1. Trang chủ >
  2. Ôn thi Đại học - Cao đẳng >
  3. Văn >

5 Giọng điệu, ngôn ngữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.54 KB, 32 trang )


“Chẳng ai thương nó cả.Nó cũng là người. Duy chỉ khác mọi người là chẳng

may nó bị tạo hóa ruồng bỏ, cho nên đói khát, phải ăn cắp giấm giúi để nuôi

thân. Cái ấy cũng khác hẳn với người thường. Họ thừa, họ cứ đường hoàng ăn

cắp”.

- Văn trần thuật của Nguyễn Công Hoan nhìn chung là những lời

trò chuyện giữa tác giả, nhân vật và độc giả như những kẻ bằng vai phải lứa

cùng đùa cợt bông phèng với nhau. “Một loạt truyện ngắn của ông viết vừa

rồi về quan trưởng tôi có đọc hết. Tôi nhận thấy có truyện ông đã bịa thêm

nhiều...” (Tôi tự tử). “Vì mới chết lần này là lần đầu, nên anh Xích chưa

có lịch duyệt về khoản ấy. Thực vậy, nếu chết ở tỉnh, thì ai láu nên

chọn vào đêm thứ sáu. Như thế, vợ con có vừa vặn thì giờ để cáo phó lên

báo. Và chủ nhật, cất đám, có đủ các cụ, các quan, các ông, các bà, thân

bằng cố hãu đi đưa đông. Ở nhà quê, nếu chết vì tai nạn, người khôn ngoan

bao giờ cũng tránh những ngày chủ nhật hoặc ngày lễ, thì sự khám xét, tống

táng mới mong chóng được. Nhưng khốn nỗi, xưa nay, không ai chết lần thứ

hai để được bài học kinh nghiệm về cách chết. Vì vậy, vẫn có nhiều người

chết một cách ngờ nghệch” (Thịt người chết). “Dạy học là một nghề khó nhọc.

Dạy lớp Đồng ấu lại khó nhọc gấp mười. Trẻ con phần nhiều đãng trí, hay

quên, có khi tay cầm quản bút, nhưng lại mách thầy là anh nào ăn cắp. Có

khi lọ mực móc dây vào ngón tay, nhưng lúc hứng, cứ như thế, đưa cả lên đầu

mà gãi! Lại có đứa thò lò mũi xanh. Có đứa mải chơi, đi “mô tô” ra quần lúc

nào không biết. Quần áo thì bẩn thỉu, hôi thối, đất cát, mồ hôi bê bết nhễ

nhại, cáu ghét tầng tầng. Trong lớp thì hơi người tanh nồng lên. Không

trách người Tây gọi lớp ấy là Ăng-phăng-tanh cũng phải” (Thầy cáu).

2.5.3 Ngôn ngữ giễu nhại

Có giọng giễu nhại. Bằng biện pháp giễu nhại, tác giả hạ bệ tất cả những gì

gọi là nghiêm trang, nghiêm túc; biến chúng thành trò cười với hình thức mô

phỏng (hí phỏng) một cách hài hước lời nói, giọng điệu của những nhân vật

nào đấy, hoặc phong cách ngôn ngữ của một tầng lớp xã hội nào đấy. Tả cái

Phong cách truyện ngắn Nguyễn Công HoanPage 22



áo rách của thằng ăn cắp: “Cái áo dài vải Tây nay chỉ còn giữ được màu nước

dưa, thì ở lưng, vai, tay, ngực bướp ra, mà năm khuy thì về hưu trí. Mỗi

chỗ rách là kỉ niệm một trận đòn mê tơi...”. Tả con chó sủa: “Tiên sinh xứ

tự do ngôn luận oang oang... cứ diễn thuyết ràm rộ, hô hào dữ dội đến nỗi

cả nhà mất ngủ”.

