1. Trang chủ >
  2. Thạc sĩ - Cao học >
  3. Sư phạm >

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC THỰC HÀNH SƯ PHẠM ĐỐI VỚI SINH VIÊN TRƯỜNG CĐSP NT – MG TW1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 143 trang )


Bước 1: Xây dựng phiếu điều tra (Anket)

Chúng tôi xây dựng 4 loại phiếu điều tra để trưng cầu ý kiến của các

đối tượng: Sinh viên CĐMN, GVMN, GVSP tham gia hướng dẫn sinh viên

thực hành, CBQL các trường mầm non Thực hành, CBQL và cán bộ tham gia

hướng dẫn sinh viên THSP của Trường CĐSP NT – MG TW1.

Mỗi loại phiếu điều tra bao gồm một hệ thống câu hỏi được xây dựng

lôgic, phù hợp với mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu nhằm khám phá những

khía cạnh cơ bản của thực trạng công tác THSP và các biện pháp quản lý

công tác THSP ở Trường CĐSP NT – MG TW1.

Hệ thống câu hỏi trong phiếu điều tra bao gồm các câu hỏi đóng và câu

hỏi mở được trình bày đan xen lẫn nhau nhằm đảm bảo độ tin cậy các thông

tin thu được từ ý kiến trả lời của các đối tượng nghiên cứu.

Số lượng phiếu đủ để trưng cầu ý kiến của 315 sinh viên CĐMN, 258

GVMN, 30 GVSP, 18 cán bộ quản lý trường MNTH và 10 CBQL các cấp ở

Trường CĐSP NT – MG TW1.

Bước 2: Tiến hành điều tra

Giai đoạn 1: Điều tra thử ở 2 trường MNTH Hoa Sen, MNTH Hoa

Hồng để có cơ sở bổ sung và hoàn chỉnh phiếu điều tra.

Giai đoạn 2: Điều tra chính thức: đề tài triển khai nghiên cứu ở 7

trường MNTH; sinh viên CĐMN Khoá 16: 315 sinh viên

Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 3/2005 đến tháng 10/2005

Bước 3: Xử lý số liệu điều tra.

Phiếu điều tra được sắp xếp theo từng loại đối tượng để thuận lợi cho

việc theo dõi đánh giá.

Số liệu điều tra được thể hiện thông qua hệ thống bảng biểu, sơ đồ.

Sử dụng toán xác xuất thống kê để xử lý phân tích kết quả điều tra.



38



2.1.2.2. Phương pháp nghiên cứu các tài liệu liên quan đến công tác THSP

Nghiên cứu các tài liệu liên quan tới công tác THSP.

Nghiên cứu các kế hoạch, văn bản hướng dẫn, nội dung, qui trình, kết

quả THSP của sinh viên CĐMN Trường CĐSP NT – MG TW1 trong những

năm qua.

Nghiên cứu các báo cáo tổng kết công tác quản lý, chỉ đạo THSP của

phòng Đào tạo Trường CĐSP NT – MG TW1, của các Trường MNTH qua

các năm học.

Nghiên cứu kế hoạch, giáo án GVSP, GVMN duyệt cho sinh viên, sổ

hướng dẫn, kết quả đánh giá sinh viên THSP ở các nhóm lớp của GVSP và

GVMN

2.1.2.3. Phương pháp quan sát

Nội dung quan sát: Quan sát các hoạt động hướng dẫn sinh viên THSP

của GVSP, GVMN tại các cơ sở thực hành; quan sát các điều kiện cho sinh

viên THSP tại các cơ sở thực hành; quan sát thái độ, ý thức của sinh viên khi

tham gia THSP.

Hình thức quan sát: quan sát trực tiếp, ghi chép đầy đủ, khách quan các

thông tin thu được vào phiếu quan sát để bổ sung cho các phương pháp

nghiên cứu khác.

