Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.7 KB, 18 trang )
Theo Bacon xây dựng triết học và khoa học mới xuất phát từ 2 cơ sở là : tri
thức là sức mạnh và lý luận thống nhất với thực tiễn.
Bacon cho rằng triết học mới phải là khoa học của mọi khoa học, hoặc là cơ
sở của mọi khoa học. Khoa học mới là lý luận thống nhất với thực tiễn. Mục đích
của triết học mới và khoa học mới là xây dụng các tri thức lý luận chặt chẽ, khắc
phục lòng tin mù quáng [1,133]
1.1.3 Quan niệm về thế giới và con người
Quan niệm về thế giới:
Bacon cho rằng giới tự nhiên tồn tài khách quan, đa dạng và thống nhất:
- Tính khách quan : thế giới tồn tại một cách khách quan không phụ thuộc
vào tình cảm, uy tín, nhận thức( cái chủ quan) của con người. Triết học và khoa học
không thể biết cái gì ngoài thế giới vật chất khách quan đó.
- Tính đa dạng: được lý giải một cách đúng đắn và đầy đủ nhờ vào quan niệm
về vật chất, về hình dạng, về vận động.
-Tính thống nhất: vật chất,hình dạng, vận động thống nhất với nhau nên nhận
thức bản chất của sự vật vật chất là khám phá ra hình dạng, là vạch ra các quy luật
vận động chi phối chúng [1,133]
Quan niệm về con người:
F. Bacon cho rằng con người là sản phẩm của thế giới, nó bao gồm thể xác và
linh hồn và đều được cấu tạo từ vật chất. Khoa học nghiên cứu con người và linh
hồn là khoa học tự nhiên [1,134]
1.1.4 Quan niệm về nhận thức và phương pháp nhận thức:
Quan niệm về nhận thức
F. Bacon cho rằng quá trình nhận thức xảy ra bắt đầu từ thế giới khách quan,
thông qua kinh nghiệm cảm tính, tiến đến tư duy lý tính để xây dựng các tri thức
khách quan về thế giới.
Cảm giác kinh nghiệm là nguồn gốc duy nhất của mọi tri thức: khoa học phải
là khoa học thực nghiệm sử dụng tư duy tổng hợp và phương pháp quy nạp để khái
quát các dữ kiện do kinh nghiệm mang lại nhằm khám phá ra các quy luật, bản chất
của thế giới khách quan, đa dạng và thống nhất.
Tri thức khoa học luôn mang tính khách quan, hoàn toàn không phụ thuộc
vào tình cảm, ý chí, lợi ích chủ quan của con người. Để đạt được những tri thức đó
cần phải loại bỏ những ảo tưởng ra khỏi quá trình nhận thức của chính mình [1,134]
Lý luận về ảo tưởng
Theo F. Bacon quá trình nhận thức của con người bị chi phối bởi những yếu
tố chủ quan như mắc phải các ảo tưởng nên rất dễ bị mắc sai lầm. Ông chia các loại
ảo tượng này thành bốn loại: ảo tưởng “loài”, ảo tưởng “hang động”, ảo tưởng “thị
trường” và ảo tưởng “nhà hát”. [1,135]
Và để khắc phục những các ảo tưởng này, theo F.Bacon thì phải khách quan
hóa hoạt động nhận thức. .
Quan điểm về phương pháp nhận thức
Bacon cho rằng từ trước đến nay , tư duy cũ chỉ sử dụng chủ yếu phương
pháp “con nhện” và phương pháp “con kiến”. Đây là phương pháp nhận thức sai
lầm. Và ông cho rằng muốn khắc phục hai phương pháp này nhà khoa học thật sự
phải là nhà khoa học thực nghiệm biết sử dụng điêu luyện phương pháp “con ong”.
Theo Bacon quá trình nhận thức đúng đắn cần phải trải qua ba bước:
-Dựa vào giác quan, thông qua quan sát, thí nghiệm, tiếp cận thế giới tự nhiên
đa dạng và sinh động để thu được những tài liệu kinh nghiệm cảm tính.
-So sánh, đối chiếu, hệ thống hóa, tổng hợp những tài liệu kinh nghiệm cảm
tính này để xây dựng các sự kiện khoa học và phát hiện ra mối quan hệ nhân quả
giữa chúng.
-Bằng quy nạp khoa học,khái quát các sự kiện khoa học, phát hiện ra mối liên
hệ nhân quả, xây dựng giả thuyết khoa học để lý giải các hiện tượng đang nghiên
cứu, từ giả thuyết này rút ra các hệ quả tất yếu của chúng.[1,137]
1.1.5 Quan niệm về chính trị xã hội
F. Bacon chủ trưởng xây dựng một đường lối chính trị phục vụ lợi ích của
giai cấp tư sản. Ông đòi hỏi phải xây dựng một nhà nước tập quyền đủ mạnh để
chống lại mọi đặc quyền, đặc lợi của tầng lớp quý tộc bảo thủ.
