Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.04 MB, 93 trang )
2.2. Đặc điểm trường và mẫu học sinh
2.2.1. Đặc điểm trường THPT Thủ Đức
Trường THPT Thủ Đức là một trong bốn trường THPT công lập trú đóng
trên địa bàn quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh, trực thuộc Sở GD&ĐT (gồm
THPT Thủ Đức, THPT Nguyễn Hữu Huân, THPT Tam Phú và THPT Hiệp Bình).
Năm học 2010-2011, toàn trường có tất cả 112 GV và công nhân viên (số
GV đạt chuẩn đào tạo là 90, số GV trên chuẩn đào tạo là 5); số lớp học là 46 lớp
(trong đó khối 12 có 16 lớp, khối 11 có 13 lớp và khối 10 có 17 lớp); tổng số HS
toàn trường là 1.990 HS. Về cơ sở vật chất, trường có 46 phòng học văn hóa, 0
phòng học bộ môn (trong đó tổ Sinh có 01 phòng thí nghiệm).
Báo cáo tổng kết năm học 2010 – 2011, trường THPT Thủ Đức được xếp
loại tập thể xuất sắc của thành phố Hồ Chí Minh với các thành tích cụ thể như tỷ lệ
HS tốt nghiệp THPT là 99, 2%, đứng đầu Cụm 8 (gồm các trường THPT thuộc địa
bàn các quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức) toàn trường có 16 chiến sĩ thi đua cấp cơ
sở; 15 GV dạy giỏi; tỷ lệ HS đạt loại giỏi là 7,44%, HS tiên tiến là 41,87%.
2.2.2. Đặc điểm HS khối 10 năm học 2010 - 2011
HS khối 10 của trường THPT Thủ Đức năm học 2010 – 2011 được xét tuyển
theo trung bình học tập năm lớp 9 và theo khu vực do UBND quận Thủ Đức quy
định. Khu vực tuyển sinh của trường bao gồm: phường Bình Thọ (khu phố 1);
phường Linh Đông (khu phố 1,2,3,4,5,6,7), toàn bộ phường Linh Tây, phường
Trường Thọ và số HS có hộ khẩu tại quận 2 và quận 9.
Điểm xét tuyển được tính bằng tổng điểm rèn luyện, học tập 4 năm học
THCS cộng với điểm ưu tiên, khuyến khích.
Bảng 2.1. Điểm tính theo kết quả rèn luyện và học tập mỗi năm của HS ở THCS
STT
Kết quả rèn luyện và học tập mỗi năm
Điểm
1
Hạnh kiểm tốt, lực học giỏi
10
2
Hạnh kiểm khá, lực học giỏi hoặc hạnh kiểm tốt, lực học khá
9
3
Hạnh kiểm khá, lực học khá
8
38
Kết quả rèn luyện và học tập mỗi năm
STT
4
5
6
Hạnh kiểm trung bình, lực học giỏi hoặc hạnh kiểm tốt, lực học
trung bình
Hạnh kiểm khá, lực học trung bình hoặc hạnh kiểm trung bình,
lực học khá
Trường hợp còn lại
Điểm
7
6
5
(nguồn: Trường THPT Thủ Đức)
Điểm xét tuyển đầu vào của trường là 31 điểm. Số lượng tuyển sinh là 668
HS, phân thành 17 lớp, trong đó ban khoa học tự nhiên (học chương trình nâng cao 4
môn Toán-Lý-Hóa-Sinh) có 6 lớp (219 HS) ban cơ bản A (học chương trình nâng
cao 3 môn Toán-Lý-Hóa) có 4 lớp (1 8 HS) ban cơ bản D (học chương trình nâng
cao 3 môn Toán-Văn-Anh) có 4 lớp (1 3 HS) và ban cơ bản (không phân hóa) có 3
lớp (143 HS).
