Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.04 MB, 93 trang )
châu Âu (AUNP) để tổ chức cho 2 đơn vị trực thuộc viết báo cáo tự đánh giá về
4 chương trình đào tạo: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên tự đánh giá chất
lượng 2 chương trình đào tạo ngành Toán học (chương trình chuẩn và chương
trình dành cho sinh viên tài năng), Khoa Công nghệ tự đánh giá chất lượng 2
chương trình đào tạo ngành Công nghệ thông tin (chương trình chuẩn và chương
trình chất lượng cao).
Trong 2 năm 2006-2007 các chuyên gia của Trung tâm Đảm bảo chất
lượng đào tạo và Nghiên cứu phát triển giáo dục thuộc ĐHQGHN dự thảo các tiêu
chuẩn kiểm định chất lượng chương trình đào tạo trong các trường đại học thành
viên và các khoa trực thuộc ĐHQGHN và ngày 30/11/2007 Giám đốc
ĐHQGHN đã ký quyết định số 4447/QĐ-KĐCL ban hành bộ “Tiêu chuẩn kiểm
định chương trình đào tạo” ở ĐHQGHN. Hiện đã có 4 đơn vị trong ĐHQGHN
đăng ký đánh giá chương trình trong năm học 2008-2009 là Trường Đại học
Khoa học Tự nhiên, đánh giá chương trình đào tạo tài năng ngành Vật lý, trường
Đại học KHXH&NV đánh giá chương trình chất lượng cao ngành Ngôn ngữ,
trường Đại học Ngoại ngữ đánh giá chương trình chất lượng cao ngành Tiếng
Anh hệ Sư phạm và trường Đại học Kinh tế đánh giá chương trình chất lượng
cao ngành Kinh tế đối ngoại. Đồng thời, ĐHQGHN đã đăng ký kiểm định chất
lượng theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng của Mạng lưới các trường đại học
Đông Nam Á (AUN) để lấy chứng chỉ quốc tế đối với chương trình đào tạo về
Công nghệ thông tin của trường Đại học Công nghệ.
Có thể thấy, hầu hết các nghiên cứu đánh giá chương trình đào tạo trên
đây thường đánh giá chương trình đào tạo trên cơ sở kiểm định chương trình đào
tạo, xem xét chương trình đào tạo đó có thích ứng được các tiêu chuẩn mà Bộ
Giáo dục đào tao hay các cơ sở đào tạo xây dựng và các tiêu chuẩn có sẵn do các
tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục đưa ra. Trong đánh giá về chương trình
đào tạo của các nghiên cứu trên đây, có một phần khảo sát tình trạng việc làm và
đi học tiếp sau khi tốt nghiệp, mức độ nhà tuyển dụng hài lòng với các phẩm
chất của sinh viên tốt nghiệp để đánh giá chất lượng của chương trình đào tạo.
7
Mức độ thích ứng của sinh viên tốt nghiệp tại cơ sở làm việc là một trong
những tiêu chí nhằm đánh giá chất lượng đào tạo. Luận văn này không nhằm
đánh giá tất cả các lĩnh vực trên mà chủ yếu đánh giá một lĩnh vực cụ thể là mức
độ thích ứng của sinh viên đã tốt nghiệp đối với yêu cầu của nhà tuyển dụng.