2.5.4. Chơi chữ

Chơi chữ trong cách đặt tên truyện. Hai thằng khốn nạn: Một người

khốn nạn về vật chất (nghèo khổ) và một người khốn nạn về tinh thần, về

cách sống (nhà giàu). Thế là mợ nó đi Tây: “đi Tây” vừa chỉ người Việt Nam

sang du học bên Tây vừa chỉ sự ra đi hẳn, cắt đứt hẳn. Xuất giá tòng phu:

Dùng ngôn ngữ đạo lý để chỉ chuyện vô đạo: Tòng phu không phải là thủy

chung với chồng mà theo mệnh lệnh chồng đi ngủ với quan trên.

Chơi chữ trong văn trần thuật: Tôi cực lực công kích sách vệ sinh

đã dạy người ta ăn uống phải sạch sẽ, nếu ta muốn được khỏe mạnh béo tốt.

Thuyết ấy sai. Trăm lần sai, nghìn lần sai vì tôi thấy sự thực ở đời, bao

nhiêu những anh béo khỏe, đều là những anh thích ăn bẩn cả...” (Đồng hào có

ma). Miêu tả cách ghẹo gái có tính chất lính tráng của một viên cơ. Lão

khám một mụ buôn thuốc phiện lậu, thấy có mấy đồng trinh: “-À, con này gớm

thật, mày vẫn còn trinh à?”.

2.6. Nghệ thuật trần thuật

2.6.1. Trần thuật theo ngôi kể

Mỗi truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan, ông sử dụng lối trần thuật theo

ngôi kể thứ ba – người kể chuyện giấu mình nhưng điểm nhìn và lời kể theo

giọng điệu của nhân vật. Trong mỗi truyện đều sử dụng ngôn ngữ giản dị, có

tính chất bình dân và mang tính trào phúng lột cả được hoàn cản của nhân vật

cũng như nết xấu của con người thay đổi về bản chất. Với “Ngựa người người

ngựa” người kể chuyện toàn tri, biết hết hoàn cảnh của a phu xe, biết được suy

nghĩ của anh về gia đình, về chuyện áo cơm, những trăn trở trong tối ba mươi

tết: “Anh ấy chạy vội lại phía có người gọi”, “Anh xe mới nghĩ mười lăm phút

Phong cách truyện ngắn Nguyễn Công HoanPage 23



nữa mình sẽ có sáu hào”. Cách trao lời kể cho người dấu mặt có thể bộc lộ

được suy nghĩ và những bình luận, đánh giá của cá nhân vào tác phẩm: “Phải

đòn trận này thì nó cạch đến già! Nhưng đáng kiếp hắn lắm! Ai thương? Ai bảo

mới nứt mắt ra đã đi ăn cắp” (Thằng ăn cắp), sử dụng đại từ thay thế “Nó” cho

thằng ăn cắp, những hành động rượt đuổi bắt nó như muốn nói lên cái xã hội đã

làm con người cũng phải lọt vào “bước đường cùng” không lối thoát. Trong

“Răng con chó của nhà tư sản” tác giả cũng dùng lối kể chuyện giấu mặt toàn

tri kể lại câu chuyện con chó nhà tư sản còn sướng hơn cả người ăn mày nữa,

trong cảnh nghèo đói con người phải giành giật miếng ăn với cả súc vật mà

không cần nghĩ đến thân phận nữa: “giá con chó biết tiếng người…khuất bóng

ở cạnh tường”. Nội dung được phản ánh trong tuyện ngắn của ông rất chân thực

và lột tả được những cảnh đời bất hạnh, nghèo khổ phải làm thuê làm mướn

suốt đợi, chỉ biết “Dạ” và làm theo (Thanh! Dạ!), qua đó tác giả bộc lộ được

tình cảm và tấm lòng thương yêu đối với những kiếp người như vậy: “tội

nghiệp con bé, khi nó về…vì vừa làm tròn một việc mà không phải mắng” .

