1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Kinh tế - Quản lý >

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THUƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ GIỮA VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN TRONG THỜI KỲ THỰC THI VJEPA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (966.84 KB, 109 trang )


58



của Việt Nam, đặc biệt những nhóm hàng mà nước ta có lợi thế, tăng được khả năng

cạnh tranh trên thị trường Nhật Bản.

Theo cam kết, các mặt hàng sẽ được cắt giảm thuế theo lộ trình. Trong đó, Nhật

Bản cam kết bỏ 7.220 dòng thuế ngay khi hiệp định có hiệu lực, Việt Nam cũng cắt

bỏ ngay 2.586 dòng thuế. Trong vòng 10 năm, tự do hóa khoảng 92% kim ngạch

thương mại 2 chiều. Về phía Nhật sẽ tự do hóa 95% kim ngạch thương mại trong 10

năm và Việt Nam là 88%. Các mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu vào Nhật được

hưởng ngay thuế suất 0% như: dệt may, da giày, cơ khí, cáp điện, máy tính, linh

kiện, đồ gỗ, tôm, các sản phẩm từ tôm, hoa cắt cành, sầu riêng, đậu bắp… [10]

Trước hết phải kể đến các mặt hàng công nghiệp. Dệt may và da giày hiện được

coi là hai mặt hàng có nhiều triển vọng. Ngoài ra dây cáp điện và các mặt hàng chế

tạo cũng là những mặt hàng nhiều tiềm năng. VJEPA được thực thi chính thức sẽ

đem lại cơ hội tốt cho những mặt hàng công nghiệp kể trên.

Đối với mặt hàng da giày: Các sản phẩm giày dép của Việt Nam đang đứng thứ

4 trong số các nước xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản, nhưng thị phần vẫn còn rất

khiêm tốn. [35]

Đối với mặt hàng dệt may, hiện Nhật Bản chiếm 10% trong tổng thị phần hàng

dệt may xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, theo số liệu của bộ Công thương, thị

phần hàng dệt may Việt Nam ở Nhật còn khá khiêm tốn, hiện mới đạt xấp xỉ 1,19%/

tổng kim ngạch nhập khẩu của nước này, thấp hơn nhiều so với các nước trong khu

vực (Malaysia là 3,05%, Thái Lan 2,73%, Indonesia 4,27%, Trung Quốc 18,83%).

[11] Thị trường Nhật rất khó tính về chất lượng nhưng đây lại là một thị trường có

giá ổn định, ít biến động lên xuống như hai thị trường Mỹ và Châu Âu. Việc thuế

nhập khẩu vào Nhật bằng 0% do tác động tích cực từ VJEPA sẽ giúp cho nhà nhập

khẩu Việt Nam được lợi về cạnh tranh giá bán, từ đó giúp mặt hàng này dễ thâm

nhập hơn vào thị trường Nhật Bản. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp hoạt động trong

lĩnh vực hàng may mặc của Nhật Bản đang chuyển dịch đơn hàng dệt may sang

Việt Nam. Đây là kết quả của việc chính sách chuyển dịch đơn hàng nhập khẩu

hàng dệt may theo phương thức “Trung Quốc +1” (90 % hàng nhập từ Trung Quốc,



59



10% còn lại từ các nước) đang thay đổi, cộng với tác động của chính sách ưu đãi

miễn giảm thuế trong VJEPA. [35]

Tuy nhiên, lợi thế lớn nhất đối với xuất khẩu của Việt Nam khi VJEPA thực thi

sẽ thuộc về nhóm hàng nông sản. Tuy không được hưởng ưu đãi về thuế quan cao

như các mặt hàng công nghiệp, song mức cam kết Nhật Bản dành cho Việt Nam

trong VJEPA cũng khá cao so với Nhật Bản dành cho các nước ASEAN khác (loại

bỏ thuế quan ngay với 69,6% giá trị thương mại - những mức này áp dụng cho Việt

Nam cao nhất trong số các EPA (Hiệp định đối tác kinh tế) với các nước ASEAN).