Một loạt các nghiên cứu của các nhà khoa học hàng đầu Việt Nam về đánh
giá và kiểm định chất lượng giáo dục thực hiện như nghiên cứu của Phạm Phụ
trong tác phẩm "Về khuôn mặt mới của giáo dục đại học Việt Nam” hay Phạm
Xuân Thanh với các nghiên cứu trong cuốn "Giáo dục đại học: Chất lượng và đánh
giá", Đỗ Thiết Thạch với bài viết "Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng EFQM và sử
dụng vào việc nâng cao chất lượng trường trung cấp chuyên nghiệp - dạy nghề, cao
đẳng và đại học" và Lê Đức Ngọc với bài viết "Bàn về nội hàm của chất lượng đào
tạo đại học và sau đại học" cũng theo hướng này, tức là mức độ thích ứng của sinh
viên tốt nghiệp đối với thị trường lao động là một trong những tiêu chí để đánh giá
chất lượng của các chương trình đào tạo. Theo Phạm Xuân Thanh, để chất lượng
đào tạo tại các trường được tốt, việc đánh giá và theo dõi chất lượng sinh viên tốt
nghiệp là một yêu cầu bắt buộc và đã đưa ra một số tiêu chí để đánh giá tình trạng
việc làm sau khi tốt nghiệp, các phẩm chất sinh viên cần có để đáp ứng yêu cầu của
người sử dụng lao động (tính sáng tạo, tự tin, có kiến thức sâu rộng…), khả năng
tiếp tục học cao hơn của sinh viên tốt nghiệp, sự hài lòng của sinh viên với chất lượng
giáo dục của nhà trường, sự hài lòng của các nhà tuyển dụng lao động với chất lượng
giáo dục của nhà trường.
Cụ thể hơn các nghiên cứu trên đây, trong đề tài “Các Giải pháp Cơ bản
nâng cao Chất lượng Giáo dục Đại học” do trường Đại học Sư Phạm Tp.HCM thực
hiện năm 2007 nhằm thu thập các ý kiến về chất lượng của giáo dục đại học Việt
Nam, các nhà khoa học đã tập trung lấy ý kiến của các nhà giáo dục, các tổ chức sử
dụng lao động và ý kiến của sinh viên tốt nghiệp về chất lượng của sản phẩm giáo
dục đại học hiện nay là như thế nào và các tiêu chí mà sinh viên tốt nghiệp cần phải có.
Kết quả của đề tài cho thấy mức độ hài lòng của các các nhà giáo dục, các tổ chức sử
dụng lao động về chất lượng sinh viên tốt nghiệp là không cao, hầu hết các sinh viên
8
tốt nghiệp sau khi đi làm việc các cơ quan sử dụng lao động đều phải đào tạo lại 2.
Đề tài cũng khái quát được những tiêu chí về kiến thức, kỹ năng và phẩm chất mà
một sinh viên tốt nghiệp cần phải có khi đi làm việc. Tuy nhiên, những tiêu chí này
là chung cho tất cả các ngành học, các chương trình đào tạo chứ chưa đi vào cụ thể
từng ngành học ra sao.
Bên cạnh các nghiên cứu đánh giá, chất lượng sản phẩm của giáo dục đại
học, cao đẳng là một tiêu chí để đánh giá hiệu quả của chương trình đào tạo thì hiện
nay cũng có một số các nghiên cứu liên quan đến vấn đề mà luận văn đang tiếp cận
là đào tạo theo nhu cầu xã hội. Hướng nghiên cứu này đang là vấn đề rất được quan
tâm. Các nghiên cứu trình bày trong hội thảo quốc gia "Đào tạo theo nhu cầu xã
hội" do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức vào các năm 2005 và 2007 vào khả năng
đáp ứng với yêu cầu thực tế của sinh viên tốt nghiệp. Tuy nhiên, các tham luận này
chỉ mang tính chất lý luận chứ trên thực tế chưa có bào cáo nào xuất phát từ những
kết quả nghiên cứu thực tiễn. Các báo cáo này nhấn mạnh đến tầm quan trọng của
việc đào tạo theo nhu cầu của xã hội, trước hết, giúp cho nền kinh tế có một nguồn
nhân lực có chất lượng cao, thứ hai là giảm được chi phí đào tạo lại, tiết kiệm của
cải cho xã hội. Các báo cáo cũng thống nhất là phải lấy ý kiến đóng góp của nhà
tuyển dụng trong quá trình xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo3.
