Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.04 KB, 31 trang )
Dưới góc độ tâm lý học cũng có rất nhiều công trình nghiên cứu
tính chính sách ở các cấp độ khác nhau.
-Tâm lý học Xô Viết.
Từ lâu tâm lý học Xô Viết đã nghiên cứu rất nhiều về tính cộng
đồng và tính cá nhân.
Thoe V.h.Chontsicos, người Nga có tính cộng đồng khá cao, có
nguồn gốc từ thế kỷ IX cho đến nay. Điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt
(mùa đông lạnh kéo dài, nhiều đầm lầy, đất có độ axit cao…) vì tình trạng
phân tán, biệt lập của các làng ở vùng nông thôn đã làm cho người Nga
liên tục phải đối phó với những khó khăn và rủi ro. Cuộc sống khó khăn
kéo dài đã làm cho nhóm có ưu thế hơn cá nhân. Vì sự sinh tồn của cả
cộng đồng. Biểu hiện của tính cộng đồng đầu tiên là dòng tộc, thổ ngữ…”
Sau đó đến cộng đồng nông thôn.
Sau này, khi cách mạng tháng 10 Nga thành công, nước Nga Xô
Viết ra đời, tâm lý học xô Viết thường đề cập đến tính cộng đồng trong
khuôn khổ của nghiên cứu về lối sống mà cụ thể là những sinh hoạt trong
xã hội chủ nghĩa. Theo đó xã hội chủ nghĩa được nói đến là lối sống dựa
trên nền tảng của chủ nghĩa tập thể, định hướng tập thể trong đó con
người hành động vì lợi ích tập thể,cộng đồng.
Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng: Trong hơn một thập kỷ qua,
kể từ khi Liên Xô bị sụp đổ, nước Nga đã có nhiều thay đổi mang tính
bước ngoặt, định hướng giá trị và hành vi trong mối quan hệ giữa cá nhân
và cộng đồng của người Nga đã thay đổi căn bản. Nghiên cứu về “tính ích
kỷ” trong nhân các của người Nga đã được Muzôđưbaev tiến hànhvào
năm 2000 cho thấy: có thể hiện rõ hơn ở những người trẻ tuổi, những
người làm dịch vụ trong khu vực kinh tế tư nhân, những người quản lý và
sinh viên. Thể hiện rõ nhất là trong nhóm thanh niên Nga dưới 30 tuổi.
Theo ĐônXốp, khi nghiên cứu cá nhân và tập thể thì đáng lưu ý nhất
là nghiên cứu tính cố kết, mà tính cố kết trên ba phương diện. Một là:
6
hành vi hợp tác, sự tương đồng về định hướng giá trị và cách nhìn nhận và
cuối cùng là lòng tin đối với các thành viên khác.
Ngoài ra, các nhà khoa học phương Tây và phương Đông đã tiến
hành nghiên cứu và có những quan điểm khác nhau nhưng nội dung của
những quan điểm ấy mang tính tương đối đồng nghĩa. Theo Tai-Hocha
(người Hàn Quốc) khi nghiên cứu các thay đổi và định hướng giá trị, hành
vi của người Hàn Quốc trong một thế kỷ (1870 - 1970) đã đi đến kết luận
rằng: Trong tính cộng đồng ở một số khía cạnh có yếu đi và sự thay đổi
diễn ra theo xu hướng cá nhân, nhưng tính cộng đồng trong xã hội Hàn
Quốc khá nổi trội. Các nghiên cứu của Kim và đồng nghiệp cũng cho thấy
quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Nhật Bản đã làm cho mối quan
hệ giao tiếp qua lại với làng xóm láng giềng của người Nhật ngày càng
lạnh nhạt, lỏng lẻo và thưa thớt, nhưng nhìn chung nó không làm thay đổi
một cách đáng kể các giá trị văn hoá cơ bản vốn nhấn mạnh với mối quan
hệ con người.
