Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.78 MB, 286 trang )
thiên nhiên hoặc trên nền đất đã được gia cố bằng các biện pháp xử lý thích hợp (cọc
tràm, cọc cát, cọc dất, cọc vôi, cọc xi măng, …) Ðối với phương thẳng góc, các móng
được liên kết với nhau bởi các hệ đà giằng.
Theo kinh nghiệm thiết kế, với các công trình nhà hệ khung có bước cột không
lớn hơn 6m, áp dụng móng băng một phương mới có hiệu quả kinh tế.
Móng băng hai phương:
Khi sử dụng móng băng một phương không đảm bảo các điều kiện về khả năng
chịu tải và về khả năng biến dạng, khi độ cứng của công trình chưa được đảm bảo, nên
áp dụng loại móng băng giao nhau đặt trực tiếp trên nền thiên nhiên hoặc trên nền đất
đã được gia cố bằng các biện pháp thích hợp khi bước cột vượt quá 12m. Tuy nhiên, sử
dụng móng băng giao nhau sẽ không kinh tế khi áp dụng các phương án móng khác vì
khối lượng bê tông và thép lớn .
Móng bè: (H.8.1.c)
Trường hợp khi sử dụng móng băng một phương, móng băng giao nhau không
đảm bảo do tải trọng quá lớn và điều kiện địa chất có thể phức tạp hơn, có thể áp dụng
các loại móng bản (móng bè) có sườn, không sườn. Ở thành phố Hồ Chí Minh, ngoài
việc áp dụng các loại móng băng giao nhau ở phần trên , còn áp dụng khá phổ biến các
loại móng bản dưới các nhà cao tầng (từ 9 đến 12 tầng ) trong điều kiện địa chất cho
phép.
Móng hộp:
Ðối với các công trình có tầng hầm và khi số lượng tầng nhà rất lớn, để làm
tăng độ cứng không gian của công trình, ngoài các loại móng bản đã giới thiệu ở phần
trên, có thể áp dụng lọai móng hình hộp. Móng hình hộp được cấu tạo bởi các tường
vách ngang và dọc bằng bê tông cốt thép nối liền với bản móng ở bên dưới tạo nên độ
cứng tổng thể rất lớn.
Móng cọc đóng – cọc ép: (H.8.1.e,f,g)
Trong những năm gần đây, để phục vụ cho vấn đề xây chen trong thành phố ,
một số công trình đã áp dụng loại cọc khoan dẫn kết hợp búa thủy lực để phục vụ xây
dựng các loại nhà cao tầng. Việc sử dụng cọc khoan dẫn đóng kết hợp với cọc ép là
những phương pháp để giải quyết các công trình nhà cao tầng trong điều kiện xây chen
khi số lượng tầng chưa vượt quá 15 tầng.
Móng cọc ống:
227
Cọc ống bằng bê tông cốt thép là loại cọc có tiết diện hợp lý, có tác dụng giảm
trọng lượng cọc và truyền tải trọng của công trình xuống các lớp đất chịu lực ở dưới
sâu. Cọc ống được chế tạo trên mặt đất nên dễ kiểm tra chất lượng cọc trong quá trình
chế tạo cọc cũng như khi thi công cọc. Cọc ống thường có đường kính d=400-600cm
và có thể hạ sâu tới 50m.
Ðối với nhà cao tầng thường áp dụng loại cọc ống có đường kính d<80cm.
Riêng ở
Việt Nam, thường phổ biến áp dụng loại cọc ống có đường kính d=55cm, cho các nhà
cao tầng chiều dầy thành ống thường cấu tạo 8-12cm, chia thành từng đoạn theo chiều
dài cọc; mỗi đoạn từ 3 đến 9m.
Móng cọc khoan nhồi:
Móng cọc khoan nhồi áp dụng có hiệu quả nhất khi công trình chịu tải trọng lớn
trong điều kiện địa chất ở chiều sâu nào đó gặp các lớp đất dính (đặc biệt các loại đất
sét) ở trạng cứng hoặc nửa cứng, hoặc có nền đá xuất hiện, hoặc có các hướng chướng
ngại vật mà các loại cọc khác không có khả năng giải quyết.
Căn cứ vào đường kính cọc, người ta chia cọc ra làm 2 loại: cọc khoan nhồi
đường kính nhỏ khi d<80cm và đường kính lớn khi d>80cm.(d=80-300cm). Cọc
khoan nhồi có thể tiến hành mở rộng đáy bằng phương pháp cơ học hoặc bằng phương
pháp nổ mìn để tạo bầu.
