1. Trang chủ >
  2. Giáo Dục - Đào Tạo >
  3. Cao đẳng - Đại học >

III. Ưu nhược điểm của việc cho thuê tài chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.29 KB, 17 trang )


2.Thủ tục đơn giản và yêu cầu về tín dụng thấp

Nếu bạn cần có máy móc, thiết bị ngay lập tức, việc đi thuê sẽ được chấp thuận

nhanh hơn nhiều so với các khoản vay tín dụng, và không cần nhiều thủ tục giấy

tờ phiền hà, các yêu cầu về tín dụng cũng dễ chịu hơn. Nhất là với các doanh

nghiệp đang ở giai đoạn khởi đầu

3.Việc thuê tài chính sẽ dễ dàng hơn nhiều so với việc đi vay ngân hàng.

Thông thường đối với các khoản vốn vay trung và dài hạn, các ngân hàng

thương mại luôn đòi hỏi tài sản đảm bảo (thế chấp hoặc cầm cố) và chỉ cho vay

tối đa là 80% tổng chi phí thực hiện dự án, nhưng với kênh cho thuê tài chính,

doanh nghiệp chẳng những không cần ký quỹ đảm bảo hay tài sản thế chấp mà

còn có thể được tài trợ đến 100% vốn đầu tư. Lãi suất hoàn toàn dựa trên sự

thỏa thuận của 2 bên. Thế mạnh của công ty cho thuê TC là tách quyền sở hữu

và quyền sử dụng tài sản, cho vay không cần thế chấp, mà tài sản thế chấp quan

trọng nhất đối với doanh nghiệp đi thuê tài chính là tín nhiệm của doanh nghiệp,

uy tín của chủ doanh nghiệp, tính khả thi của dự án và phần vốn tham gia trả

trước…



4.Tạo điều kiện cho DN mở rộng hoạt động kinh doanh

Khi bạn lựa chọn thuê thiết bị thay vì mua, bạn tránh được một khoản tiền trả

ngay lớn.Cho phép sử dụng linh hoạt đồng vốn của mình vào mục đích khác,

nhằm mang lại lợi ích nhiều hơn thay vì phải đầu tư vốn để mua tài sản cố định,

giúp bạn tận dụng được cơ hội kinh doanh.

Việc thuê thiết bị cũng có thể sẽ tốn kém hơn việc đi mua, nhưng nếu dòng tiền

là một vấn đề quan trọng, vậy thì thuê tài chính sẽ là một lựa chọn rất hấp dẫn



5.Tạo điều kiện cho việc thu xếp vốn với các khoản thanh toán cố định...

Ngoài ra nếu doanh nghiệp đã lỡ đầu tư mua tài sản mà thiếu vốn lưu động thì

vẫn có thể bán lại cho công ty cho thuê tài chính và sau đó công ty sẽ cho doanh

nghiệp thuê lại. Như vậy doanh nghiệp vừa có vốn lưu động cho hoạt động sản

xuất kinh doanh mà vẫn được sử dụng tài sản.

Kết thúc thời hạn thuê, doanh nghiệp được quyền ưu tiên mua lại tài sản với giá

trị danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của tài sản tại thời điểm mua lại.

6.Lợi ích về thuế

Bên cạnh đó một lợi ích vô cùng quan trọng nữa của hình thức cho thuê tài

chính đó là lợi ích được hưởng từ tấm chắn thuế. Tài sản cho thuê tài chính vẫn

thuộc quyền sở hữu của bên cho thuê nên bên cho thuê được phép khấu hao tài

sản đó, làm giảm thuế thu nhập phải nộp. Mặt khác, bên đi thuê phải trả chi phí

thuê, chi phí đó được khấu trừ trước thuế nên cũng làm giảm thuế thu nhập mà

doanh nghiệp phải nộp. Như vậy cả hai doanh nghiệp đều nhận được lợi ích từ

tấm chắn thuế.







Hạn chế



1.Lãi suất cho thuê tài chính thường cao hơn lãi suất cho vay vốn cùng loại của

các ngân hàng, vì các công ty thuê mua vay tiền tài trợ cho giao dịch thuê mua.

Khi thực hiện dự án khách hàng luôn thực hiện bài toán: chi phí tối thiểu – lợi

nhuận tối đa. Và trong đk cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức tín dụng, đây là 1

hạn chế lớn của nghiệp vụ này, làm giảm hấp dẫn đối với khách hàng đặc biệt là

các khách hàng có nhu cầu đầu tư vốn lớn, thời gian thực hiện dự án dài.