Những dẫn chứng ấy cũng giúp chúng ta nhận ra được phần nào phong cách

trao cách kể chuyện của Nguyễn Công Hoan nhằm thoát ra được tinh thần nhân

đạo và thể hiện tình cảm đối với những con người nhỏ bé trong xã hội, không

được coi trọng danh dự và chính cái hoàn cảnh phải mua vui cho thiên hạ mà

không dám nghĩ đến việc riêng (Kép Tư Bền), điều kiện xã hội làm cho con

người cũng thay đổi theo hướng tiêu cực và trở thành những phần tử xấu trong

xã hội ấy.

Cũng có khi tác giả Nguyễn Công Hoan sử dụng lối kể chuyện ở ngôi thứ

nhất trong “Thế là mợ nó đi tây” xưng “tôi” nhằm kể lại những câu chuyện diễn

ra xung quanh mình một cách chân thật, độc giả khi tiếp xúc sẽ tường tận được

những sự kiện của chính mình, biết được hoàn cảnh mình đang sống và những

việc mình làm. Nhà văn xưng “tôi” hoặc cho “tôi” xuất hiện là để phá vỡ

khoảng cách trần thuật giữa chủ thể trần thuật với các sự kiện được trần thuật.

“Tôi” là nhân vật chính, tự kể lại chuyện mình, chiếm vị trí trung tâm, chính vì

Phong cách truyện ngắn Nguyễn Công HoanPage 24



thế nó thể hiện rõ nhất tư tưởng chủ đề của truyện. Mọi biến cố xoay quanh

“tôi”, từ thời hiện đại kể lại thời kì quá khứ (Ngày ấy). Vì kể lại chuyện đời

mình, khoảng cách giữa hai thời hiện tại và quá khứ không quá xa nhau, do vậy,

truyện kể vẫn đậm chất thời sự như: Tôi tự tử, Tôi chủ báo, Anh chủ báo, Chiến

tranh, Thằng ăn cắp…Khi người kể chuyện là “tôi”, “tôi” kể việc “tôi” biết cho

độc giả nghe. “Tôi” đối thoại, tranh luận với độc giả, “tôi” dẫn độc giả đi từ sự

kiện này đến sự kiện khác theo ý “tôi” (Cái thú tổ tôm): “Vậy xin độc giả đoán

nét mặt ông nghị Đào…nhà xơi nước hay không?”. Qua đó chúng ta nhận thấy

được cách dùng ngôi kể của Nguyễn Công Hoan rất tinh tế và có những tác

dụng tạo nên giá trị nội dung và nghệ thuật cho tác phẩm.

2.6.2. Điểm nhìn trần thuật



Truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan rất phong phú trong điểm nhìn trần

thuật, có điểm nhìn bên trong, bên ngoài và cả không gian lẫn thời gian đan xen

trong hệ thống nhân vật và lớp ngôn ngữ bình dân ấy. Cách trao điểm nhìn đa

dạng như thế sẽ tạo được hiệu ứng tốt trong cách nhìn nhận của độc giả, tạo cảm

giác “trực tiếp”, “công khai”, người đọc bị lôi cuốn vào câu chuyện và cùng trải

nghiệm với nhân vật như một tham thể đặc biệt trong thế giới nghệ thuật.

Truyện ngắn trào phúng Nguyễn Công Hoan, xuất hiện cái cười mới, cái

cười cao hơn, sâu săc hơn cái cười thông thường. Tiếng cười của ông chĩa vào

sự tha hóa trong xã hội, qua đó mà tầm phổ quát của nó là tố cáo trạng thái tha

hóa của toàn xã hội. Khi tác giả nhảy vào làm trò, tức tác giả nhập vai nhân vật,

từ bên trong. Lúc này điểm nhìn trần thuật là điểm nhìn từ nhân vật, từ bên

trong. Kẻ cao đạo nói về lưu manh là giọng bề trên nói với kẻ dưới. Tất nhiên,

lập một khoảng cách, kẻ khốn nạn nói về kẻ khốn nạn, khoảng cách sex bị phá

vỡ. Vì đó là cái nhìn bên trong, cái nhìn tận gan ruột. Do đó nó rất thật.

