1. Trang chủ >
  2. Kỹ thuật >
  3. Điện - Điện tử - Viễn thông >

1 Tổng quan hệ thống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 54 trang )


Frequency Division Multiplex) và các phương thức điều chế 4-QAM (QPSK), 16-QAM

và 64-QAM cho phép DVB-T truyền nhiều đài trên cùng 1 kênh (độ truyền dữ liệu trên 1

kênh từ 12-20 Mbps), chất lượng âm thanh và hình ảnh tốt hơn (chuẩn MPEG-2), ít bị

nhiễu hơn truyền hình tương tự.

Hiện nay, trên một kênh tần số 8MHZ, chỉ phát được một chương trình truyền hình

nếu dùng công nghệ analog, nhưng dùng công nghệ số thì có thể phát đến 8 chương trình

truyền hình mà không bị ảnh hưởng của nhiễu công nghiệp.

Đồng thời, tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu và chi phí vận hành khai thác hệ thống:

Chỉ cần đầu tư 1 máy phát thay vì 8 máy phát cùng hệ thống an ten cồng kềnh để phát 8

chương trình. Khả năng này tạo điều kiện cho các đài truyền hình tăng số lượng cũng như

thời lượng các chương trình phát sóng, nâng cao hiệu quả tuyên truyền của làn sóng

truyền hình.

Ngoài ra, để xem được truyền hình số mặt đất cần có đầu thu tín hiệu số (còn gọi là

bộ thu hay bộ giải mã truyền hình số, set-top box) theo chuẩn DVB-T và máy thu hình kết

nối với nhau cùng với an ten thu chuyên dụng. Do đặc điểm của truyền hình số mặt đất

phát bằng sóng vô tuyến cao tần đòi hỏi giữa an ten phát và thu phải nhìn thấy nhau nên

phải đặt an ten hướng về đài phát và trên hướng đó phải không bị vật cản. Vì thế, người ở

nhà cao tầng sẽ được lợi hơn khi bắt tín hiệu truyền hình số. Nhược điểm của truyền hình

số mặt đất (DVB-T) là phụ thuộc nhiều vào địa hình do tháp an ten thấp, vùng phát sóng

bị nhà cao tầng che khuất.

1.1.2 Hệ thống DVB-H

Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin là sự phát triển của công nghệ viễn

thông nói chung và công nghệ truyền hình nói riêng. Các ứng dụng thu truyền hình di

động đã và đang trở thành một xu hướng rõ rệt cho quá trình phát triển của công nghệ

truyền hình hiện đại, đặc biệt là khả năng cá nhân hóa những nội dung mà người sử dụng

muốn thưởng thức và khả năng tương tác trực tiếp giữa khán giả và chương trình cũng

như giữa khán giả và những người làm chương trình. Hiện nay, do nhu cầu của thị trường,

trên thế giới đã có nhiều tiêu chuẩn công nghệ truyền hình di động khác nhau được nghiên

7



cứu, phát triển và ứng dụng. Nhưng tựu chung lại, có thể phân làm hai loại hình chính như

sau:

-Thứ nhất: Truyền hình di động dựa trên sóng thông tin di động.

-Thứ hai: Truyền hình di động dựa trên sóng truyền hình.

Dịch vụ Truyền hình di động dựa trên sóng thông tin di động đã từng được một số

quốc gia áp dụng như Nhật Bản, Hàn Quốc... Tuy nhiên, loại hình này vướng phải nhiều

hạn chế lớn như chi phí rất cao, thêm vào đó là khả năng nghẽn mạng thường xuyên xảy

ra do luồng dữ liệu truyền hình phụ thuộc trực tiếp vào hạ tầng mạng viễn thông.

Ở Việt Nam, hiện có VTC đang cung cấp dịch vụ này và đã đưa vào triển khai từ

cuối năm 2006. Còn truyền hình di động dựa trên sóng truyền hình thì giá thành rẻ hơn rất

nhiều và kèm theo đó là một loạt các tiện ích đặc thù. Với loại hình này, hiện nay trên thế

giới đã phát triển và đưa vào ứng dụng một số tiêu chuẩn khác nhau như :

-DVB-H : Tiờu chuẩn Chõu Âu dựa trên chuẩn DVB-T.

