Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 104 trang )
3.
Chinh phục từng tiêu chí trong phát âm
3.1.
IPA-hệ thống phiên âm quốc tế.
Bảng mẫu tự phiên âm quốc tế, gồm 44 âm tiết (sounds). Trong 44 âm tiết
có 20 nguyên âm gồm 12 nguyên âm đơn (single vowels sounds), 8
nguyên âm đôi (diphthongs) và 24 phụ âm (consonants). Người ta dùng
44 âm tiết này để đánh vần và đọc các từ tiếng Anh (phiên âm). Khi tra từ
điển, các bạn sẽ biết cách đọc của bất kì từ nào bạn muốn.
Các nguyên âm đơn bao gồm:
Các nguyên âm đơn này thường đi theo cặp âm tương đồng (tiếng anh gọi
là minamal pairs), thường khác nhau ở độ dài của âm.
48
Các cặp tương đồng đó thường sẽ có âm dài (các bạn thấy có dấu “:” đó)
được phát âm dài hơn, to hơn so với âm ngắn (không có dấu “:”). Các cặp
âm đó như sau:
_
_
_
_
Sau khi học các nguyên âm đơn chúng ta chuyển sang 8 nguyên âm đôi:
Ở nguyên âm đôi, các âm được hình thành nhờ việc đọc liền 2 nguyên âm
đơn đã học ở trên, âm này trượt sang âm kia.
Sau khi học xong các nguyên âm, các bạn mới học đến các phụ âm như
hình dưới đây:
49
Phụ âm này các bạn sẽ thấy rất quan trọng khi chúng ta đọc âm đuôi của
từ.
Ví dụ, khi tra từ điển, các bạn sẽ thấy từ “hot” được phiên âm giữa 2 dấu
gạch chéo (/…/) là /hɒt/ , như vậy muốn phát âm từ “hot” chúng ta sẽ ghép
3 âm /h/+/ɒ/+/t/ lại với nhau. Nhớ bật cả âm /t/ ra nhé. Ghép các phụ âm
và nguyên âm đã học lại theo phần phiên âm đặt giữa hai dấu
gạch chéo
3.2.
( /…/) chúng ta sẽ phát âm đúng được từ đó.
Trọng âm
3.2.1.
Word stress (trọng âm của từ):
Một từ sẽ có thể có một hoặc nhiều âm tiết. Với một từ có hai âm tiết trở
lên, ít nhất 1 âm tiết sẽ mang trọng âm, tức là khi phát âm, ta làm cho âm
đó mạnh hơn, âm lượng cao hơn, và nghe như có thêm dấu sắc cho âm
đó vậy.
Khi tra từ điển, các bạn sẽ thấy phần phiên âm của 1 từ có dấu trọng
âm/’/. Ví dụ: teacher được phiên âm thành /ˈtiː.tʃər/, trọng âm của từ sẽ
rơi vào âm /ˈtiː./ nên nó được đọc to hơn, mạnh hơn.
Các bạn nhìn vào ví dụ ở hình nhé. Chấm tròn to hơn thể hiện âm đó
được đọc mạnh hơn, to hơn nhé.
Khi học một từ bất kì, bạn học cách phát âm tức là bạn đã phải đọc
50
đúng cả trọng âm của từ rồi nhé. Chả có cách nào khác ngoài việc
luyện tập từng từ cả. Bạn tự tập đến khi nói trơn miệng từ đó thì thôi.
(Riêng bản thân mình, dù là gốc chuyên Anh nhưng mỗi khi gặp từ nào
nhiều âm tiết và hơi khó mình cũng luyện phát âm âm đó cho đến khi mở
mồm ra là có thể nói đc từ đó một cách nhẹ nhàng và tự nhiên thì thôi)
3.2.2.
Sentence stress (trọng âm câu):
Trong 1 câu, người bản ngữ chỉ nhấn mạnh vào một số từ (key words),
chủ yếu là danh từ, động từ và tính từ, còn lại các từ khác sẽ được lướt
rất nhanh, nuốt âm, nối âm; nên nếu không nắm được phần này thì chúng
ta sẽ rất khó nghe, rồi sau đó nói cũng không được tự nhiên gì hết. Các
bạn xem hình minh họa nhé.
