Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.54 KB, 32 trang )
định nói cái gì và dễ hiểu vì nó thực”.Từ những vấn đề rõ ràng cụ thể, động cơ
viết của ông rất rõ ràng vì vậy truyện ngắn của ông cũng có hệ thống tư tưởng
chủ đề cụ thể, rõ ràng và gửi gắm những giá trị sâu xa.
2.2 Cốt truyện
Nguyễn Công Hoan xây dựng câu chuyện của mình trên những nghịch lí,
những sự kiện, sự việc, hành động nhân vật đi ngược hẳn với cái bình thường.
Trong truyện “Xuất giá tòng phu”, người chồng đánh đập người vợ xinh đẹp của
mình không phải vì chị không giữ đạo làm vợ mà vì chị muốn giữ chữ trinh với
chồng, không chịu đi làm “quà tết” cho ông chủ của chồng mình. Chồng dạy vợ
đạo tòng phu nhưng thực chất là phản lại đạo tòng phu.
Mỗi truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan là một màn hài kịch, một tình
huống trào phúng. “Tinh thần thể dục” hiện tượng bên ngoài là chăm lo sức
khoẻ và sự giải trí cho nhân dân nhưng thực chất là đem lại tai hoạ cho dân, làm
phiền hà, gây khó khăn làm cho ai ai cũng muốn tránh né. Hay trong “Kép tư
bền” tình huống truyện ở đây chính là anh Tư Bền mặc dù đau đớn, lo buồn cho
cha những vẫn phải pha trò, cười cợt với khán giả để rồi cha anh ra đi trong cô
độc.
Ông thường đẩy mâu thuẫn trào phúng phát triển cao độ để rồi kết thúc
truyện bất ngờ. “Phần kết trong truyện của tôi, - Nguyễn Công Hoan viết, - cũng
như cái hom. Nó bất ngờ với độc giả hệt như miệng hom nhỏ mà kéo được con
cá vào”. Đoạn kết trong truyện Nguyễn Công Hoan rất quan trọng.Chủ đề của
truyện bao giờ tác giả cũng gửi vào câu kết.“Câu kết truyện của tôi là một cái
lờ. Nó thường làm cho độc giả đột ngột, cũng như đến chỗ hẹp, nước chảy
mạnh, thì cá bất thình lình bị đẩy tuột vào hom”. Như trong “Oẳn tà roằn”, tác
giả để Nguyệt lúc đầu khăng khăng mình mang thai với Phong và tỏ ra rất
chung tình “Tôi con nhà trâm anh, anh cũng con nhà thế phiệt, vì một lời giao
ước nên tôi mới quá chiều anh. Tuy tôi chưa là vợ anh, nhưng cũng như là vợ,
nên tôi dốc một lòng chung thuỷ, thì chữ trinh tôi giữ nguyên cho anh”. Bên
cạnh đó, Nguyệt cũng đồng thời khẳng định với Bắc đó là con anh. Thế nhưng,
Phong cách truyện ngắn Nguyễn Công HoanPage 15
cuối truyện kết thúc rất bất ngờ: “Té ra thằng bé con chàng mà nước da lại đen
như cái cột nhà cháy! Vậy nó không phải là con rồng cháu tiên. Nó là giống
“Oẳn tà roằn” không biết chống gậy”. Nhà văn không hề để lộ một dấu hiệu
thông báo nào cho biết đứa bé không phải là con Phong mà để anh ta tin đến lúc
nhìn toàn bộ hình hài của bé. Sức nặng của tác phẩm cũng như giá trị hiện thực
của truyện là ở đây.
Cốt truyện đột ngột, bất ngờ, đầy kịch tính của truyện ngắn Nguyễn Công
Hoan nhằm lật ngược một cảnh ngộ, một tình huống, vạch mặt trái một chân
dung, phanh phui một mâu thuẫn nội tại. Chân lí được nhận ra thông qua một
tiếng cười kinh ngạc. Trong truyện “Oẳn tà roằn” người ta đều đoán con của
Nguyệt có thể là một đứa bé kháu khỉnh, đẹp đẽ. Nó là con của Phong hoặc của
Bắc. Nhưng thật không ai ngờ nó lại là giống “oẳn tà rroằn” không biết chống
gậy! Người ta kinh ngạc vì không ngờ giữa lí tưởng xã hội thẩm mĩ tiến bộ và
đối tượng bị châm biếm lại có một khoảng cách xa đến như vậy. Độc giả bỗng
nhiên khám phá ra được chân lí và điều đó gợi nên những rung động, khoái cảm
về mặt thẩm mĩ.
2.3 Kết cấu
Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan có kết cấu chặt chẽ, được xây dựng dựa
trên sự đối lập giữa các nhân vật và sự cố.
