1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Kinh tế - Quản lý >

II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY PVI THĂNG LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.44 KB, 16 trang )


Báo cáo thực tập tổng hợp



PVI THĂNGLONG



thành lập quy mô con nhỏ, đội ngũ cán bộ còn thiếu kinh nghiệm nên gặp

khóa khăn nhiều trong việc khai thác các hợp đồng bảo hiểm.

Đến cuối năm 2005 khi chi nhánh phía Bắc chuyển thành công ty trực

thuộc tổng công ty, được sự quan tâm của tổng công ty quy mô của PVI

Thăng Long đã được mở rộng, đội ngũ cán bộ qua thời gian làm việc cũng

tăng thêm về kinh nghiệm cũng như trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Doanh

thu năm 2006 đã tăng gấp 1,6 lần so với năm 2005.Chiếm cao nhất là nghiệp

vụ xe cơ giới với hơn 10 tỷ đồng chiếm 33% tổng doanh thu phí, tăng trưởng

gần 200% so với năm 2005. Có được sự tăng trưởng mạnh mẽ như vậy của

công ty la do năm 2006 công ty đã thực hiện được các dự án bảo hiểm lớn cho

các khách hàng như: Bảo hiểm công trình cho PMU Thăng Long, PMU 2,

Bảo hiểm tàu cho Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Nhà máy xi măng Bỉm

Sơn…

Qua đây ta thấy việc tăng trưởng doanh thu qua các năm có bước tiến

đáng kể, tuy nhiên tính chất tăng trưởng không ổn định. Những thành công

hay những hạn chế trên đó là do những thuận lợi mà công ty đã có bên cạnh

đó thì cũng tồn tại không ít những khó khăn ma PVI Thăng Long đã và đang

gặp phải.

Những thuận lợi và khó khăn của PVI Thăng Long

- Thuận lợi:

+ Do hoạt động trong thời gian khá lâu nên PVI Thăng Long có được

một hệ thống cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, tuyển dụng và đào tạo được dội

ngũ cán bộ có nghiệp vụ và nhiệt tình công tác.

+ Cơ cấu tổ chức có đầy đủ các phòng tác nghiệp chuyên môn.

+ Nằm trên địa bàn Hà Nội đây là thị trường tiềm năng lớn về bảo hiểm.

+ PVI Thăng Long có thị trường trải rộng trong nhiều tỉnh thành vì vậy

có nhiều cơ hội để triển khai mở rộng mạng lưới kinh doanh.

Trần Thị Kiều Trang



- 12 -



Bảo hiểm 47A



Báo cáo thực tập tổng hợp



PVI THĂNGLONG



+ Được tổng công ty ủng hộ và giúp đỡ liên tuc cả về công tác quản lý

và kinh doanh.

+ Có nhiều cơ hội tiếp cận với nhiều dự án lớn thuộc nhiều loại hình bảo

hiểm.

- Khó khăn

+ Thị trường bảo hiểm cạnh tranh quyết liệt, nhất là nghiệp vụ bảo hiểm

kỹ thuật hàng hải và xe cơ giới.

+ Bảo hiểm dầu khí mới bắt đầu chú trọng triển khai và phát triển bảo

hiểm xe cơ giới do đó PVI Thăng Long còn thiếu kinh nghiệm về tổ chức

mạng lưới khai thác.

+ Năng lực khai thác nghiệp vụ và kỹ năng thương trường của nhiều

chuyên viên còn thiếu tính chuyên nghiệp.



