1. Trang chủ >
  2. Kỹ Thuật - Công Nghệ >
  3. Cơ khí - Chế tạo máy >

b. Buồng đốt động cơ Diesel:

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.97 MB, 95 trang )


nhỏ. Vì vậy thường dùng vòi phun có một lỗ và áp suất phun nhiên liệu thường nhỏ

hơn buồng đốt thống nhất. Loại này còn chia ra làm 3 loại.

. Buồng đốt dự bị.

. Buồng đốt xoáy lốc.

. Buồng đốt phụ trội.

* Buồng đốt dự bị:

- Có thể tích buồng đốt phụ chiếm khoảng 25 – 40% thể tích buồng đốt. Buồng

đốt phụ thường có dạng hình trụ và vòi phun được đặc trùng tâm với buồng đốt phụ.



Hình 3.6. Buồng đốt dự bị

- Quá trình hình thành hỗn hợp khí của buồng cháy này như sau:

Trong q trình nén khơng khí đi từ buồng đốt chính qua buồng đốt dự bị bằng

các lỗ nhỏ do đó có sự chênh lệch áp suất giữa buồng đốt chính và buồng đốt dự bị nên

tốc độ của dòng khí tương đối lớn và tạo ra chuyển động rối của dòng khí trong buồng

đốt dự bị. Khi nhiên liệu được phun vào và hỗn hợp trộn điều với khơng khí gây ra

cháy nhanh làm cho áp suất tăng đẩy khí cháy và nhiên liệu chưa cháy từ buồng đốt dự

bị đi qua các lỗ nhỏ và buồng đốt chính với tốc độ cao rồi hòa trộn với khơng khí tại

đây tiếp tục cháy.

° Ưu nhược điểm:

+ Ưu điểm:

- Có thể dùng cho động cơ có tỉ số nén thấp, áp suất phun dầu thấp nên

dùng kim phun kín có một lỗ, ít bị nghẹt.

+ Nhược điểm:

- Hao nhiên liệu, buồng đốt lớn, khó phát hành nên phải trang bị thêm

Bugi xông máy.

* Buồng đốt xốy lốc:

- Buồng đốt xốy lốc có buồng đốt phụ lớn hơn buồng đốt chính. Nó tạo ra

dòng khí xốy mạnh ở buồng xốy lốc trong hành trình nén, và một lượng lớn nhiên

liệu được phun vào dòng khí để bốc cháy.



Hình 3.7. Buồng đốt xốy lốc:

- Buồng đốt xốy lốc chiếm khoảng 60 -75% tổng thể tích và tiết diện lỗ thơng

chiếm 1 -3,5% diện tích đỉnh piston. Lỗ thơng có vị trí và hướng của nó sao cho tạo

xoáy lốc mãnh liệt. Aùp suất tăng lên trong buồng đốt chính khi piston đến gần

điểm chết trên sẽ lớn hơn so với loại buồng đốt trước bởi vì tỉ lệ cháy hỗn hợp khí

khi ở buồng đốt xốy lốc cao hơn.

- Q trình hình thành hỗn hợp khí như sau: Ở hành trình nén khơng khí từ

buồng đốt chính đi qua buồng đốt phụ nhờ các lỗ nhỏ và tiếp tuyến với buồng đốt xốy

lốc nên dòng khí có tốc độ lớn và xốy lốc trong buồng đốt phụ. Khi nhiên liệu phun

vào rất dễ hòa trộn với khơng khí ở buồng đốt xốy lốc do đó rất dễ cháy. Khí cháy có

áp suất lớn ở buồng đốt xốy lốc đẩy hỗn hợp khí cháy và chưa cháy qua buồng đốt

chính với tốc độ cao và tiếp tục cháy.

° Ưu nhược điểm:

+ Ưu điểm: Áp suất phun nhỏ nên dùng kim phun kín một lỗ khó bị nghẹt, xoáy

lốc mạnh tạo điều kiện cháy chọn vẹn.