2.1.3. Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá thực trạng

Chúng tôi đánh giá thực trạng THSP, quản lý công tác THSP của sinh

viên theo 4 mức độ : tốt, khá, trung bình (đạt yêu cầu), chưa đạt yêu cầu.

Căn cứ để đánh giá thực trạng công tác THSP dựa trên các tiêu chí sau

đây: Các cơ sở THSP; nội dung, qui trình, hình thức tổ chức THSP cho sinh

viên; các văn bản hướng dẫn THSP; hiệu quả chất lượng THSP của sinh viên.



39



Tiêu chí đánh giá thực trạng quản lý công tác THSP: Số lượng các biện

pháp đã thực hiện; mức độ phù hợp của các biện pháp; tính hiệu quả của các

biện pháp.

2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng

2.2.1. Thực trạng các cơ sở thực hành sư phạm của sinh viên CĐMN

Trường CĐSP NT – MG TW1.

2.2.1.1. Số lượng:

Mạng lưới thực hành của sinh viên Trường CĐSP NT – MG TW1 đến

năm học 2004 – 2005 có 7 trường MNTH với 92 nhóm lớp, đủ các độ tuổi,

trong số đó 3 trường MN trực thuộc sự quản lý của trường SP, 4 trường MN

trực thuộc Quận Cầu giấy- Sở Giáo dục & Đào tạo Hà Nội.

Những năm gần đây mạng lưới trường TH đã được mở rộng đáp ứng

phần lớn nhu cầu THSP của sinh viên (từ chỗ 4 trường năm 1994 lên 7 trường

năm học 2004-2005). Tuy số trường THSP đã được mở rộng nhưng vẫn chưa

đủ cho sinh viên TH. Biểu hiện ở chỗ, sinh viên đợt này chưa rút, đợt khác đã

tiếp, vì số lượng sinh viên thực hành nhiều nên phân sinh viên vào các nhóm

lớp tương đối đông, 4-5 em 1 lớp, có đợt số lượng sinh viên lên tới 6 – 7 em/1

nhóm lớp nhà trẻ – mẫu giáo.

2.2.1.2. Chất lượng:

Các trường MNTH luôn thực hiện nhiệm vụ kép, cùng với việc không

ngừng nâng cao chất lượng CS-GD trẻ theo yêu cầu đổi mới của GDMN, các

trường MNTH còn thực hiện nhiệm hướng dẫn THSP, đào tạo nghề cho sinh

viên.

Chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ:

Chất lượng chăm sóc: 100% số trẻ được ăn tại trường. Chất lượng bữa

ăn của trẻ thường xuyên được cải tiến, đảm bảo thực đơn theo tuần, theo mùa,

đảm bảo định lượng calo theo độ tuổi và cân đối các chất. Những năm gần



40



đây các trường đặc biệt chú ý tới đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ,

thực hiện ký kết hợp đồng mua thực phẩm sạch, tuyệt đối không để xảy ra

tình trạng ngộ độc thức ăn.

Chất lượng giáo dục: Việc thực hiện chương trình CS-GD trẻ theo độ

tuổi được chú trọng. Hiện nay 100% số trường, lớp mầm non thực hiện

chương trình CS-GD trẻ theo quyết định ban hành của Bộ GD&ĐT.

Trường CĐSP NT – MG TW1 thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn

cho các trường MNTH về phương pháp chăm sóc vệ sinh và tổ chức các hoạt

động giáo dục cho trẻ theo tinh thần đổi mới giáo dục. Trong năm học 20042005, 92 nhóm lớp trong 7 trường TH đều đã thực hiện chương trình đổi mới.

Việc đánh giá trẻ theo yêu cầu độ tuổi được coi trọng và duy trì trong các trường MNTH. Hầu hết các trẻ đều khoẻ mạnh, hồn nhiên, mạnh dạn, đặc biệt là

các cháu 5 tuổi tự tin, chủ động, tích cực trong các hoạt động học tập, vui

chơi, biết ứng xử có văn hoá với bạn bè và người xung quanh, có nề nếp, kỹ

năng tốt trong các hoạt động.

