Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 107 trang )
Công nghệ sản xuất mứt dứa miếng
GVHD: Ths. Nguyễn Anh Trinh
b. Thân
Thân dứa lúc mới trồng chỉ dài vài centimet nhưng đến khi thu hoạch có thể
mọc dài 20 ÷ 30 centimet, thay đổi tuỳ theo giống và tùy các điều kiện canh tác,
chăm sóc. Nếu bóc hết lá và bóc sạch các rễ phụ trên thân thì thân dứa có dạng
một hình chùy ngắn. Phần thân nằm trên mặt đất thẳng, có ngọn phù to đường kính
khoảng 6,5cm, phần ở dưới đất nhỏ hơn, đường kính khoảng 3,5cm, có thể thẳng
hoặc cong tùy vào nguồn gốc loại giống đem trồng.
Trên thân dứa có rất nhiều rễ phụ và có nhiều mầm, các mầm này sẽ phát triển
thành cây khi dứa ra hoa.
c. Lá
Lá dứa chiếm hơn 70% trọng lượng của toàn cây, lá trên cây nhiều hay ít thay đổi
tùy giống và các điều kiện ngoại cảnh chăm sóc. Số lá trên cây dứa có thể thay đổi từ
30 ÷ 80 lá. Bộ lá quyết định sức quang hợp của cây dứa. Do đó khi chọn giống dứa tốt
người ta thường chọn giống từ những cây cho trái to nhưng có tổng số lá trên cây thấp.
Khi trồng, nếu phát hiện lá dứa có màu đỏ thì có thể là do lá thiếu nước do nhiệt
độ cao, nắng nhiều, trong lá tích tụ nhiều sắc tố anthocyanine, hoặc cây dứa bị bệnh
khô đầu lá, hoặc bị thiếu lân, thiếu các chất vi lượng… (trừ giống dứa gai đỏ hay thơm
lửa). Cần xác định nguyên nhân để phục hồi màu xanh của lá nhằm đảm bảo năng
suất.
d. Hoa
Ở cây dứa còn nhỏ, mô phân sinh ở ngọn thân dứa chỉ phát triển thành lá. Khi cây
trưởng thành, có từ 30 lá ở dứa ta hay 50 lá ở dứa tây, nếu gặp điều kiện thuận lợi
hoặc xử lý chất kích thích ra hoa thì mô phân sinh ở ngọn sẽ không phân hóa lá nữa
mà chuyển sang phân hóa mầm hoa. Thời gian xuất hiện phác hoa giữa vòm lá ở các
giống dứa là khoảng 5 tuần sau khi xử lý kích thích.
Phác hoa dứa là một hoa kép, trung bình có khoảng 100 ÷ 150 hoa, thay đổi tuỳ
theo giống và tùy điều kiện trồng, chăm sóc. Trên cùng một phác hoa các hoa dứa nở
theo thứ tự từ dưới lên trên, mỗi ngày có khoảng 5 ÷ 10 hoa đơn nở và mất khoảng 15
÷ 20 ngày mới nở xong các hoa trên một phác hoa. Hoa dứa thường nở vào buổi sáng
sớm, héo tàn vào buổi xế trưa và khép cánh vào buổi chiều tối trong ngày. Các hoa
trên một phác hoa xếp theo hình xoắn ốc từ đáy lên ngọn.
SVTT: Phạm Mai Khôi
15
Công nghệ sản xuất mứt dứa miếng
GVHD: Ths. Nguyễn Anh Trinh
Hoa dứa có cấu tạo gồm ba lá đài, ba cánh hoa màu xanh nhạt hơi đỏ tím hoặc màu
tím nhạt hay màu tím hoa cà. Các cánh hoa rời nhau ở phần trên nhưng ở dưới đáy lại
làm thành một ống trắng bao bọc chung quanh bộ nhụy đực gồm sáu nhụy đực màu
trắng vàng, xếp thành hai hàng và bộ nhụy cái có ba tâm bì và một bầu noãn hạ.
