Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 33 trang )
1.4.1. Hệ thống nạp động cơ xăng
1
2
3
4
5
Hình 1.1. Sơ đồ tổng quan hệ thống nạp
1- Bộ lọc khơng khí; 2- Cổ họng gió; 3- Bộ góp nạp
Khơng khí được hút vào xylanh động cơ qua bộ lọc khơng khí đến cổ họng gió,
ở động cơ dùng bộ chế hòa thì hòa khí được hình thành tại đây nhờ độ chân khơng tại
họng, từ đây khơng khí đến bộ góp nạp và đi vào buồng đốt.
Mỗi cụm chi tiết trong hệ thống nạp đều có một vai trò quang trọng trong việc
đưa một lượng khơng khí sạch cần thiết vào trong buồng đốt động cơ.
6
1.4.1.1. Đường nạp động cơ xăng dùng bộ chế hòa khí
Hình 1.2. Sơ đồ đường nạp động cơ xăng dùng bộ chế hòa khí
1- Bướm ga; 2- Đường ống nhiên liệu; 3- Van kim; 4- Buồng phao;
5- Phao; 6- Ziclơ; 7- Đường ống nạp; 8- Vòi phun; 9- Họng
Khơng khí từ khí trời được hút qua bầu lọc vào đường ống nạp (7) qua họng (9)
của bộ chế hồ khí, họng (9) làm cho đường ống bị thắt lại vì vậy tạo nên độ chân
khơng khi khơng khí đi qua họng. Chỗ tiết diện lưu thơng nhỏ nhất của họng là nơi có
độ chân khơng nhỏ nhất. Vòi phun (8) được đặt tại tiết diện lưu thơng nhỏ nhất của
họng. Nhiên liệu từ buồng phao (4) qua ziclơ (6) được dẫn động tới vòi phun. Nhờ có
độ chân khơng ở họng nhiên liệu được hút khỏi vòi phun và được xé thành những hạt
sương mù nhỏ hỗn hợp với dòng khơng khí đi qua họng vào động cơ. Để bộ chế hồ
khí làm việc chính xác thì nhiên liệu trong buồng phao luôn luôn ở mức cố định vì vậy
trong buồng phao có đặt phao (5). Nếu mức nhiên liệu trong buồng phao hạ xuống thì
phao (5) cũng hạ theo, van kim (3) rời khỏi đế van làm cho nhiên liệu từ đường ống
(2) đi vào buồng phao. Phía sau họng còn có bướm ga (1) dùng để điều chỉnh số lượng
hỗn hợp đưa vào động cơ.
1.4.1.2. Đường nạp động cơ phun xăng điện tử
1
2
3
4
5
6
Hình 1.3. Sơ đồ đường nạp động cơ phun xăng điện tử
1- Bộ lọc khí; 2- Cảm biến MAP; 3-Bướm ga; 4- Cổ họng gió;
5- Cảm biến vị trí bướm ga; 6- Đường ống nạp
Khơng khí từ khí trời được hút qua bầu lọc, tín hiệu lưu lượng nhiệt độ khí nạp
được truyền về ECU thơng qua cảm biến MAP, từ đó ECU sẽ tính tốn và định lượng
phun cho phù hợp, sau đó dòng khí nạp tới cổ họng gió. Đây là thiết bị kiểm sốt
lượng khơng khí cho các động cơ dùng bộ chế hòa khí và phun nhiên liệu. Lượng
khơng khí đi vào động cơ được điều tiết bởi độ mở của bướm ga.
1
2
Hình 1.4. Cổ họng gió
1- Bướm ga; 2- Cổ họng gió; 3- Cảm biến vị trí bướm ga;
4- Môtơ điều khiển bướm ga; 5- Cảm biến vị trí bàn đạp ga
Trước đây góc mở bướm ga được điều khiển bằng cơ học thông qua các cơ cấu
cơ khí nối từ bàn đạp ga đến bướm ga, hiện nay điều này đã được thay thế bằng hệ
thống điều khiển bằng điện tử hiện đại. Dòng khí nạp từ cổ gió đi vào bộ góp nạp sau
đó phân ra các nhánh đi vào xylanh động cơ.
Ở các động cơ hiện đại ngày nay hình dạng đường ống nạp đã được thiết kế cải
tiến nhằm lợi dụng lực quán tính lưu động của dòng khí nạp để nạp thêm, những vật
liệu mới như nhựa tổng hợp, sợi cacbon cho phép tạo dáng đường nạp có hệ số cản
nhỏ, kích thước gọn nhẹ mà độ cách nhiệt cao hơn vật liệu kim loại.
