Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.54 KB, 32 trang )
hoá một cách tỉ mỉ từng chi tiết nhỏ cốt là để cho người đọc thấy được trạng thái
thảm hại vốn có của nó.
+ Qua hình hài gớm ghiếc của những nhân vật, nhà văn đã vạch trần sự
thối tha của một xã hội phi nhân tính. Những hình nhân đồ vật kia chỉ là nạn
nhân của sự vô lương tâm, thói đạo đức giả. Hơn thế nữa đằng sau của sự miêu
tả tỷ mỷ ấy người ta còn thấy cả một lòng căm thù, sự ghê tởm của một xã hội
đầy rẫy sự tàn bạo, thối nát làm cho con người không còn là người nữa.Miêu tả
tưởng chừng một cách khách quan đứng ngoài cuộc để nhìn vào với một thái độ
khinh miệt thực ra là cả một tấm lòng nhân đạo, thiết tha, của Nguyễn Công
Hoan.
- Không chỉ nhìn thấy những kẻ nghèo khổ xấu xí vì đói kém, vì sự bóc
lột tàn tạ cả về thể xác lẫn tinh thần, Nguyễn Công Hoan còn nhìn thấy được sự
xấu xí, kỳ dị, ở những hạng người giàu có mà bất nhân, đểu cáng. Ở đây ngoại
hình và tính cách nhân vật thường thống nhất nhau.Nghĩa là đối với loại nhân
vật này, xấu về ngoại hình tức là xấu về tính cách, bản chất.
- Tả người Nguyễn Công Hoan thường đặc biệt chú ý tới khuôn mặt mà
theo Bônđơle “Bộ mặt xấu là bộ mặt thiếu sự hài hoà, bệnh hoạn, thiếu hưng
phấn sáng sủa, thiếu sự phong phú nội tâm”.
Hãy xem nhà văn tả cái mặt của bà lớn: “Hình như trời đã đặt một cái
khuôn riêng để đúc nặn các người làm bà lớn. Nên chăng mấy chốc, bà phủ đã
được đúng kiểu mẫu, chỉ riêng bộ mặt cũng đã long trọng.Người ta tương chiếc
bánh dầy đám cưới, ở giữa đặt một quả chuối ngự, và ngay đầu quả chuối, nằm
dài hai múi cà chua”.(Đàn bà là giống yếu).
- Không phải ngẫu nhiên Nguyễn Công Hoan tả bọn quan lại, bọn tư sản,
địa chủ, cường hào... đều nhất loạt to béo, béo đến chảy mỡ, đến phát phì ra như
vậy. Đây là cách giải thích của Nguyễn Công Hoan về lý do béo của chúng:
“Tôi cực lực công kích sách vệ sinh đã dạy ta ăn uống phải sạch sẽ, nếu ta muốn
được khoẻ mạnh, béo tốt. Thuyết ấy sai! Trăm lần sai! Nghìn lần sai! Vì tôi thấy
sự thực ở đời này bao nhiêu những anh béo khoẻ đều là những anh thích ăn bẩn
Phong cách truyện ngắn Nguyễn Công HoanPage 19
cả” (Đồng hào có ma). Ở tầng lớp quan lại, tư sản, địa chủ, cường hào mà
Nguyễn Công Hoan gọi chung là bọn nhà giàu ấy không chỉ diễn trò “ăn bẩn”
mà còn diễn trò “ăn cắp”, “ăn cướp”. Đó cũng là đề tài trở đi, trở lại trong
những truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan.Có lẽ xoay quanh những vụ trộm
cắp, nhà văn dễ tìm ra những tình tiết ly kỳ và có dịp vạch trần bản chất đểu
cáng, giả dối của chúng.
Song có cả những nhân vật vì nghèo khổ, gầy, đói quá do không có gì mà
ăn nên cũng phải diễn trò ăn cắp, ăn xin.
Trong sự đối lập kẻ giàu, người nghèo ấy cùng diễn ra trò, dĩ nhiên nhà
văn đứng về phía người nghèo, bênh vực họ.