2.Cho thuê tài chính là nghiệp vụ mới, ngoài kiến thức về nghiệp vụ ngân hàng

còn cần kiến thức về nghiệp vụ khác như bảo hiểm, nhập khẩu hàng hóa, thuế ,

…. Trong khi các cán bộ mới được đào tạo chủ yếu về hoặc là kiến thức ngân

hàng hoặc là quản lí kinh tế và nhiều chuyên ngành khác, đã thể hiện bất cập

trong quá trình tác nghệp, chất lượng cho thuê chưa cao, quản lí dự án chưa chặt

chẽ, sai sót phát sinh trong xử lí nghiệp vụ còn nhiều



3.Sự cạnh tranh của các ngân hàng, các công ty cho thuê tài chính và các tổ

chức tín dụng khác ngày càng tăng cả ở khu vực thành thị và nông thôn, các

ngân hàng thương mại nới lỏng các điều kiện cho vay, thực hiện tranh chấp tiền

vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay, cho vay tín chấp, thành lập các chi

nhánh ở các khu vực có môi trường đầu tư thuận lợi, có tiềm năng kinh tế lớn

càng làm cho cạnh tranh trong đầu tư vốn gay gắt hơn

4.Ở giai đoạn cuối của thỏa thuận thuê mua, dù đã trả gần đủ số tiền thuê,

nhưng người thuê vẫn chưa được quyền sử dụng tài sản vào mục đích khác.

Ngoài ra trong trường hợp, hợp đồng có dự liệu quyền mua tài sản với giá trị

tượng trung bị phá vỡ, người thuê sẽ bị thiệt hại do mất quyền ưu tiên này, bởi

trong phí thuê đã gộp cả tiền thuê trả cho quyền chọn mua tài sản.



IV. Thực trạng của hoạt động thuê tài chính

ở việt nam

Trên thị trường việt am hiện có 13 công ty cho thuê tài chính đang hoạt động, gồm 7 công ty

trực thuộc ngân hàng thương mại nhà nước, 4 công ty có vốn đầu tư nước ngoài và 2 công

ty thuộc ngân hàng thương mại cổ phần. Các chủ thể có nhu cầu thuê tài chính là các doanh

nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh…và các cá nhan hoạt động trong nhiều lĩnh vực

ngành nghề khác nhau. Tuy nhiên thực tế thì khách hàng thuê tài chính chủ yếu là các doanh

nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải và xây dựng

Các công ty thuê tài chính hoạt động tại việt nam dưới các hình thức sau

+ công ty cho thuê tài chính nhà nước

+ công ty cho thuê tài chính cổ phần

+ công ty cho thuê tài chính liên doanh

+ công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài

+ công ty cho thuê tài chính trực thuộc tổ chức tín dụng

Hầu hết các cttc ở việt nam đều gặt hái được những thành công, lợi nhuận cao, tỷ lệ nợ quá

hạn thấp trong tổng dư nợ, hoạt đông cttc tỏ ra là hình tức kinh doanh phù hợp trong việc

tài trợ tín dụng cho các doanh nghiệp trong tình hình hiện tại của vn

Các đối tượng thuê tài chính của vn:

+ doanh nghiệp

+ cá nhân và hộ gia đình kinh doanh

+ các tổ chức khác thuộc diện được vay vốn của các tổ chức tín dụng

Mặc dù cho thuê tài chính là loại hình cấp tín dụng trung và dài hạn khá phổ biến trên thế

giới và có nhiều lợi thế cạnh tranh, nhưng nhiều năm có mặt thị trường cttc ở vn chỉ có 13

cty được thành lập dưới các hình thức sở hữu khác nhau;

Vốn điều lệ trung bình của mọt cty cttc là 150 tỷ đồng- rất nhỏ so với vốn điều lệ của NHTM (

trên 1000 tỷ đồng) và hiện có nhiều doanh nghiệp hoạt đọng khoog hiêu quả

Phương thức cho thuê và tài sản cho thuê chưa đa dạng, tăng trưởng cttc chưa tương xứng

với tiềm năng, giá cho thuê hiện còn cao. Nếu bỏ qua các yếu tố an toàn, chi phí bỏ ra ban

đầu thấp… thì cho đến hết thời hạn thanh lý hợp đồng cttc, bên thuê tài chính sẽ phải thanh

toán tổng số tiền với tài sản thuê cao hơn so với các nguồn vay khác như ngân hàng