Trong vòng 10 năm khi VJEPA có hiệu lực, Nhật Bản sẽ loại bỏ thuế cho 83,8% giá

trị thương mại nông sản Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản. Trong số các dòng

thuế nông sản Nhật Bản cam kết dành cho Việt Nam ở mức tốt nhất có 24 dòng thuế

dành cho các sản phẩm mật ong, gừng, tỏi, vải, sầu riêng, tôm, cua, ghẹ; 23 trong

tổng số 30 mặt hàng nông - lâm - thuỷ sản có giá trị xuất khẩu cao nhất của Việt

Nam sang Nhật Bản sẽ được hưởng thuế suất 0% ngay lập tức sau khi VJEPA có

hiệu lực hoặc trong lộ trình không quá 10 năm. Các dòng thuế có lộ trình giảm từ 35 năm bao gồm 14 sản phẩm có nhiều tiềm năng xuất khẩu như mì chính, đậu

tương, gừng, cùng các loại hoa quả là chuối, sầu riêng, chôm chôm... Kim ngạch

xuất khẩu những sản phẩm này chiếm khoảng 14% tổng xuất khẩu nông sản của

Việt Nam sang thị trường Nhật. Nhật Bản cũng sẽ tiếp tục giảm và loại bỏ thuế

nhập khẩu đối với 72 dòng nông sản trong 7 năm và 214 dòng khác có lộ trình

giảm và loại bỏ thuế quan trong 10 năm. Trong đó, đáng chú ý là có các mặt hàng

rau, quả chế biến, ngô, sắn chế biến, các loại gia vị, nước sốt là những mặt hàng mà

thời gian qua các doanh nghiệp Việt Nam có khá nhiều lợi thế khi xuất khẩu sang

thị trường này. [17] [6, tr. 31-38]

Thủy sản: Trong số các mặt hàng chủ lực của Việt Nam đối với thị trường Nhật

Bản, thủy sản là một mặt hàng sẽ được hưởng mức thuế 0% ngay khi Hiệp định

JVEPA có hiệu lực. Theo Biểu phân loại hàng hoá hài hoà (HS), mặt hàng thuỷ sản

của Nhật Bản bao gồm tổng cộng 330 dòng thuế và Nhật Bản cam kết giảm thuế

trong vòng 10 đến 15 năm đối với 188 dòng đối với các sản phẩm thủy sản có xuất



60



xứ từ Việt Nam. Trong số 330 mặt hàng thuỷ sản, có 64 mặt hàng có cam kết giảm

thuế về 0% ngay khi Hiệp định VJEPA có hiệu lực. Tuy vậy, trừ 28 mặt hàng có

thuế suất MFN mà Nhật Bản đã dành cho Việt Nam ở mức là 0% từ trước và 8 mặt

hàng có mức thuế suất GSP là 0% hiện đang áp dụng cho Việt Nam thì về thực chất

sẽ có 28 dòng thuế được giảm xuống 0%. Mặc dù chỉ có 28 sản phẩm được hưởng

ngay mức thuế 0% trong giai đoạn đầu này nhưng hầu hết sản phẩm này đều hết sức

có ý nghĩa đối với lợi ích xuất khẩu thuỷ sản cho các doanh nghiệp Việt Nam, vì

chiếm tới 71% xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Nhật Bản. Trong đó, đáng kể nhất

là các sản phẩm như tôm sú, tôm chế biến, ghẹ, cua. Các dòng sản phẩm thủy sản

của Việt Nam được giảm thuế khi xuất vào thị trường Nhật Bản sẽ theo những lộ

trình khác nhau: [5] [6, tr. 44]

Nhóm thuỷ sản có lộ trình giảm thuế trong 3 năm

Sẽ có 8 dòng thuế thuỷ sản có lộ trình giảm thuế trong vòng 3 năm. Các dòng

thuế phổ biến có mức thuế Đãi ngộ tối huệ quốc – Most Favored Nation (MFN) ban

đầu từ 3,5% đến 7,2%. Giá trị kim ngạch xuất khẩu của 8 mặt hàng này là rất lớn,

chiếm đến 8% kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam, trong đó đáng chú ý

nhất là các mặt hàng như động vật thân mềm, cá đông lạnh là có ưu đãi lớn nhất. [6,

tr. 47]

