1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Kinh tế - Thương mại >

Định hướng và giải pháp phát triển du lịch Hải Phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (262.8 KB, 21 trang )


thường xuyên, có nhiều mối quan hệ trao đổi hợp tác kinh tế, chính trị, văn hoá,

xã hội với địa phương. Định hướng khai thác đối với thị trường này là đẩy mạnh

các tuor du lịch dài ngày nhằm tăng hiểu biết giao lưu văn hoá giữa các nước với

Việt Nam nói chung và vùng biển Hải Phòng nói riêng.

Bổ xung hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy về quản lý tài nguyên môi

trường biển trên cơ sở triển khai Luật bảo vệ môi trường và Pháp lệnh du lịch;

xây dựng và ban hành tiêu chuẩn ngành về thiết kế và xây dựng các công trình

du lịch phù hợp với cảnh quan, môi trường biển.

Tăng cường biện pháp quản lý trong xây dựng, phát triển và kinh doanh du

lịch biển; chú trọng xử lý nước thải, chất thải ở các khách sạn, các điểm du lịch,

khu du lịch và khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng các công nghệ thân thiện

với môi trường. áp dụng chế độ xử phạt rõ ràng đối với doanh nghiệp gây ô

nhiễm môi trường biển.

Tăng cường phối hợp với các ngành, các cấp và huy động sự tham gia đóng

góp của cộng đồng dân cư trong một nỗ lực chung để đảm bảo môi trường cho

phát triển du lịch biển.

Phát triển các chương trình giáo dục toàn dân và giáo dục trong các trường

học về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường biển.

4. Đánh giá và đề xuất



Điểm mạnh

Những kết quả đánh giá thông qua các chỉ tiêu về lượng khách, thu nhập,

tỷ trọng GDP và việc làm đã khẳng định vai trò của ngành Du lịch trong nền kinh

tế quốc dân. Ngành Du lịch đã đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, xoá

đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá, bảo

vệ môi trường và giữ vững an ninh, quốc phòng. Bên cạnh những thành tựu đạt

được, qua 10 năm thực hiện Chiến lược cho thấy ngành Du lịch còn nhiều hạn

chế và bất cập; nhiều khó khăn, trở ngại vẫn chưa được giải quyết thoả đáng;

chưa có bước phát triển đột phá để khẳng định thực sự là ngành kinh tế mũi

nhọn; kết quả chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của đất nước, phát triển

nhưng vẫn ẩn chứa nhiều nguy cơ, yếu tố thiếu bền vững.

Nguồn lực quan trọng là điểm mạnh đáng quan tâm đó là nguồn nhân lực

phục vụ phát triển du lịch. Với dân số 88 triệu dân, phần đông ở độ tuổi lao động

sung sức và dân số trẻ chiếm đa số, Việt Nam có thế mạnh nổi trội về thị trường

lao động nói chung và đối với phát triển du lịch nói riêng. Người Việt Nam có

truyền thống lao động cần cù, chăm chỉ, khéo léo, nhanh nhạy tiếp thu yếu tố

mới và đặc biệt có tinh thần thân ái, nhiệt tình, mến khách và sẵn sàng làm việc

Nhóm 3: Chỉ số phát triển bền vững du lịch



Page 18



mọi lúc mọi nơi với mức lương so sánh tương đối thấp so với khu vực. Đây là

thế mạnh đối với phát triển dịch vụ du lịch. Và thống kê về GDP, thu nhập bình

quân đầu người ngành du lịch đã phản ánh điều này, tạo công ăn việc làm và phát

triển kinh tế vùng.

Điểm yếu:

Cho đến nay tài nguyên du lịch cả tự nhiên và nhân văn chưa được thống

kê, đánh giá, phân loại và xếp hạng để quản lý khai thác một cách bền vững, hiệu

quả. Dẫn tới tài nguyên du lịch thì nhiều nhưng khai thác bừa bãi, mới dừng ở bề

nổi, khai thác cái sẵn có chưa phát huy giá trị của tài nguyên

Sự khai thác bừa bãi, cạn kiệt tài nguyên du lịch gắn với quá trình cạnh

tranh và trách nhiệm của các bên không rõ ràng dẫn tới nguy cơ suy thoái nhanh

giá trị của tài nguyên. Sự xung đột về lợi ích kinh tế giữa các chủ thể kinh tế và

các ngành, tầm nhìn ngắn hạn và hạn chế về công nghệ dẫn tới một số tài nguyên

du lịch bị tàn phá, sử dụng sai mục đích...tác động tiêu cực tới phát triển du lịch

bền vững

Công tác quản lý nhà nước về du lịch chậm được đổi mới; Luật du lịch và

các luật, pháp lệnh liên quan, hệ thống văn bản pháp quy hướng dẫn thi hành còn

thiếu đồng bộ và chưa huy động được các nguồn lực cho phát triển du lịch.