Phát triển một nền công thương nghiệp dựa trên sức mạnh của tri thức khoa
học và tiến bộ khoa học.Ông chủ trương cải tạo xã hội bằng con đường khai sáng
khoa học, giáo dục và đào tạo mà không cần sự đấu tranh của nhân dân. [1,138]
1.2 Những tư tưởng cơ bản của Thomas Hobbs (1588 – 1679)
Thomas Hobbs là nhà triết học nổi tiếng đại biểu xuất sắc của chủ nghĩa duy
vật Anh thế kỷ XVII. Ông đã hệ thống hóa và phát triển chủ nghĩa duy vật kinh
nghiệm, khắc phục tính thần học trong hệ thống triết học này. Cũng xuất phát từ
những quan điểm của F.Bacon nhưng ông cho rằng phải tách triết học ra khỏi thần
học, đồng thời coi các nghành khoa học còn lại chỉ là các lĩnh vực khác nhau của
triết học. Vấn đề trung tâm của triết học theo ông chỉ là vấn đề con người nhưng do
con người là một tạo thể của tự nhiên vừa là một tạo thể của xã hội nên triết học
cũng phải bao gồm hai bộ phận là triết học tự nhiên và triết học xã hội [1,138]
1.2.1 Lý luận về triết học tự nhiên:
Quan điểm về tự nhiên: Ông cho rằng giới tự nhiên không do Thượng đế hay
thần thánh tạo ra, nó có trước con người, nó đã tồn tại và sẽ tiếp tục tồn tại .[1,139]
Quan điểm về con người: ông coi động vật và cả con người nữa đều chỉ là
những cổ máy phức tạp, mà hoạt động hoàn toàn do bên ngoài tác động nên. Từ đó
ông kết luận Thượng đế và lòng tin tôn giáo chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng con
người [1,139]
Quan điểm về nhận thức: T.Hobbs cho rằng mọi quá trình nhận thức đều dựa
vào ý tưởng có nguồn gốc từ thế giới bên ngoài. Quá trình nhận thức chỉ là quá trình
thao tác trên những cảm giác về những sự vật riêng lẻ. Do đều là nhận thức kinh
nghiệm nên nó chỉ mang lại những tri thức xác suất về cái riêng mà không thể mang
lại tri thức chính xác hiển nhiên về cái chung. Muốn có tri thức chính xác phải dựa
vào ngôn ngữ. Từ đó ông khẳng định chân lý là tính chất của các suy diễn về sự vật
do tư duy chúng ta tiến hành [1,140]
1.2.2 Lý luận về triết học xã hội:
Xuất phát từ quan niệm về con người, T.Hobbs cũng chia trạng thái tồn tại
của xã hội loài người thành hai trạng thái là trạng thái tự nhiên và trạng thái công
dân.
Trong trạng thái tự nhiên, ông cho rằng chính tính ích kỷ và hiếu chiến thống
trị của con người đã đẩy xã hội vào các cuộc chiến tranh triền miên. Con người
muốn thoát khỏi những bất hạnh đó phải từ bỏ quyền được làm tất cả thông qua việc
ký kết các khế ước xã hội.
Trong trạng thái công dân, bản tính tự nhiên của con người bị ức chế bởi bản
tính xã hội. Nhà nước thông qua các đạo luật của mình với nhiệm vụ là điều hành sự
phát triển của xã hội vì lợi ích chung sẽ trừng phạt công minh những ai vị phạm khế
ước xã hội. [1,142]
1.3 Những tư tưởng cơ bản của John Locke (1632 – 1704)
John Locke là đại biểu điển hình của hướng duy giác trong chủ nghĩa duy vật
kinh nghiệm Anh. Tác phẩm triết học lớn nhất của ông là Kinh nghiệm về lý tính
con người (1690). Triết học của ông chủ yếu đề cập đến những vấn đề nhận thức
luận. J.Locke đã kế thừa lý luận của Bacon và tiếp tục phát triển thêm. Ông cho rằng
mọi kinh nghiệm đều bắt đầu từ cảm giác. Ông khẳng định không có tri thức hay
năng lực bẩm sinh. Mọi nhận thức của con người đều bắt đầu từ các cơ quan cảm
tính thông qua quá trình hoạt động năng động của linh hồn mà sản sinh ra tri thức.
Ông phê phán lý luận về tư tưởng bẩm sinh của R.Descartes và học thuyết về khả
năng bẩm sinh của G.W.Leibnitz [6,286]
Trong những quan điểm của ông, nổi bật nhất là hai dòng lý luận: lý luận về
cảm giác, kinh nghiệm và lý luận về đặc tính sự vật.
1.3.1 Lý luận về cảm giác, kinh nghiệm:
J.Locke đã chia cảm giác của con người thành cảm giác bên ngoài và cảm
giác bên trong. Cũng tương tự như vậy kinh nghiệm theo ông cũng có hai loại là
kinh nghiệm bên ngoài và kinh nghiệm bên trong.
Kinh nghiệm bên ngoài là kết quả tập hợp các cảm giác phát sinh do sự tác
động của các sự vật khách quan lên cơ quan cảm tính của con người. Còn kinh
nghiệm bên trong là kết quả tập hợp các nội cảm phát sinh từ các phản xạ bên trong