1. Trang chủ >
  2. Kinh tế - Quản lý >
  3. Quản trị kinh doanh >

Lãi suất trên thị trường OMO:

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (742.72 KB, 50 trang )


QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH NGUỒN VỐN



7.2. Biến động Lãi suất OMO ảnh hưởng tới thị trường:

Thông qua nghiệp vụ thị trường mở và sử dụng công cụ lãi suất OMO, NHNN tác

động trực tiếp đến nguồn vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng, từ đó điều tiết lượng

cung ứng tiền tệ và tác động gián tiếp đến lãi suất thị trường.

-



Lãi suất OMO giảm:



Ngày 4/7/2011, lãi suất OMO đã giảm từ 15% xuống 14%.Việc NHNN giảm lãi

suất OMO ở một khía cạnh sẽ trợ giúp các NH thương mại hạ nhiệt lãi suất huy động và

cho vay trong thời gian tới. Bởi lãi suất OMO giảm sẽ tạo điều kiện để các NH thương

mại tiếp cận được nguồn vốn rẻ hơn giúp bù đắp thiếu hụt thanh khoản. Điều này được

cho là sẽ tạo cơ hội cho lãi suất trên thị trường hạ nhiệt theo và cũng phát đi tín hiệu nới

lỏng chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, nếu hạ thấp lãi suất NHNN thì các NHTM sẽ có xu

hướng vay và cho vay ra, đây là nguyên nhân gây ra lạm phát.

-



Lãi suất OMO tăng:



Trường hợp ngược lại, lãi suất OMO tăng cho thấy NHNN thực hiện chính sách

thắt chặt tiền tệ. Về mặt lý thuyết, lãi suất OMO là mức lãi suất cao nhất trên thị trường vì

NHNN là người cho vay cuối cùng mang tính chất hỗ trợ thanh khoản sau khi các NH

thương mại đã hết "cửa” vay các nơi khác thì mới tìm đến "cửa” NHNN để yêu cầu hỗ trợ

QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH NGUỒN VỐN – NHÓM 3



Page 30



QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH NGUỒN VỐN



thanh khoản. Chính thế, lãi suất OMO tăng có thể ngăn chặn làn sóng lạm phát, ổn định vĩ

mô và giữ thành quả của tăng trưởng.

7.3. Mối quan hệ giữa lãi suất OMO và lãi suất Liên ngân hàng – Khi nào các

NHTM sử dụng lãi suất OMO?

- Lãi suất OMO và lãi suất Liên ngân hàng đều thể hiện trạng thái thanh khoản.

Khi thanh khoản nóng lên, lãi suất đều tăng, tuy nhiên, trên OMO sẽ phản ứng chậm

(hoặc không) do nó mang tính lãi suất chính sách, do NHNN điều chỉnh. còn LS liên

ngân hàng mang tính thị trường, và do đó, nó sẽ tăng theo chiều hướng có thể cao hơn

OMO

Khi LS Liên ngân hàng cao hơn LS OMO sẽ xuất hiện vùng bù rủi ro thanh khoản.

Nếu vùng này càng rộng có nghĩa là thanh khoản càng kém và các NHTM đã sử dụng hết

các loại GTCG để huy động trên OMO.

- LS liên NH thể hiện tính thị trường và trạng thái thanh khoản của thị trường.

Nếu LS LNH tăng cao (có thể tìm kiếm lợi nhuận như trên) thì thông qua OMO, SBV sẽ

đẩy mặt bằng LS xuống bằng cách hạ LS OMO và LS LNH sẽ giảm xuống.

- LS liên NH luôn nhỏ hơn LS OMO trong điều kiện bình thường, cho vay LNH

được thực hiện khi người cho vay có vốn nhàn rỗi lớn (vốn khả dụng) – và khi LS OMO

cao hơn LS người cho vay chấp nhận. Tuy nhiên, Tại sao VN luôn có LS liên NH thường

cao hơn LS OMO? Vì ở VN có trường hợp kinh doanh lãi suất, một số NHTM trung bình

sẽ làm trung gian cho vay lại các NHTM nhỏ từ nguồn vốn giá rẽ (LNH) của NHTM lớn.

Tại sao luôn có những lúc LS LNH quá thấp (OMO) so với LS OMO, đó thường

rơi vào vùng cuối tháng, khi chuẩn bị dự trữ bắt buộc đã bị thừa, nên họ phải cố gắng để

trạng thái DTBB âm xuống để không lãng phí vốn và tìm kiếm thêm lợi nhuận bằng cách

cho vay, tuy nhiên, cũng sẽ có những trường hợp các NHTM khác không đủ nên đi vay

lại để bù đắp sẽ làm LS cao hơn một chút.

Ví dụ về Sự an toàn và linh hoạt: Huy động trên thị trường tiền gửi LS 10%/năm 100 tỷ.

Đầu tư vào 20 tỷ TPCP với lợi suất 11%, cho vay 80 tỷ với LS 13%. NHTM sử dụng. Khi

thiếu thanh khoản 20 tỷ để giải ngân cho vay, NHTM sử dụng 20 tỷ TPCP thông qua RP

QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH NGUỒN VỐN – NHÓM 3



Page 31



QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH NGUỒN VỐN



với SBV tại mức LS là 8%/năm. Sau đó cho vay lại với LS là 13%. Giả sử quá trình này

xảy ra liên tục cho hết năm.

Ta có dòng tiền như sau: Trả lãi huy động: 10 tỷ, Thu lãi TPCP: 2,2 tỷ, Thu lãi

cho vay: 10,4 tỷ

Chênh lệch ban đầu: 10,4 + 2,2 – 10 = 2,6 tỷ.

