Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (384.51 KB, 24 trang )
9
Đồng Tháp, Vĩnh Long và Sóc Trăng. Mẫu nghiên cứu được xác
lập theo phương pháp phân tầng, bao gồm cả 4 cấp độ liên kết:
không liên kết, liên kết thành nhóm tương trợ, liên kết thành tổ hợp
tác và liên kết thành hợp tác xã.
Lượng thông tin: Tổng số phiếu (bảng hỏi) phát ra là 585 phiếu.
Có 33 phiếu điều tra (5,6%) không đạt yêu cầu do có câu trả lời
dưới 60% số lượng câu hỏi. 552 bảng hỏi đảm bảo tính nhất quán
và độ tin cậy cao được đưa vào xử lý thống kê bằng phần mềm R.
Cấu trúc bảng hỏi: Có 2 bộ bảng hỏi: (i) một bộ dành cho nông
dân không tham gia liên kết (36 câu hỏi); (ii) một bộ dành cho
nông dân có tham gia liên kết (41 câu hỏi).
b. Khảo sát định tính. Số liệu định tính thu được trong các phỏng
vấn sâu và nghiên cứu chuyên gia từ 55 cán bộ các tổ chức hợp tác,
cán bộ chính quyền và đoàn thể cấp xã, Liên minh và Chi cục
PTNT được sử dụng để làm rõ những ý nghĩa ẩn chứa phía sau các
số liệu định lượng. Ngoài ra, tác giả có nghiên cứu sâu 2 trường
hợp điển hình, bên ngoài mẫu nghiên cứu.
CHƯƠNG 2
TÍNH ĐA DẠNG CỦA MÔ HÌNH LIÊN KẾT TRÊN THẾ GIỚI
VÀ SỰ CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH HỢP TÁC TẠI VIỆT NAM
2.1. Quá trình hình thành các mô hình liên kết trên thế giới
Ngược dòng lịch sử, cuộc Cách mạng công nghiệp mang lại nhiều
thành tựu, nhưng cũng tạo ra không ít khuyết tật trong xã hội như:
sự phân hoá giàu nghèo, sự bần cùng hóa giai cấp công nhân, sự
xuống cấp đạo đức của các giai cấp và nhiều vấn đề xã hội khác….
Từ đó, nhiều nhà tư tưởng và thực nghiệm hoài nghi những thành
tựu của Cách mạng công nghiệp, phê phán những “căn bệnh” xã
hội do chế độ tư bản chủ nghĩa mang đến, chủ trương cải cách xã
10
hội và xây dựng một xã hội mới tốt đẹp hơn. Các mô hình liên kết
khác nhau là sản phẩm của những dòng tư tưởng khác nhau.
2.1.1. Mô hình liên kết nhất nguyên về sở hữu dựa vào lòng nhân ái và
sự từ thiện của giai cấp tư sản
Đại diện cho mô hình liên kết này có thể kể đến Robert Owen,
Saint Simon, Charles Fourier – những nhà chủ nghĩa xã hội không
tưởng. Họ nỗ lực liên kết những người nghèo khó thành một tổ
chức “cộng đồng xã hội mới”. Các tổ chức này tồn tại biệt lập như
những ốc đảo trong lòng kinh tế thị trường và xã hội tư bản. Họ
kêu gọi sự thiện nguyện, lòng bác ái, cảm hóa giai cấp tư sản chấp
nhận sự tồn tại của các “cộng đồng xã hội mới” và cứu trợ cho các
công xã nghèo khó.
Mô hình này nhanh chóng bị thất bại trong thực nghiệm, do không
phát huy được tinh thần trách nhiệm cá nhân và tạo ra nhiều thành
phần “ăn theo”, ỷ lại. Tuy vậy, nó đã đặt ra nền móng cho bước
chuyển tiếp quan trọng trong phong trào hợp tác trên thế giới.
2.1.2. Mô hình liên kết dựa trên chế độ nhất nguyên về sở hữu (sở hữu
tập thể) bằng con đường triệt tiêu giai cấp tư sản
Lenin là người đại diện rõ nét nhất cho xu hướng xây dựng hợp tác
xã dựa trên cơ sở thiết lập chế độ sở hữu tập thể xã hội chủ nghĩa
nhằm xóa bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa. Mô hình này được áp
dụng tại Liên Xô, Trung Quốc trước đây. Đây cũng là mô hình hợp
tác xã “kiểu cũ” tại Việt Nam.