2.3.1 Đối lập giữa các nhân vật
Ở những truyện có chủ đề phê phán xã hội, thường có kết cấu đối lập
giữa hạng nhà giàu quyền thế với hạng người nghèo khó lép vế (“Mất cái ví”,
“Đồng hào có ma”…).
Trong truyện “Mất cái ví” rõ ràng là sự đối lập giữa ông bà Tham với
người cậu nghèo khổ của mình, giữa người giàu có nhưng đểu cáng với người
nghèo mà tự trọng.
Ở những truyện ngắn mang chủ để đạo đức luân lí, quan hệ luyến ái, hôn
nhân gia đình, kết cấu thường dựa trên sự đối lập giữa người già và người trẻ,
giữa nam và nữ (“Báo hiếu: Trả nghĩa cha”, “Báo hiếu: Trả nghĩa mẹ”…).
Phong cách truyện ngắn Nguyễn Công HoanPage 16
Trong truyện “Báo hiếu: Trả nghĩa mẹ”, nhà văn đã xây dựng nên sự đối
lập về hoàn cảnh, địa vị và tình cảm giữa người mẹ già, quê mùa, nghèo nàn và
người con trai giàu có, lạnh lùng, tàn nhẫn. Chính cách đối xử của người con
đối với mẹ là tiếng cười chua xót cho cái gọi là “trả hiếu” của con người luôn
giương cao ngọn cờ hiếu thảo trước mọi người trong ngày giỗ cha.
2.3.2 Các cặp sự vật, sự việc, hiện tượng đối lập
Thứ nhất là sự đối lập giữa hiện tượng bên ngoài và bản chất bên trong:
“Báo hiếu: Trả nghĩa cha”, “Báo hiếu: Trả nghĩa mẹ”, “Kép tư bền”…
Nguyễn Công Hoan không lên tiếng chỉ trích hay chê bai nhân vật mà
dùng chính sự mâu thuẫn và đối lập trong suy nghĩ, lời nói và hành động để
châm biếm.
Trong “Báo hiếu: Trả nghĩa cha”, “Báo hiếu: Trả nghĩa mẹ” nhân vật
chứa đựng sự đối lập giữa hiện tượng và bản chất là những người con giàu sang
những bất hiếu. Những người con giàu có, có địa vị trong xã hội không ngớt lên
tiếng hô hào khẩu hiếu sống hiếu thảo với thiên hạ nhưng đằng sau những lời
nói hoa mĩ đó lại là hành động xua đuổi hết sức tàn nhẫn, bất hiếu.
Hay trong “Kép Tư Bền”, anh Tư Bền trong lòng hết sức lo lắng, xót
thương cho cha nhưng bề ngoài phải làm trò, cười cợt với khán giả.
Thứ hai là sự đối lập giữa nguyên nhân tầm thường và hậu quả nghiêm
trọng. Trong “Thằng ăn cắp” chỉ vì ăn quỵt một bát bún riêu nhân lúc quá đói
mà tên ăn cắp bị tất cả mọi người xung quanh suy diễn đủ tội ăn cắp như ăn cắp
vàng, tiền và bị đánh đập tàn nhẫn không thể đứng dậy nỗi và cũng không thể
thanh minh cho tội danh mà họ áp đặt lên mình.
Thứ ba là cặp đối lập giữa hy vọng và thất vọng: “Ngựa người, người
ngựa”, “Ngậm cười”…
Trong “Ngựa người, người ngựa”, anh kéo xe gieo bao nhiêu hi vọng thì
lại gặt lấy bấy nhiêu thất vọng. Để mong kiếm bữa gạo ăn tết nhưng cả mấy
ngày xúi quẩy chẳng có người khách nào. Một hôm tưởng là có khách đi mà lại
đi rất nhiều giờ, những tưởng có tiền để ăn bát phở tái, mua bánh ga tô cho con
Phong cách truyện ngắn Nguyễn Công HoanPage 17
và đưa tiền cho vợ cho gia đình hạnh phúc thì lại là một người khách có số phận
chẳng hơn gì anh khiến anh phải khổ vì cô ả. Đến tia hi vọng cuối cùng khi anh
tin cô ả vào nhà săm kiếm được khách để trả tiền cho mình thì lại thất vọng não
nề khi cô ta đã bỏ đi.
Thứ tư là cặp đối lập giữa phúc và hoạ: “Được chuyến khách”…
“Được chuyến khách” lại vẽ lên một bức tranh sinh động về cuộc đời lam
lũ và tư tưởng về cuộc sống của một anh kéo xe. Anh kéo xe khổ cực quá nên
sinh ra ốm nhưng anh vẫn cho rằng như thế này đã là may mắn hơn bao anh em
khác. Trong cơn ốm đau như vậy nhưng thấy sắp có phiên chợ to trên Bách thú,
thầm nghĩ bờ Hồ sẽ đông khách lắm tất nhiên sẽ kiếm được kha khá nên anh
quyết đi kéo xe. Thế nhưng chính cái vận may đó lại làm bệnh anh thêm nặng
đến nỗi anh thổ huyết. Trong lúc hoang mang vì thấy máu, tiếng gọi xe của một
cô gái tân thời lại làm anh lo nghĩ. Bởi lẽ, nếu kéo xe thì sức anh có chịu nổi
chăng nhưng bỏ qua cơ hội này thì sợ rằng không có lần sâu nên anh vẫn quyết
định tranh lấy vị khách này. Phúc và hoạ đến với anh kéo xe chỉ trong chớp mắt,
song xét đến cùng cái được gọi là phúc đó chỉ mang đến cho anh tai hoạ mà thôi
khiến anh sớm ngã quỵ.