Với điểm nhìn bên trong tác giả kết hợp với lối kể chuyện ở ngôi thứ ba

giấu mặt nhưng di chuyển điểm nhìn vào chính nhân vật trong truyện. Những

truyện ngắn của ông được nhìn xuyên qua cảm nhận của nhân vật: “rồi trong

khi nhà nuôi kể lể, thì cậu lệ đánh vần để đọc lá thư”, “nó mừng quá lóp ngóp

Phong cách truyện ngắn Nguyễn Công HoanPage 25



đứng dậy, vội vã theo vào trong buồng giấy” (Đồng hào có ma). Nhiều chi tiết

được nhìn nhận thông qua cách kể của tác giả nhưng với lời kể nhân vật: “Nó

nhìn gánh bún riêu. Nó nhìn mẹt bánh đúc. Nó nhìn rổ khoai lang. Cơ chừng nó

thèm. Nó thèm vì nó đói.” (Thằng ăn cắp), đó là những cách nghĩ của chính nhân

vật trong truyện rất chân thực và có ý nghĩa. “con Thanh chờ, nó đập bàn chân

nọ vào bàn chân kia cho đỡ sốt ruột” (Thanh! Dạ!). Cách tạo điểm nhìn bên

trong người đọc có được cái nhìn xuyên thấu và sâu hơn trong cảm nhận và

những suy nghĩ, trăn trở lo toan về cuộc sống của chính nhân vật đời thường.

Truyện “Ngựa người người ngựa” đã thành công trong việc ìn bộc lộ được

những đau khổ đến tột cùng của chàng trai phu xe khi gặp phải gái ăn sương

trong tình cảnh nghèo đói và phải lo cho gia đình.

Phối hợp với điểm nhìn bên trong là điểm nhìn bên ngoài trong mỗi truyện

ngắn tạo nên góc nhìn đa chiều và nhìn được toàn cảnh cuộc sống trong mỗi

truyện ngắn mà Nguyễn Công Hoan dày công sáng tạo. Có thể nói cách nhìn từ

ngoài sôi vào những hành động, của chỉ thậm chí suy nghĩ của chính nhân vật

độc giả đều có thể dễ dàng nhận thấy. Mỗi truyện là mỗi cảnh nhìn khác nhau

làm nổi bật lên những sự kiện xoay quay đời sống nghèo túng và cơ cực của con

người phận bé, tôi tớ, những người có hoàn cảnh cùng khổ. Trong “Ngựa người

người ngựa” mở đầu là cảnh anh phu xe lững thững dắt xe không có người ngồi

từ bao giờ. Từ điểm nhìn này khung cảnh gợi mở cho chúng ta nhiều điều về

con người trong truyện, có những nhận định riêng của chính tác giả về phận

người: “Ấy thế!...sạch sành sanh cả”. Điểm nhìn bên ngoài được tác giả dụng ý

sử dụng trong các truyện ngắn của ông, toàn cảnh cuộc rượt đuổi thằng ăn cắp

được miêu tả rất lỹ, hay trong cảnh thằng ăn mày thèm miếng thức ăn của chó

đến nhỏ nước giải ra thật tỉ mỉ. Thông qua những cách nhìn đó nhằm bộc lộ

được tài quan sát của nhà văn cũng như tình cảm sâu sắc dành cho những thân

phận nghèo nàn.