Cũng cùng hướng tiếp cận đó, hội thảo “Đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội”
do Trường ĐHKHXH&NV tổ chức ngày 20/4/2009 đã ghi nhận nhiều tham luận,
chủ yếu từ các góc độ hẹp và cụ thể, nhưng được minh chứng qua những con số
thống kê trung thực nhất đã làm sáng rõ tính đúng đắn của nhiều nhận định từ các
nhà tuyển dụng, nhà giáo dục và cả các cựu sinh viên. Kết luận chính của hội thảo
là sinh viên ra trường yếu về thực hành, kém về kỹ năng và có một ”độ vênh” nhất
định giữa đào tạo đại học và yêu cầu của thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội. Độ
vênh đó thể hiện cả trong kiến thức và các kĩ năng cứng và mềm của sinh viên.
2
Nguồn: Bùi Mạnh Nhị (2004), Các giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng giáo dục đại học, báo cáo tổng
kết đề tài cấp Bộ B2004-CTGD-05, Hà Nội.
3
Nguồn: Bộ giáo dục và đào tạo (2005-2007), kỷ yếu hội thảo “ Đào tạo theo nhu cầu xã hội”
9
Trên thực tế, sinh viên mới tốt nghiệp thường phải được đào tạo lại tại nơi tuyển
dụng từ 6 tháng đến 1 năm. Các nội dung đào tạo lại không chỉ là chuyên môn
nghiệp vụ mà cả thái độ làm việc, đạo đức nghề nghiệp, kỉ luật lao động cho đến
các kĩ năng cơ bản trong việc ứng phó và giải quyết các vấn đề thực tiễn trong quá
trình làm việc. Một số ý kiến đáng quan tâm như của Nguyễn Hồi Loan là: "nhu cầu
xã hội nên được hiểu là bao gồm cả nhu cầu trước mắt và lâu đài, nhu cầu hiện tại
và tương lai. Các cơ sở đào tạo nên chú trọng đào tạo phục vụ nhu cầu trước mắt
nhưng cũng phải quan tâm đúng mức tới nhu cầu của xã hội trong tương lai. Có
như thế thì chúng ta mới có được đội ngũ lao động thích hợp với hoàn cảnh kinh tế
từng thời kì nhưng cũng đảm bảo được sự phát triển liên tục và bền vững của đội
ngũ này trong những giai đoạn phát triển mới”. Ông cũng nói thêm rằng, một trong
những hạn chế lớn của các trường đại học là kém nhanh nhạy trong việc dự báo,
nắm bắt nhu cầu của thị trường lao động. Thường thì nhu cầu xã hội ở một ngành
nghề nào đó ở mức cao hay thấp thì mới tính đến chuyện nên hay không nên mở
một ngành đào tạo nào đó. Nhưng trên thực tế, rất ít trường đại học có bộ phận
riêng chuyên trách dự báo vấn đề này và công tác nghiên cứu, khảo sát thị trường
lao động cũng được thực hiện rất hạn chế.
Trong nghiên cứu: “Giáo dục đại học ở Việt Nam: Nhìn từ thị trường lao
động”, năm 2007, tác giả Phạm Thị Huyền, giảng viên trường Đại học Kinh tế
quốc dân cho rằng giáo dục đại học Việt Nam hiện nay cung không đáp ứng cầu
về cả mặt số lượng và chất lượng. Về số lượng, sự thiếu hụt nguồn nhân lực đạt
chuẩn ở hầu hết các ngành từ công nghệ thông tin đến các ngành kinh tế như tài
chính ngân hàng, marketing, du lịch hay đóng tàu. Về chất lượng, có thể nói tỷ lệ
sinh viên tốt nghiệp đại học đáp ứng được yêu cầu thực tế công việc hiện tại là rất
thấp. Nghiên cứu này cũng trích dẫn các nghiên cứu của Ngân hàng thế giới là
tới 50% doanh nghiệp may mặc, hóa chất đánh giá lao động được đào tạo không
đáp ứng nhu cầu của mình. Khoảng 60% lao động trẻ tốt nghiệp từ các cơ sở đào
tạo cần được đào tạo lại ngay sau khi tuyển dụng, cá biệt, lĩnh vực phần mềm cần
đào tạo lại ít nhất 1 năm cho 80%-90% sinh viên tốt nghiệp được tuyển dụng.