+ Nhược điểm: Cháy nhanh nên động cơ hơi dộng, buồng đốt lớn nên tổn thất

nhiên liệu nhiều, khó phát hành nên phải dùng bugi xơng máy.

* Buồng đốt phụ trội:

- Còn gọi là buồng đốt năng lượng hay chứa gió. Buồng đốt chiếm khoảng 20%

thể tích buồng đốt, được bố trí trên nắp máy và thơng với buồng đốt chính nằm trong

xylanh. Kim phun được lắp ở buồng đốt chính đối diện với miệng thông với buồng đốt

phụ trội. Buồng đốt phụ trội có dạng hình cầu hay hình oval, gồm một hay hai buồng

thơng nhau bằng lỗ nhỏ đồng tâm.



Hình 3.8. Buồng đốt phụ trội



- Q trình hình thành khí hỗn hợp như sau: Vào cuối hành trình nén, kim phun nhiên

liệu vào buồng đốt chính hướng từ miệng thơng vào buồng đốt phụ trội. Một phần

nhiên liệu theo khơng khí buồng đốt phụ trội sấy nóng bốc hơi và bắt đầu cháy ở gần

miệng thông hoặc hoặc ngay trong buồng đốt phụ trội. Vì thể tích nhỏ nên áp suất tăng

nhanh phun ra buồng đốt chính với tốc độ mạnh, tạo điều kiện cho việc hòa trộn và

bốc cháy nhiên liệu trong buồng đốt chính được chọn vẹn.

° Ưu nhược điểm:

* Ưu điểm: Khơng khí nhiên liệu hòa trộn đốt cháy hồn tồn, áp lực

phun thấp nên có thể dùng kim phun một lỗ, ít bị nghẹt.

* Nhược điểm: Hao nhiên liệu, buồng đốt lớn nên tổn thất nhiệt nhiều,

khó phát hành nên phải dùng thêm bugi xông máy.

1.1.3. Điều kiện làm việc

Điều kiện làm việc của nắp xylanh rất sấu: chịu nhiệt độ cao, áp suất lớn và ăn mòn

hóa học bởi các hợp chất có trong sản vật cháy. Ngồi ra nắp máy còn chịu ứng suất

nén khi siết các bulông.

Nắp máy của động cơ diesel làm mát bằng nước thường được bằng gang hợp

kim, đúc bằng khuôn cát hoặc bằng khuôn kim loại. Nắp máy của động cơ làm mát

bằng gió thường làm bằng hợp kim nhơm và đúc bằng khuôn kim loại.

1.2. Cấu tạo.

- Nắp máy được bắt chặt với thân máy bằng bulông hoặc gudông. Tùy theo từng loại

thân máy mà nắp máy có cấu tạo là loại đúc chung một khối cho tất cả các xylanh hay

đúc riêng cho từng xylanh.

- Trên nắp máy có bố trí các buồng đốt kết hợp với đỉnh piston, hình dáng của

buồng đốt rất quan trọng, nó được cấu tạo theo yêu cầu tỉ số nén trong động cơ.



Hình 3.9. Cấu tạo nắp máy động cơ xăng

- Để cho sự lắp ghép giữa thân máy và nắp máy được kín và chính xác phải dùng đệm

nắp máy. Chiều dầy của đệm phải đúng theo yêu cầu, bảo đảm tỉ số nén của động cơ.



Hình 3.10. Cấu tạo nắp máy động cơ diesel



Hình 3.11. Cấu tạo nắp rời

1.3. Những hƯ hỏng thƯờng gặp và phƯơng pháp kiểm tra sửa chữa.

1.3.1. Hiện tƯợng – nguyên nhân hƯ hỏng:

Những hư hỏng thường gặp:

- Bị nứt thường là ở khoảng giữa hai đế xuppap .

- Bị cong vênh do xiết không đúng qui tắc và các bu lông siết không diều lực

hay bị chờn ren.