Lộ trình giảm thuế từ 5 đến 10 năm trong lĩnh vực thuỷ sản

Theo cam kết giảm thuế của Nhật Bản, có 96 dòng thuỷ sản có các lộ trình giảm

thuế khác nhau, từ 5 đến 10 năm. Các mặt hàng này phần lớn có kim ngạch xuất

khẩu sang Nhật chưa cao nhưng xét về dài hạn lại rất tiềm năng. Nhiều sản phẩm

loại này đã được xuất khẩu sang thị trường như Hoa Kỳ, EU. [6, tr. 48]

Bên cạnh cơ hội mang lại cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam từ việc giảm

thuế đối với nhiều mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế. VJEPA ra đời sẽ giúp nâng

cao năng lực của các doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông thuỷ sản xuất khẩu

trong việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Các tiêu chuẩn kỹ thuật của thị trường Nhật Bản được áp dụng chung cho hàng

hóa của mọi quốc gia, không riêng gì hàng hóa của Việt Nam. Nhận thức rõ yêu cầu



61



của thị trường, lưu ý tới thực trạng hàng hóa của Việt Nam, bên cạnh các cam kết về

cắt giảm thuế, Nhật Bản đã cam kết hỗ trợ các chương trình hợp tác nhằm nâng cao

năng lực cho Việt Nam trong lĩnh vực vệ sinh, an toàn thực phẩm (SPS). Hiệp định

có hẳn một chương riêng về hợp tác SPS, theo đó Nhật Bản sẽ hỗ trợ VN thành lập

một trung tâm SPS để nâng cao năng lực kiểm định, kiểm dịch cho VN. Ngoài ra,

Nhật Bản cũng cam kết sẽ tiếp tục thảo luận về việc hai bên từng bước công nhận

tiêu chuẩn của nhau, tạo thuận lợi hơn nữa cho thương mại nông sản giữa hai nước.

Với việc Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) được ký kết

và có hiệu lực, hàng trăm mặt hàng nhập từ Nhật Bản sẽ được miễn thuế; theo đó

các mặt hàng dự kiến được hưởng thuế suất 0% trong giai đoạn 2009-2012 bao gồm

các loại máy móc vật tư, thiết bị thuộc các lĩnh vực xây dựng đường sắt, bệnh viện...

Nằm trong diện miễn thuế còn có xơ, sợi vải tổng hợp chưa gia công, kéo sợi, gốm

sứ chịu lửa chứa trên 50% tính theo trọng lượng graphit hoặc carbon; thủy tinh vụn

và thủy tinh phế liệu dạng khối; đá quý (trừ kim cương) đã được gia công hoặc chưa

gắn mạn, dát, chưa gia công, đá quý tổng hợp tái tạo...Ngoài ra, vật liệu xây dựng

cho đường sắt, phế liệu, thép hợp kim, đồng, dụng cụ cầm tay không gắn động cơ,

khuôn đúc, dụng cụ khoan, cắt, nghiền đá, máy ép rượu vang, trái cây, chế biến bột

giấy, máy in, máy bán hàng tự động, lò phản ứng hạt nhân, điều hòa và động cơ

dùng cho máy bay... cũng được hưởng thuế suất ưu đãi 0% trong giai đoạn đến

tháng 3 năm 2012. [1]

Căn cứ theo Hiệp định Đối tác kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản (VJEPA) ký

ngày 25 tháng 12 năm 2008 tại Nhật Bản và được Thủ tướng Chính phủ Nước cộng

hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phê duyệt tại Quyết định số 57/2009/QĐ-TTg ngày

16 tháng 4 năm 2009; Căn cứ Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29 tháng 11

năm 2006; Căn cứ Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14

tháng 06 năm 2005; Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 tháng

2008 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ

Tài chính và Căn cứ Nghị định số 149/2005/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2005

của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Bộ



62



Tài chính đã ban hành Thông tư số 158-2009-BTC kèm theo Biểu thuế nhập khẩu

ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật

Bản (VJEPA) giai đoạn 2009 – 2012, theo đó sẽ có hơn 8.870 dòng thuế sẽ nằm

trong nhóm xem xét cắt giảm. Theo như cam kết, các mặt hàng có lộ trình cắt giảm

nhanh hơn (dưới 10 năm) chủ yếu sẽ là các mặt hàng công nghiệp làm nguyên liệu

sản xuất trong nước như hóa chất, dược phẩm, dệt may, điện tử, giấy, sắt thép, ô tô

và máy móc. Những mặt hàng này hiện có mức thuế MFN thấp (hoặc bằng 0%).

