Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.04 KB, 31 trang )
động và giao tiếp của người dân, đồng thời tìm ra các quá trình tâm lý ẩn
chứa bên trong từng khách thể, để rồi xác thực tính tập thể trội hay tính cá
nhân trội. Với tiếng nói của ngư dân xã Quảng Cư - thị xã Sầm Sơn Thanh Hoá lại mang nét đặc thù của nó biểu hiện ở góc độ ngữ điệu,
thanh sắc, cách phát âm và cách gọi đồ vật, sự vật… đã tạo ra sự khác biệt
đáng kể trong tiếng nói của các làng quê Việt Nam. Từ đó lý giải và đưa
ra mức độ của tính cộng đồng trong xã Quảng Cư - thị xã Sầm Sơn Thanh Hoá.
Làng quê Việt Nam nét nổi bật làm nên tính cộng đồng là văn hoá
làng xã - tức làng xã Việt Nam xưa và nay được giữ gìn và phát huy các
mặt của giá trị văn hoá, củng cố tính cộng đồng, dựa trên những hành vi
theo chuẩn mực tập thể. Gắn với chuẩn mực là nhận thức của từng thành
viên trong làng và tính cộng đồng có trội hơn tính cá nhân là tuỳ thuộc
vào nhận thức dó.
Trong quá trình nghiên cứu điều tra, phỏng vấn những người dân
đang sinh sống tại xã Quảng Cư - thị xã Sầm Sơn - Thanh Hoá tôi đã thu
được kết quả mang tính khoa học dựa trên cơ sở, phương pháp cần vận
dụng trong thực tiễn. Với số lượng phiếu là 96 phiếu tương đương với 96
người dân đang sinh ongs trên địa bàn xã Quảng Cư - thị xã Sầm Sơn Thanh Hoá tôi đã có được những luận điểm chính xác, chân thực để đánh
giá quá trình diễn biến trạng thái tâm lý. Vậy trên cơ sở thực tiễn, để xác
định tính cộng đồng của người dân xã Quảng Cư - thị xã Sầm Sơn - Thanh
Hoá trong việc sử dụng thổ ngữ, tôi đặt ra các giả thuyết, sau đó tôi yêu
cầu người dân lựa chọn và nêu ra lý do mà mình quyết định lựa chọn cách
sử dụng ngôn ngữ như thế nào trong giao tiếp, kết quả thu được như sau:
1.1. Kết quả thứ nhất:
Với câu hỏi: “Theo ông, bà (anh/chị) tiếng nói của làng mình có
khác với những làng khác và với ngôn ngữ toàn dân không?”. Có (92,7%)
số người cho rằng: tiếng nói của làng mình là khác với làng khác, sự khác
20
nhau được thể hiện qua các phát âm (chiếm 59,4% trong tổng số 92,%), có
người lại cho rằng sự khác biệt tiếng nói của làng mình với làng khác là
về ngữ điệu (chiếm 30,2% trong tổng số 92,7%); số người còn lại cho
rằng do cachs gọi đồ vật và sự vật khác nhau. Theo ý kiến chủ quan của
tôi. Sự khác biệt là do yếu tố môi trường: vị trí địa lý, kinh tế - xã hội đã
dẫn đến cách phát âm bẩm sinh “nặng” hơn so với các vùng lân cận, vùng
xa.
Để không là phiến diện, tôi đã hệ thống hoá ngân hàng câu hỏi, rất
khoa học để làm rõ hơn vấn đề cần nghiên cứu. Taôi đưa ra tình huống:
“nếu ông/bà (anh/chị) chỉ nghe tiếng nói của một người nào đó thì ông/bà
(anh/chị) có nhận ra đó là người làng mình hay không?” Với (80,5%) số
người lựa chọn có thể phân biệt đâu là người trong làng, đâu không phải.
Vậy những người dân đó họ căn cứ dựa trên cơ sở nào? với (44,8%) số
người cho rằng giọng điệu của làng mình có khác với giọng điệu của làng
khác; còn cách phát âm là khác và chiếm tỉ lệ % thấp hơn (31,2%); có
không ít ý kiến cho rằng họ có thể nhận ra là do cách gọi đò, vật, sự vật,
nghe giọng quen thuộc.
Thiết nghĩ, khi xác định tiếng người cần căn cứ vào âm sắc, thanh
điệu cao thấp để phân thành “thanh phổ”. Từ trọng thành phố hầu như
không có âm thanh của người nào giống người nào. Nguyên nhân là khi ta
phát âm, trong vai trò của thanh đó là cực kỳ quan trọng nhưng nó không
qui định hoàn toàn mà có liên quan đến hình thức cộng hưởng.