Nhiều chính sách còn chồng chéo, bó chân lẫn nhau. Hệ thống tiêu chuẩn, quy

chuẩn kỹ thuật chuyên ngành chưa được hình thành và hợp chuẩn khu vực và

quốc tế; thủ tục hành chính còn rườm rà và chậm đặc biệt là thủ tục thị thực xuất

nhập cảnh và quy trình quản lý chất lượng dịch vụ còn nhiều yếu kém

Đề xuất giải pháp về chính sách

Xu hướng hội nhập, hợp tác, cạnh tranh toàn cầu, giao lưu mở rộng và

tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong nền kinh tế tri thức trên thế giới

đang tạo những cơ hội to lớn đồng thời cũng là thách thức đối với phát triển du

lịch. Trước bối cảnh và xu hướng đó, Việt Nam cần phải có Chiến lược phát triển

du lịch với quan điểm phát triển đột phá đáp ứng được những yêu cầu mới của

thời đại về tính chuyên nghiệp, tính hiện đại, hội nhập, hiệu quả và bền vững

tương xứng với tiềm năng của đất nước, đủ sức cạnh tranh trong khu vực và quốc

tế. Chiến lược phát triển du lịch đến năm 2020 phải khắc phục được những điểm

yếu, hạn chế của giai đoạn vừa qua đồng thời phải tạo bước phát triển mạnh về

chiều sâu, lấy chỉ tiêu chất lượng và hiệu quả làm thước đo đánh giá để thực sự

trở thành ngành kinh tế mũi nhọn với tính chất hiện đại.



Nhóm 3: Chỉ số phát triển bền vững du lịch



Page 19



Ngoài ra cần có các chính sách thúc đẩy phát triển du lịch bền vững

Tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch quốc tế đến Việt Nam; tăng

cường năng lực, ứng dụng công nghệ cao, đơn giản hóa thủ tục xuất, nhập cảnh,

miễn thị thực; khuyến khích đầu tư khu vực tư nhân vào các lĩnh vực, ngành

nghề du lịch, đặc biệt là cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất du lịch; ưu đãi đầu tư đối

với vùng sâu, vùng xa có tiềm năng du lịch nhưng khả năng tiếp cận hạn chế;

khuyến khích phát triển sản phẩm mới, sản phẩm đặc thù, sản phẩm/dịch vụ

mang tính chiến lược (casino); hình thành quỹ thời gian nghỉ ngơi khuyến khích

du lịch; tăng cường du lịch MICE, du lịch giáo dục, du lịch công đoàn, thanh

niên và du lịch bởi nhóm xã hội; chú trọng du lịch cao cấp, điều tiết hợp lý du

lịch đại chúng

Khuyến khích bằng công cụ tài chính và hỗ trợ đối với các mô hình tiết

kiệm năng lượng, sử dụng nguyên vật liệu địa phương, ứng dụng công nghệ

sạch, mô hình “3R”; khuyến khích, ưu đãi đối với các dự án phát triển du lịch có

sử dụng nhiều lao động địa phương; khuyến khích, hỗ trợ thực hiện chương trình

giám sát môi trường tại các khu, tuyến, điểm và cơ sở dịch vụ du lịch; cơ chế tạo

lập quỹ bảo tồn và phát huy các giá trị tự nhiên và nhân văn phục vụ hoạt động

du lịch. Khuyến khích, hỗ trợ các loại hình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng,

du lịch xanh, du lịch có trách nhiệm xã hội và môi trường.

Kiểm soát chất lượng du lịch: nâng cao nhận thức, kiến thức về quản lý

chất lượng, áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn, hệ thống kiểm định, công

nhận chất lượng; phát triển, tôn vinh thương hiệu, thúc đẩy nhượng quyền

thương hiệu; hình thành và tôn vinh hệ thống danh hiệu, nhãn hiệu

Bảo vệ môi trường tại các khu, tuyến điểm, cơ sở dịch vụ du lịch: áp dụng

tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường; kiểm tra xử lý vi phạm về môi trường du

lịch; kiểm định, đánh giá, tôn vinh những thương hiệu, nhãn hiệu du lịch “xanh”;

xây dựng nếp sống văn minh du lịch

Khuyến khích, hỗ trợ phát triển các loại hình du lịch dựa vào cộng đồng,

du lịch nông thôn, nông nghiệp, làng nghề truyền thống, du lịch sinh thái dựa vào

cộng đồng; tăng cường năng lực tham gia của động đồng; tuyên truyền nâng cao

nhận thức, hướng dẫn kỹ thuật; hỗ trợ trang thiết bị cơ bản cho cộng đồng, phát

triển mô hình nghỉ tại nhà dân (homestay); tăng cường trách nhiệm kinh tế, chia

sẻ lợi ích với cộng đồng; hỗ trợ xúc tiến quảng bá du lịch cộng đồng; hỗ trợ

chuyển đổi nghề sang làm du lịch ở các vùng nông thôn, ven đô.

KẾT LUẬN

Nhóm 3: Chỉ số phát triển bền vững du lịch



Page 20



Tất cả các ngành kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng đều có tác động

đến tài nguyên và môi trường. Những hoạt động này có thể là tích cực, song

cũng có thể là tiêu cực đến tài nguyên và môi trường nhất là trong các trường

hợp không có tôt chức, quy hoạch hợp lý, sử dụng và bảo vệ, không có một quy

chuẩn chung cho sự phát triển và quản lý như khôi phục tài nguyên và môi

trường một cách đúng đắn. Để phát triển ngành du lịch một cách bền vững thì

cần phải có hệ thống chỉ sô, tiêu chuẩn, làm nền móng cho quá trình quản lý và

thực thi các chính sách nhằm đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội mà không ảnh

hưởng xấu tới môi trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Global Sustainable Tourism Criteria for Hotels and Tour Operators Version

2, 23 February 2012

2. Luận văn: “Phương hướng và giải pháp phát triển bền vững du lịch biển Hải

Phòng” của Trần Hùng 30/5/2008

3. Tiêu chuẩn du lịch bền vững toàn cầu GSTC (Global Sustainable Tourism



Criteria)



Nhóm 3: Chỉ số phát triển bền vững du lịch



Page 21



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

×