1. Trang chủ >
  2. Kinh tế - Quản lý >
  3. Tài chính - Ngân hàng >

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THẤT NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (361.36 KB, 29 trang )


Thất nghiệp Việt Nam giai đoạn năm 2007 – 2012. Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp.



13



Nữ



15

Đang

làm việc



Nữ



55



15



Đang làm việc



Đang làm việc



Thất nghiệp

Đang đi học



Không



Không tìm việc làm



Nam



65

15

55



làm việc



Không có khả năng lao động

13



60



15



65



Nằm ngoài lực lượng lao động, gồm có:

-



Những người trong tuổi lao động nhưng đang đi học (không kể học tại chức),



không có khả năng lao động, không đi tìm việc.

-



Những người ngoài tuổi lao động mà không có việc làm, những người dưới 13



và trên 65 tuổi cho dù có việc làm.

Các khái niệm nguồn lao động, lực lượng lao động, ngoài lực lượng lao động theo

quy định của Việt Nam được mô tả qua sơ đồ trên.

Các thành phần lực lượng lao động, ngoài lực lượng lao động, thất nghiệp trong cơ

cấu dân số được mô tả trong sơ đồ bên dưới. Trong thực tế có sự di chuyển qua lại

thường xuyên giữa các thành phần này, cụ thể là:

Thất nghiệp



LỰC

LƯỢNG

LAO ĐỘNG



Ngoài lực

13-65 tuổi lượng lao

đang làm động

việc



Một số người ngoài lực lượng lao động chuyển vào lực lượng lao động, bao

gồm các thành phần: đến tuổi lao động và bắt đầu tìm việc; nhóm tuổi 13-14 và 55-65

đối với nữ hay 60-65 đối với nam vừa mới tìm được việc làm ; sinh viên học sinh

trong tuổi lao động không đi học nữa và bắt đầu tìm việc; những người trước đây

Nhóm 2 – Lớp đêm 4 – K22



Page 8



Thất nghiệp Việt Nam giai đoạn năm 2007 – 2012. Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp.



không muốn đi làm nay bắt đầu tìm việc.

Ngoại trừ nhóm tuổi 13-14 và 55-65 hay 60-65, tất cả các thành phần trên, nếu

không có việc làm thì sẽ trở thành người thất nghiệp.

Một số người thuộc lực lượng lao động chuyển ra khỏi lực lượng lao động, bao

gồm các thành phần: nghỉ hưu, mất khả năng lao động, tự ý không muốn đi làm nữa.

Vì có sự di chuyển thường xuyên như trên nên số liệu thống kê về lực lượng lao

động và mức thất nghiệp chỉ là những số liệu có tính chất thời điểm. Tuy nhiên, xét về

cơ cấu thì tỷ lệ của các thành phần trên cũng có thể ổn định trong chừng mực nào đó.

Trong lực lượng lao động có một số người bị thất nghiệp. Tình trạng thất

nghiệp có thể xảy ra với các nguyên nhân: tự bỏ việc làm, mới gia nhập hoặc tái nhập

lực lượng lao động nhưng chưa tìm được việc làm, bị đuổi việc, làm việc không đủ

thời gian. Mức độ thất nghiệp cao hay thấp được đo bằng “tỷ lệ thất nghiệp”.

4. Tỷ lệ thất nghiệp

Tỷ lệ thất nghiệp phản ánh % thất nghiệp so với lực lượng lao động. Tỷ lệ thất

nghiệp được xác định theo công thức:



II.Các dạng thất nghiệp

1. Xét theo nguyên nhân, thất nghiệp thường được chia làm ba loại: thất

nghiệp cơ học, thất nghiệp cơ cấu, thất nghiệp chu kỳ.

- Thất nghiệp cơ học: còn được gọi là thất nghiệp cọ xát, thất nghiệp bất đồng,

thất nghiệp tạm thời hay thất nghiệp chuyển đổi. Loại thất nghiệp này chủ yếu bao

gồm những người đang đi tìm việc, xuất thân từ thành phần bỏ việc làm cũ tìm việc

làm mới, hoặc từ thành phần mới gia nhập hay tái nhập lực lượng lao động. Ngoài ra,

đôi khi người ta còn kể cả những người thất nghiệp thời vụ và những người thất

nghiệp do tàn tật một phần (nhưng vẫn có khả năng lao động và đang tìm việc làm).

- Thất nghiệp cơ cấu xảy ra khi có sự mất cân đối về mặt cơ cấu giữa cung và cầu

về lao động.