Thông qua việc tổ chức văn bản với những cặp đối lập, nhà văn đã thể
hiện sâu sắc bức tranh hiện thực cuộc sống nông thôn Việt Nam trước cách
mạng tháng Tám trong sâu thẳm bản chất cội nguồn của nó. Nhờ thế mà giá trị
phê phán xã hội càng sâu cay hơn.
2.4 Nghệ thuật xây dựng nhân vật
- Nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Công Hoan hầu như đều có một
ngoại hình xấu xí. Điều này trở thành thói quen, ý thức thẩm mỹ trong ông."Tôi
vẽ người xấu nhạy hơn người tốt. Bởi vì tôi vốn bi quan nên nhìn mọi vật bằng
con mắt hoài nghi, chỉ thấy phía xấu. Phía xấu dễ nhập tâm hơn phía tốt”.
+ Thông qua một số bức chân dung nhân vật người nghèo ta thấy Nguyễn
Công Hoan miêu tả khắc hoạ những kẻ nghèo khổ khốn cùng ấy như đồ vật, vật
Phong cách truyện ngắn Nguyễn Công HoanPage 18
hoá một cách tỉ mỉ từng chi tiết nhỏ cốt là để cho người đọc thấy được trạng thái
thảm hại vốn có của nó.
+ Qua hình hài gớm ghiếc của những nhân vật, nhà văn đã vạch trần sự
thối tha của một xã hội phi nhân tính. Những hình nhân đồ vật kia chỉ là nạn
nhân của sự vô lương tâm, thói đạo đức giả. Hơn thế nữa đằng sau của sự miêu
tả tỷ mỷ ấy người ta còn thấy cả một lòng căm thù, sự ghê tởm của một xã hội
đầy rẫy sự tàn bạo, thối nát làm cho con người không còn là người nữa.Miêu tả
tưởng chừng một cách khách quan đứng ngoài cuộc để nhìn vào với một thái độ
khinh miệt thực ra là cả một tấm lòng nhân đạo, thiết tha, của Nguyễn Công
Hoan.
- Không chỉ nhìn thấy những kẻ nghèo khổ xấu xí vì đói kém, vì sự bóc
lột tàn tạ cả về thể xác lẫn tinh thần, Nguyễn Công Hoan còn nhìn thấy được sự
xấu xí, kỳ dị, ở những hạng người giàu có mà bất nhân, đểu cáng. Ở đây ngoại
hình và tính cách nhân vật thường thống nhất nhau.Nghĩa là đối với loại nhân
vật này, xấu về ngoại hình tức là xấu về tính cách, bản chất.
- Tả người Nguyễn Công Hoan thường đặc biệt chú ý tới khuôn mặt mà
theo Bônđơle “Bộ mặt xấu là bộ mặt thiếu sự hài hoà, bệnh hoạn, thiếu hưng
phấn sáng sủa, thiếu sự phong phú nội tâm”.
Hãy xem nhà văn tả cái mặt của bà lớn: “Hình như trời đã đặt một cái
khuôn riêng để đúc nặn các người làm bà lớn. Nên chăng mấy chốc, bà phủ đã
được đúng kiểu mẫu, chỉ riêng bộ mặt cũng đã long trọng.Người ta tương chiếc
bánh dầy đám cưới, ở giữa đặt một quả chuối ngự, và ngay đầu quả chuối, nằm
dài hai múi cà chua”.(Đàn bà là giống yếu).
- Không phải ngẫu nhiên Nguyễn Công Hoan tả bọn quan lại, bọn tư sản,
địa chủ, cường hào... đều nhất loạt to béo, béo đến chảy mỡ, đến phát phì ra như
vậy. Đây là cách giải thích của Nguyễn Công Hoan về lý do béo của chúng:
“Tôi cực lực công kích sách vệ sinh đã dạy ta ăn uống phải sạch sẽ, nếu ta muốn
được khoẻ mạnh, béo tốt. Thuyết ấy sai! Trăm lần sai! Nghìn lần sai! Vì tôi thấy
sự thực ở đời này bao nhiêu những anh béo khoẻ đều là những anh thích ăn bẩn
Phong cách truyện ngắn Nguyễn Công HoanPage 19