Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (511.2 KB, 36 trang )
Ở Việt Nam, Theo khoản 2, khoản 3 - Điều 4 - Luật các tổ chức tín dụng 2010 quy
định “Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân
hàng theo qui định của luật này. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân
hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã”
“Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động
ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo qui định của Luật này nhằm mục tiêu lợi
nhuận.”
2. Các chức năng cơ bản của NHTM
-
Chức năng trung gian tín dụng: đây là chức năng được xem là quan trọng nhất của
NHTM. Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, NHTM đóng vai trò là cầu nối giữa
người thừa vốn và người có nhu cầu về vôn. Với chức năng này, NHTM vừa đóng vai trò
là người đi vay, vừa đóng vai trò là người cho vay và hưởng lợi nhuận là khoản chênh
lệch giữa lãi suất nhận gửi và lãi suất cho vay và góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên
-
tham gia: người gửi tiền và người cho vay.
Chức năng thanh toán: NHTM thực hiện các thanh toán theo yêu cầu của khách hàng
như trích tiền từ tài khoản của họ để thanh toán tiền hàng, dịch vụ hoặc nhập vào tài
khoản của khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ. Các
NHTM cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán tiện lợi như séc, ủy nhiệm
chi, ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng…Tùy theo nhu cầu, khách
hàng có thể chọn cho mình phương thức thanh toán phù hợp. Chức năng này vô hình
chung đã thúc đẩy lưu thông hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ lưu chuyển
-
vốn, từ đó góp phần phát triển kinh tế.
Chức năng “tạo tiền” cho nền kinh tế: tạo tiền là một chức năng quan trọng, phản ánh rõ
bản chất của NHTM. Với mục tiêu là tìm kiếm lợi nhuận như một yêu cầu chính cho sự
tồn tại và phát triển của mình, các NHTM với nghiệp vụ kinh doanh mang tính đặc thù
của mình đã vô hình chung thực hiện được chức năng tạo tiền cho nền kinh tế. Chức năng
tạo tiền được thực thi trên cơ sở hai chức năng khác của NHTM là chức năng tín dụng và
chức năng thanh toán.
3. Nguồn vốn của NHTM
3.1.
Thành phần nguồn vốn của NHTM
3.1.1. Vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sử hữu là điều kiện đầu tiên để ngân hàng được luật pháp cho phép hoạt động và
đây là loại vốn ngân hàng có thể sử dụng lâu dài, hình thành nên trang thiết bị, nhà cửa.
Nguồn hình thành nên vốn chủ sở hữu gồm nguồn hình thành ban đầu, nguồn vốn bổ sung
trong quá trình hoạt động, nguồn vay nợ có khả năng chuyển đổi thành cổ phần và các quỹ.
Vốn chủ sở hữu chỉ chiếm một phần nhỏ so với vốn nợ, do đặc trưng trong ngân hàng là
huy động để cho vay. Tuy nhiên, vốn chủ sở hữu có vai trò rất quan trọng: là “chiếc đệm”
chống đỡ ngân hàng khỏi các nguy cơ thanh khoản và vỡ nợ; là nguồn tạo lập tư cách pháp
nhân và duy trì hoạt động cho ngân hàng; là cơ sở để điều chỉnh các hoạt động của ngân hàng.
3.1.2. Vốn huy động
Khác với các loại hình doanh nghiệp khác, vốn nợ của NHTM chiếm tỉ trọng lớn hơn
nhiều so với vốn chủ sở hữu và đây là loại vốn cơ bản để tài trợ cho các danh mục tài sản của
NHTM. Vốn nợ được huy động từ vốn tiền gửi, vốn vay, vốn tiếp nhận, vốn ủy thác đầu tư.
Trên cơ sở tạo lập vốn nợ, ngân hàng sử dụng để cho vay, đầu tư, mua sắm tài sản cố định,
kinh doanh, dự trữ…từ đó tạo lập lợi nhuận, tiếp tục tái đầu tư, mở rộng và phát triển.
3.2.
Vai trò của vốn đối với NHTM
Vốn là cơ sở để ngân hàng tiến hành hoạt động kinh doanh.
Vốn ảnh hưởng trực tiếp đến qui mô các hoạt động của NHTM
Vốn giúp ngân hàng chủ động trong kinh doanh
Vốn giúp ngân hàng quyết định năng lực thanh toán và đảm bảo uy tín của mình trên
thị trường
Vốn quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG
II.
VỐN CỦA NHTM
1. Các hình thức huy động vốn
Huy động vốn tiền gửi:
Tiền gửi không kì hạn: Các khoản gửi với thời gian không xác định. Người gửi có thể rút
1.1.
bất cứ lúc nào cần sử dụng đến. Xét trên góc độ ngân hàng, tiền gửi không kì hạn là khoản
nợ mà ngân hàng luôn phải chủ động trả cho khách hàng vào bất cứ lúc nào. Tiền gửi
không kì hạn có lãi suất thấp hoặc không trả lãi, chia thành 2 loại sau:
- Tiền gửi thanh toán: loại tiền gửi nhằm mục đích tiến hành thanh toán, chi trả cho
các hoạt động hàng hóa, dịch vụ và các khoản phát sinh khác trong quá trình kinh
-
doanh một cách thường xuyên, an toàn và thuận tiện.