Các mặt hàng có cam kết dài hơn (trong vòng 10-16 năm) hoặc trong danh mục

nhạy cảm chủ yếu là các mặt hàng tiêu dùng trong nước sản xuất được hoặc có kế

hoạch sản xuất trong tương lai gần. Do đó, diện mặt hàng có thuế suất cắt giảm và

xóa bỏ chủ yếu giai đoạn 2009-2012 để thực hiện VJCEP chủ yếu là các mặt hàng

công nghiệp. Cụ thể tại thời điểm năm 2012, có khoảng 28,4% dòng thuế được xóa

bỏ thuế quan. Các mặt hàng khác thuộc diện cắt giảm dần đều (từ thuế suất cơ sở)

theo các năm, giữ nguyên thuế suất cơ sở trong cả lộ trình hoặc theo mô hình cắt

giảm riêng với các năm kết thúc là: 2019; 2024; 2025; 2026. Lộ trình này sẽ có tác

dụng bảo hộ có thời hạn đối với sản xuất trong nước. Do các mặt hàng nhập khẩu từ

Nhật Bản có tính chất bổ sung và có chất lượng tốt nên sẽ hỗ trợ cho các ngành sản

xuất trong nước, không có tính cạnh tranh trực tiếp với sản xuất trong nước. Việc

giảm thuế đối với các mặt hàng nhập khẩu từ Nhật, đặc biệt là các mặt hàng là

nguyên liệu đầu vào sẽ giúp cho các doanh nghiệp sản xuất để xuất khẩu trong nước

giảm giá thành, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường Nhật

Bản nói chung và thị trường thế giới nói riêng.

Ngoài ra việc giảm thuế đối với các mặt hàng tiêu dùng từ Nhật như ô tô, điện

tử, dược phẩm sẽ tạo cơ hội cho người tiêu dùng tại Việt Nam được tiếp cận với

hàng hoá chất lượng cao, giá rẻ hơn...

3.1.1.2. Thách thức đối với hoạt động thương mại của Việt Nam với thị

trường Nhật Bản

Đe doạ cạnh tranh từ phía hàng hoá và các nhà sản xuất hàng hoá Nhật Bản đối

với chúng ta không lớn vì hàng hoá của Nhật sang chúng ta có tính chất bổ sung.



63



Thách thức lớn nhất đối với chúng ta là phải làm sao vượt qua được những rào cản

khắt khe trên thị trường Nhật. Để thâm nhập được vào thị trường Nhật, các mặt

hàng xuất khẩu của Việt Nam phải đạt đủ các tiêu chuẩn phía nhập khẩu đưa ra.

Yêu cầu của người tiêu dùng Nhật rất cao. Đối với hang dệt may người tiêu dùng

Nhật rất kỹ tính, chỉ chấp nhận những sản phẩm hoàn hảo, không có sai sót dù chỉ là

đường kim mũi chỉ, hay cái cúc áo, cái khuy bấm…Đối với hang nông lâm thuỷ

sản, vấn đề đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm hiện là trở ngại lớn nhất

đối với hàng Việt Nam. Kiểm tra, khống chế dư lượng kháng sinh, thuốc bảo vệ

thực vật trong nguyên liệu chế biến hàng nông sản, các hóa chất bị nhiễm trong quá

trình chăn nuôi thủy hải sản là điều nằm ngoài tầm với của DN chế biến xuất khẩu.

Nhưng ngược lại, không vượt qua được những quy định ngặt nghèo về vệ sinh an

toàn thực phẩm, hàng nông thủy sản Việt Nam vào Nhật không tận dụng được lợi

thế từ việc miễn giảm thuế...