Trần Thị Kiều Trang



- 13 -



Bảo hiểm 47A



Báo cáo thực tập tổng hợp



PVI THĂNGLONG



III. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA PVI THĂNG

LONG TRONG THỜI GIAN TỚI

Để góp phần hoàn thành tốt mục tiêu mà tổng công ty đã đặt ra trong

thời gian tới là ‘‘ trở thành định chế Bảo hiểm - Tài chính có thương hiệu

mạnh trong nước và quốc tế; phát triển nhanh, bền vững trên nền tảng tri thức,

sức mạnh của Tập đoàn và sự kết hợp hài hoà lợi ích của Tập đoàn Dầu khí

Việt Nam, các cổ đông và người lao động ” PVI Thăng Long sẽ không ngừng

phát triển để đa dạng hóa các loại hình sản phẩm bảo hiểm đáp ứng nhu cầu

khách hàng, đồng thời hoàn thiện hơn nữa về xơ cấu tổ chức, đào tạo đội ngũ

cán bộ nhân viên chuyên nghiệp hơn, đưa PVI Thăng Long phát triển vững

mạnh, trở thành một thành viên đứng đầu làm nòng cột cho tổng công ty.

Năm 2009 công ty PVI Thăng Long đã đặt ra những kế hoạch doanh thu:

- Phòng kinh doanh khu vực Đống Đa: 20 tỷ đồng

- Phòng bảo hiểm kỹ thuật: 19 tỷ đồng

- Phòng tài sản hàng hải: 16 tỷ đồng

- Phòng kinh doanh khu vực Hà Đông: 12,5 tỷ đồng

- Phòng bảo hiểm xe giới, con người & QLĐL: 12,5 tỷ đồng

- Phòng kinh doanh Lào Cai: 6 tỷ đồng

Để đạt được những mục tiêu đó, hoàn thành kế hoạch mà tổng công ty

giao PVI đã và đang triển khai thực hiên những nhiệm vụ:

- Đẩy mạnh phát triển khối các phòng kinh doanh nghiệp vụ tài sản, kỹ

thuật, hàng hải theo chiều sâu thông qua việc triển khai các nghiệp vụ bảo

hiểm mới và qua môi giới. Tận dụng lợi thế Tổng công ty, phối hợp với các

ban trong tổng công ty, phát triển mở rộng dịch vụ con người trách nhiệm cao

và qua dich vụ môi giới.



Trần Thị Kiều Trang



- 14 -



Bảo hiểm 47A



Báo cáo thực tập tổng hợp



PVI THĂNGLONG



- Thắt chặt quản lý hệ thống đại lý, quản lý rủi ro ngay từ khi cấp đơn

bên cạnh đó bộ phận giám định bồi thường của công ty phải nâng cao năng

lực, trình độ tác nghiệp đặc biệt phải hạn chế tối đa hiện tượng trục lợi ngay

từ khâu giám định, hạn chế số tiền bồi thường của các nghiệp vụ đặc biệt là

nghiệp vụ Bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm con người.

- Xây dựng hệ thống các đại lý trên địa bàn Hà Nội: Hiện tại PVI Thăng

Long mới chỉ có một Phòng kinh doanh khu vực đặt trụ sở trên địa bàn Hà

Nội làm đầu mối để thực hiện bảo hiểm cho các dự án trong và ngoài ngành,

triển khai các nghiệp vụ bảo hiểm mới. Để khai thác tối đa tiềm năng của thị

trường này và triển khai kênh bán hàng một cách có hệ thống, PVI Thăng

Long đã và đang thực hiện xây dựng hệ thống đại lý trên địa bàn Hà Nội. Đối

tượng để triển khai là các ngân hàng thương mại, công ty tài chính, các đơn vị

kinh doanh thương mại…

- Tập trung củng cố bộ máy quản lý, phát triển hệ thống phòng KDKV

quản lý theo vùng, miền, từ đó hạn chế được rủi ro khi cấp đơn Bảo hiểm. Cơ

cấu tổ chức lại các văn phòng khu vực đảm bảo quản lý tập trung và kiểm soát

được rủi ro ngay từ đầu.

- Tiếp tục tìm kiếm và bổ sung nhân lực có chất lượng cho các Phòng

kinh doanh tại công ty và các phòng kinh doanh khu vực mới thành lập.



Trần Thị Kiều Trang



- 15 -



Bảo hiểm 47A



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

×