Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (384.51 KB, 24 trang )
20
từng hợp đồng như trong tổ hợp tác hoặc nhóm tương trợ.
4.3.2 Nâng cao nhận thức và thực hành về giá trị hợp tác và nguyên
tắc của các tổ chức hợp tác cho nông dân
Sự chuyển đổi trong nhận thức của nông dân về bản chất tổ chức
hợp tác, về quyền lợi và nghĩa vụ của thành viên không bắt kịp yêu
cầu phát triển của nền nông nghiệp hàng hóa. Các hoạt động như:
thông tin, tuyên truyền, đào tạo, nâng cao nhận thức… cho nông
dân về ky năng quản lý tổ chức hợp tác là một liệu pháp trị các căn
bệnh “loạn nhịp” trong các mô hình liên kết hiện nay và là điều
kiện để phát triển các mối liên kết lành mạnh, bền vững. Vai trò
của các Chi cục PTNT, Liên minh HTX tỉnh rất quan trọng trong
việc chuyển tải giá trị hợp tác vào cuộc sống.
- Đa dạng hóa nội dung tuyên truyền, đào tạo, nâng cao nhận thức
cho nông dân.
- Cải thiện các hình thức và phương pháp tuyên truyền, đào tạo nâng
cao nhận thức cho nông dân.
- Mở rộng đối tượng mục tiêu trong công tác đào tạo, tập huấn.
4.3.3 Hỗ trợ phát triển nông nghiệp hàng hóa
Các phân tích trong luận án chỉ ra rằng, điều kiện để các mối quan
hệ liên kết của nông dân bền vững là: nông hộ là đơn vị kinh tế
độc lập, tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong cả quá trình sản xuất
kinh doanh. Liên kết là “phương tiện” để tối đa hóa lợi ích của
nông hộ. Tiềm năng sản xuất nông nghiệp hàng hóa càng cao thì
nhu cầu liên kết để đáp ứng yêu cầu của thị trường càng cao. Mở
rộng hạn điền là một trong những biện pháp mà Nhà nước cần xem
xét để góp phần hỗ trợ nông dân đáp ứng nhu cầu sản xuất nông
nghiệp hàng hóa và nâng cao thu nhập nông hộ.
- Phát triển nông nghiệp hàng hóa đòi hỏi một số giải pháp đồng bộ
từ quy hoạch phù hợp mỗi vùng sinh thái, chính sách phát triển
21
khoa học công nghệ, đến phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, thúc
đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp, chính
sách khuyến khích phát triển công nghệ chế biến và bảo quản, tiêu
thụ nông sản, xúc tiến thương mại..., xây dựng thương hiệu nông
sản, chính sách đào tạo đội ngũ nông dân chuyên nghiệp, “thanh
nông, tri điền”, xây dựng khung pháp lý…. Trong những công việc
này, vai trò của Nhà nước hết sức quan trọng.
- Phối hợp các nguồn lực và các hoạt động để hỗ trợ nông dân phát
triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa và nâng cao nhận thức về tầm
quan trọng của sự liên kết.
KẾT LUẬN
Nông dân liên kết thành tổ chức hợp tác để tập hợp nguồn lực giải
quyết “bài toán” phát triển kinh tế hộ bằng sức mạnh tập thể thông
qua việc cung cấp các dịch vụ cần thiết đáp ứng nhu cầu chung của
thành viên. Sản xuất nông nghiệp hàng hóa sản sinh ra “chất keo”
liên kết nông dân trong các tổ chức hợp tác. Nông dân nào càng
tiến gần hơn đến sản xuất nông nghiệp hàng hóa thì nhu cầu liên
kết càng cao, để phát huy lợi ích bội sinh từ liên kết.
Số liệu khảo sát cho thấy nông dân tham gia liên kết ở cấp độ càng
cao, mức độ liên kết càng cao thì thu nhập trên một diện tích canh
tác càng cao. Tổ chức hợp tác là phương tiện hữu hiệu mang lại
không chỉ lợi ích kinh tế, mà còn lợi ích xã hội giúp kinh tế hộ
nâng cao sức cạnh tranh và phát triển ổn định.
Nhất quán với Thuyết lựa chọn hợp lý có giới hạn, các dữ liệu định
tính và định lượng thu thập từ thực tế cho thấy rằng mặc dù tham
gia vào tổ chức hợp tác nhưng rất nhiều nông dân chưa hiểu đầy đủ
tính đặc thù của tổ chức hợp tác, chưa phân định rõ ràng vai trò,
trách nhiệm và quyền lợi của thành viên. Chính sự sai lệch trong
nhận thức của nông dân về bản chất của tổ chức hợp tác đã làm trở
22
ngại quá trình liên kết của nông dân, tạo ra những vấn đề “loạn
nhịp” trong xã hội. Hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức
cho nông dân là vô cùng cần thiết.
Sự liên kết ngang giữa nông dân là xu hướng tất yếu của quá trình
phát triển nông nghiệp hàng hóa nhằm thích ứng với yêu cầu của
thị trường trong nước và hội nhập quốc tế. Các số liệu thực tế cũng
cho thấy rằng những nông dân có tiềm năng sản xuất nông nghiệp
hàng hóa (diện tích canh tác) càng cao thì nhu cầu liên kết ở cấp độ
và mức độ càng cao. Hơn thế, trong chuyển dịch cơ cấu lao động
với xu hướng chuyển dần nguồn lao động nông nghiệp sang hoạt
động phi nông nghiệp, liên kết là nhu cầu cấp thiết.
