1. Trang chủ >
  2. Kinh tế - Quản lý >
  3. Kế toán >

sự cần thiết phải tổ chức kế toán bán hàng, xác định kết quả bán hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.36 MB, 91 trang )


Trường Đại học Công Nghiệp Hà nội

toán



3



Khoa Kế toán – Kiểm



và thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng về số lượng cơ cấu và chất lượng hàng

hóa, việc tiêu thụ hàng hóa góp phần cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng.

Kết quả cuối cùng của thương mại tính bằng mức lưu chuyển hàng hóa

mà việc mức lưu chuyển hàng hóa lại phụ thuộc vào mức bán hàng nhanh hay

chậm. Doanh nghiệp càng tiêu thụ được nhiều hàng hóa thì sức mạnh của doanh

nghiệp càng tăng lên. Như vậy bán hàng sẽ quyết định sự sống còn của doanh

nghiệp, có bán được hàng hóa thì doanh nghiệp mới có khả năng tái sản xuất.

Tiêu thụ hàng hóa có ý nghĩa trong nền quốc dân nói chung và với doanh

nghiệp nói riêng.

Bản thân doanh nghiệp, thực hiện tốt khâu bán hàng là phương pháp gián

tiếp thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, tạo điều kiện

mở rộng tái sản xuất.

Đẩy nhanh quá trình bán hàng là nhiệm vụ cơ bản của các doanh nghiệp

nhằm mục đích tăng cường hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng được vòng quay

của vốn.

Quá trình bán hàng liên quan đến nhiều nội dung khác nhau mà kế toán

phải có nhiệm vụ tính toán, ghi chép và kiểm tra: Giá vốn hàng bán, doanh thu

bán hàng, thuế phải nộp, chi phí quản lý và chi phí thực hiện quá trình bán hàng,

xác định kết quả kinh doanh.

Qua những điều trên ta thấy rằng bán hàng có vai trò vô cùng quan trọng.

Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển đều không thể thiếu đi

chức năng này.

Hoạt động tài chính là những hoạt động có liên quan tới việc huy động,

quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp như: Góp vốn liên doanh,

đầu tư chứng khoán, cho thuê tài sản, mua bán ngoại tệ v.v...



SV : Nguyễn Thị Vân Huế

Lớp LT TC§H KT3 _ K3



Luận văn tốt nghiệp



Trường Đại học Công Nghiệp Hà nội

toán



4



Khoa Kế toán – Kiểm



1.1.2. Kết quả kinh doanh.

Để xác định kết quả kinh doanh ngoài việc phản ánh kết quả bán hàng thì

kế toán phải phản ánh và kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính, hoạt động

bất thường và chi phí hoạt động tài chính, hoạt động bất thường.

Kết quả bán hàng là chênh lệch giữa doanh thu và chi phí tạo ra doanh thu

đó trong một thời ký.

Kết quả bán hàng = Doanh thu thuần - (Giá vốn hàng bán + Chi phí

QLDN + chi phí bán hàng)

Doanh thu thuần = Doanh thu bán hàng - Các khoản giảm trị doanh thu

(Doanh thu hàng bị trả lại, giảm giá hàng bán, chiết khÂu thương mại, thuế XK,

thuế TT§B ... )

1.2. Yêu cầu quản lý bán hàng và xác định kết quả.

1.2.1. Yêu cầu quản lý bán hàng.

Bán hàng là quá trình trao đổi để thực hiện giá trị hàng hóa, tức là chuyển

hàng hóa vốn của doanh nghiệp từ hình thái hiện vật (hàng) sang hình thái tiền

tệ (tiền).

Quá trình bán hàng được coi là hoàn thành khi có đủ hai điều kiện:

- Gửi hàng cho người mua.

- Người mua trả tiền hay chấp nhận trả tiền.

Tức là nghiệp vụ bán hàng chỉ xảy ra khi giao hàng xong, nhận được tiền

hay giấy chấp nhận thanh toán của người mua. Hai công việc này diễn ra đồng

thời cùng một lúc với các đơn vị giao hàng trực tiếp. Phần lớn việc giao tiền và

nhận hàng tách rời nhau: Hàng có thể giao trước, tiền nhận sau hoặc tiền nhận

trước hàng giao sau. Từ đó dẫn đến doanh thu bán hàng và tiền bán hàng nhập

quỹ không đồng thời.

Doanh thu bán hàng của doanh nghiệp được ghi nhận khi hàng hóa được

chuyển cho người mua và thu được tiền bán hàng ngay hoặc chấp nhận trả tiền

tùy theo phương thức thanh toán.:



SV : Nguyễn Thị Vân Huế

Lớp LT TC§H KT3 _ K3



Luận văn tốt nghiệp



Trường Đại học Công Nghiệp Hà nội

toán



5



Khoa Kế toán – Kiểm



- Trường hợp thu ngay được tiền khi giao hàng: Doanh thu bán hàng chính

là tiền bán hàng thu được.

