1. Trang chủ >
  2. Kinh Doanh - Tiếp Thị >
  3. Quản trị kinh doanh >

Phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (488.08 KB, 108 trang )


79



Theo Điều II URC 522, Nhờ thu có nghĩa là các ngân hàng tiếp nhận các chứng từ như

được định nghĩa ở điều IIb theo đúng các chỉ thị đã nhận được để:

- Thanh toán và/hoặc chấp nhận thanh toán, hoặc:

- Giao chứng từ để được thanh toán, hoặc

- Giao chứng từ theo các điều kiện khác đặt ra



Chứng từ là chứng từ tài chính hoặc và/ hoặc chứng từ thương mại (điều IIb URC 522)

Chứng từ là các văn bản giấy tờ ghi lại nội dung của một sự kiện giao dịch, một nghiệp vụ phát

sinh.

Chứng từ hợp lệ là các văn bản ghi lại nội dung giao dịch phát sinh phải đảm bảo:

- Tính pháp lý: ví dụ như các bên tham gia vào giao dịch phải ký xác nhận để nếu có xảy ra

tranh chấp giữa các bên thì đây sẽ là bằng chứng, là cơ sở để phân xử đúng sai mà các bên

không thể chối cãi được

- Đảm bảo tính pháp luật: tuân thủ theo đúng các quy định của Nhà nước, kể cả về mặt hình

thức VD như hoá đơn giá thị gia tăng

- Đảm bảo tính trung thực: sự kiện ghi lại phải là có thực, không được bịa đặt

- Tính rõ ràng: đầy đủ nội dung, cụ thể, dể hiểu, không đa nghĩa

Tuỳ theo từng nghiệp vụ phát sinh khác nhau mà có các chứng từ khác nhau. Có thể chỉ một văn

bản chứng từ cũng là đầy đủ cho một nghiệp vụ, và cũng có những nghiệp vụ phải có nhiều loại

văn bản chứng từ đi cùng với nhau mới tạo thành một bộ chứng từ đầy đủ.(search)

Các loại chứng từ:

- Chứng từ tài chính bao gồm hối phiếu, kỳ phiếu, séc hoặc các loại chứng từ tương tự

khác dùng để thu tiền.

- Chứng từ thương mại bao gồm các hóa đơn, chứng từ vận tải, chứng từ về quyền sở

hữu, hoặc bất kỳ một loại chứng từ tương tự nào khác miễn không phải là chứng từ tài chính.

Câu 3: Phân biệt nhờ thu trơn và nhờ thu kèm chứng từ. Có mấy loại nhờ thu kèm chứng

từ?

Trả lời:

Phân biệt nhờ thu trơn và nhờ thu kèm chứng từ:

- Nhờ thu trơn: Người xuất khẩu sau khi giao hàng, lập bộ chứng từ hàng hóa và gửi trực tiếp

cho người nhập khẩu không thông qua hệ thống ngân hàng, đồng thời ủy thác cho ngân hàng

nước mình thu tiền từ người nhập khẩu trên cơ sở hối phiếu do người xuất khẩu ký phát đòi tiền

người nhập khẩu.



80



Không được áp dụng nhiều trong thanh toán quốc tế vì không đảm bảo quyền lợi cho người xuất

khẩu do việc nhận hàng hoàn toàn tách rời khỏi khâu thanh toán.

- Nhờ thu kèm chứng từ: Người xuất khẩu ủy thác cho ngân hàng thu hộ từ người nhập khẩu,

không chỉ căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ hàng hóa, gửi kèm theo với điều

kiện là người nhập khẩu thanh toán ngay, hoặc chấp nhận thanh toán hoặc thực hiện các điều

kiện khác đã quy định.

Ngân hàng không chỉ là người thu hộ tiền mà còn là người khống chế bộ chứng từ hàng hóa,

phương pháp này được áp dụng nhiều trong thanh toán quốc tế vì đảm bảo quyền lợi cho người

xuất khẩu, việc nhận chứng từ được gắn liền với việc thanh toán.

Các loại nhờ thu kèm chứng từ:

- Nhờ thu trả tiền đổi chứng từ (D/P): người nhập khẩu trả tiền hối phiếu để nhận được chứng từ

- Nhờ thu chấp nhận trả tiền đổi chứng từ (D/A): người nhập khẩu chấp nhận trả tiền lên hối

phiếu để nhận được chứng từ

- Nhờ thu thực hiện các điều kiện và điều khoản quy định đổi lấy chứng từ (D/TC): người nhập

khẩu thực hiện các điều kiện và điều khoản quy định để nhận được chứng từ

Câu 4: Phân tích vai trò của ngân hàng trong hai phương thức nhờ thu

Trả lời:

Trong nhờ thu phiếu trơn ngân hàng chỉ đóng vai trò người trung gian thu hộ tiền cho khách

hàng, còn thu được hay không, có đủ hay không, có đúng hạn hay không thì ngân hàng không

chịu trách nhiệm. Chính vì vậy phương thức này chứa đựng nhiều rủi ro với người ủy thác thu,

tức là người hưởng lợi (tr300 GT)

Trong nhờ thu kèm chứng từ, ngân hàng ngoài vai trò người trung gian thu hộ tiền cho khách

hàng còn có thêm trách nhiệm khống chế chứng từ thương mại vì quyền lợi của người xuất khẩu,

buộc người nhập khẩu phải thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán.

