Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.6 KB, 21 trang )
chấp thương mại; thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước nâng cao khả năng
cạnh tranh; đem lại lợi ích cho người tiêu dùng.
Những thỏa thuận về việc gia nhập WTO trong cuộc đàm phán song
phương với Mỹ và đàm phán đa phương tới đây sẽ được phổ biến rộng rãi,
cần được các doanh nghiệp nghiên cứu kỹ để hiểu rõ những thuận lợi và khó
khăn hậu WTO. Ngoài những điểm cơ bản như trên còn có những thỏa thuận
cụ thể về ngành, lĩnh vực, sản phẩm; về tỷ lệ nắm giữ cổ phần; về lộ trình với
những thời hạn cụ thể...
Thứ hai, rà soát, sắp xếp lại sản xuất, kinh doanh, nâng cao khả năng
cạnh tranh của sản phẩm và doanh nghiệp. Khả năng cạnh tranh của sản phẩm
và doanh nghiệp được quyết định bởi việc giảm thiểu chi phí sản xuất, kinh
doanh. Muốn giảm chi phí sản xuất kinh doanh, phải đổi mới kỹ thuật, thiết bị
- công nghệ, tiết giảm chi phí nguyên nhiên vật liệu, nâng cao năng suất lao
động, giảm thiểu chi phí quản lý, chi phí ngoài sản xuất, chi phí lưu thông...
Thứ ba, coi trọng việc nắm bắt, cập nhật thông tin, đặc biệt là thông tin
liên quan đến tiêu thụ, nhất là sự biến động của thị trường thế giới, coi thông
tin là lực lượng sản xuất trực tiếp. Khắc phục tình trạng chỉ chú tâm đẩy mạnh
sản xuất đôi khi những sản phẩm mà thị trường không cần hoặc cần nhưng
với số lượng, chất lượng, chủng loại, mẫu mã, giá cả, thị hiếu phù hợp hơn.
Thứ tư, đào tạo và nâng cao trình độ nguồn nhân lực, yếu tố nội lực có
tầm quan trọng hàng đầu để hội nhập. Việt Nam có lợi thế về số lượng lao
động dồi dào, giá cả rẻ, nhưng lợi thế rẻ đang giảm dần, trong khi tỷ lệ lao
động đã qua đào tạo còn rất thấp (mới được một phần tư, còn ba phần tư chưa
qua đào tạo); cơ cấu đào tạo chưa hợp lý; chất lượng đào tạo còn nhiều bất
cập. Doanh nghiệp cần phối hợp với các cơ sở đào tạo để đào tạo, bồi dưỡng
nguồn nhân lực cho phù hợp.
18
KẾT LUẬN
Để tồn tại và phát triển bền vững trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế
ngày nay, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải nâng cao khả năng cạnh tranh
hàng hoá của mình bằng các biện pháp chủ yếu là cải tiến đổi mới, công nghệ
bên cạnh việc kết hợp hài hoà, chọn lọc các biện pháp bổ sung thích hợp. Hy
vọng rằng trong tương lai không xa, các sản phẩm của các doanh nghiệp Việt
Nam nói chung và các sản phẩm của doanh nghiệp nói riêng sẽ chiếm lĩnh
được thị trường trong nước và có vị thế ở thị trường nước ngoài./.
19
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Kinh tế chính trị
2. Trang Web: vinanet.com.vn
thanhnien.com.vn
gov.com.vn
20
21