10
Không chỉ phải đào tạo lại về chuyên môn, nghiệp vụ, người sử dụng lao động còn
phải huấn luyện cho nhân viên có thái độ làm việc, nhận thức về trách nhiệm và
nghĩa vụ trong công việc để có được quyền lợi mà họ được hưởng, các kỹ năng cần
thiết trong công việc như giao tiếp, thương lượng, sử dụng máy tính ngoại ngữ 4
Cuộc khảo sát của Trương Hồng Khánh, Phạm Thị Diễm (2007) tại trường
Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM) với đề tài “Kiến thức, kỹ
năng của SV ĐH Kinh tế Tp.HCM dưới góc nhìn của nhà tuyển dụng”. Tác giả đã
đưa ra một số tiêu chí, chỉ số để khảo sát chất lượng sinh viên tốt nghiệp. Trong đó
các tiêu chí đánh giá về kiến thức: Kiến thức lý luận chung, kiến thức thực tế của
chuyên ngành, kiến thức về phương pháp, kiến thức về tổ chức thực hiện. Các tiêu
chí đánh giá về kỹ năng: Kỹ năng truyền đạt bằng lời, bằng văn bản; kỹ năng giải
quyết vấn đề: Suy nghĩ có phán đoán, nhận biết các nguyên nhân, nghĩ ra các giải
pháp, ý tưởng, tổ chức thực hiện; kỹ năng làm việc nhóm: Đặt mục tiêu và sắp xếp
ưu tiên thông tin, phân công và kiểm tra quá trình, quản lý thời gian; kỹ năng làm
việc hiệu quả với người khác: Đàm phán, quản lý xung đột, lắng nghe, động viên,
hiểu sự khác biệt về văn hóa; kỹ năng quản lý: Thương lượng, giải quyết mâu
thuẩn, xung đột, chịu được áp lực công việc; kỹ năng tự phát triển: Tự học, tự
nghiên cứu, làm việc độc lập, suy nghĩ sáng tạo, linh hoạt, tự tin; kỹ năng xử lý
thông tin: Tổ chức thu thập thông tin, tổ chức tổng hợp thông tin, sử dụng các phần
mềm cơ bản, phân tích xử lý thông tin5.
Tác giả Nguyễn Thúy Quỳnh Loan, Nguyễn Thị Thanh Thoản (2007) nghiên
cứu với đề tài “Nghiên cứu đánh giá chất lượng đào tạo từ góc độ cựu sinh viên
của trường Đại học Bách Khoa”. Tác giả đã đưa ra một số tiêu chí để tiến hành
điều tra cựu sinh viên tốt nghiệp tại trường Đại học Bách Khoa Tp.HCM. Theo đó,
sinh viên tốt nghiệp phải có khả năng: 1/. Có lợi thế cạnh tranh trong công việc; 2/.
4
Nguồn: Phạm Thị Huyền (2007), Giáo dục đại học ở Việt Nam: Nhìn từ thị trường lao động, đề tài nghiên
cứu khoa học cấp Bộ.
5
Nguồn: Trương Hồng Khánh và Phạm Thị Diễm (2007), kiến thức và kỹ năng của sinh viên ĐH Kinh tế Tp.
HCM dưới góc nhìn của nhà tuyển dụng, kỷ yếu hội thảo khoa hoc “ đổi mới các hoạt động đào tạo nhằm
đáp ứng yêu cầu của người học và người sử dụng lao động” ĐH Kinh tế Tp HCM.
