1. Trang chủ >
  2. Giáo Dục - Đào Tạo >
  3. Trung học cơ sở - phổ thông >

Khái niệm về năng lực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (543.66 KB, 25 trang )


2.1.Phân loại năng lực

Hiện nay, có rất nhiều cách phân loại năng lực, qua nghiên cứu có thể chia năng

lực thành 2 loại năng lực cần cho người lao động trong xã hội hiện nay, giúp họ

có đầy đủ khả năng hồn thành chủ động, tích cực và sáng tạo nhiệm vụ được

giao. Đó là:

Năng lực chung: “Là những năng lực cơ bản, cần thiết mà bất kì ai, bất kì người

nào cũng cần có để sống, học tập, làm việc và phát triển. Các hoạt động giáo

dục, với những tác động khác nhau, nhưng đều hướng đến mục tiêu hình thành

và phát triển các năng lực chung của học sinh”. Chương trình giáo dục phổ

thơng hiện hành ở nước ta chú trọng hình thành và phát triển cho HS những

phẩm chất đạo đức (sống yêu thương, sống tự chủ, sống trách nhiệm) và những

năng lực chung chủ yếu như [2]: “Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp

và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo”.

Việc đánh giá mức độ các yêu cầu được thực hiện thông qua nhận xét các biểu

hiện chủ yếu của các thành tố trong từng phẩm chất, năng lực và được mơ tả

trong chương trình cụ thể của các cấp.

Năng lực chuyên biệt: “Là các năng lực được hình thành và phát triển trên cơ sở,

nền tảng của những năng lực chung nhưng sâu hơn, tách biệt hơn trong những

hoạt động hoặc tình huống, mơi trường đặc thù. Năng lực chuyên biệt là năng

lực được hình thành và phát triển nổi trội hơn, chiếm ưu thế hơn xuất phát từ đặc

điểm của mơn học. Một năng lực có thể làm năng lực chuyên biệt của nhiều môn

học khác nhau”. Năng lực chun biệt của mơn hóa học trong nhà trường THPT

bao gồm:

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học

- Năng lực thực nghiệm hóa học

- Năng lực tính tốn hóa học

- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn

Nhìn chung, sự phân biệt giữa năng lực chung và năng lực chuyên biệt là cần

thiết. Tuy nhiên, chúng cũng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, góp phần bổ sung

cho nhau, vì vậy đơi khi danh giới giữa chúng là không thật sự rõ ràng. Ví dụ:

Năng lực tư duy sáng tạo là năng lực chung nhưng môn học nào cũng coi năng

lực này như một năng lực chuyên biệt…



4



Hiện nay, người ta quan tâm nhiều đến việc phát triển năng lực hành động. Năng

lực hành động của mỗi cá thể được tổ hợp bởi các năng lực nhất định, chủ yếu

bao gồm[1] : “Năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp, năng lực cá thể,

năng lực hành động và năng lực xã hội”.

Những năng lực này có mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ với nhau và không thể

tách rời nhau. Trên cơ sở có sự kết hợp các năng lực này mà năng lực hành

động được hình thành. Cấu trúc chung của năng lực hành động được mơ tả

theo mơ hình sau[1] :



2.2. Năng lực của học sinh Trung học phổ thông

Theo tài liệu[3] của tác giả Nguyễn Minh Phương đề xuất 4 nhóm năng lực thể

hiện được khung năng lực cần đạt cho học sinh phổ thông của nước ta hiện nay:

Năng lực nhận thức: yêu cầu học sinh có các khả năng quan sát, ghi nhớ, tư duy

(độc lập, logic, trừu tượng…). Từ đó phát hiện được vấn đề, có ý thức tự học,

trau dồi vốn kiến thức trong cuộc sống một cách chủ động, tích cực.

Năng lực xã hội: yêu cầu học sinh phải có những khả năng thuyết trình, giao

tiếp, tự tin trước đám đơng, điều khiển được cảm xúc, có khả năng thích ứng,

biết phối hợp giữa các khả năng cạnh tranh và hợp tác…

Năng lực thực hành (hoạt động thực tiễn): yêu cầu học sinh phải biết cách vận

dụng tri thức, thực hiện một cách chủ động, linh hoạt, tích cực. Có khả năng sử

dụng các công cụ cần thiết, khả năng giải quyết vấn đề theo cách sáng tạo nhất, có

sự bền bỉ…

Năng lực cá nhân: được biểu hiện qua các mặt về thể lực, yêu cầu học sinh biết

chơi thể thao, tập thể dục để bảo vệ sức khỏe, có khả năng thích nghi với mơi

trường sống, bên cạnh đó là mặt hoạt động cá nhân đa dạng khác nhau như: khả

năng lập kế hoạch, tự đánh giá, tự chịu trách nhiệm.