Ngoài ra, một thách thức lớn nữa đối với hàng công nghiệp, đặc biệt là hàng dệt

may và da giày của Việt Nam – hai nmặt hàng có nhiều triển vọng là chúng ta rất có

thể không tận dụng được tốt lợi thế mà VJEPA mang lại cho hai mặt hàng này nếu

hai mặt hàng này vẫn tiếp tục bị phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu đầu vào nhập

khẩu do Công nghiệp hỗ trợ trong nước đối với hai ngành này hầu như chưa có.

Mặc dù Nhật Bản sẽ giúp chúng ta phát triển ngành công nghiệp phụ trợ để giúp

cho hàng hóa của Việt Nam không chỉ là các sản phẩm gia công mà còn là các hàng

hóa có chất lượng và giá trị cao xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản và các nước

khác. Tuy nhiên, vấn đề chúng ta có đủ năng lực để tiếp nhận hay không lại là vấn

đề khác.

Thách thức cuối cùng phải kể đến là nhận thức và trình độ, năng lực của các

doanh nghiệp xuất khẩu sang trị trường Nhật Bản. Khi không nhận thức được đầy

đủ những cơ hội ma VJEPA mang lại cho mình, các doanh nghiệp có thể sẽ không

tận dụng được những lợi thế về thuế. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, đến nay đã

3 năm nhưng chỉ có 20% các doanh nghiệp xuất khẩu tận dụng được các lợi thế về

thuế. Tình trạng này có thể xảy ra với các doanh nghiệp xuất khẩu sang Nhật. Ví dụ



64



trong lĩnh vực hàng dệt may. Để được tận dụng mức thuế suất 0% hàng dệt may

sang Nhật theo cam kết của Hiệp định đối tác Kinh tế ASEAN – Nhật Bản

(AJEPA), doanh nghiệp dệt may phải đáp ứng được hai yêu cầu là hàng phải được

sản xuất, gia công tại Việt Nam và nguồn gốc xuất xứ nguyên phụ liệu phải từ Việt

Nam, Nhật hoặc ASEAN, trừ các nước như Indonesia, Philippines, Campuchia và

Thái Lan. [2] [36] Theo khuyến cáo của các chuyên gia thương mại, do từ trước đến

nay các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may trong nước chỉ quen làm hàng gia công

nên ít để ý đến việc yêu cầu các nhà cung cấp nguyên vật liệu cung cấp chứng nhận

C/O xuất xứ. Trong khi đó, thị trường Nhật Bản lại là một thị trường rất khắt khe về

tiêu chuẩn nguồn gốc xuât xứ của hàng hóa nói chung và hàng may mặc nói riêng.

Chính vì thế khi tiến hành làm hàng để xuất khẩu sang Nhật, doanh nghiệp nếu

không lưu ý tới giấy chứng nhận này ngay khi nhận nguyên vật liệu gia công, vì nếu

để lâu nhà cung ứng sẽ tìm cách từ chối cấp lại và hệ quả tất yếu là khi hàng đưa tới

Nhật, sẽ gặp khó khăn trong khâu kê khai nguồn gốc xuât xứ để đưa vào tiêu thụ

trên thị trường.

3.1.2. Cơ hội và thách thức đối với hoạt động đầu tƣ của Nhật Bản vào Việt

Nam

3.1.2.1. Cơ hội đối với việc thu hút và sử dụng vốn đầu tư của Nhật Bản ở

Việt Nam

Cơ hội đối với việc thu hút đầu tư từ Nhật Bản do VJEPA mang lại không nhiều

và nổi bật như cơ hội mà VJEPA mang lại đối với hoạt động đầu tư do phần tự do

hoá về hoạt động đầu tư trong VJEPA vẫn chính là nội dung của Hiệp định xúc tiến,

bảo hộ và tự do hoá đầu tư (BIT) ký năm 2003 do đó tác động của VJEPA tới hoạt

động đầu tư chủ yếu vẫn là tác động của Hiệp định BIT tới hoạt động đầu tư trực

tiếp từ Nhật Bản. Cơ hội nổi bật nhất mà VJEPA mang lại đối với hoạt động thu hút