Năm học 2004-2005:

Số trường xếp loại xuất sắc: 5

Số trường xếp loại tốt:



2



Trong đó có:

+ 1 trường đạt trường chuẩn quốc gia giai đoạn 2001 – 2005 (Trường

Mầm non Hoa Hồng Cầu Giấy)

+ 1 Trường đã được nhận Huân chương lao động hạng Nhất của Thủ

tướng Chính phủ (Trường Mầm non Hoa Sen).

+ 1 Trường đã được nhận Huân chương lao động hạng Nhì của Thủ

tướng Chính phủ (Trường Mầm non Hoa Hồng TH).

Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên:

Đội ngũ cán bộ quản lý: Tuy 100% là nữ nhưng đội ngũ CBQL của các

trường MNTH thực sự là nòng cốt, trụ cột, là những người đã từng trải qua



41



công tác nhiều năm, đã dày dạn trong nghề nghiệp, có trình độ sư phạm nhất

định, có phẩm chất chính trị tốt, hầu hết là Đảng viên.



Bảng 1: Kết quả điều tra trình độ của cán bộ quản lý các trƣờng MNTH

Chức vụ



Tổng số



H. trưởng

H. phó



Trung cấp



Cao đẳng



Đại học



Trên ĐH



SL



SL



%



SL



%



SL



%



0



0



0



2



28,6



5



71,4



0



11



%



0



7



0



2



18,2



6



54,5



3



27,3



Trình độ chuyên môn của CBQL đạt chuẩn và trên chuẩn, trong đó trên đại

học là 44,4%

Họ đã xây dựng được phong cách quản lý, có tri thức về nội dung quản lý,

có kỹ năng lãnh đạo đội ngũ sư phạm của nhà trường, tổ chức tốt các hoạt

động THSP cho sinh viên.

Điểm nổi bật của đội ngũ cán bộ quản lý trƣờng MNTH là họ có uy tín

với đội ngũ cán bộ giáo viên trong ngành, phụ huynh học sinh và sinh viên sư

phạm.

Bảng 2: Kết quả điều tra tuổi đời của cán bộ quản lý các trƣờng

MNTH.

Chức vụ



Tổng số



Tuổi đời (tuổi)

30



30 - 44



45 - 49



50 - 55



H. trưởng



7



0



2



3



2



H. phó



11



0



4



4



3



Bên cạnh những mặt mạnh về kinh nghiệm, tri thức quản lý, tuổi đời

của CBQL các trường MNTH hơi cao, đôi lúc sự năng động bị hạn chế.

Đội ngũ giáo viên mầm non các trường thực hành: Đội ngũ giáo viên

MN là lực lượng quan trọng, là nhân tố quyết định chất lượng CS-GD trẻ và



42



nhân tố quan trọng trong việc hướng dẫn sinh viên THSP trong các cơ sở TH.

Trong nhiều năm, cùng với sự phát triển của công tác đào tạo của Trường

CĐSP NT – MG TW1, đội ngũ GVMN các trường TH không ngừng nâng cao

về chất lượng ổn định về số lượng.

Bảng 3: Kết quả điều tra trình độ chuyên môn của GVMN các trƣờng

TH

Sơ cấp



Trung cấp



C. Đẳng &

Đ. học

SL

%



Tổng số

người



SL



%



SL



%



Nhà trẻ



40



2



0,5



14



35,0



24



Mẫu giáo



218



0



0,0



22



10,09



195



Nhóm - lớp



Trên ĐH

SL



%



60,0



0



0,0



89,44



1



0,46



Trình độ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn cao, đa số giáo viên trẻ, tiếp

thu chương trình đổi mới nhanh, linh hoạt trong việc áp dụng các phương giáo

dục trẻ theo tinh thần đổi mới của GDMN.

