1. Trang chủ >
  2. Giáo án - Bài giảng >
  3. Cao đẳng - Đại học >

Chương 5: THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI VÀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.52 KB, 20 trang )


Chương

5



I. Thị trường ngoại hối



Thị trường ngoại hối và tỷ …



1. Khái niệm thị trường ngoại hối

Thị trường ngoại hối là thị trường mà ở đó đồng tiền

của các quốc gia được mua và bán với nhau

Sự cần thiết của thị trường ngoại hối:

Mỗi quốc gia có 1 đồng tiền, các giao dịch kinh tế giữa

các quốc gia sẽ dẫn đến giao dịch chuyển đổi đồng tiền.

Chức năng nguyên thủy của thị trường ngoại hối là

chuyển đổi đồng tiền. Nếu thế giới chỉ có 1 đồng tiền thì

không có thị trường ngoại hối



2



Chương

5



I. Thị trường ngoại hối

1. Khái niệm thị trường ngoại hối



Thị trường ngoại hối và tỷ …



Ngoại hối là các phương tiện có giá trị dùng để tiến hành

thanh toán giữa các quốc gia. Ngoại hối bao gồm:





Ngoại tệ: Ngoại tệ có thể là tiền kim loại, tiền giấy, tiền

trên tài khoản, tiền điện tử…







Các phương tiện thanh toán ghi bằng ngoại tệ: như séc

thương mại, kì phiếu, hối phiếu, thư chuyển tiền, điện

chuyển tiền, thư tín dụng.







Vàng tiêu chuẩn quốc tế: Đây là vàng được sử dụng với

vai trò phương tiện thanh toán quốc tế.



3



Chương

5



I. Thị trường ngoại hối



Thị trường ngoại hối và tỷ …



2. Tính chất của thị trường ngoại hối

Thị trường ngoại hối là một thị trường quốc tế:

Thị trường ngoại hối không bị giới hạn bởi không gian

địa lý. Người mua và người bán trên thị trường ngoại

hối nằm ở khắp nơi trên thế giới. Các nhóm thành viên

tham gia thị trường ngoại hối duy trì quan hệ với nhau

liên tục thông qua điện thoại, mạng vi tính, telex và

fax… hay nói cách khác, thị trường ngoại hối kết nối

các trung tâm tài chính toàn cầu.



4



Chương

5



I. Thị trường ngoại hối

2. Tính chất của thị trường ngoại hối



Thị trường ngoại hối và tỷ …



Thị trường ngoại hối hoạt động liên tục trong ngày

Do sự chênh lệch múi giờ giữa các khu vực trên thế giới

nên các giao dịch diễn ra suốt ngày đêm. Thị trường bắt

đầu hoạt động từ Australia, Nhật, Singapore, Hồng

Kông, Châu Âu, NewYork… và cứ như vậy, khi thị

trường Châu Á đóng cửa thị trường Châu Mỹ bắt đầu

hoạt động theo một chu kỳ khép kín toàn cầu.

Thị trường ngoại hối là thị trường thống nhất

Kinh doanh chênh lệch giá (tỷ giá) ở các trung tâm tài

chính đảm bảo thị trường ngoại hối thống nhất. Khi đó

tỷ giá ổn định và thống nhất trên thị trường ngoại hối.



5



Chương

5



I. Thị trường ngoại hối



Thị trường ngoại hối và tỷ …



2. Chức năng của thị trường ngoại hối

Chức năng chuyển đổi sức mua từ một đồng tiền nước

này sang đồng tiền nước khác

Đây là chức năng quan trọng nhất vì nó là nguyên nhân

cơ bản tồn tại thị trường ngoại hối. Do mỗi quốc gia có

một đồng tiền nên các giao dịch kinh tế quốc tế dẫn đến

các giao dịch chuyển đổi đồng tiền. Cơ chế của thị

trường ngoại hối sẽ đảm bảo cho tất cả người mua và

người bán gặp nhau, thực hiện việc chuyển đổi nhanh

chóng và hiệu quả.