đầu tư từ Nhật Bản sang việt Nam chủ yếu liên quan đến đầu tư vào phát triển công

nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam. Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với nước ta bởi sự yếu

kém của ngành công nghiệp phụ trợ trong nước hiện cung đang là yếu tố cản trở

việc thu hút đầu tư nước ngoài từ Nhật Bản nói riêng và các quốc gia khác vào



65



những ngành công nghiệp của Việt Nam. Công nghiệp phụ trợ (CNPT) là ngành sản

xuất các sản phẩm hỗ trợ bao gồm hệ thống các công nghệ và cơ sở sản xuất chuyên

đảm nhiệm cung cấp đầu vào (thiết kế, nguyên vật liệu, bán thành phẩm, linh phụ

kiện...) phục vụ chế tạo, lắp ráp đồng bộ các sản phẩm cuối cùng. Vì thế mà CNPT

phải gắn kết với một sản phẩm hoặc một nhóm sản phẩm công nghiệp nào đó (tức

đối tượng được hỗ trợ) và việc phân cấp hỗ trợ là tuỳ theo đặc tính công nghệ của

sản phẩm hay nhóm sản phẩm đó. Việt Nam hiện có khoảng gần 30 ngành kinh tế kỹ thuật cần đến CNPT, trong đó có nhiều ngành sản xuất hàng xuất khẩu. Tuy vậy

CNPT của ta mới ở giai đoạn "thường thường bậc trung", được gắn với quá trình

nội địa hoá. [9] [18]

Theo cam kết trong VJEPA, Nhật Bản sẽ hỗ trợ cho Việt Nam trong việc phát

triển công nghiệp hỗ trợ. Hiện Nhật Bản đã cùng chúng ta triển khai Khu công

nghiệp hỗ trợ ở Bắc Ninh. Khu công nghiệp sẽ thu hút các doanh nghiệp của Nhật

Bản đầu tư trực tiếp vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ và từ đó, tạo đà thu hút đầu tư

trực tiếp vào các ngành công nghiệp chính.

Ngoài ra, Nhật Bản vẫn tiếp tục cấp vốn ODA cho Việt Nam nhằm hỗ trợ quá

trình phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Điều này cũng tạo tiền đề thu hút vốn đâu

tư trực tiếp của Nhật Bản nói riêng và các nước khác nói chung vào nền kinh tế Việt

Nam.

Nhận định về các cơ hội mà VJEPA mang lại cho mình, các doanh nghiệp Nhật

Bản đang đầu tư tại Việt Nam cho rằng VJEPA có ít tác động đến họ nếu họ là

những doanh nghiệp lần đầu tới Việt Nam và tìm kiếm các nhà cung cấp Việt Nam

về phụ tùng và thiết bị mà có thể được nhập khẩu từ Nhật Bản hay các nước khác.

Ngoài ra, VJEPA chưa phải là Hiệp định mang lại những lợi ích tốt nhất cho các

doanh nghiệp Nhật Bản nếu so sánh với các chính sách thương mại khác của Việt

Nam trong các cam kết WTO - ví dụ như việc mở cửa thị trường bán lẻ từ năm 2009

của Việt Nam, cho phép các doanh nghiệp nước ngoài chuyển từ hình thức các văn

phòng đại diện và liên doanh sang các công ty chi nhánh và 100% vốn nước ngoài



66



và cho phép họ được phân phối hàng hoá sản phẩm trực tiếp mà không cần phải qua

trung gian - chính sách này đã thu hút rất nhiều nhà đầu tư Nhật Bản.

Hơn nữa, đối với các nhà đầu tư Nhật Bản, tác động của VJEPA với họ không

nhiều. Đầu tư của Nhật Bản tại Việt Nam hiện tại theo hai xu hướng. Xu hướng thứ

nhất, các công ty như Sony và Panasonic đã vào Việt Nam từ những năm 90, được

hưởng những lợi ích về bảo hộ, và khi các chính sách bảo họ chấm dứt, họ quyết

định ngừng sản xuất và chuyển sang nhập khẩu. Nhưng, các doanh nghiệp khác như

Canon, vẫn tiếp tục đầu tư những dự án chính để đa dạng hoá các mặt hàng xuất

khẩu. Xu hướng thứ hai, nếu so với Trung Quốc, tuy giá thuê đất ở Trung Quốc rẻ

hơn, nhưng các chi phí sản xuất đắt hơn, và giá lương tối thiểu đang tăng, thì Việt