Mô hình liên kết dựa trên tập thể hóa tư liệu sản xuất, kế hoạch
hóa quá trình sản xuất, hình thành chế độ nhất nguyên về sở hữu
(sở hữu tập thể). Việc xóa bỏ sở hữu tư nhân, phân phối theo công
điểm, quản lý tập trung đã làm suy giảm động lực phấn đấu, gây
nên trạng thái trì trệ trong phát triển, làm tiêu hao tinh thần trách
nhiệm cá nhân, kìm hãm sức sáng tạo và ý chí của nông dân. Cuối
11
cùng, mô hình liên kết này cũng đi đến sự tan rã.
2.1.3. Mô hình liên kết mang tính nhị nguyên về sở hữu theo cơ chế
kinh tế thị trường
Buchez (Pháp), Liên minh những người tiên phong công bằng
Rochdale (Anh), Raiffeisen và Delitzsch (Đức) là những người đại
diện cho mô hình liên kết mang tính nhị nguyên về sở hữu (sở hữu
tư nhân và sở hữu tập thể), hoạt động theo cơ chế thị trường.
Các cá nhân liên kết với nhau, tổ chức những hoạt động chung,
nhưng mỗi thành viên vẫn duy trì sự độc lập và tự chủ trong sản
xuất riêng của mình. Sinh khí của kinh tế tập thể được tạo lập và
nuôi dưỡng bằng sự phát triển của kinh tế riêng của mỗi thành viên
(kinh tế hộ). Tính nhị nguyên còn thể hiện ở cơ cấu tổ chức: vừa là
tổ chức kinh tế đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, vừa là hiệp
hội mang bản chất xã hội sâu sắc.
Tính dung hòa của mô hình liên kết nhị nguyên tạo sức hấp dẫn
mạnh mẽ để hình thành và thổi bùng phong trào hợp tác xã của
nhiều quốc gia trên thế giới. Hệ quả của sự lớn mạnh và lan rộng
của phong trào hợp tác xã là sự thành lập Liên Minh hợp tác xã
quốc tế (ICA), tổ chức đại diện cho các tổ chức hợp tác thế giới
vào ngày 19/08/1895.
2.2. Quá trình chuyển đổi mô hình hợp tác tại Việt Nam
Gắn với mỗi giai đoạn lịch sử là sự biến chuyển trong tư duy về
nhận thức bản chất của tổ chức hợp tác và vai trò của nó trong phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước.
2.2.1. Giai đoạn trước “Đổi mới” (1986)
Phong trào hợp tác hóa nông nghiệp trải qua ba bước: (i) phát triển
tổ đổi công, (ii) phát triển hợp tác xã bậc thấp, nửa xã hội chủ
nghĩa và (iii) phát triển hợp tác xã bậc cao, xã hội chủ nghĩa hoàn
12
toàn. Các tổ chức hợp tác (tổ đổi công, hợp tác xã) phát triển
nhanh về số lượng theo “khuôn mẫu” mô hình liên kết dựa trên chế
độ nhất nguyên về sở hữu (sở hữu tập thể). Về khía cạnh tích cực,
mô hình này tập trung ý chí nông dân vào sản xuất nông nghiệp,
“tay cày, tay súng”, đáp ứng đòi hỏi của đất nước, nhất là trong
thời kỳ chiến tranh. Tuy nhiên, vai trò của kinh tế hộ gần như bị
thay thế hoàn toàn bởi kinh tế tập thể, đã làm tiêu hao dần ý chí,
giảm động lực liên kết, mất nguồn cảm hứng sáng tạo, phai nhạt
lòng tin của nông dân đối với các tổ chức hợp tác.
2.2.2.
Từ “Đổi mới” (1986) đến khi có Luật hợp tác xã (1996)
Việc khẳng định quyền tự chủ của kinh tế hộ là “lời bố cáo chung”
cho sự kết thúc của các hợp tác xã “kiểu cũ”. Xã hội chứng kiến sự
giảm sút về số lượng hợp tác xã và sự đổ vỡ lòng tin của nông dân
vào mô hình “làm ăn tập thể”.
2.2.3.
