Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.6 KB, 21 trang )
vào điều kiện sản xuất trung bình của toàn xã hội. Nếu như doanh nghiệp nào
có điều kiện sản xuất dưới mức trung bình sẽ bị thiệt hại hay bị lỗ vốn. Còn
những doanh nghiệp có điều kiện sản xuất trên mức trung bình của xã hội sẽ
thu được lợi nhuận thông qua sự chênh lệch về điều kiện sản xuất.
Ngoài cạnh tranh trong nội bộ ngành còn có cạnh tranh giữa các ngành
với nhau. Là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sản xuất những mặt hàng khác
nhau. Mục đích của cạnh tranh này là tìm nơi đầu tư có lợi hơn. Các doanh
nghiệp tự do di chuyển TB của mình từ ngành này sang ngành khác. Cạnh
tranh này dẫn đến hình thành nên tỉ suất lợi nhuận bình quân, và giá trị hàng
hoá chuyển thành giá cả sản xuất.
Việc hình thành nên giá thị trường của hàng hoá và tỉ suất lợi nhuận
bình quân là điều quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Với giá trị thị
trường của hàng hoá cho biết doanh nghiệp nào làm ăn có lãi hoặc không có
hiệu quả. Từ đó sẽ có những thay đổi trong sản xuất để nâng cao năng suất lao
động. Với tỉ suất lợi nhuận bình quân cho biết lợi nhuận của các nhà tư bản sẽ
là như nhau cho dù đầu tư vào những ngành khác nhau với lượng TB như
nhau.
Thứ hai: Cạnh tranh giúp phân bổ lại nguồn lực của xã hội một cách
hiệu quả nhất. Các doanh nghiệp sản xuất cùng một loại hay một số loại hàng
hoá cạnh tranh nhau về giá bán, hình thức sản phẩm, chất lượng sản phẩm
trong quá trình cạnh tranh đó doanh nghiệp nào có điều kiện sản xuất tốt, có
năng suất lao động cao hơn thì doanh nghiệp đó sẽ có lãi. Điều đó giúp cho
việc sử dụng các nguồn nguyên vật liệu của xã hội có hiệu quả hơn, đem lại
lợi ích cho xã hội cao hơn. Nếu cứ để cho các doanh nghiệp kém hiệu quả sử
dụng các loại nguồn lực thì sẽ lãng phí nguồn lực xã hội trong khi hiệu quả xã
hội đem lại không cao, chi phí cho sản xuất tăng cao, giá trị hàng hoá tăng lên
không cần thiết.
Thứ ba: Cạnh tranh điều tiết cung, cầu hàng hoá trên thị trường, kích
thích thúc đẩy việc ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất và
6
tăng vốn đầu tư vào sản xuất trên thị trường, khi cung một hàng nào đó lớn
hơn cầu hàng hoá thì làm cho giá cả của hàng hoá giảm xuống, làm cho lợi
nhuận thu được của các doanh nghiệp sẽ giảm xuống. Nếu như giá cả giảm
xuống dưới mức hoặc bằng chi phí sản xuất thì doanh nghiệp đó làm ăn
không có hiệu quả và bị phá sản. Chỉ có những doanh nghiệp nào có chi phí
sản xuất giá cả thanh toán của hàng hoá thì doanh nghiệp đó mới thu được.
Điều đó buộc các doanh nghiệp muốn tồn tại được thì phải giảm chi phí sản
xuất hàng hoá, nâng cao năng suất lao động bằng cách tích cực ứng dụng đưa
khoa học công nghệ tiên tiến vào trong quá trình sản xuất.
Ngược lại khi cung một loại hàng hoá nào đó nhỏ hơn cầu hàng hoá của
thị trường điều đó dẫn đến sự khan hiếm về hàng hoá điều này dẫn tới giá cả
của hàng hoá tăng cao dẫn đến lợi nhuận của các doanh nghiệp tăng lên, điều
này kích thích các doanh nghiệp sẽ nâng cao năng suất lao động bằng cách
ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến hoặc mở rộng qui mô sản xuất để có
được lượng hàng hoá tung ra thị trường. Điều này làm tăng thêm vốn đầu tư
cho sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng lực sản xuất của toàn xã hội. Điều
này quan trọng là động lực này hoàn toàn tự nhiên không theo và không cần
bất kỳ một mệnh lệnh hành chính nào của cơ quan quản lý nhà nước.
Thứ tư: Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường không chỉ có cạnh tranh
giữa các doanh nghiệp sản xuất với nhau mà còn có sự cạnh tranh giữa những
người lao động với nhau, để có được một nơi làm việc tốt, công việc phù hợp.
Điều đó khiến cho mọi người trong xã hội luôn luôn phải nâng cao trình độ
tay nghề của mình. Với ý nghĩa đó cạnh tranh làm cho con người ta hoàn
thiện hơn, cạnh tranh đóng góp một phần trong việc hình thành nên con người
mới trong xã hội mới thông minh, năng động và sáng tạo.
Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau tất yếu sẽ dẫn đến có kẻ
thắng và người thua. Kẻ mạnh càng ngày càng mạnh lên nhờ làm ăn hiệu quả.