11
Nâng cao khả năng tự học; 3/. Chịu áp lực công việc; 4/. Tư duy độc lập, năng lực
sáng tạo; 5/. Thích ứng với môi trường mới; 6/. Kỹ năng phân tích, đánh giá và giải
quyết vấn đề; 7/.Kỹ năng chuyên môn tốt; 8/. Ứng dụng kiến thức vào công việc
thực tiển; 9/. Kiến thức và kỹ năng về quản lý/ tổ chức công việc; 10/. Thăng tiến
nhanh trong tương lai; 11/. Làm việc trong môi trường đa văn hóa; 12/. Sử dụng tin
học tốt; 13/. Tính chuyên nghiệp; 14/. Làm việc nhóm; 15/. Sử dụng ngoại ngữ; 16/.
Kỹ năng giao tiếp6.
Ngoài những nghiên cứu trên, còn có một số điều tra khác về tình hình sử
dụng lao động của các trường đại học và các trung tâm giáo dục như điều tra công
giới về thị trường việc làm và tình hình sử dụng cựu sinh viên ngành nông học
trường Đại học nông nghiệp I Hà Nội do trường Đại học nông nghiệp I Hà Nội thực
hiện năm 2006. Nghiên cứu này khảo sát gần 1000 cựu sinh viên của ngành nông
học và 300 nhà tuyển dụng tại khu vực Hà Nội và Đồng bằng Sông Hồng với 4 nội
dung chính là cựu sinh viên có tìm được việc làm đúng ngành nghề đào tạo; trình độ
chuyên môn có đáp ứng được yêu cầu của cơ quan tuyển dụng; có phải đào tạo lại
hay không và xin ý kiến đóng góp của đối tượng điều tra đối với chương trình và
quy trình đào tạo của Khoa Nông học. Kết quả cho thấy là chỉ có khoảng 60% cựu
sinh viên ra trường làm đúng chuyên môn được đào tạo, 25% là làm gần đúng
chuyên môn được đào tạo, còn lại là làm các công việc khác. Trong số những cựu
sinh viên được làm đúng ngành nghề được đào tạo thì hầu hết trình độ chuyên môn
đáp ứng được yêu cầu của công việc song 90% tổng số cựu sinh viên này cho rằng
mình phải tự đào tạo lại hoặc do cơ quan đào tạo lại. Thêm nữa, các cựu sinh viên
phải đào tạo lại phần lớn là do kỹ năng làm việc chưa đáp ứng được yêu cầu của cơ
quan tuyển dụng lao động. Các ý kiến đóng góp cho chương trình đào tạo cử nhân
nông học của trường Đại học Nông nghiệp tập trung chủ yếu vào việc phát triển các
kỹ năng làm việc cho sinh viên, tăng cường các giờ thực hành của các môn học.
6
Nguồn: Nguyễn Thúy Quỳnh Loan và Nguyễn Thị Thanh Thoản(2007), nghiên cứu đánh giá chất lượng
đào tạo từ góc độ cựu sinh viên của trường ĐH Bách khoa, ĐH Bách khoa Tp HCM.
(http://www.mediafire.com/?b3pv537cbyjjii4).
12
Luận văn này cũng dựa trên 4 nội dung như trong khảo sát trên để nghiên cứu
song, khác biệt ở chỗ Luận văn đi tìm kiếm những kiến thức, kỹ năng và thái độ
chuyên môn cụ thể của cử nhân thể hiện như thế nào ở cơ sở làm việc của họ.
Như vậy, có thể thấy rõ việc đánh giá mức độ thích ứng về kiến thức, kỹ
năng và thái độ của sinh viên tốt nghiệp đối với yêu cầu của thị trường lao động là
không nhiều. Đặc biệt là trong khối các trường cao đẳng kinh tế nói chung và các
trường có đào tạo cử nhân cao đẳng kế toán nói riêng. Với hướng nghiên cứu như
đã đề cập ở trên, hy vọng Luận văn này sẽ góp phần khái quát và cụ thể hóa mô
hình đánh giá chất lượng sản phẩm đầu ra trong lĩnh vực đào tạo cử nhân cao đẳng
kế toán điểm mở đầu cho việc tiến tới điều chỉnh, xây dựng chương trình đào tạo
đáp ứng được yêu cầu thực tế của các nhà tuyển dụng.