Từ khi có Luật hợp tác xã (1996) đến nay
Giai đoạn này đánh dấu bằng sự chuyển đổi từ mô hình hợp tác xã
“kiểu cũ” sang hợp tác xã “kiểu mới” tiệm cận dần với mô hình
liên kết nhị nguyên do ICA khuyến cáo. Các tổ chức hợp tác được
bảo đảm bằng khuôn khổ pháp lý ngày càng được hoàn thiện hơn.
2.3. Lịch sử phát triển các hình thức liên kết trong sản xuất nông
nghiệp tại vùng Tây - Nam bộ
Sau khi được giải phóng và thống nhất đất nước, miền Nam tiến
hành công cuộc cải tạo XHCN đối với nông nghiệp. Đến 1987 tại
vùng Tây - Nam bộ có 7,1% hộ nông dân tham gia vào tổ chức
hợp tác, rất thấp so với tỷ lệ ở các vùng còn lại trong cả nước.
Luật hợp tác xã có hiệu lực (1997), một số hợp tác xã “kiểu mới”
được thành lập nhằm đáp ứng tốt nhu cầu dịch vụ của xã viên, với
mục tiêu tối thượng là tối đa hóa lợi ích của xã viên và gắn kết với
13
các chủ thể khác trong chuỗi giá trị. Đến tháng 7 năm 2008, vùng
Tây - Nam bộ có 1.146 hợp tác xã, chiếm 7,9% tổng số hợp tác xã
trong cả nước.
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG LIÊN KẾT CỦA NÔNG DÂN TRONG SẢN
XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI VÙNG TÂY - NAM BỘ
3.1.
Lý do, nội dung, cấp độ, mức độ liên kết
Trong mẫu nghiên cứu có 116 nông dân (chiếm 21% mẫu nghiên
cứu) không tham gia liên kết. Khoảng 60% trong số nông dân này
giải thích rằng họ không tham gia liên kết là do thiếu lòng tin về
lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài mà các tổ chức hợp tác có thể
mang lại cho thành viên.
Trong mẫu có 79% nông dân tham gia liên kết trong sản xuất nông
nghiệp với 3 cấp độ khác nhau: nhóm tương trợ, tổ hợp tác hoặc
hợp tác xã. Động lực thúc đẩy sự tham gia liên kết trong sản xuất
nông nghiệp của nông dân rất đa dạng. Đáng chú ý, có 31,7% nông
dân quyết định tham gia liên kết do ảnh hưởng uy tín của cán bộ
đến vận động. Một vài địa phương cử cán bộ cấp tỉnh, cấp huyện
đến các xã để tham gia hợp tác xã với tư cách xã viên và trở thành
“hạt nhân nòng cốt” gầy dựng phong trào hợp tác. Sức lan tỏa của
“xã viên - cán bộ” này rất nhanh và rất mạnh.
Có 9,9% nông dân cho rằng lý do chính mà họ tham gia liên kết là
để nhận sự hỗ trợ của Nhà nước tốt hơn. Khi quyết định tham gia,
nhiều nông dân chưa hiểu đầy đủ bản chất tổ chức hợp tác, chưa
hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của thành viên khi tham gia vào tổ chức
hợp tác.
Nội dung liên kết của nông dân phong phú - từ khâu đầu tiên của
quá trình sản xuất đến khâu cuối cùng khi tiêu thụ nông sản.
14
3.2. Lợi ích của liên kết và các yếu tố ảnh hưởng
Liên kết trong sản xuất nông nghiệp mang lại nhiều lợi ích cho
thành viên và xã hội: lợi ích phi kinh tế và lợi ích kinh tế.
3.2.1. Lợi ích phi kinh tế từ liên kết
- Gia tăng vốn con người: Môi trường dân chủ giúp cho nông dân
tích lũy và gia tăng vốn con người: gia tăng sự tự tin, trau dồi ky
năng đàm phán, mở mang tầm nhìn, cống hiến sáng kiến….
- Làm giàu vốn xã hội: Sự liên kết ngang của nông dân đã làm đa
dạng hơn các mạng lưới xã hội ở nông thôn, tạo dựng lòng tin,
hình thành loại vốn xã hội mang tính tập thể, giúp giải quyết “bài
toán chung của tập thể”, mang lại lợi ích cho tập thể. Chúng duy
trì, phát huy các giá trị xã hội và văn hóa, bảo đảm cân bằng, ổn
định, gắn kết cộng đồng, là kênh chuyển tải chính sách, pháp luật
của Đảng và Nhà nước vào cuộc sống.