Ví dụ: Ở những truyện ngắn: “Thằng ăn cướp”, “Bữa no... đòn”, “Thế
cho nó chừa”...
- Khắc họa tính cách: Thế giới nhân vật của Nguyễn Công Hoan bao gồm
những hạng người quen thuộc với hai môi trường sống : Cửa quan ở các phủ
huyện, thành thị. Có lẽ do ấn tượng tuổi thơ mà tạo nên thế giới nhân vật ở hai
môi trường sống này. Vì vậy, với các nhân vật ông quan bà quan, hương lý,
chức dịch chiếm tỷ lệ lớn trong các truyện ngắn của nhà văn.Với các nhân vật
này, ông chỉ cần phác qua một vài nét là tính cách hiện lên sinh động.Nhân vật
của ông, chủ yếu là nhân vật phản diện thường có những nét tính cách sau. Bọn
đàn ông nhà giàu, quyền lực : tham, ác, đê tiện, đểu cáng, trắng trợn ; bọn đà
bà : dâm đãng và xảo quyệt. Tất nhiên các nét tính cách trên tùy nhân vật mà
đậm nhạt khác nhau. “Đồng hào có ma” nổi bật là tham lam, đê tiện; Thịt người
chết nổi bật là bỉ ổi, độc ác ; “Mất cái ví”, “Xuất giá tòng phu” nổi bật là đểu
giả, đê tiện;…trình sáng tác tiểu thuyết trước cách mạng đến sau cách mạng của
Nguyễn Công Hoan và dừng lại lâu hơn ở “Bước đường cùng”. Nguyễn Hoành
Khung đã phát hiện phân tích và lý giải rất nhiều những vấn đề thuộc về nội
dung cũng như nghệ thuật đầy sức thuyết phục. Đặc biệt ở phương diện nghệ
thuật tác giả đã có những ý kiến sắc sảo chỉ ra những ưu nhược điểm về nhân
vật Bước đường cùng: “đã xây dựng thành công hai nhân vật chính Nghị Lại và
Phong cách truyện ngắn Nguyễn Công HoanPage 20
Pha. Do cái nhìn xã hội tiến bộ gần với quan điểm giai cấp nhà văn đã thể hiện
khá sâu sắc bản chất giai cấp bọn địa chủ và số phận người nông dân lao động.
2.5 Giọng điệu, ngôn ngữ
2.5.1. Trong sáng, giản dị có tính chất bình dân. Văn chương Nguyễn Công
Hoan trong sáng phát huy khả năng diễn đạt của tiếng nói dân tộc
- Ngôn ngữ một bà nhà quê : “Thưa thầy, từ đây lên huyện những chín
cây-lô-mếch, sợ nhà đi nắng thì cảm, rồi phải lại thì oan gia…” (Tinh thần
thể dục).
Ngôn ngữ lính tráng : “Nói nôm na, chú Ván-cách cũng muốn chim chị
Tam đáo để. Có bận chú định ngồi trong mành mành, ví chị Tam một câu rõ
hay. Giá chú biết làm thơ, làm văn thì hẳn đã nghĩ được một bài trường
thiên rõ dài để tặng ! Khốn nhưng chú chỉ quen thói bóp ngực lần lưng dân,
cho nên chỉ học mốt chim gái của bạn đồng nghiệp, thẳng như nòng súng, là
giữ nón, chắn đường, hoặc nắm cổ tay mà bắt nói một câu :
Van nhà, nhà buông em ra ! (Thật là phúc)
Ngôn ngữ chị vú, con sen: “Lậy ông bà, chúng con có biết cái ví
tiền của ông mặt ngang mũi dọc thế nào, thì chúng con cứ chết một đời cha
ba đời con!” (Mất cái ví).
Ngôn ngữ bà bán bún riêu: “Ba mươi sáu cái nõn nường! Mỗi bát mấy
đồng xu của người ta đây! Thôi đi! Dơ!...” (Thằng ăn cắp).
