Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 62 trang )
Sinh học” (XHSH) và khẳng định rằng hình thái xã hội mới này còn phức tạp hơn so
với các hình thái xã hội trước đây.
Xã hội Nông nghiệp đặt nền tảng trên công nghệ nông nghiệp. Công nghệ này có
mục đích thoả mãn các nhu cầu cơ bản (ăn, mặc, nhà ở…). Làn sóng tiếp theo, Xã hội
Công nghiệp, đã phát triển và sử dụng công nghệ sản xuất hàng loạt. Điều này cho
thấy rằng ở hình thái xã hội này, không chỉ các nhu cầu cơ bản được thoả mãn, mà cả
các nhu cầu tinh thần. Xã hội Thông tin được mệnh danh như vậy là do thiên hướng
công nghệ chuyển sang CNTT-TT. ở XHTT, sự chú trọng đã đặt vào các nhu cầu tinh
thần, bao gồm truyền thông, văn hoá, học tập và giải trí.
Tiến tới XHSH, sự chú trọng chủ yếu cũng đặt vào các nhu cầu phi vật thể, nhưng
cơ sở công nghệ và năng lực công nghệ sẽ thay đổi. Thao tác và bắt chước các quá
trình sinh học sẽ là những nền tảng của XHSH. Theo Schwartz3, triết lý cơ bản của
CNSH như được trích dẫn ở dưới đây, chính là nhân tố đã dẫn tới sự thay đổi:
“CNSH là gì? Đó là công nghệ do con người sáng tạo ra nhằm bắt chước và nâng
cao các quá trình sinh học mà thiên nhiên đã hoàn thiện qua hàng triệu năm tiến hoá.
Thiên nhiên đã tiến hoá những hệ thống cực kỳ phức tạp và hoàn mỹ mà cho đến nay
vẫn vượt xa mọi thứ mà con người đã tạo ra và chúng ta mới chỉ bắt đầu học cách làm
theo chúng càng nhanh càng tốt”.
Cùng với CNTT hiện nay, sự phát triển này sẽ đem lại những cơ hội to lớn cho
nghiên cứu y học, cũng như khả năng thao tác những yếu tố cốt lõi của bản thân sự
sống. Fukuyama và Stock lập luận rằng sẽ có nhiều cơ hội mở ra thông qua nghiên cứu
cơ bản do những động lực chung của các nguồn vốn đầu tư cho nghiên cứu CNSH.
Quả thực, hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) trong lĩnh vực CNSH đang được
thực hiện rất mạnh mẽ ở các xã hội phát triển.
1.3. Sau XHSH sẽ là Xã hội Tổng hợp (Fusion Society)?
Trong bối cảnh của lý thuyết làn sóng xã hội, có thể vạch ra được những triển vọng
xã hội dài hạn, nhưng để mô tả đặc trưng của các làn sóng xã hội một cách rõ ràng và
dứt khoát là một việc rất khó, thậm chí là không thể. Tuy nhiên, ta vẫn có khả năng
vạch ra một cái gì đó quan trọng, có vẻ có lý trong những làn sóng xã hội đang tiến
đến. Đoạn trích dẫn sau đây trong quá trình phỏng vấn các chuyên gia minh hoạ cho
điều đó: “Tôi cho rằng XHSH là một phương án của XHTT. Nó đang làm say đắm
lòng người theo nghĩa nó sẽ động chạm đến tất cả mọi người trong số chúng ta. Nó
cũng giống như quá trình biến đổi từ máy bay cánh quạt lên máy bay phản lực. Cũng
vẫn cùng một công nghệ đó, nhưng nó trở nên hiệu quả hơn. Công nghệ nano (CNNN)
cũng sẽ được kết hợp vào XHSH”. Đoạn trích dẫn ở trên chỉ ra phương hướng của
tương lai công nghệ, đó là sự kết hợp các công nghệ khác nhau. Fumio Kodama 4 đã
lập luận rằng các doanh nghiệp có thể ứng dụng 2 cách tiếp cận R&D công nghệ: Cách
tiếp cận đột phá và cách tiếp cận kết hợp công nghệ: cách tiếp cận thứ nhất dựa trên ý
tưởng là những thế hệ công nghệ mới sẽ thay thế những thế hệ cũ. Tuy nhiên, cách tiếp
3
4
P. Schwartz, The long boom. A vision for the coming age, 1999
F.Kodama, Tech Fusion, Harvard Business Review, 7-8/1992
4
cận thứ hai dựa vào những tổ hợp mới đối với những công nghệ hiện có. Theo
Kodama, sự kết hợp công nghệ là cách lai ghép mang tính bổ sung và phi tuyến đối
với các công nghệ tách biệt trước đây.