Tiền gửi không kì hạn thuần túy: là các khoản tiền gửi với mục đích an toàn,
không mang tính chất phục vụ thanh toán. Ngân hàng phải thỏa mãn yêu cầu của
khách hàng khi họ có nhu cầu rút tiền và chỉ được phép sử dụng tồn khoản khi đã
đảm bảo khả năng chi trả.
Tiền gửi có kì hạn: loại tiền gửi mà khi gửi vào ngân hàng biết trước thời gian gửi là bao
lâu. Ở Việt Nam, kì hạn của tiền gửi chủ yếu là từ 6-24 tháng do các doanh nghiệp Việt
Nam chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, có tốc độ quay vòng vốn cao. Lãi suất ngân
hàng trả cho tiền gửi có kì hạn thường là cao hơn nhiều so với tiền gửi không kì hạn. Do
với loại tiền gửi này, ngân hàng có thể lên kế hoạch ổn định cho việc kinh doanh, thu
•
nhiều lợi nhuận hơn.
1.2.
Huy động vốn phi tiền gửi:
Vay trên thị trường liên ngân hàng: vay của các tổ chức tín dụng khác nhằm đáp ứng nhu
•
cầu dự trữ và chi trả cấp bách.
Vay từ ngân hàng nhà nước: Đây là khoản vay nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách trong
chỉ trả NHTM. NHTM mang các thương phiếu có chất lượng đến để xin NHNN tái chiết
khấu. Ngoài ra, NHNN còn cho NHTM vay dưới hình thức tái cấp vốn theo hạn mức tín
•
dụng nhất định.
Phát hành giấy tờ có giá: thương phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển
nhượng. Trong huy động vốn dưới hình thức này, NHTM phải trả lãi suất cao hơn so với
lãi suất huy động. do vậy, vốn này chỉ được huy động trong thời gian nhất định.
2. Mục tiêu
Huy động vốn là điều kiện đầu tiên, là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của
mỗi ngân hàng. Do vậy, mục tiêu của nó không nằm ngoài mục tiêu hoạt động và phát triển
của ngân hàng. Huy động vốn tức là khai thác lượng tiền nhàn rỗi trong công chúng, hộ gia
đình, các tổ chức kinh tế dể thực hiện 4 hoạt động cơ bản của NHTM:
- Huy động vốn để đáp ứng dự trữ bắt buộc
- Huy động vốn để cho vay
- Huy động vốn để đáp ứng nhu cầu thanh khoản
- Huy động vốn để điều chỉnh kết quả hoạt động kinh doanh
3. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác huy động vốn
Vốn của NHTM khác với nhiều loại hình doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu chiếm tỉ trọng
nhỏ trong nguồn vốn của ngân hàng, vốn nợ là nguồn vốn chủ yếu của ngân hàng. Vốn ngày
rất đa dạng và gồm nhiều thành phần, trong số đó có những thành phần không ổn định, đổi lại
khả năng giao dịch lại cao và tỉ lệ lãi suất thấp, một số khác hạn chế khả năng phát hành séc
ổn định nhưng lãi suất cao hơn.
Do vậy, phần lớn các nguồn nợ của ngân hàng liên quan tới chi phí trả lãi. Chi phí trả
lãi là bộ phận chi phí lớn nhất đối với ngân hàng. Chi phí trả lãi bị tác động trực tiếp bởi qui
mô, cơ cấu các nguồn trả lãi và lãi suất cá biệt.
Hoạt động huy động vốn của ngân hàng được đánh giá có hiệu quả khi:
Qui mô, cơ cấu huy động hợp lý, phù hợp tài trợ các danh mục tài sản và không
ngừng tăng trưởng ổn định
Nguồn vốn có chi phí hợp lý
Huy động vốn phù hợp với sử dụng vốn về mặt kì hạn
Quản lí tốt rủi ro liên quan đến huy động vốn
4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn
Các nhân tố chủ quan:
• Qui mô và trình độ của ngân hàng
• Chiến lược hoạt động kinh doanh của ngân hàng
• Chiến lược huy động vốn của ngân hàng
Các nhân tố khách quan:
• Môi trường kinh tế: tình hình nền kinh tế (tốc độ tăng trưởng, ổn định vĩ mô, kì
•
•
vọng của thị trường, lạm phát, tình hình cạnh tranh trong ngành,…)
Môi trường pháp lý: qui định điều chỉnh và chính sách của chính phủ và NHNN
Đối với các ngân hàng chi nhánh thì công tác huy động vốn còn phụ thuộc vào
phân bố dân cư, thu nhập của người dân, môi trường văn hóa, tâm lý và thói quen
sử dụng tiền của dân cư.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY
ĐỘNG VỐN TẠI VIETINBANK CHI NHÁNH
THÁI BÌNH (2009 – 6/2011)
1. Giới thiệu chung về VietinBank Thái Bình
1.1. Một số nét chính về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) được thành lập vào ngày
26/03/1988 trên cơ sở tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo nghị định số 53/HĐBT
của Hội đồng Bộ Trưởng. Hiện nay, VietinBank có hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc
với 150 Sở Giao dịch, chi nhánh và trên 900 phòng giao dịch/ Quỹ tiết kiệm.