- Giảm thiểu mức độ suy thoái môi trường: giảm thiểu ô nhiễm hoặc
khôi phục giá trị môi trường thông qua các hoạt động như biogas,
sản xuất theo VietGAP hay GlobalGAP…
3.2.2. Lợi ích kinh tế của liên kết
- Góp phần gia tăng thu nhập cho nông hộ. Các số liệu thống kê cho
thấy cấp độ nông dân liên kết trong sản xuất nông nghiệp càng cao
thì thu nhập mà nông hộ nhận được trên một diện tích canh tác
càng cao. Sự tương quan này có ý nghĩa thống kê.
- Tăng trưởng kinh tế tập thể: các tổ chức hợp tác hình thành tài sản
chung và quy dùng chung, một mặt, để mở rộng, nâng cao chất
lượng hoạt động, phát triển dịch vụ mới nhằm đảm bảo lợi ích lâu
dài cho xã viên, và mặt khác, để gia tăng phúc lợi cộng đồng.
3.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của liên kết
a.Cấp độ liên kết
15
Nông dân liên kết ở cấp độ càng cao thì thu nhập họ thu được trên
1 công đất canh tác (1.000m 2) càng cao. Sự khác biệt này giữa các
cấp độ liên kết không chỉ có ý nghĩa trong mẫu nghiên cứu, mà
còn có giá trị để suy rộng cho tổng thể, với khoảng tin cậy 95%.
Nhóm
tương
trợ
Chung
Không
liên kết
Lúa (triệu đồng)
2,16
1,83
2,13
2,17
2,35
Trái cây (triệu đồng)
9,87
7,65
8,33
9,35
11,75
Thu nhập/1.000m2
b.
Tổ hợp
tác
Hợp
tác xã
Mức độ liên kết
Thu nhập trên một công đất canh tác có tương quan thuận với số
lượng dịch vụ mà nông dân sử dụng từ các tổ chức hợp tác. Tổ
chức hợp tác nào càng có nhiều dịch vụ và thành viên tham gia
liên kết càng cao thì hiệu quả sản xuất có xu hướng càng cao.
Thu nhập/công lúa = 1,80 + 0,154 x số dịch vụ sử dụng ***
Thu nhập từ cây ăn trái/công = 7,79 + 1,156 x số dịch vụ sử dụng***
Có nhiều luận cứ giải thích sự tác động của mức độ nông dân tham
gia liên kết với thu nhập mà họ thu được như: Áp dụng tiến bộ
khoa học ky thuật cao hơn; Quản lý dịch bệnh tốt hơn; Giảm chi
phí trong sản xuất nông nghiệp nhờ “mua chung, bán chung”;
Nâng cao chất lượng nông sản và giá bán cao hơn nhờ áp dụng
GlobalGAP và VietGAP; Xây dựng thương hiệu nông sản; Liên
kết ngang là điều kiện tham gia liên kết dọc tốt hơn; Lợi thế theo
quy mô sản xuất.
Giả thuyết thứ nhất được chứng minh: Lợi ích kinh tế (thu nhập
thu được trên đơn vị diện tích canh tác) mà nông dân nhận được
tương quan thuận với cấp độ liên kết (hình thức liên kết) và mức
độ liên kết về kinh tế (số dịch vụ sử dụng) mà nông dân tham gia
trong sản xuất nông nghiệp.
16
3.3. Nhận thức của nông dân về tính đặc thù của các tổ chức hợp
tác và vai trò, nghĩa vụ, quyền lợi của thành viên
“Biết nhiều, hiểu ít” là nhận định khái quát nhất về nhận thức của
nông dân đối với các tổ chức hợp tác. Điểm trung bình về nhận
thức tính đặc thù của nhóm tương trợ là 2,15 điểm /6 điểm; tổ hợp
tác là 3,21 điểm /8 điểm và hợp tác xã chỉ đạt 2,95 điểm /10 điểm.
Nếu xét chung cả 3 cấp độ liên kết, thì điểm số trung bình đạt 8,31
điểm /24 điểm. Kiểm định thống kê đã minh chứng rằng mức độ
nhận thức không có sự khác biệt giữa các tỉnh nghiên cứu.
