1. Trang chủ >
  2. Kỹ thuật >
  3. Điện - Điện tử - Viễn thông >

c) Các luồng báo hiệu cho việc giải phóng phiên CoD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.11 MB, 99 trang )


Đồ án tốt nghiệp Đại học



Các giải pháp phát triển IPTV trên IMS-NGN



(1) UE thiết lập một kết cuối phiên.

(2) P-CSCF tương tác với RACS để phải phóng toàn bộ tài nguyên đã được sử

dụng cho phiên này.

(3) Yêu cầu kết cuối phiên được các thực thể lõi IMS gửi tới SCF.

(4) SCF chuyển tiếp yêu cầu này tới thực thể chức năng phương tiện phù hợp.

(5) Thực thể chức năng phương tiện (MCF) giải phóng toàn bộ tài nguyên và

gửi lại thông tin xác nhận kết cuối phiên.

(6) SCF chuyển tiếp thông tin xác nhận này tới lõi IMS.

(7) P-CSCF chuyển tiếp xác nhận tới UE.

Hình 3.25 biểu diễn các luồng thông tin giải phóng phiên được thiết lập bởi SCF.

(1) SCF thiết lập một kết cuối phiên tới MF.

(2) MCF phải phóng toàn bộ tài nguyên đã được sử dụng cho phiên này và gửi

xác nhận kết cuối phiên.

(3) SCF thiết lập một kết cuối phiên tới UE.

(4) P-CSCF tương tác với RACS để giải phóng toàn bộ tài nguyên.

(5) Yêu cầu kết cuối phiên được các thực thể lõi IMS gửi tới UE.

(6) UE gửi xác nhận kết cuối phiên về lõi IMS.

(7) Lõi IMS chuyển tiếp xác nhận tới SCF.



Hình 3-35: Giải phóng phiên CoD thiết lập bởi SCF.



Bùi Thị Vân Anh – lớp Đ04VT1



75



Đồ án tốt nghiệp Đại học



Các giải pháp phát triển IPTV trên IMS-NGN



Hình 3.26 biểu diễn các luồng thông tin giải phóng phiên được thiết lập bởi MF.



Hình 3-36: Giải phóng phiên CoD thiết lập bởi MF.

(1) MF thiết lập một kết cuối phiên tới SCF.

(2) SCF chuyển tiếp yêu cầu kết cuối phiên tới lõi IMS.

(3) P-CSCF tương tác với RACS để giải phóng toàn bộ tài nguyên đã được sử

dụng cho phiên này.

(4) Yêu cầu kết cuối phiên được chuyển tới UE.

(5) UE gửi trở lại lõi IMS thông tin xác nhận đã kết cuối phiên.

(6) Lõi IMS chuyển tiếp thông tin xác nhận tới SCF.

(7) SCF chuyển tiếp xác nhận tới MF để giải phóng toàn bộ tài nguyên.

3.2.6.5 Hoạt động cung cấp N-PVR

UE sử dụng dịch vụ PVR để ghi lại nội dung đang trình chiếu bởi mạng và sẽ truy cập

lại nội dung ở thời điểm sau đó.

Các thủ tục NPVR bao gồm hai bước chính sau:

• Bước 1: Yêu cầu đối với việc lưu lại dịch vụ PVR

UE gửi yêu cầu ghi lại nội dung PVR tới SCF. Yêu cầu này có thể là:

- yêu cầu xung (impulsive): trong trường hợp này, một dịch vụ BC đã được kích

hoạt. UE yêu cầu SCF ghi lại nội dung đang được trình chiếu trực tiếp.

- yêu cầu ngoại tuyến (off-line): UE yêu cầu SCF ghi lại một nội dung chiếu trực

tiếp không liên quan tới bất kỳ phiên BC hoạt động nào.

Bùi Thị Vân Anh – lớp Đ04VT1



76



Đồ án tốt nghiệp Đại học



Các giải pháp phát triển IPTV trên IMS-NGN



• Bước 2: Yêu cầu đối với dịch vụ PVR

Mỗi khi lưu lại dịch vụ, người dùng có thể đưa ra một yêu cầu đối với dịch vụ PVR đã

được ghi lại trước đó. Nội dung PVR này có thể được ghi lại tren cùng một UE hoặc trên

UE khác tuỳ thuộc vào yêu cầu người dùng từ khi bắt đầu dịch vụ hoặc tại điểm yêu cầu

ghi lại nội dung.

a) Các luồng báo hiệu cho yêu cầu ghi lại dịch vụ PVR

i. Các luồng báo hiệu cho PVR sử dụng yêu cầu Impulsive

(1) UE thiết lập phiên Broadcast TV theo các thủ tục thiết lập phiên quảng bá.

(2) Người dùng (tại UE) tạo một yêu cầu tới SCF thông qua mạng lõi IMS để

lưu lại nội dung đang trình chiếu. Trong suốt quá trình này, UE gửi các tham số

thích hợp tới SCF để xác định nội dung cần ghi lại (chẳng hạn ID của dịch vụ BC

hoặc ID lập trình BC hiện tại, mã phân định kênh thời gian, điểm bắt đầu, điểm kết

thúc, khoảng thời gian ghi lại…)

(3) SCF ghi lại thông tin đánh dấu PVR/BC. Sau đó SCF bắt đầu ghi lại nội

dung bởi PVR-MF.

(4) UE khởi tạo các thủ tục kết cuối phiên.



Hình 3-37: Báo hiệu chp PRV sử dụng yêu cầu Impulsive

ii.



Các luồng báo hiệu cho PVR sử dụng yêu cầu off-line.



Bùi Thị Vân Anh – lớp Đ04VT1



77



Đồ án tốt nghiệp Đại học



Các giải pháp phát triển IPTV trên IMS-NGN



Hình 3-38: Báo hiệu chp PRV sử dụng yêu cầu Off-line

(1) Người dùng (tại UE) tạo một yêu cầu tới SCF thông qua mạng lõi IMS để

lưu lại nội dung đang trình chiếu. Trong suốt quá trình này, UE gửi các tham số

thích hợp tới SCF để xác định nội dung cần ghi lại (chẳng hạn ID của dịch vụ BC

hoặc ID lập trình BC hiện tại, mã phân định kênh thời gian, điểm bắt đầu, điểm kết

thúc, khoảng thời gian ghi lại…)

(2) SCF bắt đầu ghi lại nội dung bởi PVR-MF.

b) Các luồng báo hiệu cho phiên nội dung PVR

(1) SSF trình diện cho UE danh sách nội dung PVR Broadcast TV đã được ghi

lại bằng phương pháp impulsive hoặc phương pháp off-line để người dùng có thể

lựa chọn. Thêm vào đó, thông tin “đánh dấu BC” cũng được trình diện bởi một

SSF khác.

(2) UE khởi tạo phiên PVR. Phiên này tương tương với phiên CoD.

(3) Thông qua lõi IMS, UE yêu cầu SCF thông tin đánh dấu BC đi kèm với các

chương trình Broadcast TV đã được yêu cầu ghi lại trước đó.

(4) UE tạo một yêu cầu chạy nội dung từ vị trí đánh dấu.

(5) Yêu cầu này bao gồm các thủ tục cho việc điều khiển trick play của các

luồng BroadcastTV được phát tiếp.

(6) Khi người dùng muốn điều chỉnh để kết cuối chương trình BC này.



3.3 Một số các giải pháp thực tế triển khai IPTV trên IMS-NGN

3.3.1 Giải pháp của FOKUS

Bùi Thị Vân Anh – lớp Đ04VT1



78



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

×