Rõ ràng, trong nền kinh tế năng động thì tất yếu tồn tại một lượng người thất

Nhóm 2 – Lớp đêm 4 – K22



Page 9



Thất nghiệp Việt Nam giai đoạn năm 2007 – 2012. Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp.



nghiệp thuộc hai loại: cơ học và cơ cấu. Có người sẵn sàng bỏ việc cũ vì muốn tìm

việc làm mới tốt hơn; nhiều người mới bước vào tuổi lao động hoặc vừa được đào tạo

xong hoặc mới từ quân đội trở về, bắt đầu đi tìm việc. Không phải lúc nào những

người này cũng tìm được việc làm ngay khi mà họ muốn. Bên cạnh đó, sự thay đổi cơ

cấu ngành, sự phát triển không đồng đều giữa các vùng cũng thường xuyên xảy ra, làm

cho một số người phải mất một thời gian tìm việc hoặc qua một khóa đào tạo cho nghề

nghiệp mới. Như vậy, nói chung xã hội rất khó loại bỏ hai dạng thất nghiệp cơ học và

cơ cấu.

Hai thành phần thất nghiệp cơ học và thất nghiệp cơ cấu hợp thành thất nghiệp

tự nhiên.

Thất nghiệp chu kỳ hay còn gọi là thất nghiệp theo lý thuyết Keynes, là loại thất

nghiệp được tạo ra bởi tình trạng suy thoái của nền kinh tế, sản lượng giảm xuống thấp

hơn sản lượng tiềm năng. Do tổng cầu về hàng hóa và dịch vụ sụt giảm, buộc các

doanh nghiệp phải sản xuất ít hơn, thậm chí có khi phải đóng cửa nhà máy. Doanh

nghiệp sẽ sa thải công nhân, tạo nên thất nghiệp hàng loạt. Đặc điểm cơ bản để phân

biệt thất nghiệp chu kỳ với các loại thất nghiệp khác là mức thất nghiệp tăng lên gần

như ở khắp mọi nơi.

2. Phân loại thất nghiệp theo cung cầu lao động

Theo cách này, thất nghiệp được chi thành hai loại: thất nghiệp tự nguyện và thất

nghiệp không tự nguyện.

III. Cái giá phải trả khi thất nghiệp

Thứ nhất, đối với cá nhân và gia đình người bị thất nghiệp: đời sống của họ sẽ tồi

tệ do mất nguồn thu nhập; kỹ năng chuyên môn bị sói mòn; mất niềm tin trong cuộc

sống; nguy cơ bệnh tăng lên; hạnh phúc gia đình bị đe dọa; con cái chịu nhiều thiệt

thòi.

Thứ hai, đối với xã hội: phải chi phí cho đội quân thất nghiệp (nhất là ở các nước

có chế độ trợ cấp thất nghiệp); phải chi nhiều tiền hơn cho bệnh tật; phải đương đầu

với các tệ nạn xã hội như trộm cắp, rượu chè, hút sách….do người thất nghiệp gây ra;

phải chi nhiều tiền hơn cho việc xử lý tội phạm.

Nhóm 2 – Lớp đêm 4 – K22



Page 10



Thất nghiệp Việt Nam giai đoạn năm 2007 – 2012. Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp.



Thứ ba, đối với hiệu quả của nền kinh tế: rõ ràng thất nghiệp cao làm cho nền

kinh tế hoạt động không hiệu quả. Việc ước tính xem mức độ mất mát này thông qua

định luật Okun.

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN ĐỐI VỚI TÌNH TRẠNG THẤT NGHIỆP

Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 2007-2012.

I. Thực trạng tình hình thất nghiệp ở Việt Nam từ năm 2007-2012:

1. Khái quát tình hình kinh tế- xã hội 2007-2012:

Trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2012 nền kinh tế Việt Nam có nhiều biến

động lớn. Cụ thể năm 2007, nước ta trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế

giới (WTO) đồng nghĩa với việc tạo thêm cơ hội để nền kinh tế nước ta hội nhập sâu

hơn và rộng hơn vào kinh tế thế giới.

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) ước tính tăng 8,48% so với năm 2006 trong

đó khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,41% , khu vực công nghiệp và xây

dựng tăng 10,6%; khu vực dịch vụ tăng 8,68%. Tăng trưởng kinh tế năm 2007 của

nước ta đứng vào hàng các quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong khu vực.