“Hình hài” của tổ chức hợp tác trong tâm thức của nông dân là một
hỗn hợp pha tạp từ một số tính chất của tổ chức công quyền, với
một số đặc tính của các đoàn thể xã hội mang tính từ thiện, một vài
nét đặc trưng của một công ty vì mục đích lợi nhuận.
Nhận thức sai lệch về bản chất tổ chức hợp tác là nguyên nhân của
vấn đề “loạn nhịp” trong môi trường hợp tác như:
- Nhiều tổ chức hợp tác được thành lập một cách gượng ép, không
trên nền tảng vững chắc và mang nặng tính “phong trào ồ ạt”.
- Nhiều tổ chức hợp tác đánh mất hoặc làm phai mờ giá trị xã hội,
nhân văn của tổ chức hợp tác.
- Chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với hợp tác xã bị lợi dụng và
mất tác dụng khuyến khích hợp tác xã thực thụ phát triển.
- Danh thế của các tổ chức hợp tác trong xã hội thấp.
Kết quả nghiên cứu khẳng định giả thuyết thứ hai: Rào cản quá
trình liên kết của nông dân trong sản xuất nông nghiệp là mức độ
nhận thức thấp của họ về bản chất tổ chức hợp tác, về vai trò,
quyền lợi và trách nhiệm của thành viên khi tham gia liên kết.
3.4. Một số yếu tố thúc đẩy sự liên kết của nông dân trong sản xuất
hàng hóa
17
Một số biến số được đưa vào mô hình hồi quy Poisson đa biến
nhằm xác định yếu tố mang tính thúc đẩy sự liên kết của nông dân.
Các mô hình khác nhau được xây dựng với biến phụ thuộc là mức
độ liên kết của nông dân và các biến độc lập lần lượt là diện tích
đất canh tác của hộ, mức độ liên kết xã hội, điểm nhận thức về bản
chất tổ chức hợp tác, số lao động nông nghiệp chính trong nông
hộ, độ tuổi và trình độ học vấn của nông dân.
Mô hình tối ưu là mô hình hồi quy Poisson đa biến thể hiện sự
tương quan giữa mức độ tham gia liên kết của nông dân (số dịch
vụ sử dụng) với hai yếu tố ảnh hưởng là diện tích đất canh tác và
số lao động chính trong nông hộ, như sau:
Số dịch vụ sử dụng = 0,41 + 0,49 x diện tích canh tác - 0,09 x số
người lao động chính
Mô hình này có nghĩa là khi số người lao động chính trong nông
hộ giảm 1 người thì nhu cầu sử dụng dịch vụ của hộ tăng thêm 0,1
dịch vụ. Khi diện tích canh tác của nông hộ tăng lên 1 công (1.000
m2) thì nhu cầu liên kết của nông dân gia tăng thêm 0,5 dịch vụ,
với mức ý nghĩa α=5%.
Phân tích trên minh chứng tính đúng đắn của giả thuyết thứ ba:
Tiềm năng phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa (quy mô đất
canh tác) trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự chuyển đổi cơ cấu lao
động từ lĩnh vực nông nghiệp sang lĩnh vực phi nông nghiệp trong
quá trình hiện đại hóa, công nghiệp hóa là những yếu tố thúc đẩy
sự liên kết của nông dân trong sản xuất nông nghiệp.
CHƯƠNG 4
DỰ BÁO XU HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY
PHÁT TRIỂN LIÊN KẾT TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA
4.1 Bối cảnh sản xuất nông nghiệp hàng hóa tại vùng Tây-Nam bộ
18
Với tổng dân số bằng 20% tổng dân số cả nước, với diện tích tự
nhiên chỉ bằng 12,2% cả nước và với diện tích đất nông nghiệp
bằng 26,6% tổng diện tích đất nông nghiệp cả nước, giá trị sản
xuất nông nghiệp tại vùng Tây - Nam bộ năm 2010 chiếm 33,1%
giá trị sản xuất nông nghiệp cả nước. Trong cùng thời điểm, các
tỉnh Tây - Nam bộ đóng góp 54% tổng sản lượng lúa của cả nước
và trên 90% lượng gạo xuất khẩu. Ngoài lúa gạo, vùng Tây - Nam
bộ còn chiếm ưu thế trong cây ăn trái, chiếm 35,1% về diện tích và
46,1% về sản lượng.