Mỗi cấp độ liên kết tương ứng với một trình độ sản xuất và mức độ
nhận thức của chủ thể. Động lực duy trì sự phát triển bền vững của
các hình thức liên kết xuất phát từ nội lực. Nhà nước hỗ trợ quá
trình liên kết của nông dân không phải bằng con đường “nhà nước
hóa” hay “hành chính hóa”, mà chính là hỗ trợ phát triển sản xuất
hàng hóa và nâng cao nhận thức cho nông dân. Đó cũng chính là
những giải pháp mà luận án khuyến nghị.
Giới hạn của luận án là chỉ phân tích sự liên kết của nông dân
trong sản xuất lúa và cây ăn trái tại vùng Tây – Nam bộ. Tác giả
chỉ xem xét ảnh hưởng của diện tích canh tác, số nhân khẩu, số
người lao động nông nghiệp chính của nông hộ, nhận thức của
nông dân … đến việc phát triển các hình thức liên kết. Những nhân
tố khác nào ảnh hưởng đến mức độ liên kết của nông dân? Sự liên
kết của nông dân trong nuôi trồng thủy sản và sản xuất lâm nghiệp
nghiệp và các lĩnh vực khác ra sao? Đó là những khoảng trống mà
luận án này chưa thực hiện được. Đó cũng là gợi mở hướng nghiên
cứu tiếp theo của tác giả và của những nhà khoa học khác có cùng
mối quan tâm.
23
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
Sách
1.
2012, Phong trào hợp tác xã một số nước trên thế giới và
Việt Nam, Nhà xuất bản Thông tin và truyền thông, Hà
Nội, (Đồng biên dịch).
2.
2002, Thống kê ứng dụng trong khoa học xã hội, Bộ Giáo
Dục và Đào Tạo, Trường Đại Học Mở - Bán Công
Thành phố Hồ Chí Minh.
Tạp chí trong nước
3.
2012, “Vai trò kép của hợp tác xã và vị trí của nó trong không
gian xã hội”, Tạp chí Xã hội học, Viện Xã hội học,
Viện khoa học xã hội Việt Nam, số 3 (119), 2012.
4.
2012, “Kinh nghiệm phát triển hợp tác xã tại Quebec,
Canada”, Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 4 (516),
2/2012.
5.
2012, “Sự khác biệt giữa hợp tác xã và công ty: nhìn từ bản
sắc của hợp tác xã”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, Viện
Kinh tế Việt Nam – Viện Khoa học xã hội Việt Nam, số
2 (405), 2/2012.
6.
2012, “Một số góp ý cho Luật Hợp tác xã hiện hành”, Tạp chí
Cộng sản điện tử, số 241, 3/1/2012.
7.
2011, “Cần sửa đổi luật hợp tác xã hiện hành như thế nào?”,
Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 24 (512), 12/2011.
8.
2011, “Bản chất hợp tác xã: thảo luận một số nội dung trong
dự bảo Luật Hợp tác xã (sửa đổi)”, Tạp chí Nghiên
cứu kinh tế, Viện kinh tế Việt Nam, Viện khoa học xã
hội Việt Nam, số 8 (399), 8/2011.
Tạp chí nước ngoài
24
9.
1999, “Internal Migration”, Health and wealth in Vietnam –
an analysis of household living standards, Institute of
Southeast Asian Studies.
10.
1998, “Impact of increase in household income on status and
activities of rural women within the household:
Vietnam experiences”, Centre on Integrated Rural
Development for Asia and the Pacific.
Báo cáo khoa học
11.
Tọa đàm (seminar) “Liên kết trong sản xuất: một trong các giải
pháp phát triển nông nghiệp bền vững” tác giả báo cáo
một phần khung phân tích và chia sẻ số liệu sơ bộ của
luận án do Viện Xã hội học tổ chức
Bài tham luận trong các hội thảo
12.
Hội thảo “Góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Hợp tác xã (sửa đổi)
do Bộ Kế hoạch – Đầu tư tổ chức (2010 - 2012) (10
lần tham gia)
13.
Hội thảo “Góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Hợp tác xã (sửa đổi)
do Hội Nông dân Việt Nam tổ chức (2010 - 2012)
14.
Hội thảo “Kinh nghiệm tổ chức hoạt động và phong trào hợp
tác xã quốc tế” do Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tổ
chức (2011)
15.
Hội thảo “Xây dựng nông thôn mới tại Đồng bằng sông Cửu
Long: cơ sở khoa học và thực tiễn” do Học viện Chính
trị và Hành chính khu vực II tổ chức (2012)
Danh hiệu
1
Kỷ niệm chương vì sự nghiệp Ngành Kế hoạch và Đầu tư
Việt Nam do Bộ Kế hoạch – Đầu tư tặng thưởng theo
Quyết định số: 1731/QĐ-BKHĐT ngày 18/12/2012.
2
Kỷ niệm chương vì sự nghiệp Phát triển Hợp tác xã Việt
Nam do Liên minh HTX Việt Nam tặng thưởng theo
Quyết định số: 27/QĐ-LMHTXVN ngày 03/04/2013.