Phản ánh sự phát triển của các công nghệ, CNSH và CNNN cũng gia tăng tầm quan
trọng cùng với CNTT-TT. Ngoài ra, còn bao gồm cả sự kết hợp sáng tạo khác nhau
giữa các công nghệ hiện có. Chỉ cần nêu ra một ví dụ, Tạp chí Technology Review của
Viện Công nghệ Machasmiset - MIT (Mỹ) số tháng 2/2003 đã nêu ra 10 công nghệ
đang nổi sẽ làm thay đổi thế giới, trong đó có một số là sự kết hợp của các công nghệ,
chẳng hạn như mạng cảm biến vô tuyến, công nghệ tạo mô không cần tiêm, pin mặt
trời nano, cơ điện tử, tính toán mạng, chụp ảnh phân tử, in lito nano, bảo hiểm phần
mềm, glycomics và mật mã lượng tử. Cách tiếp cận của MIT Technology Review đã
gợi ý về tương lai của công nghệ. Dựa trên cơ sở như vậy, có thể không quá hàm hồ
nếu đưa ra giả định rằng làn sóng xã hội tiếp tới hiện đã ở trong giai đoạn “thai
nghén”. Sau khi nghiên cứu sâu về quan điểm kết hợp công nghệ, Mannermaa đưa ra
giả định về hình thái xã hội sẽ nổi lên sau XHSH, đó là “Xã hội Tổng hợp”. ở hình thái
xã hội này, các công nghệ đặc thù hội tụ lại với nhau thành những công nghệ tổng thể,
mang tính hệ thống, trong đó có sự hoà trộn và kết hợp các loại hình và ranh giới của
các công nghệ tách biệt trước đây. Xã hội Tổng hợp sẽ có những đặc trưng chính đã
từng gắn liền với những làn sóng công nghệ trước đó như XHSH, XHTT và Xã hội
Công nghiệp, nhưng đặc trưng rõ rệt nhất của nó là sự kết hợp các mối tương tác phức
tạp giữa công nghệ, môi trường, kinh tế và xã hội với nhau. Tuy nhiên, còn phải cần
đến rất nhiều công trình nghiên cứu công phu nữa mới có thể vạch chi tiết hơn về nội
dung của làn sóng xã hội này (hình vẽ).