Các loại cọc khoan nhồi mở rộng đáy chịu lực nén và chịu lực nhổ đều rất tốt. Chiều
sâu của các loại cọc khoan nhồi có thể đạt tới hàng trăm mét. Ðây chính là một trong
những ưu điểm nổi bật cần được phát huy so với các giải pháp khác, khi đường kính
cọc và chiều dài cọc được phát huy triệt để.
Bên cạnh những ưu điểm như không gây ra chấn động, không gây ra ảnh hưởng
môi trường đối với các công trình chung quanh hoặc có khả năng tiếp thu được tải
trọng lớn và hạ cọc đến chiều sâu lớn, còn tồn tại một số khuyết điểm rất quan trọng
cần được xem xét và phân tích khi lựa chọn phương án là giá thành kinh phí xây dựng
thường rất cao và rất tốn kém, nếu không có trình độ kỹ thuật thi công tốt.
Móng cọc Barrette:
Móng cọc Barrette là loại móng gồm những cọc có tiết diện hình chữ nhật với
cạnh ngắn từ 0.6 đến 1m và cạnh dài từ 2m đến 6m. Chiều dài của cọc Barrette có thể
228
hạ đến độ sâu 50-60m, loại Barrette tiết diện chữ nhật có thể chịu được 600-1000 tấn,
loại chữ + có thể chịu được 1000-1800 tấn, loại chữ T, Y có thể chịu được 16003000T.
Móng cọc Barrette dùng có hiệu quả nhất khi các công trình có tầng hầm; càng
nhiều tầng hầm, hiệu quả áp dụng càng cao. Chu vi công trình thường được thiết kế
một hệ tường bao ngầm trong đất bằng bê tông cốt thép.Tường này có chiều sâu giống
như cọc khoan nhồi phụ thuộc vào tải trọng công trình và số tầng hầm quyết định.
Thông thường chiều sâu từ 40-50m. Bên trong lòng tường vây, có thể áp dụng các cọc
Barrette cho các cột khung hoặc vách cứng của các công trình theo các tiết diện tương
ứng như đã nêu lên ở trên. Loại tiết diện dùng phổ biến nhất là loại tiết diện chữ nhật
(60x150cm và 60x200cm).
Bên cạnh những ưu điểm như có khả năng tiếp thu được tải trọng lớn (đặc biệt
là tải trọng ngang) khi số lượng tầng tăng lên và có tầng hầm xuất hiện, bên cạnh việc
đảm bảo ổn định về chống lật, chống trượt, chống nghiêng, chống lún, chống thấm và
chống động đất, còn tồn tại một số khuyết điểm tương tự như móng cọc khoan nhồi.
2. LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN MÓNG CÔNG TRÌNH:
Lớp đất số 2 nằm trong phạm vi đáy tầng hầm là đất tốt, dày 7.5m nên giải pháp
sử dụng móng nông (băng hay bè trên nền thiên nhiên) cho công trình 12 tầng nổi và 1
tầng hầm là có thể khả thi. Các cột có nội lực truyền xuống móng khá chênh lệch nên
sử dụng phương án móng bè, có thêm sườn móng để tăng cường độ cứng cho móng
bè.
Các lớp đất 3 có khả năng chịu tải khá tốt, chiều dày lớn 28m. Lớp số 3 có độ
sâu khá thích hợp để đặt mũi cọc ép, đáy lớp sâu 38.5m từ mặt đất thiên nhiên. Tùy
theo tải trọng công trình tuyền xuống tại mỗi móng có thể chọn tiết diện cọc ép phù
hợp để mũi cọc nằm ở trong phạm vi lớp đất này. Nội lực chân cột tương đối vừa phải
nên SCT cọc ép đúc sẵn tiết diện lớn có thể phù hợp để sử dụng cho công trình này.
Có thể xét đến cọc 30x30, cọc 35x35 hoặc 40x40 (cm).
229
III/ THIẾT KẾ MÓNG CỌC ÉP DƯỚI CỘT C2, C8:
1. TẢI TRỌNG:
1.1.
Tải trọng tính toán:
Tải trọng tính toán được sử dụng để tính toán theo trạng thái giới hạn thứ nhất.
Móng công trình được tính toán theo giá trị nội lực nguy hiểm nhất truyền xuống từ
chân cột, bao gồm :
-
Nmax, Mxtu, Mytu, Qxtu, Qytu.
Mxmax, Nmax , Mytu, Qxtu, Qytu.
Mymax, Nmax , Mxtu, Qxtu, Qytu.
Moxtt: momen uốn quanh trục x.
Moytt: momen uốn quanh trục y.
Qoxtt: lực cắt theo trục x.
230