Khi mỗi người phát âm, cùng với những rung động do thanh đới
phát ra có sự tham gia của hầu, yết, khoang miệng, khoang mũi, lồng ngực
vì mỗi người có các cơ quan và bộ phận không giống nhau hoàn toàn, cho
nên ở mức độ to nhỏ và hình dạng của chúng rất khó tránh khỏi những
khác biệt nhỏ nhỏ. Cùng với nó thì đầu lưỡi hàm răng, môi, gò má cũng
có những khác biệt. Bên cạnh đó là sự khác nhau về giới tính, tuổi tác, khí
chất và giáo dục về văn hoá nên làm cho âm điệu, âm sắc, cường độ, tiết
21
tấu đa dạng, phong phú. Từ đó hình thành đặc trưng riêng của từng người
nên người dân có thể dễ ràng nhận ra.
theo ý của chủ quan của chúng tôi thì tính cộng đồng của người dân
xã Quảng Cư - thị xã Sầm Sơn - Thanh Hoá là trội hơn, biểu hiện ở tinh
thần đoàn kết, tương thân, “hàng xóm tắt lửa tối đèn có nhau”. Như vậy,
nhu cầu giao tiếp bằng tiếng thổ ngữ là không thể thiếu được trong cuộc
sống hàng ngày của người dân.
Với các số % là (73%) người lại cho rằng tiếng nói của lòng mình
không khác với tiếng nói làng khác. Họ dựa vào cơ sở nào khẳng định là
có sự tương đồng trong tiếng nói. Nhóm khách thể này chỉ giải thích quá
đơn giản mang tính máy móc, thiết nghĩ, đây là nền tảng là cơ sở của quá
trình hình thành tính cá nhân. Chúng tôi tiến hành kiểm phiếu và nhận
thức thực tiễn là tính cộng đồng trội hơn tính cá nhân, nhưng bên tỏng là
những trạng thái tâm lý rất phức tạp, sự phức tạp đó được biểu hiện cụ thể
giữa lứa tuổi trung niên, già với lứa tuổi thanh, thiếu niên - lứa tuổi thanh
thiếu niên có thiên hướng mang tính cá nhân và ngược lại trung niên,
người già mang tính cộng đồng cao. Vì vậy, họ là lực lượng đông đảo góp
phần hình thành nên tính cộng đồng.
Chúng tôi tiến hành đưa ra tình huống: “hiện nay có một thực trạng
là có một số người có tâm lý ngại không muốn nói tiếng địa phương mình
hoặc pha tạp tiếng của vùng miền khác. ở làng ông/bà (anh/chị) có tình
trạng đó không?”. Kết quả cho thấy (83,3%) người cho là có tình trạng đó
và thực trạng này xuất hiện chủ yếu là ở giới trẻ. Vì theo tâm lý của giới
trẻ là phải năng động, hoạt bát, thích nghi cao với môi trường mới. Có thể
khẳng định nguyên nhân của sự xuất hiện chủ nghĩa cá nhân nằm ngay
trong nhận thức của giới trẻ xã Quảng Cư - thị xã Sầm Sơn - Thanh Hoá
(13%) ý kiến cho rằng: làng họ không có chuyện đó - phải chăng, do tâm
lý thụ động, khép kín, ít có cơ hội giao lưu với những nền văn hoá khác,
với giới trẻ trong xã, nên họ không hiểu sâu sắc về sự thay đổi tiếng nói
của làng trong giới trẻ, hoặc do yếu tố không tự tin lựa hcọn phương án.
22
Nhưng khi chúng tôi đưa ra các phương án: “theo ông/bà (anh/chị) đâu là
nguyê nhân dẫn tới tâm lý trên? Có đến (54,2%) cho rằng “điều kiện nơi
sống, học tập lao động buộc phải thay đổi” ; (11,5%) do tâm lý ngại
ngùng không thích người khác biết mình ở đó; (9,4%) do đó không phải là
tiếng nói toàn dân, nói ra sợ mọi người chê cưới; (6,2%) nghĩ rằng là do
khó nói chuyện với mọi người bằng tiếng địa phương .
Thực trạng trên đó và đang tồn tại và phát triển trong các làng quê
Việt Nam. Nhưng đằng sau những khách thể có tính cộng đồng cao hơn ẩn
chứa sự không biết có thực trạng ngại không nói tiếng địa phương - phải
chăng, do trình độ học vấn, qui định nhận thức của khách thể” nhóm
khách thể này, chúng tôi nghĩ là nhóm khách thể “cá nhân gốc”.