5
Kỷ nguyên Tổng
hợp
Toàn cầu
hóa
GDP
Tính phức
tạp
Tốc độ thay
®æi
Kỷ nguyên
Sinh học 25
năm
Kỷ nguyên
Thông tin 50
năm
Kỷ nguyên
nông nghiệp
6000-7000
năm
Kỷ nguyên
Công nghiệp
250 năm
Hình vẽ: Sự tiến triển của các hình thái xã hội
(chú thích: BCE - Trước công nguyên)
6
1.4. Một vài nét phác họa về XHSH
Các công nghệ then chốt
Dựa vào phương pháp Delphi, các nhóm công nghệ dưới đây có triển vọng sẽ đóng
vai trò then chốt ở XHSH:
Công nghệ thông tin và truyền
thông
Trí tuệ nhân tạo
Tin học hoá lĩnh vực
chăm sóc sức khoẻ
Học tập từ xa
Giấy điện tử
Giao diện người-máy
Phần mềm môđun
Mạng nơron
Máy tính quang học
Tác tử thông minh
Máy tính có ở khắp nơi
(UbiComp)
Các ứng dụng thực tế ảo
Công nghệ sinh học
Các bộ phận
nhân tạo
Chip sinh học
Phỏng sinh học
Nhân bản
Kỹ thuật di
truyền
Liệu pháp gen
Dược phẩm tác
dụng đúng mục
tiêu
Công nghệ nanô
Các
bề
mặt
poyme tương hợp
về sinh học
Pin nhiên liệu
Polyme
chức
năng
Vật liệu thông
minh
Thu nhỏ kích
thước
Thiết bị
Vật liệu siêu dẫn
Công nghệ bao hàm trong các nhóm công nghệ then chốt: Dự báo về khả năng trở
thành lĩnh vực chính thống và thời gian xảy ra
Công nghệ
Khả năng trở
Thời gian
thành chính
dự báo
thống (Điểm
được tính 1-5)
1. Vật liệu photonic (vật liệu dùng để sản xuất, thu
3,8
2006
nhận, xử lý ánh sáng, sẽ thay đổi vật liệu đồng ở
nhiều thiết bị).
2. Vật liệu thông minh (loại vật liệu có khả năng tự
3,7
2010
theo dõi và sửa chỉnh bản thân, giảm nhẹ công sức
cho con người).
3. Vật liệu y sinh (vật liệu cấy ghép và các bộ phận
3,8
2006
phụ của con người được làm từ vật liệu y sinh sẽ
được dùng cho da và bộ phận cấy ghép).
4. Vật liệu không bị phá hủy (có thể dùng để chế
2,8
2008
tạo những chi tiết/bộ phận nhất định trong sản
phẩm để nâng cao tuổi thọ).
5. Các polyme mới (được dùng trong công nghiệp
3,5
2008
để dẫn và tích trữ điện năng, giúp tăng hiệu quả sản
xuất).
7
6. Công nghệ nano
Các ống nano cứng và mềm sẽ được dùng ở các chi tiết
dễ bị hỏng trong các sản phẩm, ví dụ các thiết bị điện
tử, giúp tránh được hư hỏng và nâng tuổi thọ.
7. Các thiết bị cảm biến
Các cảm biến để đo sự vận động, chuyển dịch và
thay đổi hình dạng sẽ được dùng để quan sát, ví dụ
những thay đổi chất độc hại trong môi trường.
8. Chẩn đoán
ở lĩnh vực y tế có khả năng đưa các máy có kích
thước nano vào cơ thể để chẩn đoán bệnh tật, cung
cấp thuốc đúng liều lượng và theo dõi những chức
năng quan trọng.
9. Phỏng sinh học
Bắt chước và làm thích ứng các phương pháp/quá
trình của tự nhiên.
10. Thao tác gen
Có thể ngăn ngừa hoặc chữa trị các bệnh di truyền.
11. Dược phẩm tác dụng đúng mục tiêu.
12, Công nghệ tế bào
Có thể dùng phương pháp nhân bản để chữa trị
bệnh vô sinh.
13. Các sản phẩm sinh học
Dùng để làm sạch đất và nước.
14. Các công nghệ tổng hợp
Nhà ở, văn phòng và các môi trường khác được hội
nhập thông qua ICT và tạo khả năng truyền thông
nhanh chóng.
15. Thực tế ảo
Tạo khả năng làm việc từ xa, chăm sóc sức khoẻ từ
xa và các dịch vụ khác, giúp cho các dịch vụ được
tiếp cận nhanh và rẻ hơn.