Tóm lại, vấn đề tính cộng đồng được rất nhiều nhà khoa học trên thế
giới quan tâm và nghiên cứu. Các nghiên cứu lúc đầu thường tập trung nói
về sự khác biệt hay tương phản của tính cá nhân và tính cộng đồng ở văn
hoá phương Tây và văn hoá phương Đông phần lớn các nghiên cứu đều
cho rằng: Tính cá nhân và tính cộng đồng là hai khái niệm mang tính đối
lập và loại trừ nhau - đã có tính cộng đồng thì không tồn tại, tính cá nhân
và ngược lại… Nhờ các nhà nghiên cứu ấn Độ Hàn Quốc, Nhật Bản… đã
nhà nghiên cứu đã nhận ra rằng: cả tính cá nhân và tính cộng đồng đều có
thể tồn tại ở một nước. ở một cá nhân tuy chúng mang tính lưỡng cực,
tương phản nhưng không loại trừ nhau với tính cộng đồng. Các nghiên
cứu đã đóng góp rất nhiều cho sự hiểu biết về các đặc điểm của tính cộng
đồng và tính cá nhân.
7
1.2. Nghiên cứu tính cộng đồng ở Việt Nam.
Việt Nam là nước châu á, lại là một dân tộc có nên nông nghiệp lúa
nước, hơn nữa chúng ta có lịch sử chống giặc ngoại xâm lâu dài. Tất cả
những yếu tố đó đã góp phần làm nên con người Việt mang tinh thần đoàn
kết, tương trợ nhau khá rõ nét, và tính cộng đồng có thể xem là một nét
tính cách của người dân Việt Nam, đặc biệt là người nông dân. Chính vì
vậy, việc nghiên cứu về vấn đề này là cần thiết. Tuy nhiên phải thừa nhận
rằng, hiện nay có rất ít nhà nghiên cứu tâm lý học Việt Nam nói riêng và
các nhà tâm lý học nước ngoài nói chung nghiên cứu về thái độ hay tình
cảm của người Việt Nam đối với cộng đồng mà chủ yếu là tính cộng
đồng vẫn chỉ là những phần nhỏ lẻ nằm trong các nghiên cứu của dân tộc
học, sử học hay văn hoá học.
Các nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực, các ngành khoa học chuyên ngành
đều đưa đến nhận định: “người Việt Nam có tính cộng đồng chính tính
cộng đồng là nguyên nhân của hàng loạt cái hay cũng như cái dở trong
tính cách của người Việt”.
Nhà tâm lý học Đỗ Long đã chú ý nghiên cứu tính cộng đồng ở Việt
Nam. Trong những công trình nghiên cứu của ông về tính cộng đồng (và
tính cá nhân) của người Việt Nam. Tác giả và các cộng sự đã khẳng định
rằng: Người Việt Nam có tính cộng động và tinh thần cộng đồng là một
đặc điểm nổi bật trong tầm thức của người Việt Nam. Ông chỉ ra tính
cộng đồng qua hàng loạt các yếu tố của văn hoá làng như: Hội làng,
hương ước, quan hệ dòng họ và yếu tố thổ ngữ. Tính cộng đồng cũng
được ông nhấn mạnh khi nghiên cứu trên đối tượng cụ thể là người nông
dân. Tác giả khẳng định rằng: tinh thần cộng đồng của người nông dân
Việt Nam chính là một trong những yếu tố làm nên sức mạnh chiến thắng
cả thiên tai, cả địch hoạ.
Phan Thị Mai Hương nghiên cứu đề tài “tính cộng đồng, tính cá
nhân và cái tôi của người Việt Nam ngày nay” trên mẫu chọn là sinh viên
và kết quả cho thấy “Mạc dù tính cộng đồng trong thanh niên vẫn nổi trội,
8
nhưng cái “tôi của thanh niên càng thể hiện khá cao, khá rõ nét. Điều đó
cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu mà nhiều tác giả đã tiến hành trong
nhiều năm trước đây.
Ngoài ra tính cộng đồng và tính cá nhân cũng được. Lê Văn Hảo rất
quan tâm, tác giả này có nhiều tác phẩm như:
* “Xung quanh một số nghiên cứu về tính cá nhân và tính tập thể”
tạp chí Tâm lý học số 2/4/2001.
