Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (389.9 KB, 78 trang )
Về mặt không gian: các chỉ tiêu phải được quy đổi về cùng quy mô và
điều kiện kinh doanh tương tự nhau.
Kỹ thuật so sánh:
- So sánh bằng số tuyết đối: là kết quả giữa phép trừ giữa trị số của kỳ
phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện
khối lượng quy mô của các hiện tượng kinh tế.
- So sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ
phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện kết
cấu, mối quan hệ tốc độ phát triển, mức phổ biến của các hiện tượng kinh tế.
1.6.2. Phương pháp tỷ số.
Phương pháp tỷ số là phương pháp trong đó các tỷ số được sử dụng để
phân tích. Đó là các tỷ số đơn được thiết lập bởi chỉ tiêu này so với chỉ tiêu
khác. Đây là phương pháp có tính hiện thực cao với các điều kiện áp dụng
ngày càng được bổ sung và hoàn thiện. Bởi lẽ, nguồn thông tin kế toán và tài
chính được cải tiến và được cung cấp đầy đủ hơn. Đó là cơ sở để hình thành
những tỷ lệ tham chiếu tin cậy cho việc đánh giá một tỷ số của một doanh
nghiệp hay một doanh nghiệp. Việc áp dụng công nghệ tin học cho phép tích
lũy dữ liệu và thúc đẩy quá trình tính toán bằng hàng loạt các tỷ số. Phương
pháp phân tích này giúp nhà phân tích khai thác có hiệu quả những số liệu và
phân tích một cách có hệ thống hàng loạt các tỷ số theo chuổi thời gian liên
tục hoặc theo từng giai đoạn.
1.6.3. Phương pháp phân tích Dupont
Đây là một phương pháp phân tích tài chính mới và được áp dụng rất
hiệu quả trong phân tích tài chính doanh nghiệp hiện nay. Thực chất phương
pháp phân tích tài chính Dupont cũng phải dựa trên cơ sở các tỷ lệ được tính
toán theo phương pháp tỷ lệ. Theo phương pháp này, một chỉ tiêu tổng hợp sẽ
được tách thành nhiều tỷ số có quan hệ với nhau để xem xét tác động của các
tỷ số đó tới chỉ tiêu tổng hợp. Phương pháp này giúp nhà phân tích đánh giá
tác động vòng quay toàn bộ vốn, doanh lợi tiêu thụ đến doanh lợi vốn chủ sở
hữu. Mối quan hệ này được thể hiện trong phương trình Dupont.
20
ROA = = x (1)
Nếu toàn bộ tài sản của doanh nghiệp được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu
thì doanh lợi vốn và doanh lợi vốn chủ sở hữu sẽ bằng nhau và khi đó tổng tài
sản = tổng nguồn vốn chủ sở hữu. ROE là doanh lợi vốn chủ sở hữu hay hệ số
sinh lời vốn chủ sở hữu.
ROA = = = ROE (2)
Nếu Doanh nghiệp sử dụng nợ để tài trợ cho tài sản của mình thì ta có
mối liên hệ giữa ROA và ROE.
ROE = = x x (3)
Kết hợp (1) và (3)
ROE = ROA x = ROA x
Với Rd=( Nợ/ Tổng tài sản) là hệ số nợ và phương trình này gọi là
phương trình Dupont mở rộng thể hiện sự phụ thuộc của doanh lợi vốn chủ
sở hữu vào doanh lợi tiêu thụ, vòng quay toàn bộ vốn và hệ số nợ. Kết quả
này cho thấy sử dụng nợ có tác dụng khuyếch đại doanh lợi vốn chủ sở hữu:
Nếu doanh nghiệp có lợi nhuận cao trong kỳ, hệ số nợ càng lớn thì lợi nhuận
càng cao và ngược lại nếu doanh nghiệp đang bị lỗ thì càng sử dụng nợ càng
làm tăng lỗ.
Phương pháp phân tích Dupont có ưu điểm lớn là giúp cho nhà phân
tích, phát hiện và tập trung vào các yếu điểm của oanh nghiệp. Nếu doanh lợi
vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp thấp hơn các doanh nghiệp khác trong cùng
một ngành thì dựa vào hệ thống chỉ tiêu theo phương pháp phân tích Dupont
nhà phân tích có thể tìm ra nguyên nhân. Ngòai việc có thể được sử dụng để
so sánh các doanh nghiệp khác trong cùng ngành, các chỉ tiêu đó có thể được
dùng để xác định xu hướng hoạt động của doanh nghiệp trong cùng một thời
kỳ và từ đó phát hiện ra những khó khăn doanh nghiệp có thế sẽ gặp phải.