- Bị chờn ren ở chổ lắp bugi đối với động cơ xăng.

- Các lỗ ren bị chờn do siết quá lực.

1.3.2. PhƯơng pháp kiểm tra hƯ hỏng của nắp máy

* Kiểm tra :

- Kiểm tra tổng quát: Dùng mắt quan sát xem phần buồng đốt của nắp máy có

bị cháy rỗ khơng, có bị rạn nứt khơng.

- Kiểm tra sự rạn nứt:



- Kiểm tra bằng mắt tương tự kiểm tra tổng quát tại những điểm chịu nhiệt độ

cao và những điểm kim loại mỏng.

- Kiểm tra bằng phương pháp thấm dầu: nhúng nắp máy vào dầu diezel (hay đổ

dầu lên bề mặt nắp máy) để dầu thắm vào chỗ nứt (nếu có)sau đó lấy ra lau khơ và thổi

sạch bằng gió nén, rồi dùng bột phấn bơi lên chỗ nghi nghờ bị nứt, nếu phấn bị thấm

dầu ướt chứng tỏ có vết nứt.

- Sử dụng chất thấm màu phun vào buồng cháy, các đường ống nạp, ống xả,

mặt phẳng nắp máy rồi lau sạch để phát hiện vết nứt.

- Kiểm tra cháy rỗ mặt phẳng lắp ghép: Dùng kính lúp quan sát sự cháy rỗ của

bề mặt nắp máy.

- Kiểm tra các bộ phận ren: Dùng dưỡng đo ren hoặc quan sát bằng mắt để kiểm

tra độ mòn của các bộ phận ren.

- Kiểm tra độ cong vênh :

+ Dùng bột màu bôi lên bàn máp sau đó đưa nắp máy lên rà đi rà lại nhiều lần,

nếu thấy nắp máy dính điều và nhiều bột màu chứng tỏ nắp máy còn tốt. Nếu nắp máy

dính bột màu ít hay khơng điều chứng tỏ nắp máy bị cong vênh.

+ Dùng thướt thẳng và căn lá:tương tự như cách kiểm tra mặt phẳng. Khe hở

cho phép 0,001mm/100 mm chiều dài. Vị trí đặt thướt đo như hình vẽ.

Lấy giá trị độ hở lớn nhất để đánh giá tình trạng của nắp máy.



Hình 3.12. Kiểm tra độ cong vênh

* Sửa chữa nắp máy:

-



Lỗ ren bị chờn ta gia công lại kích thướt lớn hơn.

- Lỗ ren bugi bị chờn ta đóng sơ mi lại rồi gia cơng lỗ ren mới.



- Nắp máy bị cong vênh ít thì ta rà lại, nếu bị cong vênh nhiều thì mài lại trên

máy mài chuyên dùng. Sau khi mài phẳng phải thay đổi chiều dầy của đệm để

không làm ảnh hưởng đến tỉ số nén của động cơ.

- Nắp máy bị hư hỏng nặng thì loại bỏ ngay.

- Nếu độ vênh lớn hơn giá trị cho phép thì mài lại nắp máy trên máy mài mặt

phẳng hoặc thay mới.

- Nắp máy bị nứt ở những nơi không quan trọng như bọng nước làm mát, lỗ



ren,... thì có thể hàn lại hoặc thay mới. Nứt ở những nơi quan trọng như buồng đốt thì

phải thay mới.

- Mặt phẳng lắp ghép của nắp máy bị rỗ ít thì mài lại trên máy mài mặt phẳng,

bị rỗ nhiều thì thay mới.

- Các đệm nắp máy, ống nạp, ống xả,...phải thay mới.

2. Đệm nắp máy.

2.1. Nhiệm vụ.

Nhiệm vụ: dùng để đệm kín buồng đốt.

Phân loại:

- Đệm mặt máy làm bằng vật liệu đồng.