2.2.3.2 Yêu cầu điều kiện sinh thái
a. Khí hậu
Dứa là cây ăn quả nhiệt đới, ưa nhiệt độ cao. Phạm vi nhiệt độ thích hợp từ 20 ÷
30oC. Giống Cayenne chịu lạnh kém hơn giống Queen và các giống địa phương. Nhiệt
độ cao trên 32oC có thể làm cháy lá và vỏ quả, nhất là giống Cayenne.
Về lượng mưa, cây dứa có thể trồng nơi lượng mưa thấp, 600 ÷ 700mm/năm với
mùa khô dài nhiều tháng cho đến những vùng lượng mưa nhiều tới 3500 ÷ 4000mm/
năm. Quan trọng nhất là lượng mưa phân bố hàng tháng, khoảng 80 ÷ 100mm được
coi là đầy đủ, không cần tưới thêm.
Về ánh sáng, cây dứa yêu cầu ánh sáng nhiều nhưng ánh sáng tán xạ phù hợp hơn
ánh sáng trực xạ, thiếu ánh sáng, cây mọc yếu, quả nhỏ. Ngược lại, nếu ánh sáng quá
mạnh kèm theo nhiêt độ cao lá sẽ bị vàng hoặc đỏ, lúc này cần che mát cho dứa. Cây
dứa tuy không phải là cây ngắn ngày nhưng người ta thấy rằng giống Cayenne nếu
thời gian bóng tối kéo dài và nhiệt độ giảm thấp sẽ ra hoa sớm hơn.
Từ những yêu cầu trên, điều kiện khí hậu nước ta từ Bắc đến Nam đều thích hợp
với cây dứa. Tuy vậy, tùy theo đặc điểm từng thời gian ở từng vùng cần có biện pháp
để tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển thuận lợi, đạt năng suất và chất lượng
cao.
b. Đất
Cây dứa có bộ rễ tương đối yếu và ăn nông nên muốn có năng suất cao đất cần có
tầng mặt xốp, nhiều mùn và chất dinh dưỡng, đồng thời thoát nước tốt trong mùa mưa.
Đất nhiều sét, thoát nước chậm, cây dứa sinh trưởng kém và dễ bị bệnh. Thoát nước
và tơi xốp là hai yêu cầu quan trọng nhất đối với đất trồng dứa.
SVTT: Phạm Mai Khôi
16
Công nghệ sản xuất mứt dứa miếng
GVHD: Ths. Nguyễn Anh Trinh
Về độ pH, cây dứa nói chung thích hợp với đất chua, độ pH từ 4.5 ÷ 5.5, kể cả trên
đất phèn có pH bằng hoặc dưới 4 dứa vẫn sống tốt. Các giống dứa tây nhóm Hoàng
hậu (Queen), giống Tây Ban Nha (Spanish) chịu chua tốt hơn giống Cayenne.
Ở nước ta, dứa trồng trên nhiều loại đất như đất đỏ bazan, đất đỏ vàng, phù sa cổ,
đất bạc màu ở phía Bắc, đất xám ở miền Đông Nam Bộ và đất phèn ở đồng bằng sông
Cửu Long. Tuy vậy, nếu không được bón phân đầy đủ, nhất là phân hữu cơ, năng suất
quả sẽ không cao.
2.2.3.3 Yêu cầu chất dinh dưỡng
Dứa là cây yêu cầu rất nhiều chất dinh dưỡng trong quá trình sinh trưởng và
phát triển. Theo tính toán, trung bình trên một hecta trồng trọt, dứa lấy đi từ đất 86 kg
N (trong đó thân lá 74 kg, quả 9 kg), 28 kg P 2O5 (thân lá 23 kg, quả 5 kg) và 437 kg
K2O (thân lá 402 kg, quả 35 kg), cùng với các nguyên tố vi lượng. Cây dứa ít có nhu
cầu về Canxi, Lân. Riêng với Kali cây dứa yêu cầu nhiều nhưng nếu bón nhiều Kali lại
thường dẫn đến bị thiếu Magiê cũng là một chất dinh dưỡng cần thiết.