Nam vẫn là địa điểm hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư Nhật Bản. [10]

3.1.2.2. Thách thức đối với hoạt động thu hút và sử dụng vốn đầu tư của

Nhật Bản ở Việt Nam

Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng và rất hấp dẫn trong mắt các nhà đầu

tư Nhật Bản, nhận xét này được thể hiện rõ trong con số thống kế ngày càng có

nhiều các doanh nghiệp Nhật Bản mong muốn tới khám phá và đầu tư tại Việt Nam.

Tuy nhiên, thách thức đối với chúng ta trong việc thu hút FDI của Nhật Bản khi

VJEPA thực thi thuộc về môi trường kinh doanh và vấn đề nhân lực

Về môi trường kinh doanh : Trong VJEPA hai bên đã có thoả thuận về cải thiện

môi trường kinh doanh. Nếu môi trường kinh doanh Việt Nam được cải thiện thì

đây là cơ hội tốt cho việc thu hút FDI nhưng đây cũng là thách thức lớn đối với Việt

Nam trong việc thu hút FDI từ Nhật Bản.

Hầu hết các các nhà đầu tư nước ngoài khi cân nhắc đưa ra quyết định rót vốn

đầu tư tại Việt Nam đều e ngại sự tồn tại của tệ quan liêu giấy tờ và thủ tục hành

chính, đặc biệt là “ thói hư ” nhũng nhiễu đòi ăn hối lộ và các loại chi phí bôi trơn

trong khâu cấp phép đầu tư của một bộ phận quan chức thuộc các cơ quan cấp phép

đã ít nhiều khiến cho nhiều nhà đầu tư của nước ngoài nói chung và của Nhật Bản

nói riêng cảm thấy không hài lòng, và hệ lụy gây ra là sự chuyển hướng đầu tự sang

một nước khác có môi trường đầu tư thông thoáng và ưu đãi hơn. Bên cạnh đó, sự



67



bất ổn định, không nhất quán trong các điều luật và quy định, thường xuyên có sự

thay đổi chính sách và các thủ tục hành chính liên quan tới đầu tư tại Việt Nam

cũng tạo ra một tâm lý e ngại đối với các nhà đầu tư Nhật Bản. Không những thế,

chính sự lo ngại này của các doanh nghiệp Nhật Bản về một môi trường đầu tư thiếu

lành mạnh và đầy bất ổn hẳn sẽ gây ra một phản ứng dây chuyền với không chỉ

trong giới các nhà đầu tư Nhật mà nó sẽ lan tới các nhà đầu tư quốc tế khác, điều

này vô hình chung sẽ khiến cho hình ảnh về môi trường đầu tư của Việt Nam trong

đánh giá chung của quốc tế bị bôi bẩn và tất nhiên hệ quả mà nó gây ra là rất

nghiêm trọng khi các nhà đầu tư sẽ “rứt áo ra đi”.

Theo cách đánh giá của các nhà đâu tư Nhật Bản thì thị trường Việt Nam vẫn

tồn tại năm vấn đề chính gây ảnh hưởng tiêu cực tới sự hấp dẫn của môi trường

kinh doanh ở Việt Nam đó là: Cơ sở hạ tầng kém phát triển; Thực thi pháp luật

không rõ ràng; Khó tuyển dụng nhân lực cấp quản lý có chất lượng; Chi phí nhân

công đang ngày một gia tăng; cuối cùng là Hệ thống pháp lý lỏng lẻo và chưa phát

triển. Cùng với đó, lo ngại về giá nhân công ngày càng gia tăng đang nổi lên là

điểm đáng quan ngại của các nhà đầu tư Nhật Bản khi tiến hành hoạt động đầu tư và

