Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.11 MB, 99 trang )
Đồ án tốt nghiệp Đại học
Công nghệ IPTV
Multicast là phương pháp mà thông tin được truyền đến các máy tính trong cùng thời
điểm.
Hình 2-10: Các giao thức truyền/phát dịch vụ IPTV tới khách hàng
Một hệ thống IPTV tiêu chuẩn thường sử dụng các giao thức cơ bản sau:
• Truyền hình trực tiếp sử dụng giao thức IGMP version 2 để kết nối tới một
luồng multicast (TV channel) hoặc dùng để chuyển các kênh truyền hình.
• VoD sử dụng giao thức RTSP
• PRV (Private Video Recorder)
Multicast là cách truyền thông tin tới một nhóm các đích đến một cách đồng thời sử
dụng một phương pháp hiệu quả để truyền các bản tin trên mỗi kết nối của mạng chỉ một
lần và chỉ tạo ra các bản sao khi các kết nối đến các đích đến rẽ nhánh.
Thuật ngữ Multicast thường được sử dụng để ám chỉ đến IP Multicast, vốn là một giao
thức được sử dụng để truyền một cách hiệu quả số liệu đến nhiều người nhận cùng một
lúc trên các mạng sử dụng giao thức TCP/IP bằng cách sử dụng một địa chỉ multicast. IP
Multicast thường có liên quan đến các giao thức audio/video như RTP.
Có nhiều kỹ thuật Multicast được sử dụng trên Internet. Trong khi IP Multicast sử
dụng lớp địa chỉ multicast (Class D) thì Explicit multicast (còn gọi là Xcast) lại sử dụng
các địa chỉ unicast của tất cả các đích đến thay vì các địa chỉ multicast được ấn định. Do
kích thước gói IP nhìn chung bị giới hạn, Explicit multicast không thể được sử dụng cho
các nhóm với số lượng lớn các địa chỉ multicast.
Mô hình IP Multicast đòi hỏi phải giải quyết nhiều trạng thái bên trong mạng hơn so
với mô hình IP unicast. Và cũng chưa có một cơ chế nào chứng tỏ được sẽ cho phép mô
hình IP multicast có thể mở rộng với hàng triệu người gửi và hàng triệu nhóm multicast,
do đó không thể tạo ra các ứng dụng multicast trong lĩnh vực thương mại trên Internet. Kể
Bùi Thị Vân Anh – lớp Đ04VT1
30
Đồ án tốt nghiệp Đại học
Công nghệ IPTV
từ 2003, những nỗ lực mở rộng multicast đến các mạng lớn đã tập trung vào một trường
hợp multicast một nguồn đơn giản hơn và dễ kiểm soát hơn.
• Ưu điểm của Multicast:
- Sử dụng băng thông của mạng hiệu quả so với unicast - với unicast, tổng
dung lượng băng thông tăng tuyến tính với số thuê bao.
- Yêu cầu sử dụng máy chủ là tối thiểu so với unicast - với unicast, kết nối
của mỗi khách hàng yêu cầu một luồng riêng; với IP Multicast, chỉ có một luồng
được gửi ra từ máy chủ.
- Yêu cầu sử dụng mạng là tối thiểu - đây là hiệu quả của việc sử dụng IP
Multicast.
• Nhược điểm của Multicast:
- Phân phát gói thiếu độ tin cậy - do IP Multicast sử dụng UDP làm giao thức
truyền tải nên nó kế thừa sự thiếu tin cậy của UDP.
- Khả năng lặp gói trên mạng - trong khi một giao thức định tuyến IP
Multicast hội tụ, có khả năng nhiều bản sao của một gói multicast sẽ đến khách
hàng.
- Không có khả năng tránh tắc nghẽn - do IP Multicast sử dụng UDP làm giao
thức truyền tải nên nó không có các cơ chế quay lui (backoff) và cửa sổ (window)
của TCP.
So với unicast, multicast là phương thức truyền sử dụng ít băng thông của mạng hơn.
Một ứng dụng unicast sẽ gửi một bản copy của mọi gói dữ liệu đến mọi người nhận.
Ngược lại, multicast chỉ gửi một bản copy tới những người dùng muốn nhận. Đây là
phương thức thường được sử dụng nhất cho hội nghị video và Video-on-Demand hiện
nay.
Một số cộng đồng trong mạng Internet công cộng vẫn thường sử dụng IP Multicast và
IP Multicast được sử dụng cho nhiều ứng dụng đặc biệt bên trong mạng IP dùng riêng
(private IP network). Các giao thức IP Multicast:
• Giao thức quản lý nhóm Internet (IGMP).
• Multicast độc lập giao thức (PIM).
• Giao thức định tuyến multicast theo vector khoảng cách (DVMRP).
• Multicast OSPF (MOSPF).
• Multicast BGP (MBGP).
• Giao thức phát hiện tài nguyên multicast (MSDP).
Bùi Thị Vân Anh – lớp Đ04VT1
31
Đồ án tốt nghiệp Đại học
Công nghệ IPTV
• Phát hiện người nghe (listener) multicast (MLD).
• Giao thức đăng ký Multicast GARP (GMRP).