5



Như vậy trong chương trình GD phổ thơng, nhằm hình thành và phát triển cho

học sinh những năng lực chung chủ yếu , và mỗi mơn học có những năng lực

đặc thù riêng. Ví dụ như mơn Hóa học có những năng lực đặc thù : “Năng lực sử

dụng ngơn ngữ hóa học, năng lực thực nghiệm hóa học, năng lực tính tốn hóa

học, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn”.

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tôi đi sâu vào nghiên cứu về năng lực vận

dụng kiến thức của học sinh THPT.

3. Bài tập hóa học

3.1. Khái niệm về bài tập hóa học

Theo từ điển Tiếng Việt phổ thông : “Bài tập là bài ra cho học sinh làm để tập

vận dụng những điều đã học”, còn bài toán là: “vấn đề cần giải quyết bằng

phương pháp khoa học”. Như vậy, bài tập hóa học là những bài tập đưa ra cho

học sinh làm có chứa đựng vấn đề, nội dung hóa học, và được giải quyết nhờ

những suy luận logic, hiểu biết về các vấn đề liên quan đến hóa học.

Để giải được những bài tập này học sinh phải biết suy luận logic, dựa vào những

kiến thức đã học, biết vận dụng vào những hiện tượng hóa học, những khái

niệm, định luật, học thuyết, cả những phép toán cơ bản,… người học phải biết

phân loại bài tập để tìm ra hướng giải hợp lý và có hiệu quả.

3.2. Phân loại bài tập hóa học

3.2.1. Bài tập trực quan

Là bài tập sử dụng hình vẽ để mơ tả hiện tượng thí nghiệm, cách tiến hành

và các dụng cụ thí nghiệm, hóa chất. Từ việc đưa giả thuyết bài tập bằng hình

vẽ, học sinh dựa vào đó để giải quyết các nhiệm vụ học tập và câu hỏi đề bài yêu

cầu.

3.2.1.1. Bài tập hình vẽ

Là bài tập sử dụng hình vẽ để mơ tả hiện tượng thí nghiệm, cách tiến

hành và các dụng cụ thí nghiệm, hóa chất. Từ việc đưa giả thuyết bài tập bằng

hình vẽ, học sinh dựa vào đó để giải quyết các nhiệm vụ học tập và câu hỏi đề

bài yêu cầu.

3.2.1.2. Bài tập đồ thị



6



Là bài tập sử dụng các dữ liệu biểu diễn dưới dạng đồ thị làm giả thiết của

bài tập. Học sinh phải vận dụng kiến thức đọc được đề bài và các ẩn số dưới

dạng đồ thị đó. Từ đó, giải quyết được yêu cầu bài tập.

3.2.1.3. Bài tập bảng biểu

Là dạng bài tập được trình bày thơng qua các bảng biểu. Học sinh vừa phải

hiểu được nội dung qua bảng biểu vừa biết cách xử lí được số liệu đó để giải được

bài tập.

3.3. Sử dụng bài tập hóa học để phát triển năng lực vận dụng kiến thức

cho học sinh

Trong q trình dạy học hóa học, một trong những hoạt động chủ yếu để

phát triển năng lực cho học sinh là hoạt động giải bài tập. Vì vậy, Giáo viên cần

tạo điều kiện để thơng qua hoạt động này học sinh được phát triển các năng lực,

từ đó HS sẽ có phẩm chất tư duy mới, được thể hiện ở : “Năng lực phát hiện vấn

đề mới (tình huống có vấn đề), tìm ra hướng giải mới, tạo kết quả học tập mới”.

Để có được những kết quả trên, giáo viên “cần ý thức xác định được mục

đích của hoạt động giải bài tập hóa học, khơng phải chỉ là tìm ra đáp số đúng mà

còn là phương tiện khá hiệu quả để rèn luyện tư duy hóa học cho học sinh”. Bài

tập hóa học rất phong phú và đa dạng, muốn giải được bài tập hóa học “phải biết

vận dụng nhiều kiến thức cơ bản, sử dụng các thao tác tư duy: so sánh, phân

tích, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa…” Qua các Bài tập hóa học đó,

học sinh được thường xuyên rèn luyện ý thức tự giác trong học tập và nâng cao

khả năng hiểu biết cá nhân.

4. Sử dụng bài tập hóa học trong dạy học phát triển năng lực

4.1. Sử dụng bài tập hóa học kết hợp với bản đồ tư duy

Bản đồ tư duy (Mindmap) là phương pháp được đưa ra như là một phương

tiện để tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của não bộ. Đây là cách để ghi nhớ

chi tiết, để tổng hợp, hay để phân tích một vấn đề ra thành một dạng của lược đồ

phân nhánh.

Trong bài tập hóa học được chia ra rất nhiều dạng, có thể kết hợp sử dụng

bản đồ tư duy để nâng cao hiệu quả học tập như tăng cường hỗ trợ trí nhớ, hệ

thống lại các dạng bài tập để củng cố kiến thức, không bị thiết xót dạng hoặc

quá lan man làm lẫn lộn , xáo trộn các dạng bài lên nhau.

Ví dụ như: hệ thống một số dạng bài tập của hóa học 10.

7



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

×