Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (641.02 KB, 50 trang )
3. Phản xạ có điều kiện và tâm lý
3.1. Phản xạ và cung phản xạ
Phản xạ:
Là phản ứng tất yếu, hợp qui luật của cơ thể đối
với kích thích bên ngòai, phản ứng thực hiện nhờ
họat động của hệ thống thần kinh.
Cung phản xạ:
Chuỗi tế bào thần kinh thực hiện một phản xạ
gọi là cung phản xạ
I.M. Xesenov chia phản xạ thành 3 phần
-Phần dẫn vào: Nhận kích thích từ bên ngòai
vào, biến kích thích thành xung động thần kinh vào
hệ thống thần kinh trung ương.
-Phần trung tâm. Đó là não, tiếp nhận những
xung động thần kinh từ ngòai vào qua phần dưới vỏ
và quá trình hưng phấn, ức chế xẩy ra trong vỏ não
để xử lý thông tin trên cơ sở đó xuất hiện các hiện
tương tâm lý cảm giác, tri giác, tư duy,tình cảm
-Phần dẫn ra nhận xung động thần kinh từ trung
tâm truyền đến các cơ, các tuyến, phần này cấu tạo
bởi các tế bào thần kinh vận động, bó dây thần kinh
vận động (ly tâm).
-Hiện tượng tâm lý xuất hiện ở phần trung
tâm của phản xạ
3.2 Hoạt động phản xạ
Toàn bộ hoạt động của hệ thần kinh trung ương
là hoạt động phản xạ.Phản xạ có hai lọai:
Phản xạ không điều kiện:
Là phản xạ bẩm sinh được truyền từ thế hệ này
qua thế hệ khác.
Phản xạ không điều kiện giúp đảm bảo mối liên
hệ thường xuyên giữa cơ thể với môi trường
Những phản xạ không điều kiện có trung khu
thần kinh ở trong các phần dưới vỏ có đại diện ở
trên võ não
Phản xạ có điều kiện: là phản xạ tự tạo trong
đời sống của từng cá thể để đáp ứng với môi
trường luôn thay đổi, là cơ sở của hoạt động tâm lý.
Phản xạ có điều kiện có một số đặc điểm.
-Là phản xạ tự tạo trong đời sống cá thể
-Phản xạ có điều kiện được thực hiện trên vỏ não
-Phản xạ có điều kiện được thành lập với kíchh
thích bất kỳ
-Phản xạ có điều kiện báo hiệu gián tiếp kích
thích không điều kiện sẽ tác động vào cơ thể
-Không phải lúc nào phản xạ cò điều kiện cũng
xuất hiện mà có lúc tạm thời ngừng trệ hoặc bị kìm
hãm (ức chế)
Tất cả hiện tượng tâm lý cấp cao ở người đều
có cơ sở sinh lý là phản xạ có điều kiện