IGMP (Internet Group Management Protocol) là giao thức truyền thông để thông báo
cho các bộ định tuyến hướng lên rằng một host muốn nhận một luồng multicast. Một host
trở thành một thành viên của một nhóm multicast (được định nghĩa bởi một địa chỉ IP
Class D 224.0.0.0 đến 239.255.255.255) cùng với các thiết bị thu khác. Đây là một cơ chế
khác của các cơ chế MPR (Multicast Routing Protocol) chỉ chạy trên các thiết bị định
tuyến. Nói cách khác khi một host chỉ ra rằng nó muốn nhận một luồng multicast, tùy vào
mạng các thiết bị định tuyến để quyết dịnh xử lý như thế nào và kết quả luôn là host sẽ
nhận được một luồng.
IGMP sử dụng hai bản tin cơ sở cho các hoạt động tiêu chuẩn: các Report và Query,
các host gửi các Report để gia nhập hoặc rời khỏi một nhóm. Một host nhận Query từ một
thiết bị định tuyến nếu thiết bị đó muốn, cho dù host có muốn là thành viên của một nhóm
multicast hay không.
2.4 Các ứng dụng cơ bản của dịch vụ IPTV
Do mạng IP có khả năng truyền dẫn song hướng, nên các nhà khai thác có thể tạo ra
công nghệ IPTV cho phép khách hàng lựa chọn chương trình và thời điểm xem chương
trình đó. IPTV có thể hỗ trợ các ứng dụng đầy tiềm năng sau:
2.4.1 Truyền hình quảng bá
Các nội dung truyền hình được quảng bá theo lịch trình thời gian cố định như truyền
hình truyền thống. Sự lựa chọn các gói kênh theo yêu cầu của khách hàng có thể bao gồm
các kênh truyền hình công cộng (public), các kênh truyền hình trả tiền (pay TV), các kênh
truyền hình được ưa thích, các kênh về mua sắm, các kênh về thời trang,…
2.4.2 Truyền hình theo yêu cầu (VoD)
Dịch vụ truyền hình theo yêu cầu tập hợp những chương trình truyền hình đặc sắc
được nhiều người ưa thích, đáp ứng nhu cầu thưởng thức, giải trí mọi lúc mọi nơi. Người
sử dụng có thể lựa chọn và xem các chương trình truyền hình qua một mạng như một bộ
phận của hệ thống truyền hình tương tác. Người xem có thể tải về các chương trình yêu
thích, trong khi xem có thể tua đi tua lại đoạn chương trình muốn xem.
2.4.3 Truyền hình tương tác
Bùi Thị Vân Anh – lớp Đ04VT1
32
Đồ án tốt nghiệp Đại học
Công nghệ IPTV
2.4.3.1 Giải trí tại nhà
Các dịch vụ giải trí tại nhà được mong đợi là các ứng dụng mạnh nhất của IPTV cả về
mặt thuê bao và doanh thu. Hiện nay phong trào giải trí trên mạng rất phát triển, các thuê
bao sử dụng dịch vụ IPTV có thể tham gia các dịch vụ giải trí ngay tại nhà mình như
karaoke, chơi trò chơi trực tuyến, đọc các tạp chí thông tin, bình chọn qua TV, dự đoán
qua TV, gửi tin nhắn nhanh (IM)...
2.4.3.2 Truyền hình thương mại tới destop
Mặc dù thị trường đầu tiên của IPTV là các khách hàng riêng lẻ và các hộ gia đình,
tuy nhiên công nghệ này cũng rất phù hợp với các ứng dụng trong doanh nghiệp. Trong
môi trường này, mỗi trạm LAN sẽ được gán một địa chỉ IP riêng, do đó có thể định tuyến
tới các người dùng khác nhau. Do IPTV có thể thay đổi tỉ lệ trên màn hình nên người sử
dụng có thể quan sát được kênh thương mại trong khi đang thực hiện các chương trình
máy tính sử dụng một phần màn mình PC của nó.
2.4.3.3 Đào tạo từ xa
Dịch vụ học tập từ xa cung cấp việc đào tạo từ xa cho các học viên tại nhiều nơi khác
nhau.
Mặc dù việc học tập từ xa có thể thực hiện qua việc sử dụng thiết bị điện thoại hội
nghị truyền thống, nhưng việc áp dụng dịch vụ IPTV sẽ đạt được hiệu quả cao hơn cho
các học viên ở xa. Bởi vì, việc sử dụng dịch vụ IPTV giúp cho mỗi học viên có thể học
tập trực tiếp trên máy tính của mình. Các học viên có thể vừa nhìn và vừa nghe giảng trên
máy tính, và giảng viên cũng có thể quan sát hoạt động học tập của học viên minh. Tương
tự như truyền hình thương mại, đào tạo từ xa cũng cho phép học viên vừa theo dõi bài
giảng vừa có thể thực hiện các bài tập khác.
2.4.3.4 Giao tiếp trong công ty
Trong hầu hết các các công ty, tổ chức, người chủ tịch hay người đứng đầu công ty
thường cần phải có đầy đủ thông tin về nhân viên của mình và đưa ra yêu cầu khi cần
thiết. IPTV có thể giúp cho người điều hành dễ dàng liên lạc với nhân viên chỉ bằng cách
click chuột vào vị trí nhân viên. Người nhân viên cũng có thể xem video trong thời gian
rảnh rỗi mà không cần dừng công việc họ đang làm.
Bùi Thị Vân Anh – lớp Đ04VT1
33