Tình huống “Ông/bà (anh/chị) thường sử dụng tiếng địa phương
tribg bgưbgx trơpbgf gpoh bài? với các phương án lựa chọn sau:
STT
1
2
3
Các phương án
Bất cứ lúc nào ở đâu
Chỉ gặp người làng, hiểu tiếng nói
Chưa từng biết từng hoàn cảnh cụ thể
Tần suất %
58,3
29,3
12,4
Nhìn vào sự lựa chọn tần suất % từ cao xuống thấp, chúng tôi nhận
định: khách thể chiếm đa số sử dụng bất kì lúc nào, ở đâu, đã chứng minh
trong tiềm thức của từng khách thể luôn muốn sử dụng tiếng địa phương,
vì theo họ khi sử dụng tiếng địa phương cảm thấy tự tin, gần gũi và thân
thiện với mọi người… yếu tố tâm lý “thói quen” trong giao tiếp bằng thổ
ngữ trong thôn xóm, làng xã là nhu cầu giao tiếp bất cứ ở đâu, vì theo
nhóm khách thể này, đó là tiếng cha sinh mẹ đẻ ra như vậy, cả làng nói
như vậy sao phải thay đổi (51%). Với (29,3%) lượt người lựa chọn chỉ khi
gặp người làng mới nói cũng đồng nghĩa với số 50 % còn lại cho rằng tuỳ
hoàn cảnh cụ thể mà họ nên hay không nên sử dụng có thể dễ nhận ra
nhóm khách thể này có diễn biến tâm lý rất phức tạp, họ có phẩm chất
ứng xử, thích nghi tốt. Theo ý kiến chủ quan của chúng tôi nhóm khách
thể này khi có cơ hội sẽ chuyển tính cá nhân sang tính tập thể và ngược
23
lại. Khi nhóm khách thể này về làng xã buộc họ phải sử dụng tiếng địa
phương, theo họ nếu không sử dụng thì sẽ bị dân làng chê cười, đánh giá
nọ kia - tức ý thức tập thể được nóng lên, tính cá nhân giảm trong nhóm
khách thể này.
Phần nhỏ (7,3% trong tổng số) cho rằng tiếng địa phương của làng
mình không phải là ngôn ngữ toàn dân nên họ không sử dụng. Tính cộng
đồng trong nhóm khách thể này giảm và tính cá nhân là trội.
Tình huống “Giả sử ông/bà (anh/chị) chuyển tới một nơi khác sống
và buộc phải sử dụng tiếng nói khác trong cuộc sống hàng ngày, khi gặp
lại một người cùng làng tại nơi mình sống sẽ: dùng tiếng địa phương để
giao tiếp? Có đến gần (80%) người cho rằng họ sẽ sử dụng tiếng địa
phương để giao tiếp. Bởi khi nói “tiếng địa phương họ cảm thấy gần gũi,
tự tin hơn (65,6% trong tổng số gần 80%). Do điều kiện sinh sống và học
tập - lao động mà nhóm khách thể buộc phải thay đổi, nhưng bên trong
nhận thức của từng người họ khao khát được nói thứ tiếng địa phương của
mình, tái hiện lại toàn cảnh của lối sống, cách sinh hoạt của cả làng xã.
Tâm lý của những người xa quê hương thật da diết là yếu tố hình thành
tính cộng đồng tương đối bền vững, nhóm khách thể (20%) người thì cho
rằng họ sẽ không sử dụng thổ ngữ làng mình, vì theo họ tiếng nói làng
mình không phù hợp với nơi họ đang sinh sống. Vậy, tâm lý chung do
nhóm khách thể này là sự tự ý thức so sánh sự khác biệt giữa tiếng địa
phương làng mình với tiếng mà nơi mình đang sống, đã hình thành suy
nghĩ cần phải thay đổi tiếng nói để cho phù hợp. Lập luận ấy đã làm giảm
đi tính cộng đồng của người dân xã Quảng Cư - thị xã Sầm Sơn - Thanh
Hoá.