51
3.3.
Nối âm
Các bạn không cần quá lo lắng về việc mình có nối đc âm hay không.
Thực tế, việc nối âm sẽ diễn ra khi mình đọc được đúng âm cuối của từ và
mình đọc nhanh.
Mình không nhất thiết phải học nối âm, bởi khi mình không nối âm nghĩa
là mình phát âm từng từ một rất rõ, người nghe sẽ nghe rõ ràng, không bị
hiểu nhầm ý. Tuy nhiên cũng cần biết một chút về nối âm để khi nghe
người khác nói mình có thể hiểu đc.
Nối âm tức là âm cuối của từ đằng trước nối với âm đầu của từ đằng sau,
như hình minh họa bên dưới. Thường gặp nhất là phần nối từ phụ âm
cuối của âm này sang nguyên âm đầu của âm khác. Ngoài ra còn có
hình thức nối phụ âm- phụ âm và nguyên âm-nguyên âm. Các bạn vào
video mình liệt kê ở phần tài liệu rồi nghe thì sẽ thấy rõ hơn điều này.
Cách học: các bạn mở bài nói có phụ đề tiếng anh, rồi tua đi tua lại từng
câu, đọc theo, bắt chước họ nói (phát âm, nối âm, cả ngữ điệu). Đều đặn
30 phút MỖI NGÀY. Chắc chắn sẽ tiến bộ.
52
Tài liệu (Mình liệt kê nhiều nguồn vì độc giả mỗi người một kiểu; các bạn
luôn nhớ chọn 1 nguồn và khai thác tối đa một nguồn mình hứng thú,
chứ không chọn tất cả ở đây):
[1] VOA special English: giọng rất chuẩn, đọc rất chậm và nhấn trọng
âm rất rõ ràng kèm phụ đề. Một trang học và bắt chước theo phù hợp cho
người mới bắt đầu.
Nếu bạn đang đọc sách giấy thì bạn vui lòng gõ “VOA special English”
trên google là thấy ngay trang đầu, link đầu tiên luôn.
Link:http://voaspecialenglish.blogspot.com/
[2] Spotlight English: bạn gõ từ khóa “Spotlight English:” trên Youtube
là sẽ thấy ngay ở link đầu tiên nhìn thấy. Phần để nghe nối âm là các bài
đọc trong mục “Full-Length Spotlight Programs”. Ở đó sẽ chia từng bài
với độ dài khoảng 15 phút. Bên cạnh đó, bạn học theo Spotlight, thì chiếm
nhiều nhất và hữu ích là “Word of the day”, 1 video khoảng 1 phút chỉ
học 1 từ thôi, nên các bạn bắt đầu học rất dễ theo dõi nhé.
Link: http://www.spotlightenglish.com/
[3] Rachel English: Như mình đã trình bày ở phần 1.1 trên đó, có nhiều
mảng được trình bày, bạn chọn phần có những hình có dấu hiệu nối âm
để học nhé.
Link: https://www.youtube.com/user/rachelsenglish
[4] Nguồn dạy nối âm của giáo viên Việt Nam: các bạn có thể lên
Youtube, gõ “nối âm trong tiếng anh” sẽ ra rất nhiều video dạy phần này
nhé.
53
3.4.
Ngữ điệu (sắc thái tự nhiên)
Ngữ điệu được thể hiện rất tự nhiên trong tiếng anh, và sẽ tùy vào từng
loại câu mà có ngữ điệu lên, xuống, tổng hợp. Xem phim hoặc nghe các
cuộc đối thoại của người bản ngữ thì các bạn sẽ thấy ngữ điệu được thể
hiện rất rõ. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu về các loại ngữ điệu thường gặp
trong tiếng anh.
