phút để học tiếng anh không? Đang đọc

sách này, tức là bạn muốn cải thiện tiếng anh của mình, thì câu trả

lời chắc chắn là CÓ.

5



Nhưng nếu mình hỏi: bạn có 30 phút MỖI NGÀY để học tiếng anh

không? Thì bạn sẽ thế nào? Nhớ là MỖI NGÀY nhé. Chỉ cần hôm

nay bạn không bỏ cuộc, chỉ cần hôm nay bạn có 30 phút, chỉ cần

MỖI NGÀY bạn có 30 phút, vậy là đủ.

Xác định mục tiêu, thời hạn đạt mục tiêu và kiên trì 30 phút mỗi

ngày trong thời gian từ 6 tháng đến 1 năm để thành thạo một

ngoại ngữ phổ biến như tiếng anh, bạn có sẵn sàng trả giá không?

Nếu không sẵn sàng thì bạn không nên đọc tiếp nhé.

Nỗ lực bạn bỏ ra ĐỀU ĐẶN thì việc học tiếng anh của bạn sẽ là

một quá trình, và bạn sẽ tiến bộ từng ngày.



Nếu muốn TỰ HỌC, các bạn buộc phải kiên trì và chăm chỉ!



3. LUẬT HẤP DẪN.



Luật hấp dẫn là một quy tắc rất mạnh của vũ trụ. Nội dung của luật

này cho chúng ta biết rằng cái gì giống nhau thì sẽ thu hút lẫn

nhau.

6



Khi bạn muốn học tiếng anh, bạn sẽ thu hút những đối tượng khác cũng

liên quan đến tiếng anh xung quanh mình. Bạn sẽ tìm ra người cùng

học, tìm ra người chia sẻ tài liệu hay, người hướng dẫn tốt. Bạn đang

đọc cuốn sách này cũng là nhờ luật hấp dẫn đấy, vì bạn muốn học tiếng

anh mà. Việc tham gia vào các cộng đồng tiếng anh trên các mạng xã

hội như Facebook, Zalo là một lựa chọn không tồi.

Bạn muốn học tiếng anh, vậy hãy luôn nghĩ về tiếng anh, liên tục chia sẻ

về tiếng anh. Học được cụm từ nào hay, câu nào thú vị, sách hoặc phim

nào học hiệu quả thì chia sẻ với người khác về điều đó; như thế, bạn sẽ

hấp dẫn những người tương tự bạn và lan tỏa năng lượng tiếng anh

trong bạn. Đến một lúc, xung quanh bạn toàn những người học tiếng

anh, sử dụng tiếng anh thành thạo thì không còn gì tuyệt vời hơn, đúng

không nào?



4. ÍT NHƯNG CHẤT-Luật tập trung

NGUYÊN TẮC HỌC CỦA MÌNH LÀ: ÍT NHƯNG CHẤT.

Đây chính là cách một gọi khác của luật tập trung- một trong sáu

quy luật cơ bản của vũ trụ- cái gì bạn tập trung vào thì cái đó sẽ

mở rộng.

Nghĩa là khi bạn tiếp xúc với một nguồn đầu vào mà bạn yêu thích (xem

phim/ nghe truyện/ đọc truyện/ đọc tin tức/ nghe nhạc) với các chủ đề

bạn thích, ngay trong ngày hôm đó, bạn chỉ tập trung 30 phút cho duy

nhất nội dung đó thôi. Và mình sẽ khai thác tối đa những gì có thể học

từ bài đó: cách phát âm, học cụm từ mới, cách diễn đạt mới và nghĩ

cách vận dụng câu trong bài hát vào việc nói ra sao. Chỉ duy nhất 1 bài

trong 1 ngày thôi, như thế mới không bị loãng hay phân tâm. Hôm sau

7



lại chuyển sang chuyên tâm cho MỘT bài khác.

Có nhiều bạn thường hay tải về máy tính một loạt các tài liệu tiếng anh,

rồi cuối cùng bị ngập trong mớ tài liệu đó, và không biết nên học cái nào.

Hơn nữa, nếu có quá nhiều tài liệu thì bạn sẽ rất dễ nản khi không biết

bao giờ mình mới học được hết chúng hoặc sẽ hoang mang khi không

biết bắt đầu với tài liệu nào.