Chúng tôi lại đặt ra tình huống: “ông/bà (ânh/chị) đánh giá như thế
nào khi thấy một người dân của làng sau một thời gian đi xa về không nói
tiếng địa phương của làng mình nữa mà lại nói tiếng nơi khác”. Có tới
(46,9%) cho rằng có thể cảm thông được, theo suy luận của người dân: do
ở lâu nên có sự pha tạp là đương nhiên. Có thể nhận thấy, tâm lý chung
24
của người dân xã Quảng Cư - thị xã Sầm Sơn - Thanh Hoá là tôn trong lối
sống, hoàn cảnh của những thành viên khác. Theo ý kiến của những ngươì
dân (34,4%) cho rằng khi về làng người đó không cần nói tiếng địa
phương cũng chẳng sao, nhưng nếu đi quá giới hạn thiết nghĩ sẽ bị dư
luận làng lên án và đào thải. Người dân xã Quảng Cư - thị xã Sầm Sơn Thanh Hoá chấp nhận thứ tiếng phổ thông.
Các kết quả của từng tình huống cho phép chúng tôi rút ra được kết
luận: người dân xã Quảng Cư - thị xã Sầm Sơn - Thanh Hoá chấp nhận
thứ tiến phổ thông.
Các kết quả của từng tình huống cho phép chúng tôi rút ra được kết
luận: người dân xã Quảng Cư - thị xã Sầm Sơn - Thanh Hoá thể hiện tới
cộng đồng trội hơn tính cá nhân xét ở yếu tố sử dụng thổ ngữ.
1.2. Kết quả nghiên cứu lần hai.
Nội dung khác nhau, tâm lý cũng diễn biến khác nhau, vậy chúng
tôi đã đưa ra tình huống mang tính trắc nghiệm để khách thể biểu hiện
những phản ứng để từ đó chúng tôi nhìn nhận dưới góc độ tâm lý học.
“Giả sử ông/bà (anh/chị) dùng tiếng địa phương để nói chuyện với một
ng=ười nào đó, tuy nhiên người này tỏ ra chê cười, giễu cợt tiếng nói đó,
ông/bà (anh/chị) sẽ:
STT
1
2
Cách lựa chọn
Tần suất %
Hết sức tức giận
26
Vẫn nói chuyện với người đó, nhưng sẽ giải 6/4
thích cho họ hiểu đó là tiếng cha sinh mẹ đẻ
3
là văn hoá của làng
Coi đó là chuyện bình thường, chẳng việc gì 11,4
4
phải bận tâm
Không ý kiến
1.2
Hết sức tức giận được số lượng người lựa chọn là (26%) vì theo họ
người đó là không tôn trọng văn hoá làng, không đồng nhất tính cộng
đồng làng mình với làng khác. Hành vi không tôn trọng là sự xúc phạm
25
tới danh dự, thể diện của các làng. Theo nhận định chủ quan của chúng
tôi, nhóm khách thể này (26%) có thời gian sinh sống trong làng xã là lâu
đời. Với con số khá cao (61,4%) người cho rằng cần phải giải thích cho
họ - tức người dân xã Quảng Cư - thị xã Sầm Sơn - Thanh Hoá có tấm
lòng rất thân thiện, vị tha “trọng tình hơn lý” đã làm nổi bật tiền đề của
tình thần đoàn kết trong cộng đồng làng xã. Bên trong nhóm khách thể
này tâm lý diễn biến cân bằng, có lẽ họ vẫn tức giận nhưng điềm tĩnh hơn
nhóm khách thể trước. 11,4% còn lại cho rằng chuyện đó là bình thường,
không ý kiến. Trong trường hợp này thì chủ nghĩa cá nhân vẫn song song
tồn tại với tính tập thể, cộng đồng. Vì vậy, cộng đồng thường chịu tác
động của yếu tố hoàn cảnh, và qua đó hoàn cảnh sẽ tác động lên những
hành vi của từng thành viên.
Đất nước đang trên con đường hội nhập và phát triển, vì vậy đòi hỏi
ở công dân Việt Nam cần phải có những nền tảng tốt về vốn tri thức, giao
tiếp. Giao tiếp là quan trọng. Nhưng việc sử dụng ngôn ngữ nào là truỳ
thuộc vào đối tượng giao tiếp. Trong khi chúng tôi đặt ra trường hợp:
trong thời đại ngày nay thì theo ông/ba (anh/chị) có cần phải thay đổi
tiếng nói cho phù hợp không? phần lớn đều cho rằng vốn sử dụng tiếng
địa phương, tuy nhiên là phải tuỳ thuộc vào hoàn cảnh, môi trường giao
tiếp. Còn nhóm khách thể chiếm (55,2%) trong tổng số cho rằng chỉ sử
dụng tiếng địa phương khi gặp người cùng làng để khỏi bị đánh giá nọ
kia; (32,3%) người cho rằng: không nên thay đổi vì đó là bản sắc riêng
của làng, là nét đẹp truyền thống mang tính cộng đồng sâu sắc.