* “Khái niệm về tính cộng đồng và tính cá nhân” tạp chí tâm lý học,
số 8, tháng 8/2002.
* Một số lý thuyết về tính cộng đồng và tính cá nhân” tạp chí tâm lý
học, số 10, tháng 10/2004.
* Tính cộng đồng và tính cá nhân từ góc độ nhận thức và mô tả về
cái tôi” Tạp chí Tâm lý học, số 10, tháng 11/2004.
Tuy vậy, đăng kí phải nói đến công trình cá nhân của người dân xã
Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội” của ông. Đây có thể coi là công trình lớn
và qui mô nhất, cụ thể nhất về tính cá nhân và tính cộng đồng biểu hiện
trên ba mặt nhận thức: định hướng giá trị và hành vi, khách thể nghiên
cứu là 415 người dân xã Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội. Kết quả cho thấy:
tính cộng đồng tồn tại song song cùng với tính cá nhân, tính cá nhân biểu
hiện khá rõ nét, nhưng tính cộng đồng (tập thể) vẫn chiếm ưu thế hơn,
tính cá nhân của những khách thể nghiên cứu gắn với hoàn cảnh, tình
huống. Các kết quả này đồng nhất với các kết quả của các tác giả khác.
2. Khái niệm cơ bản của đề tài.
a.Khái niệm về tính cộng đồng.
Định nghĩa tính cộng đồng.
Tính cộng đồng là một đặc điểm tâm lý rất đặc trưng của con người,
tính cộng đồng xuất hiện ở mỗi cá nhân văn hoá khác nhau thì tính cộng
đồng này thể hiện ở các mức độ không giống nhau. Nó có ảnh hưởng rất
lớn đến nhiều mặt của đời sống xã hội.
9
Tác giả Trần Ngọc Thâm (21.191) định nghĩa: “Tính cộng đồng là
sự liên kết các thành viên trong làng lại với nhau, mỗi người đều hướng
tới những người khác - nó là đặc trưng dương tính, hướng ngoại”. Theo
định nghĩa này, mỗi người trong cộng đồng đều hướng tới những người
khác. Đó chính là một biểu hiện dẫn đến sự liên kết ở cấp độ làng.
Tác giả H.Trianchs cho rằng: “tính cộng đồng tập thể là xu hướng
của con người, nhấn mạnh (ưu tiên) cho cách nhìn nhận nhu cầu, mục đích
của nhóm nội hơn là bản thân; niềm vui làm mình hoà chung với nhóm
nội hơn là niềm tin phân biệt mình với nhóm nội; Sự sẵn sàng hợp tác với
thành viên nhóm nội; gắn bó về mặt cảm xúc với nhóm nội”. Nhìn vào
định nghĩa của H.triandis chúng ta thấy định nghĩa của ông những hạn chế
là ông quá nhấn mạnh đến tính cộng đồng trong nhóm nội, nhưng trong
một số hoàn cảnh nhất định thì nhóm ngoại cũng có thể được ưu tiên.
S.Yamaguchi khi nghiên cứu về tính cộng đồng của người Nhật Bản
cũng đưa ra định nghĩa: “Tính cộng đồng là xu hướng coi trọng các mục
đích của nhóm hơn các mục đích của cá nhân, khi các mục đích này có
mâu thuãn” theo chúng tôi thì định nghĩa này quá đơn giản, không nêu
được hội hàm của khái niệm, nó chỉ nhấn mạnh đến biểu hiện của tính
cộng đồng trong hoàn cảnh cụ thể là khi mục đích cá nhân và mục đích
của nhóm bị mâu thuẫn, chứ không bao quát được hoàn cảnh khác.