Thực trạng hàng hóa cttc của việt nam: tài sản cttc chủ yếu là các phương tiện vận

tải, máy móc thiết bị đáp ứng được tỷ lệ 37% so với nhu cầu của nền kinh tế. tiếp đến

là máy móc thiết bị dây chuyền công nghệ cũng chỉ đáp ứng được 34% so với nhu cầu











của nền kinh tế. Máy móc, thiết bị của một nghành khác được tài trợi bằng việc cho

thuê tài chính như thiết bị nghành in, máy móc công trình sử dụng cho việc xây dựng

cơ bản cũng chiếm tỷ trọng thấp so với nhu cầu của nền kinh tế

Đánh giá thực trạng hàng hóa cho thuê tài chính của vn: chiến lược khách hàng chủ

yếu là các DN vừa và nhỏ, đặc biệt ưu tiên cho các DN làm xuất khẩu, thị trường đầu

ra ổn định, có khả năng quản lý và tiềm năng phát triển tốt. Việc đầu tư dưới hình

thức cho thuê tài chính ngày càng mở rộng ở tất cả các lĩnh vực như giao thông vận

tải, công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến, bệnh viện, nông nghiệp…tài sản cho thuê

chủ yếu là các phương tiện vận tải, máy móc thiế bị … có chất lượng và mức độ công

nghệ có trình độ trung bình,dây chuyền công nghệ cao và máy móc thiết bị tiên tiến

còn chiếm tỷ trọng thấp trong hoạt động cho thuê của các cho thuê tài chính. Các

công ty cttc chưa áp dụng tài sản cho thuê là bất động sản

Thực tiễn cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam không mấy quan tâm đến loại

hình

dịch

vụ

này,

nguyên

nhân



thể



vì:

Thứ nhất, doanh nghiệp hiểu biết về kênh cấp vốn qua dịch vụ cho thuê tài

chính còn hạn chế; hoạt động quảng bá, giới thiệu dịch vụ này đến doanh

nghiệp

còn

yếu.

Theo một cuộc khảo sát ngẫu nhiên mới đây đối với 1.000 doanh nghiệp

thuộc các thành phần khác nhau thì hơn 70% số doanh nghiệp được hỏi trả

lời rằng họ biết rất ít và chưa bao giờ tìm hiểu, sử dụng dịch vụ cho thuê tài

chính; gần 20% hoàn toàn không biết về dịch vụ này, thậm chí có doanh

nghiệp hiểu cho thuê tài chính như hoạt động mua trả góp, nhiều doanh

nghiệp chưa hiểu rõ bản chất cấp tín dụng của dịch vụ cho thuê tài chính,

chưa thấy rõ được hiệu quả, lợi ích từ dịch vụ cho thuê tài chính mang lại...

Thứ hai, giá cho thuê (gồm tiền trích khấu hao tài sản thuê, phí, bảo hiểm...)

hiện nay còn cao. Nếu bỏ qua các yếu tố an toàn, chi phí bỏ ra ban đầu

thấp... thì cho đến hết thời hạn thanh lý hợp đồng cho thuê tài chính, bên thuê

sẽ phải thanh toán tổng số tiền đối với tài sản thuê cao hơn so với đi vay từ

các

nguồn

khác

như

ngân

hàng.

Như vậy, nếu tính ra lãi suất thì lãi suất thuê tài chính cao hơn lãi suất vay

ngân hàng, bởi vì lãi suất thuê tài chính còn phải cộng thêm các chi phí về lắp

đặt, vận hành, bảo hiểm... của bên cho thuê phải bỏ ra.

Thứ ba, hành lang pháp lý về cho thuê tài chính chưa hoàn thiện đồng bộ,

nhiều quy định cần phải được luật hóa. Các quy định về sở hữu, về tổ chức,

hoạt động, vốn điều lệ... trong các văn bản còn nhiều vấn đề phải bàn.

Ví dụ như quy định về vốn điều lệ là 50 tỉ đồng đối với công ty trong nước và

5 triệu USD đối với công ty nước ngoài trong giai đoạn hiện nay là không phù

hợp. Luật các tổ chức tín dụng và các văn bản dưới luật khi quy định về cho

thuê tài chính đã không phân định triệt để các khái niệm liên quan đến sở

hữu, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản thuê trong các giai đoạn



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

×