Sang năm 2008, tình hình kinh tế-xã hội diễn ra trong bối cảnh tình hình thế

giới và trong nước có nhiều biến động phức tạp, khó lường: Giá dầu thô và giá nhiều

loại nguyên liệu, hàng hoá khác trên thị trường thế giới tăng mạnh, kéo theo sự tăng

giá ở mức cao của hầu hết các mặt hàng trong nước; lạm phát xảy ra tại nhiều nước

trên thế giới; khủng hoảng tài chính toàn cầu dẫn đến một số nền kinh tế lớn suy thoái,

kinh tế thế giới suy giảm; thiên tai, dịch bệnh đối với cây trồng vật nuôi xảy ra liên

tiếp trên địa bàn cả nước gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống dân cư.

Mặc dù Chính phủ đã đề ra 8 nhóm giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định

kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững nhưng nhu cầu tiêu

dùng trong nước và cả nước ngoài giảm mạnh, GDP ước tính chỉ tăng 6,23%, kéo theo

hàng loạt các doanh nghiệp phải đóng cửa, người lao động và các hộ gia đình bị tác

động mạnh do thất nghiệp gia tăng và thu nhập cùng sức mua bị giảm sút.

Nền kinh tế nước ta tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức trong năm 2009:

Khủng hoảng tài chính của một số nền kinh tế lớn trong năm 2008 đã đẩy kinh tế thế

Nhóm 2 – Lớp đêm 4 – K22



Page 11



Thất nghiệp Việt Nam giai đoạn năm 2007 – 2012. Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp.



giới vào tình trạng suy thoái, làm thu hẹp đáng kể thị trường xuất khẩu, thị trường vốn,

thị trường lao động, các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ .... Do đó, tốc độ

tăng tổng sản phẩm trong nước năm 2009 chỉ tăng 5,32%, trong khi những ngành công

nghiệp thế mạnh của nước ta như dệt may, mỹ nghệ và hàng tiêu dùng bị thu hẹp hoặc

đình đốn. Do kim ngạch xuất khẩu chiếm tới 60% trong tăng trưởng GDP nên đây

thực sự là một đòn giáng mạnh vào nền kinh tế Việt Nam. Một tác động khác của cuộc

khủng hoảng nữa là làm cho đầu tư sụt giảm: Trong khi tổng mức tăng trưởng đầu tư

khá cao trong năm 2008 thì đến năm 2009, tổng đầu tư chỉ tăng được 15.3% trong khi

đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm gần 6% làm ảnh hưởng không chỉ trong ngành công

nghiệp và chế tạo mà còn ảnh hưởng đến BĐS.

Tuy nhiên tới tháng 01/2010 đã có bằng chứng cho thấy thương mại đã có sự

phục hồi đáng kể với xuất khẩu tăng 28.1% và nhập khẩu tăng 86.6%. GDP ước tính

tăng 6,78% so với năm 2009. Đây là mức tăng khá cao so với mức tăng 6,31% của

năm 2008 và cao hơn hẳn mức 5,32% của năm 2009. Trong 6,78% tăng chung của nền

kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 2,78%, công nghiệp, xây dựng

tăng 7,7%, và khu vực dịch vụ tăng 7,52%.

Đến năm 2011, Tổng sản phẩm trong nước (GDP) chỉ tăng 5,89% so với năm

2010, Trong đó: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4%, khu vực công nghiệp

và xây dựng tăng 5,53% và khu vực dịch vụ tăng 6,99%. Nguyên nhân là do diễn biến

tình hình kinh tế thế giới phức tạp: nợ công, giá hàng hóa, giá dầu mỏ và giá một số

nguyên vật liệu chủ yếu tăng cao; trong nước lạm phát, lãi suất cao

Và sang năm 2012 kinh tế-xã hội nước ta tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn

của kinh tế thế giới do khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở Châu Âu

chưa được giải quyết. Suy thoái trong khu vực đồng euro cùng với khủng hoảng tín

dụng và tình trạng thất nghiệp gia tăng tại các nước thuộc khu vực này vẫn đang tiếp

diễn. Hoạt động sản xuất và thương mại toàn cầu bị tác động mạnh, giá cả hàng hóa

diễn biến phức tạp. Tăng trưởng của các nền kinh tế đầu tàu suy giảm kéo theo sự sụt

giảm của các nền kinh tế khác. Một số nước và khối nước lớn có vị trí quan trọng

trong quan hệ thương mại với nước ta như: Mỹ, Trung Quốc, Nhật bản và EU đối mặt

với nhiều thách thức nên tăng trưởng chậm. Những bất lợi từ sự sụt giảm của kinh tế

Nhóm 2 – Lớp đêm 4 – K22



Page 12



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

×