Câu 5: Quy trình nghiệp vụ thanh toán nhờ thu và thanh toán nhờ thu kèm chứng từ

Trả lời:

Nghiệp vụ thanh toán nhờ thu trơn:

1. Người xuất khẩu giao hàng và bộ chứng từ cho người nhập khẩu

2. Người xuất khẩu ký phát hối phiếu đòi tiền người nhập khẩu và viết lệnh nhờ thu ủy thác

ngân hàng nước mình đòi tiền ngượi nhập khẩu



81



3. Ngân hàng nhận ủy thác chuyển ủy thác cho ngân hàng đại lý của mình ở nước nhập khẩu

bằng Thư nhờ thu và kèm hối phiếu hoặc hóa đơn yêu cầu ngân hàng đại lý thu tiền từ người

nhập khẩu

4. Ngân hàng đại lý xuất trình hối phiếu hoặc hóa đơn đòi tiền người nhập khẩu nếu là hối phiếu

trả ngay hoặc chấp nhận trả tiền nếu là hối phiếu trả chậm.

5. Ngân hàng đại lý chuyển tiền thu được cho người hưởng lợi, nếu nhờ thu hối phiếu trả chậm,

thì ngân hàng sẽ chuyển trả hối phiếu đã được người nhập khẩu ký chấp nhận thanh toán

6. Ngân hàng đại lý báo có tài khoản của ngân hàng chuyển

7. Ngân hàng chuyển báo có tài khoản của người hưởng lợi

Tớ gửi kèm cho các bạn 1 bản khác tớ biết (cá nhân tớ nghĩ là chuẩn hơn, bản trên là theo giáo

trình)

1->4 như trên

5. Người nhập khẩu thông báo đồng ý hay từ chối thanh toán

6. Ngân hàng đại lý báo có tài khoản Ngân hàng chuyển nếu người nhập khẩu đồng ý thanh toán

hoặc thông báo ngay cho ngân hàng chuyển nếu người nhập khẩu từ chối thanh toán

7. Ngân hàng chuyển báo có tài khoản người xuất khẩu hoặc thông báo cho người xuất khẩu biết

người nhập khẩu từ chối thanh toán.

Nghiệp vụ thanh toán nhờ thu kèm chứng từ

1. Người xuất khẩu giao hàng nhưng không giao chứng từ cho người nhập khẩu

2. Lập bộ chứng từ thanh toán nhờ thu: lệnh nhờ thu kèm với hối phiếu và các chứng từ thương

mại gửi đến ngân hàng nước người nhập khẩu

3. Ngân hàng chuyển hối phiếu và bộ chứng từ cho ngân hàng đại lý của mình tại nước người

nhập khẩu.

4. Ngân hàng đại lý xuất trình hối phiếu đòi tiền và yêu cầu người nhập khẩu thực hiện các điều

kiện nhờ thu: D/P, D/A, D/TC

5. Người trả tiền chấp nhận hoặc từ chối thanh toán

6. Ngân hàng đại lý thông báo chấp nhận hay từ chối thanh toán cho ngân hàng chuyển

7. Ngân hàng chuyển thông báo chấp nhận hay từ chối thanh toán cho người xuất khẩu.

Câu 6: Người xuất khẩu có thể gửi hàng cho ngân hàng nước nhập khẩu để nhờ thu tiền

được không? Điều kiện áp dụng



82



Trả lời:

Điều X URC 522

Hàng hóa không được gửi trực tiếp đến địa chỉ của một ngân hàng hoặc được chuyển đến hoặc

chuyển theo lệnh của một ngân hàng mà không có sự thỏa thuận trước của ngân hàng đó.

Trong trường hợp hàng được gửi trực tiếp đến địa chỉ của ngân hàng hoặc được chuyển theo lệnh

của một ngân hàng để trao cho người trả tiền mà không có sự thỏa thuận trước của ngân hàng thì

ngân hàng đó sẽ không chịu trách nhiệm nhận hàng, rủi ro và trách nhiệm vẫn thuộc về người gửi

hàng

……

Câu 7: D/A, D/P và D/TC là gì?