kinh doanh tại Việt Nam. Không những thế, ngay trong những lý do lựa chọn Việt

Nam là điểm đến để đầu tư mà các nhà đầu tư Nhật Bản đưa ra, những lợi thế vốn

có của Việt Nam như giá lao động rẻ, chất lượng nguồn lao động đang giảm đi. Mặc

dù điều này thuận chiều với những thay đổi trong cơ cấu thu hút đầu tư của Việt

Nam là chuyển hướng sang những lĩnh vực công nghệ cao, đòi hỏi nguồn nhân lực

có đào tạo… song đây chắc chắn sẽ lại là vấn đề lớn một khi nó vấn tồn tại như một

trong 5 vấn đề đáng lo ngại trong mắt nhà đầu tư Nhật Bản đối với môi trường kinh

doanh tại Việt Nam.

Mặc dù VJEPA mang lại cho chúng ta những cơ hội trong việc phát triển công

nghiệp phụ trợ nhưng năng lực tiếp nhận của chúng ta lại là thách thức lớn. Điều

này phụ thuộc vào trình độ của lực lượng lao động. Theo kết quả Tổng điều tra dân

số và nhà ở năm 2009 do Tổng cục Thống kê công bố, dân số trong độ tuổi lao động

cả nước là 55 triệu người, trong đó 45,2 triệu người thuộc lực lượng lao động trong



68



độ tuổi, chiếm 82,2% tổng dân số trong độ tuổi lao động. Số lao động trong độ tuổi

đang làm việc là 43,9 triệu người, chiếm 51,1% tổng dân số, bao gồm: lực lượng lao

động khu vực thành thị là gần 12 triệu người - chiếm 27% tổng lao động trong độ

tuổi đang làm việc và lực lượng lao động khu vực nông thôn là 31,9 triệu người chiếm 73%; thì Việt nam có thể cung cấp một lượng lao động lớn mà không gặp

bất kỳ một trở ngại nào. Tuy nhiên, Việt nam lại thiếu lực lượng kỹ sư có trình độ

trung cấp đến cao cấp. Số lượng kỹ sư tốt nghiệp đại học được tuyển dụng có đủ

năng lực thể đáp ứng các nhu cầu về quản lý lại rất thiếu, đặc biệt là ở miền Bắc.

Một phần của thực trạng này là việc đào tạo thực hành khoa học và kỹ thuật (kỹ

thuật cơ khí, kỹ thuật điện, hoá ứng dụng….) trong các trường đại học còn rất yếu,

và vì thế đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến việc trang thiết bị phục vụ cho hoạt

động này cũng thiếu. Sự thiếu nhiệt tình trong quá trình tiếp thu những kiến thức

thực tế cũng là một vấn đề nảy sinh từ phía sinh viên ở các trường.

3.2. GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƢ VỚI

NHẬT BẢN TRONG BỐI CẢNH THỰC THI VJEPA

3.2.1. Giải pháp phát triển quan hệ thƣơng mại với Nhật Bản

Hiệp định đối tác kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản (VJEPA) được ký kết và

đi vào thực thi là một cơ sở vô cùng thuận tiện cho cả hai nước phát triển và đẩy

mạnh quan hệ thương mại và đầu tư và thị trường của nhau. Riêng đối với Việt

Nam, việc thu hút được nhiều hơn và sử dụng một cách hiệu quả hơn JDI cũng như

ODA của Nhật Bản đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình công nghiệp

hóa và hiện đại hóa đất nước ta cũng như thực hiện đúng mục tiêu đưa nước ta cơ

bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020 mà Đảng và Nhà nước đã đề ra

nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của Việt Nam không chỉ trong phạm vi liên

kết kinh tế Đông Á mà còn tiến tới phạm vi Châu Á và toàn cầu. Cũng nhằm tiếp

tục là động lực trực tiếp thúc đẩy nhanh tăng trưởng và phát triển kinh tế, Nghị

quyết Đại hội X của Đảng (tháng 4/2006) đã tiếp tục khẳng định và chỉ rõ, các hoạt

động kinh tế đối ngoại nói chung và ngoại thương nói riêng cần phải có sự nỗ lực

phấn đấu hơn nữa để góp phần tăng nhanh kim ngạch XNK, đặc biệt là kim ngạch



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

×