Nhà phân tích biết sử dụng kết hợp phương pháp phân tích tỷ số và
phương pháp phân tích Dupont sẽ góp phần nâng cao hiệu quả phân tích tài
chính doanh nghiệp.
Tóm lại, có thể thấy rằng, trong kỹ thuật phân tích tài chính, thông qua
21
các tỷ số tài chính cho thấy tình hình tài chính của một doanh nghiệp, cũng
như điểm mạnh và điểm yếu về mặt tài chính doanh nghiệp cần phải hoàn
thiện thì phương pháp Dupont lại cho thấy các nguyên nhân của tình trạng tài
chính đó. Mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm, do vậy, khi tiến hành
phân tích tài chính, doanh nghiệp cần phải biết lựa chọn phương pháp nào hay
kết hợp nhiều phương pháp để đưa ra một kết quả phân tích chính xác nhất.
1.7. Tình hình tài chính qua phân tích báo cáo tài chính.
1.7.1. Khái quát tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất
kinh doanh qua phân tích bảng cân đối kế toán.
Mục đích của việc phân tích này cho thấy tình hình tài chính có sự lành
mạnh và ổn định hay không? tài sản cố định có được đảm bảo bằng nguồn
vốn dài hạn không? nguồn vốn dài hạn và ngắn hạn có bị mất cân đối không?
…
Để tiến hành sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp cần có : tài sản lưu
động và đầu tư ngắn hạn, tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Để hình thành hai
loại tài sản này phải có các nguồn vốn tài trợ tương ứng bao gồm nguồn vốn
ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn.
Nguồn vốn ngắn hạn là nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng trong
khoảng thời gian dưới một năm cho hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm:
nợ ngắn hạn, nợ nhà cung cấp và nợ phải trả ngắn hạn khác.
Nguồn vốn dài hạn là nguồn vốn doanh nghiệp sử dụng lâu dài cho hoạt
động kinh doanh gồm nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vốn vay nợ trung, dài
hạn…nguồn vốn dài hạn trước hết được đầu tư để hình thành tài sản cố định,
phần dư của nguồn vốn dài hạn và nguồn vốn ngắn hạn được hình thành tài
sản lưu động. Chênh lệch giữa nguồn vốn dài hạn với tài sản cố định hay
giữa tài sản lưu động và nguồn vốn ngắn hạn gọi là vốn lưu động thường
xuyên. Mức độ an toàn của tài sản ngắn hạn phụ thuộc mức độ của vốn lưu
động thường xuyên. Ta có công thức :
Vốn lưu động thường xuyên = Nguồn vốn dài hạn - Tài sản cố định
Vốn lưu động thường xuyên = Tài sản lưu động - Nguồn vốn ngắn hạn
22
-
Khi vốn lưu động thường xuyên < 0 (nguồn vốn dài hạn < tài sản cố
định, tài sản lưu động < nguồn vốn ngắn hạn)
Điều này cho thấy nguồn vốn dài hạn không đủ đầu tư cho tài sản cố
định. doanh nghiệp phải đầu tư vào tài sản cố định một phần nguồn vốn ngắn
hạn. Tài sản lưu động không đủ nhu cầu đáp ứng thanh toán nợ ngắn hạn đến
hạn trả. Cán cân thanh toán của doanh nghiệp mất thăng bằng. Khi đó giải
pháp của doanh nghiệp là tăng cường huy động vốn ngắn hạn hoặc giảm quy
mô đầu tư dài hạn hoặc thực hiện đồng thời hai giải pháp đó.
-
Khi vốn lưu động thường xuyên > 0
Nguồn vốn dài hạn dư thừa sau khi đầu tư vào tài sản cố định. Khi đó
khả năng thanh toán của doanh nghiệp tốt, tài sản lưu động đủ khả năng thanh
toán nợ ngắn hạn, tình hình tài chính là lành mạnh.
-
Khi vốn lưu động thường xuyên = 0
Nguồn vốn dài hạn vừa đủ để thanh toán cho tài sản cố định và tài sản
lưu động đủ để Doanh nghiệp trả các khoản nợ ngắn hạn. Vốn lưu động
thường xuyên là một chỉ tiêu rất quan trọng. Chỉ tiêu này cho biết hai điều :
+ Doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay
không?