- Đệm mặt máy làm bằng vật liệu amiăng.

2.2. Cấu tạo.

Cấu tạo đệm mặt máy: làm bằng vật liệu amiăng

bọc đồng lá hay ami ăng viền mép kim loại. Đệm

mặt máy phải là vật liệu mền, đàn hồi để làm kín

và phải chịu được nhiệt độ cao.



Hình 3.13. Đệm mặt máy.



3. Đáy dầu (các te).

3.1. Nhiệm vụ.

Đáy dầu có nhiệm vụ chứa dầu từ 3 đến 8 lít, tùy từng loại động cơ. Bơm dầu sẽ

chuyển dầu từ đáy dầu đến các bộ phận cần bôi trơn của động cơ.

Đáy của thân máy cộng với đáy dầu tạo thành hộp trục khuỷu, bao bọc trục

khuỷu.

Đáy dầu còn làm nhiện vụ chống ồn trên một số động cơ. Những miếng vật liệu

giảm chấn động bằng nhựa và thép dập được gắn vào mặt phẳng bên trong đáy dầu.

Với kết cấu này sẽ giảm được tiếng ồn và giảm rung động trên động cơ.

Loại đúc liền với thân máy, dùng cho động cơ cở nhỏ.

Loại được chế tạo rời với thân máy.

3.2. Cấu tạo.

- Đáy dầu có dạng hình hộp mỏng, được đúc bằng nhơm, gang hoặc giập bằng thép

tấm.



Hình 3.14. Cấu tạo cacte liền



- Đáy dầu được bắt với thân máy bằng bulơng hoặc vít cấy, ở giữa có đệm làm kín

bằng li-e hoặc giấy các-tơng.

- Bên trong đáy dầu có các vách ngăn, để ngăn khơng cho dầu nhờn dồn về một

phía khi động cơ bị nghiêng.



Hình 3.15 Cấu tạo cacte rời

3.3. Những hƯ hỏng thƯờng gặp và phƯơng pháp kiểm tra sửa chữa.

3.3.1. Kiểm tra.

- Kiểm tra sự móp méo:Dùng mắt quan sát sự móp méo của đáy dầu.

- Kiểm tra sự nứt thủng của đáy dầu: dụng kính lúp, phấn, dầu, giẻ lau để kiểm

tra sự nứt thủng của đáy dầu tương tự như kiểm tra vết nứt của nắp máy.

- Kiểm tra bề mặt lắp ghép: sử dụng thước thẳng và căn lá để kiểm tra độ cong

vênh của bề mặt lắp ghép đáy dầu với thân máy tương tự như phương pháp kiểm tra độ

cong vênh của nắp máy.

Yêu cầu kỹ thuật: Độ cong vênh < 0,1mm/ 100mm chiều dài.

- Kiểm tra ren ốc xả dầu: Dùng mắt và dưỡng đo ren để kiểm tra ren ốc xả dầu.

3.3.2. Sửa chữa:

- Đáy dầu bị móp méo thì dùng búa gò lại.

- Đáy dầu bị nứt, thủng thì hàn lại hoặc thay mới.

- Bề mặt lắp ghép với thân máy bị cong vênh thì gò lại hoặc mài lại.

- Lỗ ren ốc xả dầu bị hư hỏng thì hàn đắp rồi làm ren lại.

Câu hỏi ơn tập

Câu 1. Trình bày nhiệm vụ, phân loại và điều kiện làm việc của nắp máy?

Câu 2. Trình bày cấu tạo nắp máy?



Câu 3. Trình bày hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng và phương pháp kiểm tra sửa chữa nắp

máy?

Câu 4. Trình bày nhiệm vụ, phân loại và điều kiện làm việc của các

te? Câu 5. Trình bày cấu tạo chốt các te?

Câu 6. Trình bày hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng và phương pháp kiểm tra sửa chữa các

te?



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.docx) (95 trang)

×