Theo nhận định chủ quan của chúng tôi, làng xã Quảng Cư - thị xã
Sầm Sơn - Thanh Hoá nói riêng, làng xã Việt Nam nói chung đã có những
biến thái nhất định trong thời đại ngày nay cả về kinh tế - chính trị, văn
hoá - xã hội, nhưng người dân vốn chất phát, hiên hậu đoàn kết đã gìn giữ
và tái tạo những yếu tố tích cực nhằm phát triển theo hướng hoà nhập chứ
không hoà tan”. Tức tính hướng nội luôn được gìn giữ trong cộng đồng.
26
Với (12,5%) người cho rằng không nên sử dụng tiếng địa phương
mà thay vào đó là tiếng toàn dân. Theo nhận định chủ quan của chúng tôi
điều kiện sống và làm việc của nhóm khách thể này có địa bàn rộng, phần
lớn là lứa tuổi thanh thiếu niên là học sinh, sinh viên nên họ có tư tưởng
thoáng trong ngôn ngữ giao tiếp, đã dẫn đến thực trạng lớp trẻ ngày nay
đang “chạy những bước rất dài theo kinh tế thị trường”.
Với lượng thông tin đa dạng tràn vào Việt Nam bằng các con đường
khác nhau đã tạo theo trào lưu “tây hoá” đó là nhược điểm, còn ưu điểm
là sự tiếp thu có chọn lọc vào những nguyên tắc, chuẩn mực của dân tộc
ta, đã làm cho tính cộng đồng được trẻ hoá trong cộng đồng các dân tộc
Việt Nam.
Khi chúng tôi đưa ra tình huống “theo ông/bà (anh/chị) khi chuyển
tới một nơi khác sinh sống thì có nhất thiết phải thay đổi ngôn ngữ địa
phương cùa làng mình không? Có tới 67,8% người lựa chọn cần thay đổi,
có phải là do tính chất hai mặt của thời đại kinh tế thị trường đã kéo theo
tâm lý quan điểm của người dân xã Quảng Cư - thị xã Sầm Sơn - Thanh
Hoá (đặc thù du lịch). Còn lại (32,3%) người cho rằng không nên thay đổi
tiếng nói của địa phương mình. Với kết quả thu được chúng tôi nhận thấy
người dân xã Quảng Cư - thị xã Sầm Sơn - Thanh Hoá là có cách suy
nghĩ, nhận thức trong việc sử dụng thổ ngữ là cô cùng phức tạp, người già
có thiên hướng hướng về cộng đồng, trung niên thì tuỳ thuộc vào hoàn
cảnh mà họ định hướng theo, còn lứa tuổi thanh thiếu niên có định hướng
phát triển theo chủ nghĩa cá nhân.
Từ kết quả một chúng tôi kết hợp với một phần của kết quả hai đã
rút ra kết luận: Tầng lớp thanh, thiếu niên xã Quảng Cư - thị xã Sầm Sơn Thanh Hoá rất ngại ngừng khi sử dụng tiếng địa phương của quê mình khi
đến nới khác sinh sống và học tập. Người trung niên, người già có hướng
tới sử dụng thổ ngữ ở bất kì nơi nào? là điều kiện hình thành và duy trì
tính cộng đồng làng xã Quảng Cư - thị xã Sầm Sơn - Thanh Hoá,
27
Với câu hỏi mang tính nhận thức về giới trẻ, trung niên của những
người làng ông/bà (cha/mẹ…) khi có con em họ sau một thời gian đi xa về
mà không nói tiếng địa phương nữa, ông/bà (anh/chị) nghĩ gì trong trường
hợp này:
STT
1
Cách lựa chọn
Tần suất %
Bắt buộc người đi phải sử dụng tiếng địa 9,4
phương không được thay đổi đá là truyền
2
thống văn hoá làng xã cần giữ gìn
Cho phép dùng tiến nói khác nhưng về làng 47,9
buộc phải dùng tiếng của làng vì sợ dân làng
3
4
cho là a dua, mất gốc
Chẳng có ý kiến gì, ở đâu thì phải theo đó
ý kiến khác
39,6
3,1
Trong tổng số 96 phiếu có tới 46 phiếu lựa chọn phương án 2
(47,9%). Mất gốc, a dua phản ánh lối sống thực dụng, lối sống ấy không
phù hợp với chuẩn mực của người Việt đặc biệt là tầng lớp nông dân. Có
thể là do điều kiện kinh tế, môi trường sống quyết định nhân cách của con
người. Vậy những người dân xã Quảng cư có thể cho phép con cháu họ sử
dụng tiếng nói khác nhưng với môi trường giao tiếp không phải là quê
hương mình, còn khi về quê thì cần phải nói tiếng của cha sinh mẹ đẻ để
khỏi bị dân làng cho là a dua, mất gốc. Theo nhận định của chúng tôi, thì
hầu như người dân xã Quảng Cư khi xa quê hương đều khát khao được về
quê để được thoả mãn sự giao tiếp bằng tiếng nói của làng mình. Theo họ
sử dụng tiếng địa phương họ cảm thấy tự tin, gần gũi với gốc đa, bụi tre,
giếng làng hơn, từ đó tạo nên tình cảm giữa các thành viên trong làng với
nhau tốt đẹp.