HS ban cơ bản (không phân hóa) có điểm đầu vào thấp nên sau thời gian học
tập trình độ chênh lệch khá nhiều so với các nhóm còn lại. Do đó, để kết quả phân
tích có độ tập trung cao, đề tài phân tích KQHT của HS các lớp thuộc ban khoa học
tự nhiên, ban cơ bản A, D với 561 HS.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp hồi cứu tài liệu
Đề tài tập hợp một số tài liệu về đo lường và đánh giá trong giáo dục, đánh
giá trong lớp học trong nước và trên thế giới; Chuẩn bộ môn Sinh học 10 và hướng
dẫn thực hiện Chuẩn bộ môn Sinh học 10 Quy định đánh giá xếp loại HS của Bộ
GD&ĐT. Bên cạnh đó, đề tài cũng thực hiện hồi cứu tài liệu về lý luận dạy học,
những vấn đề đổi mới trong QTDH, KTĐG trong nước và trên thế giới. Ngoài ra,
một số nghiên cứu, đánh giá, đề xuất, các vấn đề có liên quan đến đánh giá KQHT
trên internet.
39
2.3.2. Phương pháp phỏng vấn
Đề tài tiến hành phỏng vấn sâu với các GV bộ môn Sinh học, một số HS khá
giỏi bộ môn về thực trạng vận dụng Chuẩn và về quá trình dạy học, kiểm tra đánh giá
của bộ môn Sinh học 10 hiện nay tại nhà trường. Qua phỏng vấn cho thấy những
thuận lợi ,khó khăn trong việc vận dụng Chuẩn và cách thức vận dụng Chuẩn trong
giảng dạy, kiểm tra đánh giá của GV. Bên cạnh đó, phỏng vấn cũng cho thấy những
đặc điểm của quá trình dạy học, kiểm tra đánh giá thực tế của các GV giảng dạy bộ
môn Sinh học 10.
2.3.3. Phương pháp trắc nghiệm
Bài kiểm tra HK II là công cụ quan trọng để điều tra khảo sát. Bài kiểm tra
HK II được tiến hành khi kết thúc năm học có ý nghĩa quan trọng đối với KQHT
cuối năm học của HS. Thông qua việc phân tích kết quả của bài thi này sẽ cung cấp
các thông tin cần thiết về thực trạng kiểm tra đánh giá KQHT của HS ở nhà trường
phổ thông, mức độ đạt được của KQHT về mặt kiến thức của HS so với yêu cầu của
chuẩn kiến thức. Đây là lựa chọn hợp lý cho việc đo lường KQHT về mặt kiến thức
của HS khi điều kiện thực tế không thể tiến hành một bài kiểm tra được thiết kế
riêng mà vẫn đảm bảo được sự nỗ lực thể hiện hết khả năng của HS. Nếu một đề
kiểm tra được thiết kế riêng nhằm đo mức độ đạt Chuẩn, không có liên quan đến
KQHT HS sẽ không có động cơ để nỗ lực thể hiện hết khả năng của mình. Do vậy,
đề tài lựa chọn dựa vào kết quả điểm số bài kiểm tra HK II để đánh giá mức độ đạt
chuẩn kiến thức bộ môn Sinh học 10 của HS.
Đề tài tiến hành phân tích đề kiểm tra và điểm số của HS đạt được. Nội dung
phân tích đề kiểm tra bao gồm phân tích cấu trúc đề kiểm tra, nội dung và ma trận
đề kiểm tra, đánh giá mức độ của từng câu hỏi so với yêu cầu của chuẩn kiến thức,
nhận xét chung về mức độ của đề kiểm tra so với yêu cầu của chuẩn kiến thức.
Thông qua điểm số của bài kiểm tra, tiến hành đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức
môn sinh học 10 của HS tại trường THPT Thủ Đức.
40
2.3.4. Phương pháp tổng hợp, phân tích
Đề tài tiến hành phân tích số liệu điểm số bài kiểm tra dựa trên cơ sở của lý
thuyết ứng đáp câu hỏi – mô hình Rasch, phần mềm Quest và phần mềm SPSS.