-ISDB-T: Tiêu chuẩn được đưa ra bởi Nhật.

-MediaFlo : Tiêu chuẩn phát hình di động của Mỹ do Qualcomm phát triển.

- DMB (Digital Multimedia Broadcasting): Được hàn quốc phát triển dựa trên

DAB (Digital Audio Broadcasting).



8



Trong số, đó tiêu chuẩn DVB-H đã thể hiện nhiều ưu điểm vượt trội và đã được

thư nghiệm, triển khai tại một số quóc gia trên thế giới như Phần Lan, Mỹ, Italia....



Hình 1.2: DVB-H Mobile TV Transmission System

a. Khái niệm về truyền hình di động theo chuẩn DVB-H

DVB-H (Digital Vi deo Broadcasting for Handheld) là tiêu chuẩn công nghệ

truyền hình kĩ thuật số cho các thiết bị cầm tay được ra đời tại châu âu vào năm 2002 dựa

trên tiêu chuẩn quốc tế DVB. Công nghệ này cho phép truyền tải đồng thời nhiều chương

trình truyền hình, phát thanh hay dữ liệu dạng IP khác nhau tới những thiết bị cầm tay di

động như điện thoại di động, PDA. . .



9



Được công bố trong chuẩn EN 302 304 của ETSI vào tháng 11/2004 , đây là các

đặc điểm kỹ thuật lớp vật lí được thiết kế cho phép chuyển giao dữ liệu đóng gói dạng IP

qua các mạng trên mặt đất 1 cách hiệu quả.

Tiêu chuẩn DVB-H được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn truyền hình kĩ thuật sồ mặt

đất DVB-T, hay thực chất là chuẩn DVB-T đã được thêm vào một số chức năng cần thiết

để đảm bảo thu tín hiệu tốt trong môi trường di động.

Do công nghệ DVB-H được xây dựng dựa trên chuẩn truyền hình số mặt đất DVBT nên đặc điểm kỹ thuật của DVB-H giống như của DVB-T. Trong khi DVB-T được sản

xuất chủ yếu để tiếp sóng qua an ten, mạng DVB-H lại được thiết kế cho các thiết bị cầm

tay tiếp nhận sóng ngay cả khi ở trong nhà. So với chuẩn DVB-T, DVB-H chủ yếu nhắm

vào thiết bị thu, nhằm giảm năng lượng tiêu thụ ở đầu thu, giải điều chế ở đầu thu cũng

như gia tăng cường độ của tín hiệu truyền bằng cơ chế sửa lỗi trước (forward error

correction) trong môi trường di động.

Vậy tại sao DVB-H và 3G lại sử dụng kết hợp với nhau? Đó là do trước tiên,

DVB-H là broadcast nên chỉ có 1 kênh truyền downlink từ Base Station đến thiết bị đầu

cuối end-user, do đó một mình nó không thể cung cấp được các dịch vụ interactive như

Video theo yêu cầu, người hướng dẫn trong thành phố, dự báo thời tiết. . . Để có thể sử

dụng các dịch vụ trên, DVB-H cần phải kết hợp với mạng 2G/3G cellular để có 1 kênh

truyền uplink. Người xem TV có thể đồng thời tham gia vào chương trình TV đang phát

thông qua cùng 1 thiết bị. Người xem có thể bình chọn, trả lời các câu hỏi trúng thưởng

bằng cách click trực tiếp lên màn hình.

Ngoài ra, 3G đã có cơ sở hạ tầng và hệ thống quản lí khách hàng và tính tiền khá

tốt. Nên DVB-H có thể liên kết với 3G để có thể tận dụng được hệ thống quản lí này. Khi

đó vấn đề billing (tính cước) trong DVB-H sẽ được giải quyết.



10



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

×