Đỗ Long cho rằng: tính cộng đồng là một đặc trưng tâm lý xã hội
của nhóm, thể hiện năng lực phối hợp, kết hợp ở sự thống nhất của các
thành viên trong hành động và làm cho các quan hệ qua lại của các hoạt
động diễn ra một cách nhịp nhàng nhất”. Theo định nghĩa này tính cộng
đồng chính là một đặc điểm tâm lý của nhóm, một cộng đồng gồm nhiều
cá thể người hợp thành. Nó là một yếu tố tạo nên sức mạnh của nhóm và
sức mạnh ấy được thể hiện qua năng lực phối hợp hành động của các cá
nhân trong nhóm. Nó không phải là phép cộng đơn thuần các đặc điểm cá
nhân, mà khi đã có tính cộng đồng thì nhóm sẽ có sức mạnh lớn hơn rất
nhiều so với sức mạnh của tất cả các thành viên gộp lại.
10
Từ quá trình tìm kiếm và phân tích các định nghĩa của các nhà
nghiên cứu chúng tôi đã rút ra được kết luận: “Tính cộng đồng là một đặc
điểm tâm lý thể hiện xu hướng đặt người khác, tập thể, cộng đồng vào vị
trí ưu tiên trong nhận thức của cá nhân”. Ưu tiên, coi trọng các giá trị
cộng đồng, tập thể hơn là định hướng vào các giá trị cá nhân, từ đó dẫn
đến hoạt động ứng xử vì tập thể cộng đồng hơn và vì cá nhân”.
3. Một số đặc trưng của làng xã Việt Nam truyền thống.
Trần Ngọc Thêm cho rằng [21] làng là một hình thức tổ chức nông
thôn theo địa bàn cư trú do nhu cầu liên kết với nhau chặt chẽ của những
người sống gần nhau ở nông thôn, nhằm đối phó với môi trường tự nhiên
và xã hội. Nó bộc lộ sự gắn bó với nhau không chỉ bằng các quan hệ máu
mủ mà cả bằng các quan hệ sản xuất của các thành viên trong làng.
Hai tác giả Đỗ Long và Trần Hiệp [12] thì cho rằng: Làng ở Việt
Nam là một đơn vị tương đối nhỏ của những cộng đồng định cư lâm nông nghiệp và “sự tồn tại lâu dài trong mấy nghìn năm lịch sử của làng
như một đơn vị hành chính, kinh tế, văn hoá, dân cư… cho phép nói tới
ranh giới của nó. Như vậy, có thể cho làng là một đại lượng tâm lý trong
những không gian xác định.
Có thể cho rằng, làng xã chính là một thực thể, một nhóm lớn với số
lượng người đông đảo chủ yếu là làm nghề nông, có một truyền thống văn
hoá, dân cư…cho phép nói tới ranh giới của nó. Như vậy, có thể cho làng
là một đại lượng tâm lý trong những kông gian xác định.
Có thể cho rằng, làng xã chính là một thực thể, một nhóm lớn với số
lượng người đông đảo chủ yếu là làm nghề nông, có một truyền thống văn
hoá riêng và có đầy đủ các đặc trưng tâm lý của nó. Nó có vai trò và quan
hệ trực tiếp nhất đối với mỗi người nông dân.
Do ý thức được vai trò của các mối quan hệ của những thành viên
trong làng mà người nông dân thường có lối sống ứng xử rất linh hoạt
nhằm điều hoà mối quan hệ giữa mình với một bên là dòng họ và một bên
11
là làng xóm láng giềng. Nguyên tắc ứng xử này được thể hiện trong các
câu ca dao, tục ngữ như: “bán anh em xa mua láng giềng gần”, “hàng xóm
láng giềng tối lửa, tắt đèn có nhau”, hay “Một giọt máu đào hơn ao nước
lã”, “chẳng gì cũng là máu mủ ruột già”… nội dung hàm ý của các câu ca
dao, tục ngữ ấy chẳng mâu thuẫn với nhau mà nó còn thể hiện lối ứng xử
của người Việt hết sức linh hoạt “ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”.
Sống trong làng lại biết rõ về nhau qua quá trình dài sinh hoạ, nên
người Việt thường “vị tình chứ không vị lý”, “một bồ cái lý không bằng
một tí cái tình”; “có tình, có lý”… Những người sống trong cùng một làng
luôn luôn có sự hợp tác tương trợ dưới nhiều hình thức khác nhau như đổi
công, giúp đỡ nhau trong các dịp hiếu, hỷ… điều này dẫn đến một hệ quả
là người Việt có thói quen thích chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với nhau, yếu
tố này làm nên tình cảm cộng đồng.