Đề tài sử dụng phần mềm SPSS để tìm hiểu tương quan giữa điểm bài kiểm
tra và điểm trung bình môn cả năm nhằm kiểm tra độ tin cậy của kết quả bài kiểm
tra trong việc phản ánh KQHT của HS. Thực hiện thống kê mô tả điểm số bài kiểm
tra theo các nhóm điểm khác nhau cho thấy mức độ đáp ứng các yêu cầu của bài
kiểm tra và mức độ đạt Chuẩn của HS. Đề tài dựa trên lý thuyết ứng đáp câu hỏi-mô
hình Rasch-phần mềm Quest để tìm hiểu về tương quan năng lực của HS so với độ
khó của các câu hỏi và từng nhóm câu hỏi theo các mức độ nhận thức từ biết-hiểvận dụng. Thông qua phân tích này có thể đưa ra nhận định về năng lực của HS.
Dựa trên phân tích điểm số bài kiểm tra và năng lực của HS có thể kết luận về mức
độ đạt Chuẩn của HS.
Đề tài thực hiện phân tích sâu kết quả điểm số từng câu hỏi và theo nhóm
câu hỏi nhằm đánh giá chất lượng câu hỏi. Đề tài cũng thực hiện phân tích kết quả
điểm số bài thi theo hai GV khác nhau về thâm niên nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của
GV đến KQHT của HS.
Từ các phân tích trên đề tài nhận định được về KQHT của HS so với những
yêu cầu của chuẩn kiến thức cũng như chất lượng của quá trình kiểm tra đánh giá ở
bộ môn Sinh học 10 của trường THPT Thủ Đức năm học 2010-2011.
41
Chương 3: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHUẨN
3.1. Thực trạng triển khai thực hiện Chuẩn
Nhiệm vụ trọng tâm năm học 2010-2011 được Bộ GD&ĐT đề ra là dạy học
bám sát Chuẩn, nhằm mục đích bảo đảm việc dạy học, kiểm tra, đánh giá phù hợp
với năng lực nhận thức của HS; không làm quá tải nội dung dạy học; giúp HS thuận
lợi trong việc tự học, tự kiểm tra, đánh giá để nắm vững kiến thức, kỹ năng phát
huy tính chủ động, tích cực, chú trọng rèn luyện phương pháp tư duy, năng lực tự
học, tự nghiên cứu, tạo niềm vui, hứng khởi, nhu cầu hành động và thái độ tự tin
trong học tập cho HS.
Để trang bị cho GV những nội dung, yêu cầu của Chuẩn, Bộ GD&ĐT đã tổ
chức tập huấn theo từng khu vực cụ thể cho đối tượng là GV cốt cán của các tỉnh,
thành (gồm chuyên viên Sở GD&ĐT và Tổ trưởng chuyên môn của một số trường
do các Sở lựa chọn). Sau khi dự các lớp tập huấn do Bộ tổ chức, Sở GD&ĐT các
tỉnh, thành tiếp tục tổ chức các buổi tập huấn để những GV cốt cán phổ biến lại cho
Tổ trưởng chuyên môn của các trường còn lại trong tỉnh, thành. Cuối cùng, Tổ
trưởng chuyên môn sẽ truyền đạt lại nội dung của Chuẩn cũng như các yêu cầu cụ
thể cho các GV trong tổ bộ môn. Năm học 2010-2011, Tổ trưởng Bộ môn Sinh của
trường THPT Thủ Đức được cử tham dự lớp tập huấn do Sở GD&ĐT thành phố Hồ
Chí Minh tổ chức, sau đó về triển khai lại cho các GV trong tổ Sinh của trường.
Tuy nhiên, các lớp tập huấn được tổ chức trong một thời gian quá ngắn nên
rất khó để GV có thể hiểu và nhận thức đầy đủ các nội dung, yêu cầu cũng như
phương pháp của việc dạy theo Chuẩn. Các GV nhận biết được qua các lớp tập huấn
hoặc họp triển khai chỉ là yêu cầu bám sát Chuẩn để giảng dạy, kiểm tra đánh giá,
tránh tình trạng quá tải kiến thức cho HS. Một số GV còn chưa nhận thức rõ mục
đích và yêu cầu khi sử dụng Chuẩn. Bên cạnh đó, tài liệu hướng dẫn thực hiện
Chuẩn không được phổ biến rộng rãi. Mỗi trường THPT chỉ được phân phối một
42