Tuy nhiên một số giáo viên nhiều tuổi, sức ỳ lớn. Những giáo viên trẻ mới

ra trường kinh nhiệm hướng dẫn sinh viên THSP còn hạn chế.

Cơ sở vật chất:

Các trường MNTH thuộc Trường CĐSP NT – MG TW1 quản lý, được

BGH Trường đặc biệt quan tâm, đầu tư hàng tỷ đồng kinh phí cải tạo nâng

cấp phòng học, sân chơi khang trang hơn, đầu tư mua sắm trang thiết bị, đồ

dùng dạy học, đồ chơi đáp ứng yêu cầu đổi mới GDMN và yêu cầu THSP của

sinh viên. 100% trường có đầy đủ cơ sở vật chất tốt giúp cho hoạt động

CS-GD trẻ như: máy điều hoà nhiệt độ, ti vi, đầu video, bình nóng lạnh, đồ

dùng đồ chơi ngoài trời, trong lớp phong phú tạo điều kiện cho sinh viên

THSP đạt hiệu quả.

Các cơ sở TH trực thuộc phòng Giáo dục & Đào tạo quận Cầu Giấy Hà

Nội được Thành uỷ và UBND Thành phố quan tâm đầu tư xây dựng mới, cải



43



tạo nâng cấp, trang bị đồ dùng, đồ chơi phù hợp với yêu cầu giáo dục trẻ và

tạo điều kiện cho sinh viên TH. Hàng năm Trường CĐSP NT – MG TW1 đều

có kế hoạch hỗ trợ kinh phí hàng chục triệu đồng cho mỗi trường mua sắm

trang thiết bị, đồ dùng dạy học phục cho công tác THSP của sinh viên.

Nhìn chung cơ sở vất chất của các trường MNTH đã đáp ứng được yêu cầu

CS-GD trẻ và phục vụ cho hoạt động THSP của sinh viên.

Qua nghiên cứu thực trạng các cơ sở THSP của sinh viên Trường CĐSP

NT – MG TW1, chúng tôi thấy:

Về số lượng: Cần phải xây dựng thêm trường MNTH để giảm số lượng

sinh viên thực hành trong một nhóm lớp MN.

Về chất lượng: Các trường đều đủ điều kiện về chất lượng CS-GD, đội

ngũ, cơ sở vật chất cho sinh viên THSP.

Cần thường xuyên có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ GVMN, bổ xung cơ sở

vật chất cho các cơ sở thực hành để nâng cao chất lượng THSP cho sinh viên.

2.2.2. Thực trạng nội dung, qui trình, hình thức tổ chức thực hành sư

phạm.

2.2.2.1. Nội dung thực hành sư phạm

Thực hành sư phạm của sinh viên tại các cơ sở thực hành được chia làm 4

giai đoạn với nội dung và sự phân bố thời gian như sau:

Giai đoạn 1: Thời gian 1 tuần vào học kỳ II

1. Mục đích yêu cầu:

Giúp sinh viên có những hiểu biết một cách tổng quát về trường MN, hình

thành cho sinh viên tình yêu nghề nghiệp, có động cơ học tập đúng đắn.

2. Nội dung:

Tham quan: Sinh viên tham quan, nghe báo cáo của BGH về đặc điểm tình

hình, cơ cấu tổ chức của trường MN.



44



Dự kiến tập: Dự kiến tập tập trung một số hoạt động giáo dục của trẻ trong

ngày ở 2 độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo bé hoặc mẫu giáo lớn. Dự kiến tập theo

nhóm được phân công: sinh viên được chia về các nhóm lớp theo các độ tuổi.

3. Nhiệm vụ của sinh viên:

Dự đầy đủ các buổi tham quan kiến tập. Ghi chép đầy đủ các nội dung

tham quan, kiến tập. Viết thu hoạch.

Giai đoạn 2: Thời lượng 3 tuần vào học kỳ III.