Kẻ yếu thì bị phá sản. Sự phá sản của các doanh nghiệp không hoàn toàn
mang ý nghĩa tiêu cực. Bởi vì có như vậy thì các nguồn lực của xã hội mới
7
được chuyển sang cho những nơi làm ăn hiệu quả. Việc nâng cao các doanh
nghiệp kém hiệu quả sẽ dẫn đến sự lãng phí các nguồn lực xã hội. Do đó
muốn có hiệu quả sản xuất của xã hội cao buộc chúng ta phải chấp nhận sự
phá sản của những doanh nghiệp yếu kém. Sự phá sản này không phải là sự
huỷ diệt hoàn toàn mà đó là sự huỷ diệt sáng tạo.
3. Những điều kiện tạo nên cạnh tranh trong kinh doanh
Các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá luôn muốn tự mình quyết định đến
việc sản xuất và tiêu thụ hàng hoá - dịch vụ của mình. Nhưng cạnh tranh trên
thị trường đã không cho phép họ làm như vậy. Do đó các doanh nghiệp luôn
muốn xoá bỏ cạnh tranh đã ra đời để đáp ứng yêu cầu của họ. Độc quyền
trong kinh doanh là việc một hay nhiều tập đoàn kinh tế với những điều kiện
kinh tế chính trị, xã hội nhất định khống chế thị trường sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm hàng hoá dịch vụ. Độc quyền thường dẫn đến xu hướng cửa quyền,
bạo lực và trong một số trường hợp nó cản trở sự phát triển của khoa học kĩ
thuật, làm chậm thâm chí lãng phí các nguồn lực xã hội. Bởi lẽ với thế độc
quyền các doanh nghiệp sản xuất không cần quan tâm đến việc cải tiến máy
móc kĩ thuật, không cần tìm cách nâng cao năng suất lao động mà vẫn thu
được lợi nhuận cao nhờ vào độc quyền mua và độc quyền bán. Độc quyền là
sự thống trị tuyệt đối trong lưu thông và sản xuất nên dễ nảy sinh giá cả độc
quyền, giá cả lũng đoạn cao,... Do vậy, sự phục vụ của người tiêu dùng nói
riêng và cho xã hội nói chung là kém hiệu quả hơn so với cạnh tranh tự do.
Trong nhiều trường hợp độc quyền áp đặt sự tiêu dùng làm cho xã hội. Chính
do cung cách ấy mà độc quyền thường làm cho xã hội luôn luôn ở tình trạng
khan hiếm hàng hoá, sản xuất không đáp ứng được nhu cầu ảnh hưởng đến
nhịp độ tăng trưởng kinh tế.
Độc quyền hình thành biểu hiện sự thất bại của thị trường. Để có sự
cạnh tranh hoàn hảo, nhiều quốc gia đã coi chống độc quyền và tạo nên cạnh
tranh hoàn hảo là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của nhà nước. Để tạo nên
8
cạnh tranh lành mạnh và chống độc quyền trong kinh doanh thì cần phải có
những điều kiện nhất định.
a) Điều kiện về các yếu tố pháp lý - thể chế đối với hoạt động kinh
doanh
Để có sự cạnh tranh trong nền kinh tế thì cần phải hoạt động sản xuất
kinh doanh. Ngày nay trong quá trình hội nhập ngày càng cao thì các thể chế
pháp lý không chỉ do nhà nước ban hành mà nó còn được ban hành bởi các tổ
chức quốc tế hoặc do một khu vực kinh tế gồm nhiều quốc gia ban hành. Yếu
tố pháp lý thể chế nhân tố quan trọng trong hình thành nên môi trường kinh
doanh - là đất sống của hoạt động sản xuất kinh doanh. Mõi yếu tố pháp lí thể chế đều tác động vào một lĩnh vực nhất định trong hoạt động sản xuất
kinh doanh, nó được dùng để điều chỉnh các hành vi hoạt động sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm. Các chủ thể kinh tế muốn tham gia vào hoạt động sản xuất
kinh doanh trong lĩnh vực nào đều phải dựa vào các thể chế - pháp lí đã được
ban hành đối với lĩnh vực nào đó để tham gia hoạt động kinh tế. Như vậy sẽ
hình thành nên một môi trường kinh doanh ổn định khoa học.
b) Điều kiện trong chỉ đạo, điều hành nền kinh tế quốc dân
Các tổ chức quốc tế, các hiệp hội cũng như nhà nước khi ra các qui định
pháp lí - thể chế đều phải dựa vào điều kiện và tình hình thực tế, điều này
đảm bảo tính sát thực của các qui định. Nhà nước dựa vào các qui định để
điều hành quản lý nền kinh tế trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Vai
trò của quản lý, chỉ đạo giám sát thực hiện các qui định pháp lí là hết sức quan
trọng, nó đảm bảo cho việc các qui định pháp lí - thể chế được thực hiện. Do
vai trò hết sức quan trọng đó mà việc quản lý kinh tế của nhà nước đòi hỏi bộ
máy quản lý nhà nước phải có đủ trình độ chuyên môn, năng lực trong quản
lý kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường với môi trường cạnh tranh gay gắt.
Việc các công ty hoặc các tổ chức độc quyền hình thành là điều dễ dàng. Do
vậy để chống độc quyền và tạo nên sự cạnh tranh thì với bộ máy quản lý kinh
tế non kém thì nhà nước sẽ không thể quản lí được nền kinh tế, các bản qui
9