Phạm Minh Thảo [ 19, 145 - 146] cho rằng: trước đông người dân
sống quanh quẩn ở làng, chỉ làm ruộng là chủ yếu nên tâm thức tiểu nông
phát triển. Đó là sự an phận thủ thường, ít chất phiêu lưu, chỉ dự trữ theo
lối sống “ăn chắc, mặc bền” cuộc sống ấy có ưu điểm là “cố kết mọi
người”, nhưng nhược điểm của nó là sức ỳ rất lớn, không muốn có sự xáo
trộn, thay đổi. Cộng đồng có tính cố kết nhưng lại xét nét. Con người
trước đây sinh ra sống và chết đi đều ở làng. Còn nay “cơ sở xã hội đã có
sự thay đổi cơ bản về chất - cuộc sống ồn ảo, khẩn trương và quan niệm
về tự do cá nhân phát triển đã khiến cho trật tự trên dưới không còn có
tính bất di bất dịch như trước. Theem nữa ngày nay ở nông thôn, do cơ
chế khoán, do các phương tiện thông tin đại chúng và sự giao lưu văn hoá
thì làng xã không còn như trước nữa, vẫn còn có những tập tục mà dân
làng phải theo nhưng với cuộc sống hiện đại thì con người có nhu cầu đi
đây đi đó rồi lại về làng đã làm thay đổi bầu không khí tâm lí trong làng.
Từ đó, các quan hệ chặt chẽ liên đới giữa các cá nhân trong làng lỏng lẻo
hơn trước.
12
Tóm lại: đặc trưng nổi bật của làng xã Việt Nam truyền thống là
tính cộng đồng (tính tự trị), được hình thành và duy trì trong nhiều thế kỷ
là do cơ cấu tổ chức đặc biệt của làng xã cũng như do điều kiện tự nhiên
khắc nghiệt, do nền kinh tế nông nghiệp lúa nước đã buộc con người phải
có sự đoàn kết cao để chống lại thiên tai, bảo vệ mùa màng, chống giặc
ngoại bang bảo vệ làng mạc, đất nước nên đã tạo nên tình cảm cộng đồng
trong làng xã Việt Nam.
3.1. Dư luận làng:
là một trong những cơ chế duy trì và củng cố tính cộng đồng.
Dư luận làng có thể coi là một thành tố tâm lý của cộng đồng làng.
Nó chịu sự chi phối của các đặc điểm kinh tế, chính trị - xã hội, đạo đức,
văn hoá làng. Từ đó nó chịu sự chi phối mạnh mẽ đến hành vi của người
nông dân. Bằng sự đánh giá tốt hay xấu, khen hay chê, khích lệ hay lên
án, dư luận làng có tác động trực tiếp tới phương thức ứng xử của mọi
người dân trong làng.
Dư luận làng được hình thành do cơ cấu làng xã Việt Nam. Mỗi
làng là một thực thể khép kín, trong đó tồn tại, nhiều nhóm xã hội khác
nhau (gia đình, dòng họ, hàng xóm, hội…) với các chuẩn mực giá trị, lợi
ích, trách nhiệm là nghĩa vụ riêng. Tính khép kín và quan h chằng chịt là
điều kiện khiến cho các thành viên trong làng hiểu rõ nhau.
Bên cạnh những mẩu chuyện về mùa màng, thời tiết, thì tất cả
những sự kiện lớn nhỏ xảy ra trong làng đều trở thành nyhững mẩu
chuyện của làng, được dân làng nhỏ to bàn tán mỗi khi gặp gỡ. Người
trong làng bình phẩm từ chuyện hay hay dở trong làng, trong xom, trong
từng gia đình, cho đến hành vi của từng cá nhân trong sinh hoạt đời
thường. Những lời bàn luận, bình phẩm ấy đã tạo nên dư luận làng.