3.4.1. Ngữ điệu đi xuống
Trong một câu nói tường thuật hoặc câu hỏi lấy thông tin thường chúng ta
sẽ phát ra âm thanh ở 3 cao độ khác nhau, có thể chia ra các mức 1-2-3,
tương ứng với mức cao độ như sau: thấp-trung bình-cao. Âm được phát
ra ở mức 3 thường to hơn, rõ hơn và là các từ khóa (key words) cần được
nhấn mạnh. Các bạn xem hình mình họa dưới đây:
Như vậy, khi vào các câu mình cũng sẽ áp dụng cách lên xuống cao độ
như hình trên cho các câu tường thuật (dạng kể-nêu sự việc) hoặc câu
hỏi có từ để hỏi với mục đích lấy thông tin (từ để hỏi: What/ When/ Where/
Why/ Which/ How).
Ngữ điệu của 1 câu dạng này thường bắt đầu ở mức trung bình-lên caoxuống thấp-lên cao-xuống thấp. Kết thúc câu, cao độ sẽ ở mức thấp, và
câu sẽ thể hiện ngữ điệu đi xuống.
54
Các bạn xem hình minh họa để thấy các ví dụ cụ thể:
3.4.2. Ngữ điệu đi lên (rise intonation)
Tức là cuối câu sẽ được lên giọng, cao độ của âm thanh sẽ ở mức 3-mức
cao. Các câu hỏi dạng để trả lời Yes/ No, hoặc 1 câu khẳng định hàm ý
nghi vấn sẽ có ngữ điệu đi lên. Các bạn nhìn trong hình để hình dung rõ
hơn.
55
3.4.3.
Ngữ điệu kết hợp: sẽ tùy vào loại câu và từng hoàn
cảnh mà có ngữ điệu khác nhau. Như ở ví dụ dưới đây,
với câu hỏi lựa chọn có từ OR thì chúng ta sẽ lên giọng
ở các lựa chọn đầu, xuống giọng ở lựa chọn cuối cùng.
Việc của các bạn là: NGHE VÀ CẢM NHẬN. Nhắm mắt lại để lắng nghe
thật kĩ và cảm nhận ngữ điệu của họ, để ngữ điệu ấy ngấm vào tâm trí và
tiềm thức của bạn. Rồi BẮT CHƯỚC- vậy thôi.
Tài liệu (Bắt buộc có phụ đề tiếng anh+ việt):
[1]Xem phim (Friends, How I met your mother): mình rất đề cao hai bộ phim
này vì ngữ điệu của họ thể hiện tự nhiên qua các giao tiếp hàng ngày, đồng
56
thời cũng có các chủ đề quen thuộc
57
[2] Các gameshow ( American got talent, Master chef): Mình rất thích cách
biểu hiện tình cảm và cảm nhận của các vị giám khảo thông qua các ngữ điệu.
Nghe họ nói bạn sẽ thấy rõ sắc thái ngạc nhiên/ buồn/ cảm động trong đó.
[3] Talkshow: Ted Talk
GỢI Ý ĐỂ HỌC TOÀN BỘ PHẦN PHÁT ÂM BÀI BẢN
VÀ HIỆU QUẢ:
Phát âm là bước nền tảng đầu tiên để một người học có thể đi
xa hơn trong quá trình chinh phục ngoại ngữ. Phát âm chuẩn
vừa giúp người nghe hiểu bạn, lại khiến khả năng nghe của bạn
tăng lên đáng kể.
Ngoài ra, với việc có thể phát âm chuẩn tiếng Anh, bạn còn gây
được thiện cảm với người giao tiếp, giúp người ta có ấn tượng
với bạn. Từ đó bạn sẽ phát triển được mối quan hệ tốt hơn với
họ.
Nếu bạn cảm thấy quá khó để có thể tự mày mò các tài liệu
nói trên để học phát âm thì Hà có một GỢI Ý dành cho bạn:
Đăng ký một khóa học phát âm online để được tổng hợp và
hướng dẫn học phát âm, ngữ âm một cách bài bản từ một
người giáo viên có trình độ và uy tín lâu năm.
58