Trả lời:

Là các điều kiện nhờ thu kèm chứng từ

D/P (documents against payment): thanh toán đổi lấy chứng từ

D/A (documents against acceptance): chấp nhận thanh toán đổi lấy chứng từ

D/TC (documents against other terms and conditions): thực hiện các điều kiện và điều khoản quy

định đổi lấy chứng từ

Câu 8: Hãy phân tích và nêu ra ưu nhược điểm phương pháp thanh toán nhờ thu kèm chứng từ

đối với:

a. Người nhập khẩu

b. Người xuất khẩu

Trả lời:

a. Đối với người nhập khẩu: nhờ thu kèm chứng từ đem lại lợi thế lớn cho người nhập khẩu, có

thể lựa chọn nhận hàng hay không tùy thuộc vào chất lượng hàng hóa và giá cả trên thị trường

b. Đối với người xuất khẩu: nhờ thu kèm chứng từ giảm thiểu được rủi ro đối với người xuất

khẩu hơn so với nhờ thu phiếu trơn, người xuất khẩu không sợ bị mất hàng vì đã gắn liền việc

chuyển giao hàng hóa với thanh toán quốc tế.

Tuy nhiên vẫn tồn tại nhược điểm là chưa ràng buộc người nhập khẩu vào việc nhận hàng, người

mua có thể nhận hàng hoặc không  rủi ro cho người xuất khẩu. Tốc độ thanh toán vẫn chậm do

phụ thuộc vào thiện chí của người nhập khẩu và thời gian trong khâu lưu chuyển chứng từ.



83



Phương thức tín dụng chứng từ và thư ủy thác mua

Câu 1: khái niệm và quy trình nghiệp vụ phương thức tín dụng chứng từ

Trả lời:

Khái niệm:

Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận theo đó một ngân hàng ( ngân hàng mở thư

tín dụng) theo yêu cầu của một khách hàng ( người yêu cầu mở thư tín dụng) hoặc nhân danh

chính mình cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho một người thứ ba( người hưởng lợi) hoặc

phải chấp nhận hối phiếu do người hưởng lợi ký phát và trả tiền khi đáo hạn với điều kiện là các

chứng từ do người hưởng lợi xuất trình phù hợp với các quy định trong L/C

Quy trình nghiệp vụ phương thức tín dụng chính từ:

2

NHTB



NHPH



5



8



Advising Bank



Issuing Bank



1



6



7



Chi nhánh

3



5



8



NHPH



1



6



7



NK







XK



Applicant



Beneficiary



4



Các quy trình :

1. Gửi đơn yêu cầu phát hành thư tín dụng và tiến hàng kí quỹ.

2. Phát hành L/C qua ngân hàng đại lý cho người XK hưởng lợi

3. Ngân hàng thông báo tiến hành thông báo L/C và chuyển bản gốc L/C cho Người

hưởng lợi.

4. Giao hàng

5. Xuất trình chứng từ đòi tiền Ngân hàng phát hành L/C.

6. Ngân hàng phát hành thông báo kết quả kiểm tra chứng từ cho Người yêu cầu.



84



7. Ngân hàng yêu cầu chấp nhận hay từ chối thanh toán.

8. Ngân hàng phát hành thông báo chấp nhận hay từ chối chứng từ.

Cậu 2: UCP 600 là gì? Những nội dung chủ yếu của UCP600?

Trả lời :

UCP 600 (Uniform Custom and practice for Ducumentary Credits ICC, Revision 2007,

No.600) ; là quy tắc và cách thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ, số 600, bản sửa đổi năm

2007 của Phòng Thương Mại Quốc Tế.

Các nội dung chủ yếu:

















Nguyên tắc chung và định nghĩa về tín dụng chứng từ.

Hình thức và thông báo thư tín dụng.

Nghĩa vụ và trách nhiệm của Ngân hàng.

Chứng từ

Những điều khoản khác như: quy định về số lượng và số tiền, giao từng phần, ngày hết

hạn hiệu lực, cách bốc xếp hàng, xuất trình chứng từ.

Chuyển nhượng L/C.

Nhượng tiền thu được.



Câu 3: ISBP là gì? Mối quan hệ giữa UCP 600 và ISBP681 ?ý nghĩa của nó trong thanh

toán quốc tế bằng thư chứng từ?

Trả lời:

ISBP ( International Standard banking Practice for the examination of document under document

credits) là tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế kiểm tra chứng từ theo L/C

Mối quan hệ giữa UCP 600 vs ISBP681 là:

Nội dung của ISBP681 không phủ định nội dung của UCP 600, nó giải thích thêm về các hoạt

động của ngân hàng, bổ sung cho UCP 600, áp dụng các điều khoản của UCP 600 và nhất quán

với UCP 600.

Bất cứ một điều khoản nào trong L/C thay đổi hay ảnh hưởng đến việc áp dụng một điều khoản

của UCP600 cũng có thể ảnh hưởng đến ISBP.(Do đó , khi xem xét các tập quán thực hành

được quy định trong ISBP 681, các bên phải thật cân nhắc đến bất kỳ điều khoản trong tín dụng

chứng từ mà nó loại trừ hay thay đổi nội dung được quy định trong một điều khoản của của

UCP600).

Khi áp dụng UCP 600 thì đương nhiên áp dụng ISBP 681

Ý nghĩa của ISBP trong thanh toán tín dụng chứng từ :

Là căn cứ cho các bên áp dụng trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. Là căn cứ đối

chiếu khi xử lý các tranh chấp phát sinh.



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (108 trang)

×