Với những gì thu được ở kết quả 2 chúng tôi kết luận “tính cộng
đồng” của người dân xã Quảng Cư là trội hơn so với tính cá nhân, nhưng
28
tính cá nhân có xu hướng tăng lên trong tương lai và tính cộng đồng giảm
đi.
Tính cộng đồng của người dân xã Quảng Cư - Sầm Sơn - Thanh Hoá
thể hiện khá rõ nét, trên nhiều phương diện và cách thức khác nhau có
liên quan đến hành vi sử dụng thổ ngữ (tiếng địa phương). Việc sử dụng
thổ ngữ của người dân xã Quảng Cư - Sầm Sơn - Thanh Hoá là kết quả mà
chúng tôi cần nghiên cứu, mục đích là làm rõ tính cộng đồng trội hay tính
cá nhân trội qua việc sử dụng thổ ngữ của người dân xã Quảng Cư - Sầm
Sơn - Thanh Hoá. Từ kết quả lần 1 và lần 2m chúng tôi có kết luận sau:
Song song bên tính cộng đồng là sự tồn tại tính cá nhân, nhưng tính cộng
đồng của người dân xã Quảng Cư - Sầm Sơn - Thanh Hoá là trội hơn tính
cá nhân. Với tương lại thì cần phải tuỳ thuộc vào hoàn cảnh, môi trường
mà chúng thể hiện những liều lượng khác nhau về tính cá nhân và tính
cộng đồng. Hiện tại ở thực tiễn nghiên cứu chúng tôi cho rằng tính cộng
đồng của người dân xã Quảng Cư - Sầm Sơn - Thanh Hoá là yếu tố trội
hơn, chiếm ưu thế hơn.
29
KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN
1. Kết luận.
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn về tính cộng
đồng, chúng tôi rút ra một số kết luận chung sau:
1.1. Về phương diện lý luận:
Kế thừa những quan điểm của các nhà tâm lý học thế giới và Việt
Nam, chúng tôi cho rằng tính cộng đồng là một đặc trưng tâm lý thể hiện
xu hướng đặt người khác, tập thể, cộng đồng vào vị thế ưu tiên trong nhận
thức của cá nhân, ưu tiên, coi trọng các giá trị tập thể, cộng đồng hơn là
định hướng vào các giá trị cá nhân.
Tính cộng đồng thể hiện trên văn hoá làng có liên quan chặt chẽ với
yếu tố sử dụng thổ ngữ.
1.2. Về phương diện thực tiễn.
Kết quả thực tiễn được thể hiện qua thổ ngữ cho phép chung tôi đưa
ra kết luận: tính cộng đồng của người dân xã xã Quảng Cư - Sầm Sơn Thanh Hoá thể hiện khá rõ nét. Tuy nhiên là tuỳ thuộc vào hoàn cảnh thì
mức độ thể hiện là không giống nhau.
Tính cộng đồng của người dân xã Quảng Cư - Sầm Sơn - Thanh Hoá
thể hiện khá rõ nét, có liên quan đến yếu tố thổ ngữ. Việc sử dụng thổ ngữ
cũng chứng minh đặc điểm tính cộng đồng và tính cá nhân luôn luôn tồn
tại song song ở mỗi con người, chỉ có điều là phụ thuộc vào điều kiện môi
trường mà chúng thể hiện ở các cấp độ khác nhau. Nhưng dù sao, tính cs
ở xã Quảng Cư - Sầm Sơn - Thanh Hoá là trội hơn, điểm ưu thế.
30