1. Mục đích yêu cầu:

Cung cấp cho sinh viên những hiểu biết chuyên sâu về các bộ môn phương pháp và các hoạt động CS-GD trẻ.

Hình thành cho sinh viên những kỹ năng CS-GD trẻ

Giáo dục sinh viên tình yêu trẻ, yêu nghề.

2. Nội dung:

Dự kiến tập: Tuần đầu sinh viên kiến tập tại nhóm, lớp được phân công

thực hành, chuẩn bị giáo án, đồ dùng dạy học, đồ chơi.

Thực hành: Tuần 2,3 sinh viên tập soạn giáo án, tổ chức một số hoạt động

CS-GD trẻ đã được học phương pháp.

3. Nhiệm vụ của sinh viên

Dự đầy đủ các buổi kiến tập, thực hành tại nhóm được phân công. Tổ

chức tốt một số hoạt động CS-GD trẻ đã học xong phương pháp.

Giai đoạn 3 và 4: Thời gian 4 tuần vào học kỳ V và đầu học kỳ VI.

1. Mục đích yêu cầu:

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức thực hành (các tiết học mẫu, các

trò chơi, chế độ sinh hoạt, vệ sinh, các hình thức CS-GD trẻ ngoài giờ học

theo từng bộ môn).

Sinh viên tập làm cô giáo MN, củng cố các kỹ năng CS-GD trẻ đã thực

hiện ở THSP giai đoạn III, chuẩn bị làm GVMN thực sự ở học phần Thực tập

tốt nghiệp (10 tuần).



45



Hình thành cho sinh viên kỹ năng tổ chức hoạt động sư phạm, phân tích,

đánh giá các quá trình sư phạm một cách khoa học (chuẩn bị, tổ chức thực

hiện, tự đánh giá kết quả thực hành).

Hình thành cho sinh viên các kỹ năng của GVMN trong tổ chức các hoạt

động giáo dục trẻ.

Giúp sinh viên thâm nhập học tập kinh nghiệm thực tế các phong trào

giáo dục được tổ chức ở trường, lớp MN.

Giáo dục cho sinh viên những phẩm chất đạo đức của người GVMN.

2. Nội dung:

Giai đoạn này sinh viên đã học xong phương pháp các bộ môn: Tuần đầu

sinh viên kiến tập, chuẩn bị giáo án, đồ dùng dạy học, đồ chơi. Tuần 2,3,4

sinh viên tập tổ chức các hoạt động CS-GD trẻ.

3. Nhiệm vụ của sinh viên:

Chuẩn bị đầy đủ giáo án, đồ dùng, đồ chơi phục các hoạt động tập dạy. Tổ

chức tốt tất cả các hoạt động CS-GD trẻ được phân công.

2.2.2.2.Qui trình thực hành sư phạm

Chuẩn bị trước khi sinh viên xuống các cơ sở thực hành:

Cán bộ phụ trách thực hành của Trường CĐSP NT – MG TW1 lên kế

hoạch phân công sinh viên TH ở từng cơ sở.

Cán bộ phụ trách thực hành từng cơ sở căn cứ vào số lượng sinh viên, số

lớp MN, độ tuổi sinh viên thực hành, yêu cầu từng đợt thực hành để phân

sinh viên vào các nhóm, lớp.

Ban cán sự lớp liên hệ với cô phụ trách thực hành ở cơ sở được phân công

thực hành lấy danh sách, kế hoạch tập tổ chức các hoạt động CS-GD trẻ.

Sinh viên xuống trường mầm non, vào các nhóm lớp lấy tên bài dạy về

soạn giáo án. Sau đó, cán sự bộ môn thu đem giáo án tới GVSP hướng dẫn

duyệt.