+ Tài sản cố định của doanh nghiệp có được tài trợ một cách vững
chắc bằng nguồn vốn dài hạn hay không?
Ngoài ra nhằm mục đích nghiên cứu tình hình đảm bảo vốn cho hoạt
đông kinh doanh người ta còn sử dụng chỉ tiêu nhu cầu vốn lưu động thường
xuyên (là lượng vốn ngắn hạn doanh nghiệp cần để tài trợ cho 1 phần tài sản
lưu động, đó là hàng tồn kho và các khoản phải thu) để phân tích:
Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên = Tồn kho và các khoản phải thu –
Nợ ngắn hạn
-
Nếu nhu cầu của vốn lưu động >0 tức là tồn kho và các khoản phải
thu lớn hơn nợ ngắn hạn. Việc sử dụng ngắn hạn của doanh nghiệp lớn hơn
các nguồn vốn ngắn hạn mà doanh nghiệp có được từ bên ngoài, doanh
23
nghiệp phải dùng nguồn vốn dài hạn để tài trợ vào phần chênh lệch. Giải pháp
trong trường hợp này là : doanh nghiệp phải nhanh chóng giải phóng hàng tồn
kho và giảm các khoản phải thu ở khách hàng.
-
Nếu nhu cầu vốn lưu động thường xuyên <0 thì các nguồn vốn ngắn
hạn từ bên ngoài đã dư thừa để tài trợ các sử dụng ngắn hạn của doanh
nghiệp. Doanh nghiệp không cần nhận vốn ngắn hạn dể tài trợ cho chu kỳ
kinh doanh.
1.7.2. Phân tích các chỉ tiêu tài chính trung gian và cuối cùng trong
Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh.
Trong phân tích tài chính, các nhà phân tích thường kết hợp chặt chẽ
những đánh giá về trạng thái tĩnh với những đánh giá về trạng thái động để
đưa ra một bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Nếu
như trạng thái tĩnh được thể hiện qua Bảng cân đối kế toán thì trạng thái động
(sự dịch chuyển của các dòng tiền) được phản ánh qua bảng kê nguồn vốn và
sử dụng vốn qua Báo cáo kết quả kinh doanh. Thông qua các báo cáo tài
chính này, các nhà phân tích có thể đánh giá những thay đổi về vốn lưu động
ròng, về nhu cầu vốn lưu động, từ đó cớ thể đánh giá những thay đổi về ngân
quỹ của doanh nghiệp. Như vậy, giữa các báo cáo tài chính có mối liên hệ rất
chặt chẽ: Những thay đổi trên Bảng Cân đối kế toán được lập từ đầu kỳ và
cuối kỳ cùng với khả năng tự tài trợ được tính từ Báo cáo Kết quả kinh doanh
được thể hiện trên Bảng tài trợ và liên quan mật thiết đến ngân quỹ của doanh
nghiệp.
Khi phân tích trạng thái động, trong một số trường hợp nhất định, người
ta còn chú trọng tới các chỉ tiêu quản lý trung gian nhằm đánh giá chi tiết hơn
tình hình tài chính và dự báo những điểm mạnh và điểm yếu của doanh
nghiệp. Những chỉ tiêu này là cơ sở để xác lập nhiều tỷ lệ rất có ý nghĩa về
hoạt động, cơ cấu vốn…, của Doanh nghiệp.
Lãi gộp = Doanh thu – Giá vốn hàng bán
Thu nhập trước khấu hao và lãi = Lãi gộp – Chi phí bán hàng, quản lý
(không kể khấu hao và lãi vay)
24
Thu nhập trước thuế và lãi = Thu nhập trước khấu hao và lãi – Khấu hao
Thu nhập trước thuế = Thu nhập trước thuế và lãi – Lãi vay
Thu nhập sau thuế = Thu nhập trước thuế - Thuế thu nhập doanh nghiệp
Trên cơ sở đó, nhà phân tích có thể xác định mức tăng tuyệt đối và mức
tăng tương đối của các chỉ tiêu qua các thời kỳ để nhận biết tình hình hoạt
động của doanh nghiệp. Đồng thời nhà phân tích cần so sánh cùng với các chỉ
tiêu cùng loại của doanh nghiệp cùng ngành để đánh giá vị thế của doanh
nghiệp.