Những truyện ngắn Nguyễn Công Hoan miêu tả những sự việc diễn ra đời

thường nên điểm nhìn không gian xoay quanh một vùng quê, hay khu phố, cảnh

Phong cách truyện ngắn Nguyễn Công HoanPage 26



chợ búa, trong nhà, ở bệnh viện. Thời gian trong truyện cũng được miêu tả rất

chi tiết, Tối ba mươi tết trong “Ngựa người người ngựa”, khoảng thời gian rời

quê hương sang tây học trong “Thế là mợ nó đi tây”, “Anh ở Sài Gòn ra hát…

đã ba năm nay” trong “Kép Tư Bền”. “Hơn mười năm nay…cũng đã dai sức”

(Được chuyến khách)…

Tóm lại, những thủ pháp nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan

được ông sử dụng rất thành công,đạt tới kỹ thuật cao trong sự miêu tả hiện thực

đương thời. Những truyện khôi hài, trào phúng hay những truyện chủ yếu miêu

tả những cảnh trụy lạc, những sự thối nát, lố bịch trong xã hội cũ…tất cả đều trở

nên những giá trị tinh thần đại diện cho một thời, thể hiện chủ nhân đạo sâu sắc.

2.7 . Thủ pháp nghệ thuật



2.7.1. Thủ pháp trào phúng

Thủ pháp nghệ thuật được coi là những phương tiện cơ bản để nhà văn gom

góp kết hợp trong tác phẩm của mình. Nguyễn Công Hoan cũng vậy, thủ

pháp nghệ thuật mà ông sử dụng ở đây chính là thủ pháp “trào phúng”.

Có thể nói, sự nhạy bén đặc biệt trước những mâu thuẩn trào phúng trong đời

sống là đặc điểm quan trọng nhất trong tư duy nghệ thuật của Nguyễn Công

Hoan vì Ông rất có năng khiếu phát hiện ra những tình huống gây cười, mâu

thuẩn hài hước trong các sự vật, hiện tượng xung quanh. Ông luôn nhìn xã hội

đương thời dưới lăng kính trào phúng.

Mỗi truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan là một cảnh tượng, một tình huống

mâu thuẫn đầy tính chất hài hước trong cái “tấn trò đời”. Để làm nổi bật mâu

thuẫn trào phúng của sự vật, hiện tượng, nhà văn thường dùng biện pháp phóng

đại. Phóng đại được xem như là một đặc điểm không thể thiếu của sự hư cấu

nghệ thuật trong văn trào phúng. Đó là sự thể hiện “một thái độ nào đo châm

biếm hoặc hoài nghi những cái được thừa nhận, có khuynh hướng lật mặt trái,

hơi xuyên tạc đi một ít, chỉ ra cái không hợp lý trong cái bình thường”.Nó làm

cho mâu thuẩn càng nổi bật và chất muối trào phúng càng đậm đà. Ví dụ trào



Phong cách truyện ngắn Nguyễn Công HoanPage 27



phúng trong Kép Tư Bền, Ngựa người người ngựa, Thật là phúc, Cụ chánh bá

mất giày….

Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan tuy trào phúng song vẫn thuộc loại “tả thực”,

vẫn yêu cầu tác phẩm có diện mạo giống như bản thân đời sống, với “sự chính

xác của các chi tiết”, do đó không cho phép sự phóng đại kiểu biếm họa quá

đáng khiến cho sự vật bị méo mó, quái dị, không thật.

2.7.2. Thủ pháp đánh lạc hướng người đọc

Để làm nổi bật mâu thuẩn trào phúng, nhà văn còn chú ý tạo nên sự so sánh đối

lập, sư lặp lại _ một cảnh tượng, một tình huống, một lời nói. Tác giả dùng thủ

thuật đánh lạc hướng người đọc bằng những ngôn ngữ, chi tiết lập lờ, đánh bẩy,

khiến người đọc phán đoán lầm. Đặc biệt nhà văn dựng nên một nhân vật “tôi”

thạt thà, ngơ ngác, hiểu lầm để đánh lạc hướng người đọc.