Bởi thế, người nông dân luôn “trông trước nhìn sau”, trong ứng xử,
“ăn vuông ở tròn” phòng khi người trên trông xuống, người ta trông vào
13
phòng “thiên hạ đàm tiếu”, phòng “kẻ cười người chê”, phòng “miệng đời
mỉa mai”.
Hành vi của người nôgn dân được thông qua sự thẩm định của dư
luận làng, của bà con lối xóm. Mọi cử chỉ của họ phải tuân theo ý nuốn
của những người xung quanh - bị dư luận dẫn dắt, điều khiển.
3.2. Tính cộng đồng và bầu không khí trong làng.
Làng xã Việt Nam cổ truyền với đặc trưng là khép kín đã tạo nên
bầu khong khí thanh bình, êm ả, đầm ấm. Bầu không khí tâm lý chính là
các phản ánh các mối quan hệ (quan hệ giữa các thành viên trong nhóm
với nhau, quan hệ giữa các thành viên với lãnh đạo…) trong một nhóm,
một tập thể. Mặt khác tính chất của cá mối quan hệ trong làng cũng là yếu
tố phản ánh tính cộng đồng. Vì vậy, nghiên cứu tính cộng đồng làng
không thể không xem xét đến bầu không khí tâm lý làng.
Trong cuộc sống, làng xã cổ truyền Việt Nam thì những xung đột
trong làng thường xảy ra trong sinh hoạt hằng ngày. Tuy nhiên, cách thức
tổ chức của làng xã và những sinh hoạt cộng đồng như: hội phụ nữ, hội
cựu chiến binh, hội thanh niên… đã góp phần xoa dịu những xung đột,
căng thẳng trong làng.
Mặt khác, trong sinh hoạt hằng ngày quan hệ làng xóm, láng giềng,
gia đình thông qua giao lưu bằng thổ ngữ (tiếng địa phương) cũng đã góp
phần tạo dựng tâm lý đàm ấm, cố kết của những người dân trong làng. Vì
theo người nông dân, thì khi nói tiếng địa phương họ cảm thấy gần gũi, tự
tin hơn. Mặc dù do hoàn cảnh sinh sống và học tập ở nơi khác có làm thay
đổi hành vi sử dụng ngôn ngữ địa phương, nhưng hầu hết khi họ trở về
quê hương thì họ vẫn dùng tiếng thổ ngữ để trò chuyện. Vì vậy, yếu tố thổ
ngữ đã tác động và nuôi dưỡng bầu không khí tâm lý trong làng.
Tóm lại: tính cộng đồng là tập hợp những yếu tố như: dòng họ, quan
hệ làng xóm, láng giềng, qua việc sử dụng thổ ngữ, qua việc tuân thủ và
giữ gìn phong tục tập quán của làng, lễ hội làng đã duy trì và nuôi dưỡng
14
bầu không khí tâm lý làng. Nếu bầu không khi làng tích cực thì phản ánh
tính cộng đồng cao. Mọi người quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ với nhau.
Ngược lại, nếu bầu không khí tâm lý tiêu cực thì ở đó sự ích kỷ, cá nhân
hẹp hòi đã len lỏi và lấn át cái cộng đồng. Những yếu tố đó cũng là tiêu
chí giúp chúng ta thiết lập bảng hỏi và phân tích kết quả trong phần
nghiên cứu thực tiễn.
3.3. Mối quan hệ giữa tính cộng đồng và tình cảm cộng đồng.
Nói đến tính cộng đồng, không thể không nhắc đến một hệ quả rất
quan trọng của nó đó là tình cảm cộng đồng. Như đã đề cập đến, hoạt
động và giao tiếp là hai phạm trù rất quan trọng của tâm lý, chính chúng
là những điều kiện tiên quyết để làm xuất hiện và phát triển tâm lý người.
Do đó tính cộng đồng được coi là một nét tính cách của người Việt Nam.