1.1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu nước ngoài
Việc đánh giá kiến thức, kỹ năng chuyên môn và thái độ nghề nghiệp của cựu
sinh viên đều diễn ra ở hầu hết các trường đại học trên thế giới, đặc biệt là ở Anh,
Mỹ và Nhật Bản. Hướng đánh giá này của các trường đại học được tích hợp trong
các khảo sát về tình trạng việc làm của sinh viên tốt nghiệp và đánh giá chất lượng
đầu ra của từng chương trình nhằm mục đích thứ nhất là để đánh giá và xếp loại các
trường đại học theo chuyên ngành đào tạo và mục đích thứ hai là các trường đại học
có căn cứ để điều chỉnh chương trình đào tạo, quy trình đào tạo của mình.
Các nghiên cứu này có thể do các trường đại học tự thực hiện và cũng có
thể do các tổ chức đánh giá chất lượng đào tạo, các tổ chức nghề nghiệp thực
hiện. Những nghiên cứu theo hướng này có thể kể đến cuộc điều tra 3000 cựu
sinh viên do Trường đại học Melbourne của Úc thực hiện năm 1999, cuộc điều tra
6000 cựu sinh viên do Trường đại học Michigan thực hiện năm 2001. Các khảo
sát này cung cấp cho các trường đại học một bức tranh tổng thể về kiến thức, kỹ
năng mà sinh viên cần phải có trong quá trình làm việc để từ đó các trường điều
chỉnh các chương trình đào tạo, nội dung đào tạo cho phù hợp với yêu cầu của
thị trường lao động.
Công trình nghiên cứu của các tác giả G,Gallavara, E, Hreinsson và các
13
cộng sự thuộc Hiệp hội đảm bảo chất lượng giáo dục đại học Châu Âu trong cuốn
sách nhan đề Learning outcome: Common framework - different approaches to
evaluation of learning outcome in the Nordic countries G,Gallavara, 2008, Cuốn
sách trình bày những kinh nghiệm cụ thể của việc đánh giá kết quả học tập được
thực hiện tại các quốc gia này. Đó là các kinh nghiệm về: sử dụng khảo sát và
phỏng vấn sinh viên tốt nghiệp; sử dụng khảo sát và phỏng vấn người tuyển dụng
nhằm khai thác mức độ đạt các mục tiêu giáo dục. Từ đó, các tác giả còn đưa ra
kiến nghị về việc áp dụng đánh giá kết quả học tập trong tương lai như sử dụng
trong kiểm toán chất lượng giáo dục.
Cuộc khảo sát của tạp chí Update (Nhật Bản) thực hiện năm 1996, khảo sát
của Viện Giáo dục Hàn Quốc (KEIDI) thực hiện năm 2003, khảo sát của Viện
Quản lý Đào tạo nhân lực (NIAM) của Hà Lan đối với các doanh ngiệp sử dụng lao
động. Nội dung của cuộc khảo sát là tìm ra các tiêu chí mà các doanh nghiệp đánh
giá cao ở người lao động trong quá trình tuyển dụng.
Năm 1990, B.P Allen (Mỹ) đã tiếp cận vấn đề thích ứng học tập của sinh viên
thông qua hệ thống tác động hình thành các kỹ năng học tập ở trường đại học, Theo
tác giả này, điều kiện cơ bản của sự đáp ứng công việc của sinh viên được phân các
nhóm kỹ năng: Kỹ năng sử dụng quỹ thời gian cá nhân; Kỹ năng hình thành các
hành động học tập và các phẩm chất khác; Kỹ năng làm chủ các cảm xúc tiêu cực;
Kỹ năng chủ động luyện tập và hình thành các thói quen hành vi mang tính chất
nghề nghiệp; Theo cách hiểu này, sự đáp ứng nghề nghiệp của sinh viên được giải
thích chủ yếu do sinh viên có một số kỹ năng nào đó mà ít chú ý đến khía cạnh tổ
chức trong hệ thống giáo dục của trường đại học.