Luật tập trung này cũng thể hiện ở việc bạn đặt ra một mục tiêu và tập

trung toàn lực để hoàn thành mục tiêu đó, chứ không sao nhãng sang

các mục tiêu khác. Phần mục tiêu sẽ được đề cập lại trong chương sau

của cuốn sách này.

Trong luật tập trung có nói rằng “ít hơn chính là nhiều hơn” (less is

more). Mình lấy ví dụ như này, nếu bạn đọc thật kĩ 1 cuốn sách thật sự

hay, như Đắc nhân tâm chẳng hạn, và bạn vận dụng được 10 bài học

từ cuốn sách đó vào cuộc sống, thì chắc chắn sẽ hơn hẳn việc đọc 10

cuốn sách kiểu cưỡi ngựa xem hoa và chẳng học hay vận dụng được

gì, đúng không nào?

Tương tự, nếu mình chọn bộ phim How I met your mother làm nguồn

tài liệu chính, mình sẽ tập trung khai thác triệt để nó. Cách khai thác

mình sẽ trình bày cụ thể ở những phần sau.

Vì vậy, bạn chỉ chọn một tài liệu thật sự chất, phù hợp với sở thích và

khả năng, trình độ của bạn, rồi tập trung hoàn toàn vào nó, chắc chắn

bạn sẽ học được nhiều, nhanh và chắc. Nhớ là ÍT NHƯNG CHẤT.



5. ĐẦU VÀO- INPUT quyết định ĐẦU RA-OUTPUT – Luật nhân quả.

Luật nhân quả vận dụng vào việc học ngoại ngữ chính là việc

chúng ta tiếp thu (nghe-đọc) nguồn gì, thì chúng ta sẽ tạo ra

8



nguồn (nói-viết) tương tự.

Bạn đã nghe đến lí thuyết: “Thụ đắc ngôn ngữ” chưa? Mình sẽ giải thích

cụ thể ở chương sau của cuốn sách này. Nhưng điểm mấu chốt của lí

thuyết này là: Hãy để bản thân bạn được “tắm mình”, được hòa mình

vào ngôn ngữ bạn muốn sử dụng, và bạn sẽ hấp thụ nó mà không cần

phải gồng mình lên mỗi ngày, và rồi bạn sẽ nói và viết được một cách

rất tự nhiên.

Bạn muốn học bất cứ thứ gì, bạn đều cần có nguồn tiếp nhận trước, sau

đó bạn mới tiếp thu được. Khi bạn chưa nạp vào, chưa có gì trong đầu

thì bạn làm sao để có cái thể hiện ra được?

Vậy nguồn đầu vào (INPUT) khi các bạn học tiếng anh là gì? Chính là

nguồn khi bạn NGHE và ĐỌC nhé.



Bạn hãy nghĩ đến đứa trẻ học nói, nó sẽ học nghe trước khi biết nói và

đọc. Bạn muốn có thứ để nói ra thì phải nạp thật nhiều vào đầu trước

đã. Cứ nghe rồi bắt chước, rồi dần dần biến nó thành của bạn.

Bạn muốn viết được, bạn cần đọc xem người ta viết ra sao thì mới bắt

chước, rồi sau đó mới biến thành cái của mình được chứ. Hãy gắn cái

mình học với những ẤN TƯỢNG mình cảm nhận được khi mình nghe

hoặc đọc, mọi thứ sẽ đi vào tiềm thức của bạn rất dễ dàng.

9



Vậy bạn hãy tự hỏi mình: ĐÃ NẠP ĐỦ INPUT CHƯA MÀ KÊU KHÔNG

CÓ OUTPUT?

Như trên mình nói, 5 điều này các bạn phải luôn ghi nhớ trong đầu,

khi học tiếng anh, hay bất kì ngôn ngữ nào khác. Nhớ nhé.



10



CHƯƠNG II: ĐỘNG LỰC HỌC TIẾNG ANH VÀ CÁCH DUY TRÌ

NĂNG LƯỢNG.

Nhiều người gặp khó khăn trong việc duy trì động lực và năng

lượng học tiếng anh, chương này sẽ giúp các bạn giải đáp thắc

mắc về điều đó.

1. Động lực bạn học tiếng anh là gì?