16. Công nghệ thông tin di động thế hệ ba (3-G)
17. ICT
8
3,4
2009
3,99
2006
3,7
2008
3,4
2007
3,4
2010
4,1
2,7
2009
2006
3,4
2007
4,99
2005
3,6
2008
3,7
2,5
2006
2002-2006
Dự báo về lọai hình cán bộ chuyên môn sẽ cần đến ở XHSH
STT
Dự báo về cán bộ chuyên môn
Mức độ có thể
xảy ra
1
Các nhà thiết kế bộ phận nhân tạo (Các bộ
3,3
phận thay thế và tăng cường cho cơ thể).
2
Các nhà tư vấn về trí tuệ nhân tạo (Tư vấn
4,0
cho các tổ chức và mọi người để ứng dụng
rôbốt học và thiết bị tính toán tiên tiến).
3
Các nhà thiết kế điện tử sinh học (các thiết
3,3
bị kết hợp CNSH với điện tử học).
4
Các nhà Tin sinh học (chuyên về thông tin
4,2
và dữ liệu gen và làm cầu nối giữa các nhà
khoa học với những chuyên gia phát triển
dược phẩm và kỹ thuật y tế).
5
Các nhà dự báo xu thế.
3,3
6
Các nhà quản trị Internet (đang ngày càng
3,3
mở rộng quy mô).
7
Các nhà tư vấn liệu pháp gen (Thiết kế các
3,2
biện pháp điều trị gen thích hợp với từng
cá nhân).
8
Các nhà Tin địa học (Các chuyên gia về
4,0
ứng dụng số đối với các thông tin địa lý,
chẳng hạn như các hệ thống định vị cho
máy tính di động).
9
Các nhà tư vấn về CNNN (Tư vấn cho các
3,6
tổ chức để ứng dụng thích hợp các thiết bị
CNNN).
10
Các chuyên gia về hợp lý hoá (Đơn giản
3,2
hoá và hợp lý hoá tổ chức hoặc công
nghệ).
11
Các nhà thiết kế căn hộ thông minh (Smart
3,8
Home).
12
Các nhà phân tích mạng lưới xã hội.
3,4
13
Bác sĩ “ảo” (làm công tác y tế thông qua
4,0
thực tế ảo, chẳng hạn như chữa bệnh từ
xa).
14
Các chuyên gia về hiển thị hoá (chuyên về
3,8
hiển thị hoá dữ liệu và các giao diện hiển
thị).
15
Các chuyên gia bảo trì và phát triển
3,4
website.
9
Thời gian
được dự báo
2010
2008
2008
2007
2005
2005
2008
2005
2009
2006
2006
2006
2006
2006
2004
Chú thích: điểm số nói lên mức độ có thể xảy ra như sau:
Điểm 5: Rất có thể; Điểm 4: Có thể;Điểm 3: Khó phán đoán; Điểm 2: Khó có thể.
Điểm 1: Rất không có thể.
10
Phần II
Bối cảnh phát triển của công nghệ sinh học
Tương lai của CNSH sẽ như thế nào? CNSH sẽ được kết hợp với các công nghệ
khác, ví dụ CNTT-TT, theo những phương thức mới như thế nào, hoặc sẽ được phát
triển để sử dụng cho các ứng dụng mới ra sao? Khung cảnh chính trị và xã hội toàn
cầu sẽ tác động tới những phát triển này như thế nào? Và điều quan trọng nhất là
chúng có ý nghĩa gì đối với từng quốc gia. Mỗi quốc gia sẽ phải làm gì để lợi dụng
được ưu thế của CNSH và chuẩn bị cho công cuộc đó như thế nào?
Tổng luận này xem xét một cách tổng quát các xu hướng toàn cầu trong CNSH. Do
khuôn khổ có hạn, ở đây chỉ đề cập đến hướng phát triển của CNSH trong các lĩnh vực
y tế, sản xuất nông, lâm, thủy sản, công nghiệp. Những xu hướng này được đề cập
cùng với sự tham chiếu đến bối cảnh xã hội và kinh doanh. Công cụ chủ yếu được
dùng để thu thập và hiểu biết thông tin là “quan sát tương lai” (Futurewatch).