Trong thời gian đầu, sau khi trồng khoảng 5-6 tháng nhu cầu dinh dưỡng không lớn,
chỉ khoảng 10% tổng số chất dinh dưỡng cây cần trong suốt chu kỳ sống. Sau khi cây
đã mọc tốt, nhu cầu chất dinh dưỡng tăng rất nhanh, đặc biệt là Kali (gấp 4-5 lần so
với đạm).
2.2.3.4 Thời vụ trồng
Thời vụ trồng dứa thích hợp ở mỗi vùng phụ thuộc và điều kiện khí hậu có liên
quan đến chất lượng chồi giống và thời gian ra hoa.
Ở miền Bắc có 2 thời vụ trồng chủ yếu là vụ xuân (tháng 3-4) và vụ thu (tháng
8-9). Trồng vụ xuân cây sinh trưởng gặp thời tiết ấm áp, có mưa, thuận lợi cho
việc tích lũy dinh dưỡng để ra hoa sớm và cho quả to. Trồng vụ này nên trồng
những chồi già và lớn, cuối năm có thể ra hoa thuận lợi. Nếu trồng chồi non và
nhỏ, cây cũng ra hoa nhưng không đều và quả nhỏ. Trồng vụ thu thời gian đầu
thuận lợi cho sinh trưởng, nhưng sau đó gặp mùa đông lạnh cây tạm ngừng
sinh trưởng, một số chồi già có thể ra hoa nhưng quả nhỏ. Vì vậy trồng vụ này
SVTT: Phạm Mai Khôi
17
Công nghệ sản xuất mứt dứa miếng
GVHD: Ths. Nguyễn Anh Trinh
nên trồng chồi non để năm sau ra hoa tốt hơn. Trồng vụ thu có thuận lợi là số
lượng chồi giống thường nhiều hơn vụ xuân.
Ở miền Nam nên trồng vào đầu mùa mưa, từ tháng 4 ÷ 6 đến cuối năm cây lớn
gặp thời tiết tương đối khô và lạnh, ngày ngắn, cây ra hoa thuận lợi và thu
hoạch quả vào tháng 5 ÷ 6 năm sau.
Riêng ở miền Trung, nên trồng vào hai thời gian là tháng 4 ÷ 5 vào tháng 10 ÷
11. Trồng các tháng 6 ÷ 8 do ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng nên cây
sinh trưởng chậm, cần phải chăm sóc kỹ hơn.
2.2.4 Thu hoạch và bảo quản dứa
2.2.4.1 Thu hái
a. Xác định thời gian thu hái
Xác định thời gian thu hoạch hợp lý là biện pháp không chỉ ảnh hưởng đến năng
suất mà còn cả đến giá trị kinh tế của sản phẩm. Thu hoạch không kịp thời, dứa dễ bị
thối nát, hư hại vì quả dứa chín rất nhanh. Tuy nhiên, nếu thu hoạch quá sớm, hàm
lượng đường thấp, ảnh hưởng không tốt đến phẩm chất, làm giảm giá trị thương phẩm.
Có nhiều cách để xác định độ chín thu hái trong đó quan sát màu sắc và tính thời gian
từ khi ra hoa thường được áp dụng trong sản xuất.
•
Dựa vào màu sắc: Khi quả dứa có màu xanh nhạt, một vài mắt ở gần cuống có hoe
vàng hoặc một số mắt đã căng ra (mở mắt) hết là có thể thu hoạch được.
•
Dựa vào thời gian: Tính khoảng thời gian từ phân hóa hoa (đã nhìn thấy quả phức)
đến lúc thu hoạch. Tuy nhiên, khoảng thời gian này có thể biến động tùy thuộc vào
mùa vụ khác nhau.
-
Dứa Queen từ khi phân hóa hoa đến khi thu hoạch khoảng 128 ngày.