VietinBank có 6 Công ty hạch toán độc lập là Công ty Cho thuê Tài chính, Công
ty Chứng khoán Công thương, Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản, Công ty TNHH
MTV Bảo hiểm, Công ty TNHH MTV Quản lý Quỹ, Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý
và 3 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ Thông tin, Trung tâm Thẻ, Trường Đào tạo và
phát triển nguồn nhân lực.
VietinBank cung cấp các dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ trong và ngoài nước,
cho vay và đầu tư, tài trợ thương mại, bảo lãnh và tái bảo lãnh, kinh doanh ngoại hôi, tiền gửi,
thanh toán, chuyển tiền, dịch vụ thẻ, phát hành và thanh toán thẻ tín dụng trong và ngoài
nước, séc du lịch, kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm, cho thuê tài chính và nhiều dịch vụ tài
chính – ngân hàng khác.
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của VietinBank Thái Bình
Chi nhánh Ngân hàng Công thương Thái Bình được thành lập ngày 01/01/1991 theo quyết
định số 605/QĐ-NHNN ngày 22/12/1990 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trên
cơ sở chuyển đổi thành ngân hàng 2 cấp theo pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã, tín dụng và
công ty tài chính; sáp nhập Ngân hàng thị xã Thái Bình với phòng Ngoại hối của Ngân hàng
Nhà nước tỉnh. Trụ sở chính đặt tại số 100- phố Trưng Trắc- thị xã Thái Bình (nay là số 190phố Hai Bà Trưng - thành phố Thái Bình).
Ngày 3/7/2009 Chi nhánh Ngân hàng Công thương Thái Bình được đổi tên thành Chi
nhánh Ngân hàng TMCP Công thương Thái Bình.
Từ một Chi nhánh có quy mô hoạt động nhỏ, gần 20 năm xây dựng và phát triển với bao
thử thách, khó khăn, đến nay Chi nhánh VietinBank Thái Bình đã phần nào tự khẳng định
được mình trở thành một trong các Chi nhánh Ngân hàng thương mại lớn hoạt động trên địa
bàn. Bằng những nỗ lực rất lớn của chính bản thân cộng với sự chỉ đạo, hỗ trợ của Ngân hàng
TMCP Công thương Việt Nam, hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Thái Bình đã có nhiều
khởi sắc và được đánh giá là một Ngân hàng lớn nhất giữ vị trí hàng đầu trên địa bàn về thị
phần, sản phẩm dịch vụ đa dạng, công nghệ ngân hàng hiện đại, đảm bảo chất lượng về cung
cấp các sản phẩm dịch vụ, văn minh giao dịch,... góp phần phấn đấu, xây dựng Chi nhánh trở
thành một Chi nhánh hoạt động, kinh doanh đa năng, hiện đại.
Tên pháp lý: Ngân hàng TMCP Công thương Thái Bình
Tên tiếng Anh: Vietnam joint stock Commercial Bank for Industry and Trade
Tên giao dịch quốc tế: Viettinbank
Giám Đốc: Nguyễn Văn Thái
Câu định vị thương hiệu: “Nâng giá trị cuộc sống”
Về cơ cấu tổ chức gồm Hội sở chính, 6 phòng giao dịch loại 1, 5 phòng giao dịch loại
2 và 6 quỹ tiết kiệm đặt tại những nơi tập trung dân cư và kinh tế phát triển, thuận lợi cho việc
huy động vốn cũng như cho vay.
Hoạt động chủ yếu của Chi nhánh Ngân hàng TNCP Công Thương Thái Bình là huy động
vốn của các tổ chức kinh tế và các tầng lớp nhân dân để cho các tổ chức kinh tế và cá nhân
hoạt động trong lĩnh vực công thương nghiệp, kinh doanh, dịch vụ vay và thực hiện các
nghiệp vụ như thanh toán quốc tế…thuộc phạm vi chức năng nhiệm vụ cho phép
1.3. Cơ cấu tổ chức:
Hiện tại để tạo điều kiện phù hợp với hoạt động kinh doanh của mình chi nhánh
Vietinbank Thái Bình đã sắp xếp và tổ chức bộ máy tại Trụ sở chính bao gồm: 1 giám đốc,
2 phó giám đốc và 7 phòng nghiệp vụ như sau:
−
Phòng khách hàng doanh nghiệp.
−
Phòng khách hàng cá nhân.
−
Phòng kế toán giao dịch.