Hướng nghiên cứu đánh giá sản phẩm giáo dục đại học được sử dụng rộng
rãi trong giáo dục đại học ở Hoa Kỳ, ở các nước Bắc Mỹ và châu Âu. Đánh giá sản
phẩm giáo dục đại học được thực hiện thông qua bộ chỉ số thực hiện. Khác với bộ
tiêu chuẩn kiểm định, bộ chỉ số thực hiện chủ yếu bao gồm các yếu tố định lượng,
có thể thu thập qua công tác thống kê. Các yếu tố định tính (như thái độ, sự hài
lòng) sẽ được đo đếm bằng các phương pháp định lượng (điều tra, quan sát). Bộ chỉ
14
số thực hiện cho phép giám sát chất lượng giáo dục đại học hàng năm, không quá
tốn nhiều thời gian và phức tạp như đánh giá đồng nghiệp, có thể thực hiện đồng
loạt trên qui mô cả nước. Với những thuật toán hiện đại như mô hình Rasch, phân tích
yếu tố (factor analysis), mô hình cấu trúc (structural modeling), phân tích phân tầng
(multi-level analysis), các số liệu thu được bằng bộ chỉ số thực hiện sẽ được xử lý và
đưa ra những nhận định bổ ích cho công tác quản lý chất lượng giáo dục đại học.
1.2. Cơ sở lý luận của đề tài
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1.1. Đánh giá
Trong lĩnh vực giáo dục có nhiều định nghĩa khác nhau về đánh giá. Tuy
nhiên vẫn còn phụ thuộc nhiều vào cấp độ đánh giá, vào đối tượng, mục đích
cần đánh giá.
Theo tác giả Lâm Quang Thiệp, đánh giá là căn cứ vào các số đo và các tiêu
chí xác định đánh giá năng lực và phẩm chất của sản phẩm đào tạo để nhận định,
phán đoán và đề xuất các quyết định nhằm nâng cao không ngừng chất lượng đào
tạo. Đánh giá có thể là định lượng dựa vào các con số hoặc định tính dựa vào các ý kiến
và giá trị 7
Trong giáo dục, đánh giá được hiểu: “…là quá trình hình thành những nhận
định, phán đoán về kết quả của công việc, dựa vào sự phân tích những thông tin thu
được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đề ra nhằm đề xuất những quyết
định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh nâng cao chất lượng và hiệu quả
công việc”. Theo tác giả J.M. Deketele, “Đánh giá có nghĩa là xem xét mức độ phù
hợp của một tập hợp các thông tin thu được với một tập hợp các tiêu chí thích hợp
của mục tiêu đã xác định nhằm đưa ra quyết định theo một mục đích nào đó”. Đánh
giá, theo tác giả Nguyễn Trọng Phúc còn có thể hiểu là “quá trình xác định mức độ
đạt tới mục tiêu của mục đích dạy học, là mô tả định tính và định lượng những khía
cạnh về kiến thức, kĩ năng, thái độ của học sinh đối chiếu với những chỉ tiêu của
7
Nguồn: Lâm Quang Thiệp (2000), Giáo dục đại học, nhà xuất bản ĐHQGHN.
15
mục đích dự kiến, mong muốn của môn học”. Theo tác giá Phạm Xuân Thanh trong
loạt bài viết về Lý thuyết đánh giá thì: “Đánh giá là một thuật ngữ chung để chỉ
việc thu thập thông tin một cách có hệ thống và xử lý, phân tích dữ liệu làm cơ sở
để đưa ra các quyết định nhằm nâng cao chất lượng giáo dục”
8
Đánh giá là khả
năng đánh giá giá trị của dữ liệu (bài phát biểu, thơ, tiểu thuyết báo cáo nghiên
cứu…) theo một danh mục đã định. Việc đánh giá này dựa trên những tiêu chí rõ
ràng. Những tiêu chí này có thể là tiêu chí bên trong (tổ chức) hay tiêu chí bên
ngoài (liên quan đến mục đích). Học sinh có thể xác định những tiêu chí hoặc được
cho trước những tiêu chí đó.