Nếu không có hoạt động và giao tiếp thì không thể hình thành nét tính
cách ấy. Trong điều kiện làng là một hệ thống khép kín với sự tồn tại
tương đối độc lập về nhiều lĩnh vực cho nên hoạt động và giao tiếp không
thể vượt ra khỏi phạm vi của làng và chi phát huy tác dụng trong nội bộ
của nó, có tác dụng ảnh hưởng trực tiếp tới cả quá trình hoạt động sống
của mỗi người. Trên thực tế, quá trình xã hội hoá của mỗi cá nhân đều
phụ thuộc trực tiếp vào các hình thức đặc thù của làng; sự tác động qua lại
ảnh hưởng lẫn nhau chỉ diễn ra trong phạm vi chật hẹp của làng. Tâm lý
cộng đồng làng sẽ qui định mức độ tiếp thu kinh nghiệm, phạm vi học hỏi,
trình độ, bề rộng, chiều sâu của các tri thức của các thành viên trong làng.
Giao tiếp, thực hiện chức năng rất quan trọng, đó là chức năng cảm
xúc, tình cảm. Cần phải khẳng định rằng: tính cộng đồng được hình thành
và biểu hiện qua hoạt động giao tiếp, nhưng một khi nó đã trở thành đặc
trưng của làng xã, ảnh hưởng đến mọi mặt trong đời sống của người nông
dân thì nó cũng sẽ tác động lại hoạt động và giao tiếp của người dân trong
làng. Tính cộng đồng chính là biểu hiện ở mức độ cao của tính cộng đồng
làng.
15
4. Tính cộng đồng thể hiện qua việc sử dụng thổ ngữ:
Thổ ngữ là phương tiện để người dân có thể giao tiếp, trao đổi kinh
nghiệm trong sản xuất, phản ánh ưu, nhược điểm của các thành viên trong
làng… Vì vậy, nét đặc trưng của thổ ngữ mang đặc điểm của từng làng.
Thổ ngữ là một yếu tố trong hệ thống những yếu tố làm nên văn hoá làng,
thổ ngữ đóng vai trò tích cực trong việc củng cố tinh thần đoàn kết của
những người trong làng.
Làng ra đời càng sớm bao nhiêu, càng cổ xưa bấy nhiêu, thì giọng
nói của làng càng đặc trưng bấy nhiêu. Vì theo những người nông dân, thổ
ngữ chính là sự kế thừa từ thế hệ trước truyền đạt lại cho những thế hệ
sau, nên thổ ngữ là tiếng cha sinh mẹ đẻ, họ có thể sử dụng bất cứ lúc
nào. Có chăng sự thay đổi sử dụng thổ ngữ là do môi trường sinh sống và
học tập buộc họ phải thích nghi, nhưng khi về làng họ vẫn sử dụng tiếng
của làng mình.
Đặc trưng chủ yếu của thổ ngữ được thể hiện ở ngữ điệu, thanh sắc,
cách phát âm, cách gọi tên đồ vật, sự vật. Theo nhứng ngtười nông dân thì
họ lại cho rằng: âm tiết, ngữ điệu, cách phát âm thì có thể là nhấn mạnh,
hoặc kéo dài, hoặc tô đậm ở nguyên âm thêm thanh điệu của làng được
coi là thiêng liêng mà mỗi người cần phải giữ gìn và bảo vệ.
Những người có cùng chung một thứ tiếng nói, họ luôn ý thức về
tính cộng đồng, nó được thể hiện ở chỗ là họ có thể nói dược thứ ngôn
ngữ toàn dân nhưng khi gặp những người trong làng thì họ lại nói thứ
tiếng của làng mình, bởi họ nghĩ, nói tiếng địa phương của làng xã mình
cảm thấy gần gũi hơn, tự tin hơn. Trong thâm tâm của từng người dân thì
họ cảm thấy thân thiết hơn so với bất cứ cách diễn đạt nào khác. Thổ ngữ
mang tính đạc trưng của nó. Vì vậy, thổ ngữ là thứ tiếng nói cho một làng
xã cụ thể nào đó ở Việt Nam, nên người trong làng có thể nghe tiếng thôi
họ có thể phân biệt được đâu là người làng mình, đâu là không phải. Vì
vậy, nói đã tạo cơ sở, là nền tảng tạo ra tâm lý “vững dạ” hơn, được che
16