Hình 1.5. Bộ góp nạp có đường nạp dạng xoắn ốc
1- Đường ống nạp; 2- Buồng tích áp
Nguyên lý làm việc của bộ góp nạp có đường nạp dạng xoắn ốc là dựa vào hình
dạng thiết kế đặc biệt dạng xoắn ốc của đường nạp để tạo ra hiệu ứng lưu động dòng
khí nạp. Từ đó làm tăng lượng khí nạp thêm vào xylanh động cơ ở kỳ nạp.
Ngồi ra một số bộ góp nạp còn có đường nạp được phân khúc- khi động cơ
chạy ở tốc độ thấp, đường nạp dài; khi động cơ chạy ở tốc độ cao, đường nạp ngắn nhờ
sự đóng mở của van biến thiên đường nạp.
Hình 1.6. Bộ góp nạp có đường nạp biến thiên.
a) Van biến biến thiên đường nạp đóng; b) Van biến biến thiên đường nạp mở
1- Buồng tích áp; 2- Van biến thiên đường nạp.
Nguyên lý làm việc của bộ góp nạp có chiều dài đường nạp biến thiên. Khi tốc
độ động cơ nhỏ, van biến thiên đường nạp đóng. Ở điều kiện này, chiều dài khoảng tác
động của đường nạp là từ xupáp nạp đến buồng tích áp là đường nạp dài, với tác dụng
của lực quán tính khí nạp, lượng khơng khí nạp được tăng lên, mơ-men xoắn của động
cơ cũng tăng lên ở vòng quay từ thấp đến trung bình.
Khi tốc độ động cơ lớn, van biến thiên đường nạp mở. Ở điều kiện này, chiều
dài khoảng tác động đường nạp là từ xupáp nạp đến buồng tích áp là đường nạp ngắn (
như hình-a). Lực quán tính khí nạp đã đạt được ở tốc độ động cơ cao nên cổ nạp ngắn
lại làm tăng lượng khí nạp vào trong xilanh và mơ-men xoắn của động cơ cũng tăng
lên theo ở tốc độ cao.
1.4.1.3. Phương án bố trí đường nạp trên nắp máy động cơ xăng
Đối với động cơ xăng dùng bộ chế hòa khí do đặc điểm hòa khí được hình
thành ngồi buồng cháy, tại họng khuếch tán nhờ độ chân không tại họng, do vậy hòa
khí hình thành chưa được đồng nhất, để tạo điều kiện cho khơng khí và nhiên liệu hòa
trộn tốt hơn thì nhiệt độ cao của dòng khí thải đã được tận dụng để sấy nóng dòng khí
nạp bằng cách bố trí đường nạp và thải xen kẽ nhau.
1
2
3
Hình 1.7. Sơ đồ bố trí đường nạp cùng phía xen kẻ
1- Nắp máy;2- Đường thải;3- Đường nạp
Hoặc có thể bố trí đường nạp và thải về hai phía, ở trường hợp này nhiệt độ của
nước làm mát động cơ được sử dụng để gia nhiệt cho dòng khí nạp.
2
1
3
Hình 1.8. Sơ đồ bố trí đường nạp khác phía
1- Nắp máy; 2- Đường thải; 3- Đường nạp
Còn đối với động cơ phun xăng điện tử, hòa khí được hình thành rất tốt nhờ
kim phun, đường nạp chỉ có nhiệm vụ nạp khơng khí vào buồng đốt nên để tránh sự
truyền nhiệt từ nắp máy và dòng khí thải, đường ống nạp được làm bằng nhựa cách
nhiệt rất tốt và đường nap-thải được bố trí về hai phía khác nhau.
1.4.2. Hệ thống nạp động cơ diesel
3
2
1
4
Hình 1.9. Sơ đồ tổng quan hệ thống nạp động cơ diezen
1- Bộ lọc khơng khí; 2- Đường ống nạp
1.4.2.1. Đường nạp động cơ diezen
3
2
1
Hình 1.10. Sơ đồ đường nạp động cơ diezel có bộ sưỡi khơng khí
1- Bộ sưỡi khơng khí; 2- Ống góp nạp; 3- Đường ống nạp
Khơng khí được hút vào xylanh động cơ qua bộ lọc khơng khí rồi đến ống góp
nạp, đối với các nước có khí hậu lạnh trên động cơ có hệ thống sưỡi ấm khơng khí
được trước khi vào các xylanh động cơ bằng dây điện trở đặt tại ống góp nạp, hoặc
bugi sưởi trong buồng đốt động cơ, điều này giúp máy dễ nỗ khi khởi động lạnh. Còn
đối với động cơ diezen sử dụng ở các nước có khí hậu nóng thì khơng có bộ sưởi
khơng khí.
Ở động cơ common rail, là động cơ diezen hiện đại nên trên đường nạp còn có
cảm biến để đo lưu lượng nhiệt độ khí nạp (MAP), và ln có máy nén tăng áp.