Ngôn ngữ kẻ ăn mày: “Giàu hai con mắt, đói hai bàn tay, con kêu
van cửa ông cửa bà thí bỏ cho con bát cháo lưng hồ...” (Cái vốn sinh nhai).
2.5.2. Ngôn ngữ thân mật, suồng sã
Bakthin: “Tất cả những gì nực cười đều gần gũi... Tiếng cười có một sức
mạnh tuyệt vời kéo đối tượng lại gần, tiếng cười lôi đối tượng vào khu vực
tiếp xúc thân mật đến thô bạo, ở đó có thể suồng sã sờ mó từ khắp phía...”.
- Văn của Nguyễn Công Hoan không là thứ văn đạo mạo, mà là văn lột trần
tất cả tôn ti trật tự xã hội, không chừa một ai. Trong Bữa no... đòn:
Phong cách truyện ngắn Nguyễn Công HoanPage 21
“Chẳng ai thương nó cả.Nó cũng là người. Duy chỉ khác mọi người là chẳng
may nó bị tạo hóa ruồng bỏ, cho nên đói khát, phải ăn cắp giấm giúi để nuôi
thân. Cái ấy cũng khác hẳn với người thường. Họ thừa, họ cứ đường hoàng ăn
cắp”.
- Văn trần thuật của Nguyễn Công Hoan nhìn chung là những lời
trò chuyện giữa tác giả, nhân vật và độc giả như những kẻ bằng vai phải lứa
cùng đùa cợt bông phèng với nhau. “Một loạt truyện ngắn của ông viết vừa
rồi về quan trưởng tôi có đọc hết. Tôi nhận thấy có truyện ông đã bịa thêm
nhiều...” (Tôi tự tử). “Vì mới chết lần này là lần đầu, nên anh Xích chưa
có lịch duyệt về khoản ấy. Thực vậy, nếu chết ở tỉnh, thì ai láu nên
chọn vào đêm thứ sáu. Như thế, vợ con có vừa vặn thì giờ để cáo phó lên
báo. Và chủ nhật, cất đám, có đủ các cụ, các quan, các ông, các bà, thân
bằng cố hãu đi đưa đông. Ở nhà quê, nếu chết vì tai nạn, người khôn ngoan
bao giờ cũng tránh những ngày chủ nhật hoặc ngày lễ, thì sự khám xét, tống
táng mới mong chóng được. Nhưng khốn nỗi, xưa nay, không ai chết lần thứ
hai để được bài học kinh nghiệm về cách chết. Vì vậy, vẫn có nhiều người
chết một cách ngờ nghệch” (Thịt người chết). “Dạy học là một nghề khó nhọc.
Dạy lớp Đồng ấu lại khó nhọc gấp mười. Trẻ con phần nhiều đãng trí, hay
quên, có khi tay cầm quản bút, nhưng lại mách thầy là anh nào ăn cắp. Có
khi lọ mực móc dây vào ngón tay, nhưng lúc hứng, cứ như thế, đưa cả lên đầu
mà gãi! Lại có đứa thò lò mũi xanh. Có đứa mải chơi, đi “mô tô” ra quần lúc
nào không biết. Quần áo thì bẩn thỉu, hôi thối, đất cát, mồ hôi bê bết nhễ
nhại, cáu ghét tầng tầng. Trong lớp thì hơi người tanh nồng lên. Không
trách người Tây gọi lớp ấy là Ăng-phăng-tanh cũng phải” (Thầy cáu).
2.5.3 Ngôn ngữ giễu nhại
Có giọng giễu nhại. Bằng biện pháp giễu nhại, tác giả hạ bệ tất cả những gì
gọi là nghiêm trang, nghiêm túc; biến chúng thành trò cười với hình thức mô
phỏng (hí phỏng) một cách hài hước lời nói, giọng điệu của những nhân vật
nào đấy, hoặc phong cách ngôn ngữ của một tầng lớp xã hội nào đấy. Tả cái
Phong cách truyện ngắn Nguyễn Công HoanPage 22