- Giả định, suy đoán nhằm đánh lạc hướng. “Cái ví ấy của ai” : Các ông bà quý

phái đang khiêu vũ, bỗng một ông mất ví. Ai cũng ngờ bọn đầy tớ. Hóa ra,

chính họ ăn cắp của nhau.

- Xây dựng nhân vật “ngớ ngẩn” để đánh lừa. “Nỗi lòng tỏ cùng ai” : Bà mẹ

nhân vật “ngớ ngẩn” trước nỗi buồn của con gái yêu. Những phán đoán của bà

về lý do gây ra nỗi buồn cho.



Phong cách truyện ngắn Nguyễn Công HoanPage 28



CHƯƠNG 3: GIÁ TRỊ PHONG CÁCH TRUYỆN NGẮN NGUYỄN

CÔNG HOAN.

Bằng những cơ sở về lý luận thực tiễn, soi chiếu vào những truyện ngắn

của Nguyễn Công Hoan chúng ta nhận thấy rằng phong cách của nhà văn được

thể hiện rất đậm nét.

Nó không chỉ là cách nói, cách nghĩ và cách viết của nhà văn mà đó còn là vô

thức được hình thành do yếu tố xã hội ảnh hưởng chi phối. Phong cách đó ứng

với hoàn cảnh sống của nhà văn hiện tại_sống giữa những xô bồ, đen tối bản

thân của mỗi người “nhạy cảm” ắc hẳn sẽ cảm thấy mình cần làm gì đó để góp

tiếng nói tố cáo xã hội.

Chính những cảm xúc thực tế đó mà văn chương của Nguyễn Công Hoan rất

thực. Mọi thứ dường như đã cũ nhưng khi được ông viết ra nó lại trở thành

một vấn đề mới mẻ và vô cùng đặc sắc.

Với hệ đề tài gần gũi, quen thuộc về con người, cuộc sống, mâu thuẩn giai cấp,

giàu nghèo,… Nguyễn Công Hoan ngoài việc tạo cho mình một phong cách



Phong cách truyện ngắn Nguyễn Công HoanPage 29



riêng ông còn đưa người đọc tới gần hơn với chân thật hơn của cuộc sống

đương thời.

Với cốt truyện và kết cấu lạ, độc đáo thể hiện phong cách rất riêng của môt cây

bút hiện thực, Nguyễn Công Hoan dường như đã gây ấn tượng tạo khiêu khích

tích cực từ phía người tiếp nhận. Đây cũng chính là một giá trị căn bản mà

truyện ngắn của ông mang lại. Nó gây sự tò mò ngay từ đầu và hấp dẫn đến khi

kết thúc câu chuyện, càng tò mò, càng hứng thú và khi kết thúc câu chuyện

người đọc vẫn cảm thấy có gì đó đau xót, trách móc và đột ngột bởi cái bất công

tủi nhục của đa số nhân vật chính diện xuất hiện trong tác phẩm.

Với giọng điệu ngôn ngữ tự nhiên, suồng sả. Phần nào nói lên phong cách tự

nhiên khi viết truyện của tác giả, mọi thứ diễn ra trong câu chuyện dường như

quá thân quen đối với Nguyễn Công Hoan nên tác giả mới tự nhiên như vậy.

Giá trị cho điểm phong cách này được hiện ra ở chổ đó chính là một sự kết nối

tiểu biểu giữa nhà văn – tác phẩm – bạn đọc.

Nghệ thuật trần thuật đặc sắc là cách mà Nguyễn Công Hoan gửi gắm thông qua

tác phẩm, tạo ra những nhận định sâu sắc về cuộc đời và con người. Không quá

triết lí sâu xa, tác phẩm của ông được kể với nhịp kể rất đều và tự nhiên, từ

những xuất phát điểm khác nhau trong điểm nhìn trần thuật tác giả đã chuyển

tới người đọc những câu chuyện đầy đau khổ và bất công của người nghèo, của

những tầng lớp thấp của xã hội mà ông đang sống.