1.1.



Mục tiêu- con đường-công cụ.



Có một điều rất quan trọng ở đây là mỗi người cần biết rõ mục tiêucon đường-công cụ để đạt điều mình muốn đạt trước. Mục tiêu là thứ

phải đo lường được. Ba tiêu chí này càng rõ ràng, bạn càng nhanh đạt

được điều bạn muốn. Mỗi người sẽ có những lựa chọn riêng cho mình.

Bạn hãy xem xét ví dụ này nhé:

Hãy tưởng tượng, mục đích của bạn là đi từ Hà Nội đến được Thành

phố Hồ Chí Minh.

Vậy, nếu bạn xác định mục tiêu của bạn là: đạt được mục đích đó trong

vòng 3 tiếng thì bạn cần chọn đi đường hàng không, đi thẳng, không

la cà, và công cụ bạn chọn hẳn sẽ là máy bay. Tất nhiên là cái giá phải

trả khá đắt.

Nhưng vẫn với cái đích đó, bạn lại thư thả thời gian và có tận 3 ngày để

thực hiện, thì chắc hẳn bạn sẽ chọn đường bộ và công cụ/ phương tiện

bạn dùng sẽ là ô tô hoặc tàu hỏa. Cái giá này mềm hơn so với việc dùng

công cụ là máy bay, nhưng tốn thời gian hơn.

Vẫn với đích đó, nhưng bạn có những 30 ngày để thực hiện, vậy chắc

bạn vẫn chọn đường bộ, nhưng công cụ bạn dùng lúc này chắc là xe

máy, và vừa đi bạn có thể vừa nghỉ ngơi ở một số nơi có phong cảnh

11



đẹp. Bạn sẽ chia ra các mục tiêu ngắn hạn: 10 ngày đầu đi đến đâu, 10

ngày tiếp theo đến đâu và 10 ngày cuối đến đích. Rồi bạn lại chia mục

tiêu từng ngày bạn đi được bao nhiêu ki-lô- mét, đến được đâu. Vậy là

đi thôi.

Và rồi cứ thế, nếu cùng đích ấy, bạn lấy thời hạn là 30 năm, chắc hẳn là

bạn vừa đi đường vừa nghỉ lại thật lâu để tìm hiểu văn hóa của mỗi

vùng đất đi qua. Và trên đường thực hiện cái đích đến thành phố Hồ Chí

Minh, có khi bạn lại từ bỏ ý định của mình mà dừng lại ở đâu đó bạn

thích (Đà Lạt chẳng hạn) và sống luôn ở đấy đến hết đời. Bạn không

đến được Thành phố Hồ Chí Minh như dự định ban đầu.

Các bạn thấy đấy, thành thạo tiếng anh cũng là một cái đích tương tự.

Tất cả nằm ở sự lựa chọn. Có người chọn con đường - công cụ thông

minh và tập trung thực hiện theo đó, họ sẽ đến đích rất nhanh chỉ sau

6 tháng. Có người chinh phục tiếng anh, cũng thành công, nhưng thời

gian lâu hơn (1-3 năm chẳng hạn). Cũng có người dừng cuộc chơi giữa

chừng và từ bỏ cái đích ban đầu đặt ra, đến hết đời cũng không đạt đến

đích.

Vậy trong tiếng anh, chúng ta xác định mục tiêu - con đường - công

cụ như thế nào?

Cụ thể là bạn cần biết mục đích bạn học tiếng anh để làm gì: để thi

TOEIC, thi IELTS, thi công chức A1-A2-B1-B2 hay học để giao tiếp, để

đi làm, để đi du lịch? Từ đó, các bạn xác định mục tiêu (dài hạn và

ngắn hạn) mình cần đạt được. Bạn đang ở trình độ nào, muốn đạt đến

đâu? Bạn muốn đạt được nó trong bao lâu? Bạn cần tự trả lời nhé.

Nếu là để thi lấy chứng chỉ quốc tế thì mục tiêu bạn cần là bao nhiêu

điểm? TOEIC (nghe-đọc) cần bao nhiêu trên 990, IELTS cần mấy điểm

trên thang 9.0? Bạn đang ở trình độ nào? Thời gian bạn có là bao lâu?

12



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.docx) (104 trang)

×