-
Nhóm dứa Spanish từ khi phân hóa hoa đến khi thu hoạch khoảng 150 ngày.
-
Nhóm dứa Cayenne từ khi phân hóa hoa đến khi thu hoạch khoảng 180 ngày.
Trong trường hợp sản xuất tập trung, diện tích và sản lượng lớn có thể thu hoạch quả
sớm hơn bình thường, trong trường hợp ấy phải thu hoạch khi chỉ mới có 3 ÷ 4
hàng mắt quả ở dưới cùng mở căng hết.
b. Cách thu hoạch và bảo quản tại vườn
SVTT: Phạm Mai Khôi
18
Công nghệ sản xuất mứt dứa miếng
GVHD: Ths. Nguyễn Anh Trinh
Dùng dao sắc chặt ngọn ở cuống quả (cách điểm tiếp giáp với quả một khoảng 4 ÷
6cm), bỏ từng quả vào sọt một cách nhẹ nhàng, tránh xây sát, giập nát, tránh để
trên vườn, dưới nắng gắt quá lâu.
Vùng trồng tập trung cần có một số nhà có mái che làm nơi tập kết tạm thời trước
khi vận chuyển về nhà máy hoặc nơi tiêu thụ. Các quả bị thối cần phải nhanh
chóng loại bỏ để tránh sự lây lan của mầm bệnh.
2.2.4.2 Chọn lựa và phân loại
Việc chọn lựa nhằm loại bỏ các quả bị bầm giập cơ học, các quả có dấu hiệu bị bệnh,
các quả không đạt tiêu chuẩn về kích thước, hình dáng, màu sắc. Sau khi đã được lựa
chọn dứa được phân loại theo sự đồng đều về màu sắc và kích thước theo yêu cầu của
từng thị trường cụ thể.
2.2.4.3 Xử lý hoá chất
Nhúng dứa trong dung dịch Benomyl 2250 ppm (0,225%) trong vòng 5 giờ trở lại kể
từ khi thu hoạch để giảm thiểu bệnh rộp nước (Water blister). Ngoài ra cũng có thể
bổ sung dung dịch tạo màng (Wax) nồng độ 500 ÷ 700 ppm (0,05 ÷ 0,07%) vào dung
dịch nhúng này.
SVTT: Phạm Mai Khôi
19
Công nghệ sản xuất mứt dứa miếng
2.2.4.4
GVHD: Ths. Nguyễn Anh Trinh
Bảo quản
Dứa là loại quả rất nhạy cảm với nhiệt độ thấp. Khi bảo quản ở nhiệt độ thấp hơn
giới hạn cho phép thì dứa sẽ bị “tổn thương lạnh”, hay còn gọi là “điểm nâu trong”
(Endogenous brown spot hay “đen lõi” (Blackheart). Mức độ nhạy cảm với nhiệt độ
thấp phụ thuộc vào độ chín của dứa. Dứa có độ chín từ xanh đến chín một nửa nhạy
cảm với nhiệt độ lạnh nhất. Khi quả dứa bị gặp lạnh thì ban đầu ở lõi dứa xuất hiện
vết đen, sau đó vết đen này rộng dần ra vùng thịt quả bao quanh lõi. Khi bảo quản ở
nhiệt độ 10oC hoặc thấp hơn các triệu chứng rối loạn sinh lý do lạnh diễn biến chậm,
tuy nhiên sẽ xuất hiện rất nhanh sau khi đưa ra môi trường bình thường.
2.2.4.5
Biến đổi về thành phần hóa học ở giai đoạn chín
của quả dứa
Khi quả vàng một nửa được xem là đã chín và tại thời điểm này quả gần đạt khối
lượng tối đa nếu còn ở trên cây. Hầu hết những thay đổi đáng kể thành phần thịt
quả xảy ra trong khoảng 3 ÷ 7 tuần, và giai đoạn màu sắc vỏ vàng một nửa. Ngay
trước giai đoạn này độ trong của quả có thể bắt đầu phát triển và sự phát triển
này tiếp tục xảy ra sau thu hoạch.