5
1.4.2.2. Đường nạp của động cơ diezen tăng áp
Hình 1.11. Sơ đồ nạp của động cơ diezen tăng áp
1- Động cơ; 2- Mạch giảm tải; 3- Van điều tiết; 4- Máy nén ;
5- Bầu lọc khơng khí; 6- Bộ làm mát trung gian;7- Khoang khí nạp
Ở động cơ diezen, tận dụng dụng năng lượng của dòng khí thải, trên đường ống
thải có bố trí tuabin tăng áp để tăng áp dòng khí nạp.
Dòng khí thải đi vào bánh tuabin truyền động năng làm quay trục dẫn động
bánh nén, khí nạp được tăng áp đi vào đường ống nạp động cơ. Áp suất tăng áp khí
nạp phụ thuộc vào tốc độ động cơ (tốc độ dòng khí thải hay tốc độ quay của bánh
tuabin ). Với mục đích ổn định tốc độ quay của bánh tuabin trong khoảng hoạt động
tối ưu theo số vòng quay của động cơ trên đường nạp có bố trí mạch giảm tải. Mạch
giảm tải làm việc nhờ van điều tiết thơng qua đường khí phản hồi và cụm xi lanh. Khi
áp suất tăng van mở 1 phần khí thải khơng qua bánh tuabin, thực hiện giảm tốc độ cho
bánh nén khí nạp, hạn chế sự gia tăng quá mức của áp suất khí nạp.
Van điều tiết và mạch giảm tải: Van điều tiết được gắn vào vỏ tuabin. Khi động
cơ làm việc ở tải cao, áp suất khí thải rất lớn, vì thế cánh tuabin làm việc với tốc độ
cao làm tăng cao áp suất khơng khí nạp, nạp vào động cơ. Mạch giảm tải làm nhiệm
vụ điều khiển van điều tiết thải bớt khí thải động cơ từ trước cửa vào tuabin, ra trực
tiếp ống thải.
1.4.2.3. Phương án bố trí đường nạp trên nắp máy động cơ diezen
Để tránh sự truyền nhiệt từ đường dẫn khí thải làm giảm lượng khí nạp vào
động cơ dẫn tới làm giảm công suất động cơ, nên đường nạp ở động cơ diezen thường
được bố trí về hai phía .
1
2
3
Hình 1.12. Sơ đồ bố trí đường nạp hai phía khác nhau
2
1- Nắp máy; 2- Đường thải; 3- Đường nạp
1
3
Hình 1.13. Sơ đồ bố trí đường nạp hai phía khác nhau
1- Nắp máy;2- Đường thải; 3- Đường nạp
1.5. Giới thiệu động cơ JO7C
Động cơ J07C là động cơ sử dụng nhiên liệu diesel được hãng hino sản xuất và
sử dụng cho các dòng xe tải của hino như các dòng Hino Ranger,…
Hình 1.14. Xe tải Hino Ranger
Động cơ J07C là loại động cơ diesel 4 kỳ, 5 xi lanh đặt thẳng hàng với thứ tự phun là
1-2-4-5-3, khơng có turbo tăng áp.
Hình 1.15. Động cơ J07C
Các thơng số kỹ thuật của động cơ J07C trong bảng 1.1:
Bảng 1.1. Thông số kỹ thuật động cơ J07C
Loại động cơ
Kiểu động cơ
Dạng hút
Đường kính xi lanh và hành trình
Dung tích xi lanh
Tỷ số nén
Thứ tự phun (kích nổ)
Áp suất nén
Tốc độ vòng quay (ở chế độ tồn tải)
Tốc độ vòng quay (ở chế độ khơng tải)
Trọng lượng khơ
Cửa hút
Góc đáy supat
Cửa xả
Cửa hút
Góc đế tỳ supat
Cửa xả
Supap hút mở
Thời điểm đóng mở Supap xả đóng
supap ( theo hành
Supap hút mở
trình bánh đà)
Supap xả đóng
Khe hở supap (khi
Supap hút
J07C - B
Diesel 4 kỳ,5 xi lanh thẳng hàng, trục
cam làm mát làm mát bằng nước phun
trực tiếp
Hút tự nhiên khơng có Turbo
114 x 130mm (4.49 x 5.11 in )
6.634L (404.8 cu.in)
19.2/1
1-2-4-5-3 (số xi lanh được tính theo puli
trục cam)
Ngược chiều kim đồng hồ nhìn từ bánh
đà
3.5-3.7 Mpa (35-38kgf/cm2, 495-540
lbf/in2) với tốc độ 280 v/p
3.100 v/p
600-620 v/p
Xấp xỉ 490kg (1,080 lb)
300
450
300
450
120, trước điểm chết trên
440, sau điểm chết dưới
550, trước điểm chết dưới
130, sau điểm chết trên
0.30mm (0.0118 in)