Trong danh mục các thuật ngữ chuyên môn, “đánh giá là quá trình bao gồm
đo lường và kiểm tra, cũng có thể bao gồm các khái niệm liên quan đến những
quyết định có giá trị”. Nếu giáo viên quản lý một bài kiểm tra khoa học cho một lớp
học và tính toán phần trăm điểm số nhận được thì đo lường và đánh giá là một.
Trong trường hợp này, điểm số được chuyển đổi thành các giá trị như A, B,
C…được hiểu như là: tuyệt vời, tốt, bình thường và kém. Đây được xem là một quá
trình đánh giá có giá trị. Đánh giá đôi khi chỉ dựa trên những dữ liệu khách quan.
Tuy nhiên, thông dụng hơn vẫn là quá trình tổng hợp từ nhiều nguồn thông tin như
điểm số, giá trị hay ấn tượng từ bài kiểm tra. Trong bất cứ sự kiện nào đánh giá
cũng bao gồm việc ra những quyết định có giá trị.
Tuy có nhiều định nghĩa khác nhau về đánh giá nhưng nhìn chung tất cả đều
coi đánh giá là quá trình xem xét mức độ phù hợp giữa mục tiêu và thực trạng thực
hiện mục tiêu đó. Hay nói cách khác, đánh giá quan tâm đến sự tương quan giữa
các thông tin cụ thể về thực trạng giáo dục với mục tiêu giáo dục, từ đó có những
biện pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục đào tạo.
1.2.1.2. Khái niệm mức độ
8
Nguồn: Phạm Xuân Thanh (2005), Giáo dục đại học: Chất lượng và đánh giá, nhà xuất bản chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
16
Khái niệm mức độ gắn liền với phạm trù “độ”, “lượng” trong triết học. Trong
luận văn này “mức độ” có nghĩa là đo lường và đánh giá được sự khác nhau giữa
các sinh viên trong việc thích ứng công việc và nó được đo bằng thang Likert và thể
hiện ở 5 mức :
Mức 1: Mức độ thích ứng rất kém là họ hoàn toàn không hoàn thành các
công việc được giao.
Mức 2: Mức độ thích ứng kém là họ hoàn thành được một phần nào đó các
công việc được giao.
Mức 3: Mức độ thích ứng trung bình là họ hầu như hoàn thành tất cả các
công việc được giao.
Mức 4: Mức độ thích ứng tốt là So với việc đào tạo khi còn học trong
trường, khả năng thích ứng công việc của sinh viên ở mức độ này là hoàn thành tốt
các công việc được giao.
Mức 5: Mức độ thích ứng rất tốt là họ không những hoàn thành tất cả các
công việc được giao mà còn thể hiện được sự sáng tạo, nhanh nhẹn và năng động,
hăng say trong quá trình làm việc.
1.2.1.3. Khái niệm công việc
Trong tổ chức, do chuyên môn hoá lao động mà các nghề được chia ra thành
các công việc. Một công việc lại được tạo thành từ nhiều nhiệm vụ cụ thể và được
thực hiện bởi một hoặc một số người lao động tại một hoặc một số vị trí việc làm,
trong đó:
Nhiệm vụ: Biểu thị từng hoạt động lao động riêng biệt với tính mụcđích cụ
thể mà mỗi người lao động phải thực hiện.
Vị trí (vị trí việc làm): Biểu thị tất cả các nhiệm vụ được thực hiện bởi cùng
một người lao động.
Nghề: Là một dạng xác định của hoạt động lao động trong hệ thống phân
công lao động, nó là tổng hợp những kiến thức và kỹ năng trong lao động mà con
người tiếp thu được do kết quả đào tạo chuyên môn và tích lũy kinh nghiệm trong
công việc.
Nghề có những đặc điểm:
17