CNSH
Y tế
Nông, lâm và
thuỷ sản
Công nghiệp và
môi trường
An ninh và
quốc phòng
An ninh
Y học
Y học
Nâng
cao
và quốc tái sinh
sinh sản
phũng
2.1. Quan sát tương lai là gì?
Quan sát tương lai (QSTL) có thể được coi là một thiết bị “rađa”- một phương tiện
để “quét” (Scanning), dò tìm một cách hệ thống những tín hiệu cần thiết. Việc quét tín
hiệu này thường được các tổ chức và các ngành thực hiện, nhưng ngày càng được các
Chính phủ ưa dùng để có được những thông tin giúp tăng cường hiểu biết và tư vấn,
nhằm đưa ra các quyết định kịp thời, có chất lượng, để có khả năng quản lý được
những bất định của tương lai.
QSTL thông thường bao hàm việc thu thập các thông tin. Nó không chỉ bám sát những
xu hướng trên thế giới về khoa học, kinh doanh và xã hội, mà còn phải theo dõi các sự kiện
nằm ngoài các lĩnh vực quan tâm trực tiếp. Mục đích then chốt của QSTL là nhận dạng
những mô thức hoặc sự kiện mới hoặc khác biệt, có thể là những dấu hiệu báo trước những
biến đổi quan trọng sau này. QSTL đặc biệt cần cho lĩnh vực như CNSH, là lĩnh vực có lộ
trình phát triển phức tạp và có nhiều tiềm năng đem lại những biến đổi sâu rộng cho nền
kinh tế, môi trường và xã hội. QSTL sẽ cung cấp thông tin cảnh báo sớm về những thay đổi
quan trọng, hoặc thậm chí cả những gì không bị thay đổi.
Việc nghiên cứu quá khứ để xác định các mô thức biến đổi có thể xảy ra trong
tương lai là một cách tiếp cận hữu ích để phát hiện các mô thức thay đổi. Kỹ thuật này
11
bắt nguồn từ phương pháp mà các nhà phân tích sử dụng để có được những hiểu biết
về lịch sử vĩ mô, khảo cổ học và sinh thái. Bảng dưới đây nêu ra các cột mốc đáng chú
ý trong quá trình phát triển của CNSH.
Các cột mốc lịch sử trong quá trình phát triển của CNSH
Phát minh khoa học
ứng dụng
ứng dụng
ứng dụng
ứng dụng
trong ngành
trong sản
trong Công
trong An
Y tế
xuất Nông,
nghiệp và
ninh/quốc
lâm, thủy sản môi trường
phòng
1985-Mendel
phát
minh ra các định luật
di truyền
1900-Phát hiện lại các
công
trình
của
Mendel
1928-Fleming
phát
minh ra tính chất tiêu
diệt mầm bệnh của
Penecilin
1944-Lần đầu tiên 1942-Sản
thực hiện thành công xuất penicilin
thụ tinh trong ống quy mô lớn.
nghiệm
1952-Nhân bản vô
1950-Thụ
1950-Sử
tính tế bào phôi ếch
tinh nhân tạo dụng enzym
bằng truyền hạt nhân,
vật nuôi bằng để sản xuất
tạo thành nòng nọc
tinh
trùng chất tẩy rửa.
1953-Watson
và
đông lạnh.
Crick mô tả cấu trúc
chuỗi xoắn kép của
ADN
1960-Phát minh ra
ARN
thông
tin
(mRNA)
1972-Lần đầu tiên sản 1976-Công ty Thập kỷ 70xuất được ARN tái tổ CNSH thương R&D
về
hợp
mại đầu tiên nhân giống
1976-77-Phát
triển được thành lập trai, cá trích
các phương pháp lập (Genetech)
đã tạo cơ sở
chuỗi ADN
1978-Dược
cho
ngành
phẩm ADN thuỷ sản Niu
tái tổ hợp đầu Dilân.
tiên được tiếp
thị:
Insulin
cho
người.
Đứa trẻ được
thụ tinh trong
ống nghiệm
12