Các chỉ tiêu được chuẩn hoá trong mẫu bảng phân tích kết quả kinh
doanh như sau:
25
Bảng 1.3: Bảng phân tích kết quả kinh doanh
Chỉ tiêu
Năm N-1
Năm N
Năm N/ Năm N-1
Lượng Tỷ trọng Lượng Tỷ trọng Lượng Tỷ trọng
1. Doanh thu thuần
2. Giá vốn hàng bán
3. Lãi gộp
4. Chi
phí bán hàng và
quản lý
5. Lợi nhuận từ hoạt
động kinh doanh
6. Lợi nhuận từ hoạt
động tài chính
7. Lợi nhuận khác
8. Tổng lợi nhuận
trước thuế
9. Thuế TNDN
10. Lợi nhuận sau
thuế
1.8 Các nhân tố ảnh hưởng đến phân tích tình hình tài chính trong
doanh nghiệp.
1.8.1. Nhân tố bên ngoài.
Chế độ kế toán ở Việt Nam là một trong những quy phạm pháp luật, là
công cụ quản lý của Nhà nước ảnh hưởng trực tiếp đến các báo cáo tài chính
của doanh nghiệp, trong đó quy định hệ thống kế toán phù hợp và thống nhất
giữa các doanh nghiệp. Bất cứ một sự thay đổi nào của chế độ kế toán sẽ tác
động ngay tới báo cáo tài chính, làm thay đổi ý nghĩa phân tích của chúng. Vì
vậy, đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải liên tục cập nhật các thông tin để từ đó
có thể cung cấp các số liệu đáng tin cậy, khi có công tác phân tích tài chính,
đánh giá mới có ý nghĩa.
1.8.1.1.Môi trường luật pháp
Môi trường luật pháp có thể có những tác động đáng kể đến công tác
26
phân tích tài chính của doanh nghiệp. Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều
gắn kết với môi trường xung quanh, đặc biệt gắn kết chặt chẽ với môi trường
pháp lý. Doanh nghiệp được hình thành và hoạt động trong khuôn khổ pháp
luật, tuân thủ các quy định, chính sách của Nhà nước. Thông qua hệ thống
pháp lý, Nhà nước có thể điều chỉnh các hành vi của doanh nghiệp. Vì vậy, hệ
thống pháp lý có ảnh hưởng đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp từ đó
có ảnh hưởng đến hoạt động phân tích tài chính. Những lỏng lẻo trong hành
lang luật pháp có thể tạo những điều kiện tiêu cực phát sinh trong quá trình
phân tích như việc những cán bộ phân tích và lập dự án, Ban giám đốc… cấu
kết với nhau để tính toán sai các chỉ tiêu nhằm trục lợi. Hệ thống pháp luật
nghiêm minh, công bằng, ổn định sẽ có tác động tích cực đến phân tích tài
chính.
1.8.1.2. Sự can thiệp của các cơ quan quản lý
Sự can thiệp của cấp trên hay Chính phủ trong hoạt động kinh doanh cũng
làm giảm tính khách quan trong quá trình phân tích tài chính. Để đảm bảo tính
chuẩn xác về mặt thông tin cũng như lựa chọn phương pháp phân tích và đưa ra
những đánh giá thì các nguyên tắc, điều lệ hạch toán giữa các doanh nghiệp cần
được thống nhất và minh bạch. Đây cũng là cơ sở cho việc đảm bảo một hệ
thống chỉ tiêu trung bình ngành, làm cơ sở tham chiếu cho quá trình phân tích.
Trong trường hợp doanh nghiệp có mức độ đa dạng hóa cao về ngành nghề hoạt
động thì sự tách bạch các chỉ tiêu trên Báo cáo tài chính là điều cần thiết, thể
hiện rõ nét trong thuyết minh Báo cáo tài chính. Có như vậy mới có thể tiến
hành so sánh ngành hay so với các doanh nghiệp khác.
1.8.1.3. Hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành
Hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành cũng là một yếu tố tác động đến công
tác phân tích tài chính. Các tỷ số được tính toán chỉ có ý nghĩa phản ánh tình
hình tài chính doanh nghiệp khi được so sánh với các tỷ số trung bình ngành
hoặc các tỷ số tương ứng của những năm trước để xác định vị thế của doanh
nghiệp trong ngành hoặc đánh giá xem hoạt động của doanh nghiệp đang tốt lên
hay xấu đi. Những hạn chế của hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành dẫn đến khó
27