Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (635.7 KB, 44 trang )
H.Xanh Ximông
Ph. Ăng ghen: “Người học rộng nhất thời bấy giờ”.
- Người đầu tiên đưa ra lý luận cơ sở phân chia giai
cấp và đấu tranh giai cấp.
- Cơ sở xã hội mới là giai cấp “ những công nhân làm
lao động thủ công”.
- Xã hội mới mọi người đều trở thành những người lao
động và mọi việc đều được phân phối một cách có lợi
trong khối “ liên hiệp” thống nhất.
- “ Lý luận về tổ chức xã hội”, ý tưởng của H. Xanh
Ximông chứa đựng những tư tưởng về sự tiêu vong
của Nhà nước.
Chính trị là khoa học về sản xuất, tức là khoa học nhằm mục tiêu
thiết lập trật tự vật dụng sau cho mỗi loại hình sản xuất đều diễn ra thuận
lợi. Hoạt động chính trị không còn do những người có giữ những chức vị
xã hội thực hiện, mà do bản thân xã hội tiến hành.
S. Phuriê
“ Nhà phê phán xuất sắc chống xã hội tư sản”
- Vạch trần mâu thuẫn trong xã hội Pháp:
Tư tưởng, lời hứa và thực trạng xã hội.
Lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội.
Sự giầu có một bên và sự nghèo khổ bên kia.
- Nhà biện chứng tài năng, vạch ra bức tranh lịch sử
phát triển xã hội loài người trải qua những giai
đoạn khác nhau:
Mông muội-Dã man-Gia trưởng-Văn minh-XH hài hòa
- Người đưa ra quan điểm giải phóng phụ nữ trong
xã hội mới.
“ Việc giải phóng phụ nữ là thước đo mức đô tự do
trong xã hội”.
- Đề xuất xây dựng “ xã hội hài hòa”; trong xã hội mới
ấy có sự điều hóa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập
thể, mỗi cá nhân sẽ tìm thấy lợi ích của mình trong lợi
ích chung của toàn xã hội.
- Phân phối theo lao động: 5/12 ; tài năng:3/12 ; lôi
kéo tư bản: 4/12.
Rôbớt Ôoen
Ph. Ăngghen: “ Một người có tính giản dị
ngây thơ đến mức trở thành cao thượng,
đồng thời cũng là một người bẩm sinh có
tài lãnh đạo hiếm có; Mọi cuộc vận động
xã hội vì lợi ích của giai cấp công nhân
nước Anh, mọi tiến bộ thực sự của giai
cấp công nhân Anh đều gắn liến với tên
tuổi của R. Ôoen”