6



Chương

5



I. Thị trường ngoại hối

2. Chức năng của thị trường ngoại hối



Thị trường ngoại hối và tỷ …



Chức năng đảm bảo tín dụng cho ngoại thương

Trong thương mại quốc tế, trong thời gian hàng hóa

được chuyển từ quốc gia người bán sang quốc gia người

mua, để đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên, cần có một

người nào đó cấp tín dụng. Trong những trường hợp

này, thị trường ngoại hối cung cấp tín dụng thông qua

nghiệp vụ chiết khấu hối phiếu của các ngân hàng

thương mại.



7



Chương

5



I. Thị trường ngoại hối

2. Chức năng của thị trường ngoại hối



Thị trường ngoại hối và tỷ …



Chức năng cung cấp các phương tiện hữu ích phòng

chống rủi ro hối đoái

Do tỷ giá thường xuyên biến động dẫn đến những rủi

ro hối đoái. Thị trường ngoại hối còn có chức năng

cung cấp các công cụ cho các nhà kinh doanh nghiên

cứu để phòng ngừa rủi ro hối đoái trong trao đổi ngoại

tệ. Đồng thời giúp cho các nhà đầu cơ nghiên cứu để có

thể thu được lợi nhuận nếu như dự đoán trước được sự

biến động của tỷ giá hối đoái trong tương lai.



8



Chương

5



I. Thị trường ngoại hối



Thị trường ngoại hối và tỷ …



3. Sự hình thành thị trường ngoại hối

Như mọi thị trường khác, thị trường ngoại hối hình

thành và tồn tại do mối quan hệ cung và cầu về ngoại tệ.

Cầu về ngoại tệ do:





Những người đi du lịch, tham quan nước ngoài







Chính phủ, công ty và các cá nhân nhập khẩu hàng

hóa hay đầu tư vào các quốc gia khác.







Chuyển tiền cho thân nhân ở nước ngoài.







Các nhu cầu khác như trả lãi suất tiền vay của các tổ

chức ngân hàng thế giới hay các Chính phủ khác…



9



Chương

5



I. Thị trường ngoại hối

3. Sự hình thành thị trường ngoại hối



Thị trường ngoại hối và tỷ …



Cung về ngoại tệ là do:





Những người du lịch ngoại quốc phải trả cho các

dịch vụ tại quốc gia mà họ tới du lịch.







Thu từ việc xuất khẩu hàng hóa sang các nước khác.







Tiếp nhận đầu tư nước ngoài







Các khoản tiền do thân nhân ở nước ngoài gửi về.







Các yếu tố khác như khoản viện trợ của các Chính

phủ và các tổ chức ở nước ngoài…



10



Chương

5



I. Thị trường ngoại hối

3. Sự hình thành thị trường ngoại hối



Thị trường ngoại hối và tỷ …



=> Tổ chức thị trường ngoại hối bao gồm:

 Những người xuất khẩu, nhập khẩu, du lịch, chuyển



tiền,…: Sử dụng và cung cấp chủ yếu ngoại hối nhưng

không quan hệ trực tiếp với nhau mà thông qua các

dịch vụ của ngân hang.

 Các ngân hàng thương mại: Thông qua hoạt động



ngoại hối, các ngân hàng mua ngoại hối từ khách hàng

của mình đồng thời bán nó cho người khác. Để cân

bằng số dư, các ngân hàng không kinh doanh trực tiếp

với một ngân hàng khác nhưng đúng hơn là sử dụng

dịch vụ của những người môi giới hối đoái



11



Chương

5



I. Thị trường ngoại hối

3. Sự hình thành thị trường ngoại hối



Thị trường ngoại hối và tỷ …



 Người môi giới: Người môi giới luôn giữ quan hệ chặt



chẽ với các ngân hàng thương mại, cạnh tranh giữa các

nhà môi giới là tương đối dữ dội. Và ngoài ra các nhà

môi giới còn là mối liên lạch giữa ngân hàng thương

mại và ngân hàng trung ương.

 Các ngân hàng trung ương: Là người kiểm tra, giám



sát và điều chỉnh hoạt động thị trường ngoại hối. Các

hoạt động của ngân hàng trung tùy thuộc vào chủ yếu

vào hệ thống tỷ giá hiện hành (chế độ tỷ giá thả nội hay

chế độ tỷ giá cố định).



12



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.ppt) (20 trang)

×