Điều đáng nói ở đây chính là qua những nét nghệ thuật đặc sắc đó Nguyễn Công

Hoan hiện lên là một cấy bút truyện ngắn hiện thực trào phúng. Không cay cú

như những phóng sự của Vũ Trọng Phụng, cũng khác hẳn với những gì Nam

Cao đã viết. Truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan thực sự để lại nhưng ấn

tượng khó phai trong lòng người đọc.

Những phong cách nghệ thuật đó được gửi gắm qua từng tác phẩm khác nhau,

tạo tiền đề và sức sống mãnh liệt đối với những tác phẩm truyện ngắn của ông.

Để cho những tác phẩm đó tồn tại cho đến tận bây giờ và cả sau này nữa.



Phong cách truyện ngắn Nguyễn Công HoanPage 30



C. PHẦN KẾT LUẬN

Nguyễn Công Hoan, nhà văn tiêu biểu của chủ nghĩa hiện thực phê phán

Việt Nam. Ông đã được nhiều thành công trong cuộc đời văn nghiệp của mình,

trong đó có thể loại truyện ngắn.

Trải qua sự sàng lọc của thời gian và lòng người, Nguyễn Công Hoan đã

tạo nên một thế đứng vững vàng trong văn mạch dân tộc nhờ phong cách truyện

ngắn cũng như phong cách viết văn độc đáo của mình.

Ngay từ buổi đầu cầm bút, Nguyễn Công Hoan đã tự vạch cho mình một

con đường đi, một con đường không phải ngay từ đầu đã rõ nét và cả về sau này

không phải là không có những lúc chệch choạc, nhưng căn bản là một con

đường tích cực tiến bộ nhất so với tình hình văn học công khai nước ta thời ấy trước khi Đảng ta phát biểu và đấu tranh cho một đường lối văn nghệ chính xác,

phù hợp với yêu cầu phát triển của bản thân văn nghệ.



Phong cách truyện ngắn Nguyễn Công HoanPage 31



Truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan sinh động, hấp dẫn. Ông là người

biết tổ chức cấu trúc chặt chẽ và thay đổi cấu trúc hình thức rất linh hoạt. Nếu

như truyện ngắn của Thạch Lam tác động chủ yếu vào tình cảm và cảm giác

người đọc, truyện của Nam Cao đi sâu vào tâm lí bên trong của nhân vật, thì

truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan nhằm nâng cao năng lực nhận thức và

khám phá các hiện tượng phức tạp của xã hội.

Nguyễn Công Hoan đã để lại cho chúng ta một khối lượng truyện ngắn

phong phú với một nghệ thuật viết khác điêu luyện. Dư luận đều thống nhất

đánh giá cao công lao của ông trong việc xây dựng một nền truyện ngắn Việt

Nam hiện đại. “Tác phẩm của Nguyễn Công Hoan cũng có thể nói là một “bách

khoa toàn thư” về xã hội Việt Nam trước cách mạng tháng Tám. Nguyễn Công

Hoan là bậc thầy về truyện ngắn trào phúng trong nền văn xuôi hiện đại, nhưng

ông còn là một nhà văn giàu tình cảm, viết những truyện xúc động người đọc

một cách sâu sắc”.



TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Văn hoc Việt Nam 1900 – 1945, Phan Cự Đệ chủ biên, nhà xuất bản giáo



dục Việt Nam,…

2. Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan tác phẩm và dư luận, Tuấn Thành – Anh

Vũ (tuyển chọn), NXB văn học, 2002.

3. Nguyễn Công Hoan cây bút hiện thực xuất sắc, Vũ Thanh Việt tuyển

chọn và biên soạn, NXB văn hóa thông tin Hà Nôi, 2000.

4. Tài liệu mạng : www.vanchuong.com



Phong cách truyện ngắn Nguyễn Công HoanPage 32



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

×