Các số liệu trên cho thấy so với các vùng, miền khác trong cả
nước, ở Tây - Nam bộ người nông dân đang tích cực chuyển đổi
sang sản xuất nông nghiệp hàng hóa nhằm hội nhập vào nền kinh
tế thị trường và quá trình toàn cầu hóa. Sản xuất nông nghiệp hàng
hóa là một trong những thành phần chính tạo nên “chất keo” liên
kết giữa người nông dân trong sản xuất nông nghiệp.
4.2 Dự báo xu hướng tất yếu của sự liên kết của nông dân dưới
hình thức các tổ chức hợp tác trong bối cảnh toàn cầu hóa
Trong sản xuất nông nghiệp, các nông hộ luôn có nhu cầu liên kết
để giúp đỡ nhau. Trong nền nông nghiệp thiên về tự cung, tự cấp,
sự liên kết của nông dân không thường xuyên, theo từng hoạt
động, từng vụ mùa, dưới hình thức đổi công.
Dù tốc độ có nơi nhanh, có nơi chậm, nền nông nghiệp Việt Nam
đang chuyển đổi dần từ nền nông nghiệp phát triển trên diện rộng,
chủ yếu bằng khai thác tài nguyên thiên nhiên và giá cả sức lao
động rẻ sang nền nông nghiệp phát triển theo chiều sâu, phù hợp
với hệ sinh thái, giá thành hợp lý, chất lượng cao, bảo đảm an toàn
vệ sinh thực phẩm… Đáp ứng các yêu cầu của sản xuất nông
nghiệp hàng hóa trong môi trường cạnh tranh, sự liên kết chuyển
thể từ đơn ngành sang đa ngành, từ đơn giản sang cấp độ cao hơn.
19
Trình độ của lực lượng sản xuất càng phát triển thì nhu cầu liên kết
càng tăng lên và định hình các tổ chức hợp tác chính thức.
Thực tế cho thấy cơ sở nảy sinh các quan hệ liên kết trong sản xuất
nông nghiệp xuất phát từ nhu cầu của hộ nông dân và vì lợi ích của
nông hộ. Liên kết giữa nông dân trong sản xuất vừa phát huy tối đa
lợi thế của sản xuất nông nghiệp theo quy mô nhỏ của kinh tế hộ,
vừa tận dụng lợi thế theo quy mô lớn của sản xuất hàng hóa.
Liên kết trong sản xuất nông nghiệp trở thành nhu cầu tất yếu,
khách quan để khắc phục nhược điểm của sản xuất nhỏ lẻ, manh
mún, để cơ giới hóa, hiện đại hóa, tiêu chuẩn hóa nông sản, nhằm
thỏa mãn các yêu cầu khắt khe của thị trường trong và ngoài nước
trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới và toàn cầu hóa.
4.3 Định hướng một số giải pháp thúc đẩy sự liên kết của nông dân
trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa
4.3.1 Hướng đến phát triển cấp độ liên kết cao nhất
Trong thực tế, trình độ và tiềm năng phát triển nông nghiệp hàng
hóa của các nông hộ không đồng đều. Các cấp độ liên kết khác
nhau bao quát tính đa dạng trong sản xuất nông nghiệp và trình độ
của lực lượng sản xuất.
Khi nhu cầu sản xuất hàng hóa càng phát triển thì đòi hỏi hình thức
liên kết trở nên chặt chẽ hơn trong cấu trúc, đa dạng hơn trong nội
dung hoạt động và lâu dài hơn trong thời hạn liên kết. Xu thế vận
động của nền kinh tế trong bối cảnh toàn cầu hóa đòi hỏi sự liên
kết của nông dân ở cấp độ cao hơn để hình thành tổ chức có tư
cách pháp nhân. Theo lý thuyết trò chơi và song đề tù nhân, nếu
trò chơi chỉ diễn ra một lần (từng vụ, việc) thì lòng vị kỷ cá nhân
dễ bị lợi ích trước mắt chi phối. Vì mục tiêu phát triển bền vững,
sự liên kết của nông dân phải trở thành một định chế như hợp tác
xã có tư cách pháp nhân, chứ không chỉ là liên kết nhất thời theo