Hàm lượng chlorophyll ít thay đổi cho đến 10 ÷ 15 ngày cuối cùng khi quả chín
hoàn toàn, sau đó giảm xuống. Sắc tố carotenoid của vỏ giữ ở mức cố định suốt
giai đoạn này, sau đó giảm nhẹ trước khi tăng trở lại khi quả già đi, caroten trong
thịt quả tăng lên trong suốt 10 ngày cuối trước khi giai đoạn chín hoàn toàn.
Tương tự, chlorophyll trong vỏ giảm và caroten trong thịt quả tăng khi quả đã
thu hoạch.
Độ pH nước quả giảm xuống 3,7 ÷ 3,9 khi quả gần tới giai đoạn chín hoàn toàn
và tăng khi quả già, với độ acid cho thấy chiều hướng ngược lại. Độ acid của thịt
quả tăng từ cùi ra bên ngoài (4meq 100 ml -1) tới 10 meq 100 ml-1 (meq: mili
đương lượng chất tan).
Ở dứa, acid chủ yếu là acid malic. Quả vào mùa đông có độ acid tăng nhẹ do
acid citric tăng, trong khi với acid malic ít có sự thay đổi theo mùa.
Vitamin C thay đổi đáng kể theo chủng loại. Mức vitamin C lúc thu hoạch có
quan hệ tỷ lệ nghịch với cường độ nâu hóa bên trong quả sau thu hoạch.
SVTT: Phạm Mai Khôi
20
Công nghệ sản xuất mứt dứa miếng
GVHD: Ths. Nguyễn Anh Trinh
Tổng chất rắn hòa tan (TSS) tăng dần và tăng nhanh trong 6 tuần cuối khi quả
gần chín hoàn toàn. Lượng đường trong quả tiếp tục tăng đến khi già nếu chúng
còn ở trên cây. Tổng lượng đường thay đổi gần 4g/10 3ml-1 từ mô quả cho đến
đầu cụm lá, chỉ giảm nhẹ sau khi thu hoạch. Tinh bột không tích tụ trong quả
chín mặc dù có cao ở thời kỳ đầu trong giai đoạn phát triển của quả.
Các chất bay hơi có trong quả được biết bao gồm ester, lactone, aldehyde, keton,
alcohol và một số hợp chất khác. Ester tăng khi còn đang trồng cũng như sau thu
hoạch. Tổng lượng polyphenol thấp lúc thu hoạch, tăng đáng kể sau quá trình
bảo quản. Hoạt độ peroxidase giảm 1/3 suốt giai đoạn phát triển quả. Hàm lượng
protein trong thịt quả giảm xuống suốt thời kỳ phát triển quả.
Hàm lượng cellulose trong dứa là 1,2%. Trong quá trình chín, dưới tác dụng của
protopectinaza, protopectin chuyển hóa thành pectin làm cho cấu trúc quả mềm
đi, dẫn đến quả mềm.
2.2.5 Thành phần quả dứa
Trong quả dứa chín, tùy chủng loại, thời vụ, vùng địa lý… có các thành phần chính
với hàm lượng như sau:
Nước: 72 ÷ 88%
Muối khoáng: 0,40 ÷ 0,6% (K, Mg, Ca…)
Proteine: 0,25 ÷ 0,5%
Đường: 8 ÷ 18,5% (trong đó chủ yếu là đường saccarose 60 ÷ 70%, còn 30 ÷ 40% là
glucose và fructose)
Acid: 0,3 ÷ 0,6% (Chủ yếu là acid citric 65% còn lại là acid maleic 20%, acid tartric
10% và acid succinic 3%)
Xenllulose: 0,5%
Vitamin C: 15 ÷ 55mg% ,Vitamin A: 0,06mg% khối lượng
Vitamin B1: 0,09mg% ,Vitamin B2: 0,04mg% khối lượng
Nồng độ chất khô: 11 ÷ 18%
Ngoài ra, trong thành phần proteine của quả dứa còn có enzym bromelin là một loại
emzym thủy phân proteine.