- Trường hợp nhận được chấp nhận thanh toán gồm:

o Hàng hóa xuất cho người mua được chấp nhận thanh toán đến khi

hết thời hạn thanh toán chưa thu được tiền về vẫn được coi là kết

thúc nghiệp vụ bán hàng. Doanh thu bán hàng trong trường hợp

này được tính cho kỳ này nhưng kỳ sau mới có tiền nhập quỹ.

o Trường hợp giữa khách hàng và doanh nghiệp có áp dụng phương

thức thanh toán theo kế hoạch thì khi gửi hàng hóa cho người mua,

số tiền bán hàng gửi bán được chấp nhận là doanh thu bán hàng.

Từ những phân tích trên ta thấy rằng việc thực hiện tốt công tác bán hàng

thu doanh thu về cho doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng, do vậy trong công

tác quản lý nghiệp vụ bán hàng cần phải nắm bắt, theo dõi chặt chẽ từng phương

thức bán hàng, từng thể thức thanh toán, từng khách hàng và từng loại hàng hóa

bán ra. Đôn đốc thanh toán, thu hồi đầy đủ kịp thời tiền vốn của doanh nghiệp.

1.2.2. Yêu cầu quản lý kết quả bán hàng.

Hàng hóa trong doanh nghiệp thương mại bao gồm nhiều loại hàng, nhiều

mặt hàng khác nhau do vậy để giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp đánh giá

được kết quả kinh doanh của từng mặt hàng thì việc xác định kết quả bán hàng

phải được thực hiện cho từng mặt hàng.

1.3. Nhiệm vụ của kế toán bán hàng và xác định kết quả.

Để đáp ứng các yêu cầu quản lý trên kế toán với chức năng là một công

cụ quản lý phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:

- Theo dõi, phản ánh và giám đốc chặt chẽ quá trình bán hàng, ghi chép kịp

thời, đầy đủ các khoản chi phí, thu nhập bán hàng, xác định kết quản kinh

doanh thông qua doanh thu bán hàng một cách chính xác.



SV : Nguyễn Thị Vân Huế

Lớp LT TC§H KT3 _ K3



Luận văn tốt nghiệp



Trường Đại học Công Nghiệp Hà nội

toán



6



Khoa Kế toán – Kiểm



- Cung cấp những thông tin kinh tế cần thiết cho các bộ phận liên quan,

đồng thời định kỳ có tiến hành phân tích kinh tế đối với hoạt động bán

hàng và xác định kết quả.

2. Nội dung kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng

2.1. Kế toán bán hàng.

2.1.1. Chứng từ kế toán.

Các chứng từ thường dùng là:

- Phiếu xuất kho, phiếu xuất kho hàng bán đại lý, phiếu xuất kho kiêm vận

chuyển nội bộ.

- Hóa đơn bán hàng, hóa đơn GTGT, hóa đơn bán lẻ.

- Phiếu thu, chi tiền mặt, giấy báo nợ, có của ngân hàng.

2.1.2. Thời điểm ghi nhận hàng hóa.

Là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ,

lao vụ từ người bán sang người mua. Nói cách khác, thời điểm ghi nhận hàng

bán (Ghi nhận doanh thu) là thời điểm người mua trả tiền cho người bán hay

người mua chấp nhận thanh toán nợ.

2.2. Phương pháp kế toán bán hàng.

Các tài khoản thường dùng là: Tk 511, 531, 532, 632, 156, 111, 112, 131, 333.1,

...

2.2.1. Phương pháp kế toán giá vốn hàng bán.

a. Đặc điểm.

Tài khoản sử dụng: 632 “Giá vốn hàng bán”

Tài khoản này dùng để phản ánh giá vốn sản phẩm, hàng hóa được tiêu thụ trong

kỳ, kết cấu tài khoản 632 nh sau:

- Bên Nợ: Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa tiêu thụ trong kỳ.

- Bên Có: Kết chuyển trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa vào cuối kỳ để

xác định kết quả.

Tài khoản 632 không có số dư.

b. Cách xác định giá vốn hàng xuất bán.

SV : Nguyễn Thị Vân Huế

Lớp LT TC§H KT3 _ K3



Luận văn tốt nghiệp



Trường Đại học Công Nghiệp Hà nội

toán



7



Khoa Kế toán – Kiểm



Giá vốn hàng xuất bán = Trị giá mua của hàng xuất bán + Chi phí mua tính cho

số hàng xuất bán.

Tùy theo đặc điểm riêng của từng doanh nghiệp mà áp dụng một trong các

phương pháp sau để xác định trị giá mua của hàng xuất bán:

- Tính theo đơn giá mua thực tế tồn đầu kỳ:

Phương pháp này được xác định bằng công thức:



Tính theo phương pháp đơn giá bình quân gia quyền:

Phương pháp này được áp dụng bằng công thức:



Tính theo phương pháp nhập trước, xuất trước:

Theo phương pháp này số hàng nào nhập kho trước thì xuất kho trước và lấy giá

trị mua thực tế của số hàng đó để tính.

Phương pháp này căn cứ vào số lượng xuất kho và đơn giá nhập kho của lô hàng

xuất kho để tính.

- Chi phí mua tính cho hàng đã bán



SV : Nguyễn Thị Vân Huế

Lớp LT TC§H KT3 _ K3



Luận văn tốt nghiệp



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

×