1. Trang chủ >
  2. Công nghệ thông tin >
  3. Lập trình web >

II. Các loại đơn vị chủ yếu của ngôn ngữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.97 MB, 32 trang )


II. Các loại đơn vị chủ yếu của

ngôn ngữ

Các đơn vị của hệ thống ngôn ngữ phân biệt nhau

về chức năng, vị trí trong hệ thống và cấu tạo nội bộ

của chúng. Chúng có quan hệ tôn ti, theo thứ tự từ

nhỏ đến lớn ta có các đơn vị:

a. Âm vị:

Là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất trong chuỗi lời nói: Âm vị là

tổng thể các nét khu biệt được thể hiện đồng thời của cùng

1 loại âm tố. Âm vị có chức năng phân biệt các đơn vị ngôn

ngữ, phân biệt nghĩa của từ và nhận cảm.

Ví dụ: Màn có âm thanh khác với bàn nhờ có sự đối lập

giữa âm vị /b/ và âm vị /m/, do vậy chúng khu biệt nghĩa của

hai từ này



II. Các loại đơn vị chủ yếu của

ngôn ngữ

b. Hình vị: là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa (mang

nghĩa từ vựng hoặc nghĩa ngữ pháp), là chuỗi kết

hợp các âm vị tạo thành. Hình vị có chức năng cấu

tạo từ và biểu thị ý nghĩa từ vựng, nghĩa ngữ pháp

của từ.

- Ví dụ: “Quốc kỳ” được tạo bởi 2 hình vị là

“Quốc” và “kỳ” kết cấu với nhau theo quan hệ chính

phụ, kiểu hán việt. Hai hình vị này đều biểu thị

nghĩa : Quốc: nước, kỳ: cờ.

- Trong tiếng Anh, từ Unkind có 2 hình vị, từ

boxes có 2 hình vị: 1 hình vị từ vựng và 1 hình vị

ngữ pháp.



II. Các loại đơn vị chủ yếu của

ngôn ngữ



c. Từ: Trong tiếng Việt, từ là đơn vị được cấu tạo bằng

một hoặc một số từ tố (hình vị). Từ là đơn vị nhỏ nhất

có nghĩa và có khả năng hoạt động độc lập. Từ có

chức năng định danh, có khả năng đóng các vai trò

khác nhau trong câu như chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ,…

d. Câu: là chuỗi kết hợp của một hoặc nhiều từ theo

quy tắc ngữ pháp nhất định để thông báo.

Câu ít nhất phải có một từ, từ ít nhất phải có 1 hình

vị, 1 hình vị ít nhất phải có 1 âm vị.



III. Những quan hệ chủ yếu trong

ngôn ngữ



Sự tồn tại của hệ thống kết cấu ngôn ngữ được xác

định không chỉ dựa vào các yếu tố( các loại đơn vị) mà

còn dựa vào mối quan hệ chung nhất giữa chúng. Đó là

mối quan hệ tồn tại trong hệ thống, bao gồm quan hệ cấp

bậc và quan hệ ngang, dọc



a. Quan hệ cấp bậc: là quan hệ giữa các đơn vị ở cấp đọ khác

nhau của hệ thống ngôn ngữ. Quan hệ cấp bậc thể hiện ở 2

quan hệ: quan hệ bao hàm và quan hệ thành tố

- Quan hệ bao hàm thể hiện giữa các đơn vị bậc cao với

các đơn vị bậc thấp, câu bao hàm từ, từ bao hàm hình vị. Hình v

bao hàm các âm vị.

- Quan hệ thành tố được xét từ thấp đến cao; Âm vị là

thành tố cấu tạo nên hình vị, hình vị là thành tố cấu tạo nên từ…

Trong quan hệ bao hàm và quan hệ thành tố ta chỉ xét

những đơn vị đồng loại. Quan hệ cấp bậc trở thành một thực thể



III. Những quan hệ chủ yếu trong

ngôn ngữ

b. Quan hệ ngang, dọc

b.1 Quan hệ ngang (quan hệ tuyến tính = quan hệ

ngữ đoạn)

Là mối quan hệ nối kết các đơn vị ngôn ngữ

thành chuỗi khi đi vào hoạt động giao tiếp. Nó liên kết

các yếu tố lại để tạo thành những đơn vị lớn hơn: liên

kết các âm vị lại để tạo thành hình vị, liên kết các hình

vị để tạo thành từ, liên kết các từ để tạo thành câu,

liên kết câu thành văn bản.

Trên trục hình tuyến chỉ có những đơn vị đồng

dạng: từ kết hợp với hình vị, âm vị kết hợp với âm vị

Ví dụ: Cái cò lặn lội bờ sông

Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non.



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.ppt) (32 trang)

×