Quá trình thực hiện thực hành sư phạm tại các cơ sở thực hành:



46



Buổi đầu sinh viên xuống cơ sở thực hành, đại diện BGH trường mầm non

gặp gỡ sinh viên, giới thiệu đặc điểm tình hình, qui mô, cơ cấu của trường,

nhắc nhở, thống nhất với sinh viên một số các yêu cầu nội qui của nhà trường

mà sinh viên phải tuân thủ trong đợt thực hành.

Khi sinh viên về nhóm, lớp, cô giáo nhóm trưởng của nhóm, lớp mầm non

trao đổi, thống nhất với sinh viên các yêu cầu cần thực hiện trong đợt THSP.

Sinh viên được GVSP hoặc GVMN của cơ sở thực hành góp ý, ký duyệt

giáo án trước khi tập dạy.

Sau mỗi buổi tập dạy sinh viên được bình giảng ngay trong ngày: Sinh

viên tự đánh giá hoạt động tập dạy, các sinh viên trong cùng nhóm góp ý,

GVMN hoặc GVSP góp ý, đánh giá cho điểm.

Kết thúc đợt THSP

Điểm tổng kết đợt THSP của sinh viên được công khai.

Ban giám hiệu trường mầm non hoặc cán bộ phụ trách thực hành họp tổng

kết rút kinh nghiệm với sinh viên về ưu nhược điểm trong toàn đợt thực hành.

Sinh viên được phát biểu ý kiến góp ý hoặc đề nghị những vấn đề còn

vướng mắc với cán bộ quản lý, giáo viên tại cơ sở thực hành.

2.2.2.3. Hình thức thực hành sư phạm

Tham quan trường mầm non

Nghe báo cáo của Hiệu trưởng về tình hình trường, lớp mầm non.

Kiến tập một số giờ dạy mẫu của GVMN.

Tập tổ chức các hoạt động CS-GD trẻ tại các nhóm lớp được phân công

theo yêu cầu của từng đợt THSP

Mỗi đợt THSP sinh được thực hành tập trung ở một độ tuổi MN.

Sinh viên được thực hành luân phiên ở các độ tuổi lớp MN, các cơ sở TH

của trường.



47



Để biết được sự hợp lý của nội dung, qui trình, hình thức tổ chức THSP

cho sinh viên, chúng tôi đưa ra các câu hỏi trưng cầu ý kiến của CBQL,

GVSP và GVMN tại các cơ sở thực hành.

Kết quả thể hiện như sau:



Bảng 4: Kết quả điều tra sự hợp lý của nội dung, qui trình, hình thức

tổ chức THSP cho sinh viên

Hợp lý

GVSP

Nội dung, qui

CBQL

GVMN

trình, hình thức

(28)

(288)

THSP

SL %

SL

%

1. Nội dung

8 28,6 60 20,8

THSP

2. Qui trình

18 64,3 189 65,6

THSP

3. Hình thức tổ

10 35,7 183 63,5

chức THSP



Bình thường

GVSP

CBQL

GVMN

(28)

(288)

SL %

SL %



Chưa hợp lý

GVSP

CBQL

GVMN

(28)

(288)

SL

%

SL

%



10



32,1



93



32,3



11



39,3



135



46,9



6



21,4



81



28,1



4



14,3



18



6,3



11



39,3



72



25,0



7



25



33



11,5



Số liệu ở bảng 4 cho thấy thực trạng nội dung THSP, qui trình, hình thức tổ

chức THSP cho sinh viên trong những năm qua:

Nội dung THSP: 28,6% CBQL cho là hợp lý, 32,1% cho là bình thường,

còn lại 39,3% cho rằng chưa hợp lý; 20,8% GVMN cho rằng nội dung THSP

của sinh viên đã hợp lý, 32,3% đánh giá bình thường, 46,9% cho rằng cần

phải đưa thêm nội dung THSP cho sinh viên.

Qua nghiên cứu chúng tôi cũng thấy rằng trong thời gian qua, nội dung

THSP của sinh viên mới chỉ chú ý đến:



48



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

×