SVTT: Phạm Mai Khôi
21
Công nghệ sản xuất mứt dứa miếng
GVHD: Ths. Nguyễn Anh Trinh
Giá trị pH của dứa là: 3,6 ÷ 4,5 nên dứa thuộc loại quả chua. Độ acid chung của dứa
là: 0,3 ÷ 0,6% khối lượng mà trong dứa acid chủ yếu là citric (65%) nên có độ acid
khá cao tạo vị chua dịu (độ chua tăng dần theo thứ tự: citric > acid axetic > tatric >
malic > lactic). Tuy nhiên, pH và độ acid còn phụ thuộc vào giống, độ chín và nơi
trồng. Vị chua của dứa còn phụ thuộc vào hàm lượng đường.
Ví dụ: hàm lượng đường của dứa hoa Vĩnh Phú là 15,8%, hàm lượng acid là 0,51%
thì chỉ số này là 15,8 : 0,51 = 31 thì dứa hoa Vĩnh Phú lại không thấy chua.
Trái dứa chứa nhiều enzyme: pectase, invertase, peroxydase, desmolases và nhất là
bromeline, enzyme đặc biệt nhất của trái dứa. Chất này có trong trái dứa, cộng dứa và
lá dứa.
Bảng 2.2: Bảng thành phần hóa học một số giống dứa ở Việt Nam
Giống dứa
Độ khô
(%)
Đường khử
(%)
Saccharose
(%)
Độ acid
Chỉ số PH
Dứa Hoa Phú Thọ
18,0
4,19
11,59
0,51
3,8
Dứa Hoa Tuyên Quang
18,0
3,56
12,22
0,57
3,8
Dứa Victoria nhập nội
17,0
3,20
10,90
0,50
3,8
Dứa Hoa Hà Tĩnh
12,0
2,87
6,27
0,63
3,6
Dứa mật Vĩnh Phú
11,0
2,94
6,44
0,56
3,9
Dứa Cayene Phủ Quỳ
13,0
3,20
7,60
0,49
4,0
Dứa Cayene Cầu Hải
13,5
3,65
6,50
0,49
4,0
Khóm Đồng Nai
15,2
3,40
9,80
0,31
4,5
Khóm Long An
14,8
3,30
8,60
0,37
4,0
Khóm Kiên Giang
13,5
2,80
7,50
0,34
4,1
(%)
( Nguồn: tài liệu Công nghệ sau thu hoạch và chế biến rau quả - NXB Khoa học và kĩ thuật)
SVTT: Phạm Mai Khôi
22
Công nghệ sản xuất mứt dứa miếng
GVHD: Ths. Nguyễn Anh Trinh
Bảng 2.3: Thành phần hóa học của nước dứa
Thành phần dinh dưỡng
Đơn vị
Trong 100g
Năng lượng
kJ
167
Nước
g
89,6
Protein tổng số
g
0,3
Glucid tổng số
g
9,4
Cellulose
g
0,4
Natrium (Na)
mg
7
Kalium (K)
mg
70
Calcium (Ca)
mg
32,0
Phosphor (P)
mg
12,0
Vitamin C
mg
4
Nguồn: Thành phần dinh dưỡng thức ăn Việt Nam, Viện dinh dưỡng, 1995
Bảng 2.4: Bảng thành phần hóa học trung bình cho 100g dứa.
Thành phần dinh dưỡng
Nước
Năng lượng
Đơn vị
g
kcal
Giá trị được tính trên
Số mẫu
100g của khẩu phần
đếm được
ăn
86,50
37
49
Độ lệch
chuẩn
0,300
0
Protein
g
0,39
17
0,012
Tổng số chất béo
g
0,43
15
0,148
Thành phần hữu cơ
(hydratcarbon)
g
12,39
0
Xơ
g
1,2
0
Hàm lượng tro
g
0,29
32
SVTT: Phạm Mai Khôi
0,010
23