Nếu cho vay hết với mức 13% trên khoản 100 tỷ, thu lãi sẽ là: 13 tỷ.

Cho nên, nếu đầu tư trái phiếu thì thu lãi sẽ thấp hơn là 2,6 – 3 = 0,4 tỷ.

Tuy nhiên, lợi ích là gì, vay 20 tỷ với LS xấp xỉ là 8%, cho vay 13%, chênh lệch

5% trên 20 tỷ, tương đương là 1 tỷ. Bù vào khoản thiệt hại do không cho vay, ta được lợi

thêm là 0,6 tỷ

Khoản 20 tỷ này sẽ dùng cho vay tín dụng nếu LS LNH thấp hơn 13%, nếu LS

LNH thời điểm đó cao hơn 13% thì họ sẽ cho vay LNH và còn phụ thuộc vào thời gian

nguồn tiền về (từ các khoản cho vay – trong 80 tỷ cho vay hoặc huy động thêm) để quyết

định cho vay loại hình nào.

Khi LS liên NH quá thấp, NHTM sẽ vay LNH (thay vì OMO) để cho vay lại và vẫn

thu được lợi nhuận.

Nếu tình hình thanh khoản bị căng thẳng, LS LNH lên cao hơn OMO, NHTM đang

nắm giữ GTCG sẽ lợi hơn NHTM không nắm giữ khi có thể huy động vốn thông qua

OMO với LS thấp hơn LNH.

II. Quy trình nghiệp vụ thị trường mở

1. Thủ tục tham gia thị trường mở

1.1. TCTD đủ điều kiện theo quy định tại khoản 2, Điều 1, Quyết định số 27/2008/QĐNHNN của Thống đốc NHNN (gọi tắt là Quy chế nghiệp vụ TTM), lập và gửi "Giấy đăng

ký tham gia nghiệp vụ thị trường mở" theo mẫu số 01A/TTM (đính kèm) về NHNN (Sở

Giao dịch) để được cấp giấy công nhận thành viên nghiệp vụ TTM.

1.2. Trong vòng 5 ngày làm việc, kể từ khi nhận được "Giấy đăng ký tham gia nghiệp

vụ thị trường mở" hợp lệ của TCTD, Sở Giao dịch thực hiện việc cấp "Giấy công nhận

thành viên tham gia thị trường mở" và Cục Công nghệ tin học cấp mã số thành viên, mã

số giao dịch, mã khoá chữ ký điện tử và phân quyền cho TCTD để giao dịch qua mạng

với NHNN



QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH NGUỒN VỐN – NHÓM 3



Page 32



QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH NGUỒN VỐN



1.3. Trường hợp có sự thay đổi về nhân sự tham gia giao dịch nghiệp vụ TTM với

NHNN, TCTD phải có công văn gửi NHNN (Sở Giao dịch và Cục Công nghệ tin học)

theo Phụ lục 01B/TTM (đính kèm). Chậm nhất sau 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận

được thông báo về thay đổi nhân sự hợp lệ, NHNN (Sở Giao dịch và Cục Công nghệ tin

học) thực hiện các thủ tục cấp mới hoặc hủy quyền giao dịch, mã số khoá và mã số chữ

ký điện tử theo quy định.

1.4. Trường hợp các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có văn bản về việc TCTD bị tổ

chức lại, giải thể, phỏ sản hoặc trong trường hợp có thông báo của NHNN về việc TCTD

không đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Điều 1, khoản 2, Quyết định số27/2008/QĐNHNN thì "Giấy công nhận thành viên tham gia nghiệp vụ thị trường mở" tự động chấm

dứt hiệu lực. Đồng thời, NHNN hủy quyền giao dịch, mã số khoá và mã số chữ ký điện tử

theo quy định.

1.5. Trường hợp TCTD đó được tổ chức lại hoặc trường hợp đó đáp ứng đủ điều kiện

theo quy định thì TCTD thực hiện theo khoản 1 nêu trên.

2. Trình tự thực hiện nghiệp vụ TTM

2.1. Thông báo về giao dịch TTM

Căn cứ thông báo của BĐH (theo Phụ lục 02A/TTM và 02B/TTM đính kèm), SGD cập

nhật thông tin đấu thầu nghiệp vụ TTM “Thông báo đấu thầu mua GTCG” theo Phụ lục

số 04/TTM hoặc “Thông báo bán GTCG” theo phụ lục số 05/TTM (đính kèm) qua mạng

máy tính chậm nhất vào 8h30 sáng của ngày đấu thầu (trừ trường hợp có thay đổi hoặc

NHNN thực hiện phiên giao dịch đột xuất). Hàng ngày, Thành viên truy cập mạng xác

thực thông báo đấu thầu để biết các thông tin chi tiết về đợt đấu thầu.

Ngày giao dịch nghiệp vụ TTM được tính theo ngày làm việc, không tính ngày nghỉ cuối

tuần, ngày lễ và ngày tết. Trường hợp ngày mua lại hoặc ngày đến hạn thanh toán của

GTCG trựng với ngày nghỉ cuối tuần, nghỉ lễ và nghỉ tết, ngày thanh toán và chuyển giao

GTCG được thực hiện vào ngày làm việc tiếp theo.

2.2. Lưu ký và chuyển giao GTCG.

a. Khi bán GTCG, Thành viên phải lưu ký GTCG tại SGD. Việc lưu ký GTCG

theo quy định của Thống đốc và phải hoàn tất trước giờ mở thầu 30 phút.

b. Khi Thành viên trúng thầu mua GTCG, SGD sẽ chuyển khối lượng GTCG

trúng thầu vào tài khoản lưu ký của Thành viên tại SGD ngay sau khi nhận được

QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH NGUỒN VỐN – NHÓM 3



Page 33



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

×