Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 143 trang )
Bước 4: Hoàn chỉnh hệ thống biện pháp quản lý công tác THSP đối với
sinh viên sau khi đã tiếp thu ý kiến đóng góp của CBQL các cấp tham gia hội
thảo.
Thử nghiệm các biện pháp quản lý công tác THSP tại các cơ sở thực
hành của Trường CĐSP NT – MG TW1 ở Thành phố Hà Nội
Đánh giá kết quả thử nghiệm về các biện pháp quản lý công tác THSP.
3.1. Căn cứ và nguyên tắc xây dựng hệ thống các biện pháp
3.1.1. Căn cứ của việc xây dựng hệ thống các biện pháp
Các biện pháp quản lý công tác THSP được xây dựng dựa trên các cơ
sở sau đây:
1. Chức năng, nhiệm vụ của Khoa GDMN Trường CĐSP NT- MG
TW1 về vấn đề quản lý, tổ chức hướng dẫn sinh viên TTHSP .
2. Quyết định số 31/1998/QĐ - BGD&ĐT ngày 20 tháng 5 năm 1998
và Quyết định số 36/2003/QĐ - GD&ĐT ngày 01 tháng 8 năm 2003 về việc
ban hành Quy chế thực hành, thực tập áp dụng cho các trường Đại học, Cao
đẳng đào tạo giáo viên Phổ thông, Mầm non trình độ Cao đẳng của Bộ
GD&ĐT
3. Chỉ thị số 40 – CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban bí thư về việc xây
dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục.
4. Chiến lược phát triển GD&ĐT từ nay đến năm 2020.
5. Mục tiêu và định hướng phát triển của Trường CĐSP NT- MG
TW1.
6. Thực trạng quản lý công tác THSP đối với sinh viên trong những
năm qua ở Trường CĐSP NT – MG TW1
3.1.2. Nguyên tắc của việc xây dựng và vận dụng các biện pháp quản lý
công tác THSP
Việc xây dựng các biện pháp phải đảm bảo nâng cao chất lượng THSP
của sinh viên:
69
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung của học phần THSP.
- Phát huy tính tích cực, chủ động, độc lập, tự giác của sinh viên.
- Đảm bảo tính thống nhất, kế thừa và phát triển.
- Mỗi biện pháp có thế mạnh riêng nên cần vận dụng, phối hợp các biện
pháp trong quá trình quản lý công tác THSP.
3.2. Những biện pháp quản lý công tác thực hành sƣ phạm
Nói đến biện pháp là nói đến cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ
thể.
3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho các đối tượng tham gia công
tác THSP
Biện pháp nâng cao nhận thức về THSP của sinh viên chính là cách
thức tác động vào đối tượng quản lý nhằm giúp họ nâng cao khả năng hoàn
thành có kết quả mục tiêu nhiệm vụ quản lý.
a. Mục đích:
Giúp cho đội ngũ CBQL, GVSP, GVMN các trường Thực hành, sinh
viên thấm nhuần đường lối giáo dục của Đảng, thấm nhuần Chiến lược phát
triển nguồn lực con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước và các chủ trương xây dựng phát triển đội ngũ nhà giáo của
Đảng, Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Giúp cho các cấp quản lý nhận thức đúng đắn về vai trò trách nhiệm
của mình đối với công tác THSP của sinh viên, đó là yếu tố quan trọng góp
phần nâng cao chất lượng đào tạo của Trường.
Giúp cho đội ngũ GVSP và GVMN các cơ sở thực hành nhận thức đầy
đủ về ý nghĩa của việc rèn kỹ năng nghề cho sinh viên thông qua công tác
THSP ở trường MN, góp phần đắc lực vào việc thực hiện thành công mục
tiêu đào tạo GVMN của Trường.
Giúp cho sinh viên nhận thức đầy đủ ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng
của việc rèn luyện kỹ năng nghề thông qua hoạt động THSP ở các cơ sở thực
70
hành. Các em không chỉ nhận thức mà biến nhận thức thành hành động thể
hiện ở kết quả thực sự của mỗi đợt THSP, đó là hành trang cho các em trở
thành cô giáo mầm non.
b. Nội dung:
Quán triệt đầy đủ các Nghị quyết, chỉ thị, văn bản của Đảng, Nhà nước, Ban bí thư, Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành.
Nâng cao nhận thức về mục đích ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác
THSP:
- Đối với CBQL và cán bộ phụ trách thực hành: Nhận thức đúng vai
trò, tầm quan trọng của công tác THSP đối với việc nâng cao chất lượng đào
tạo sinh viên của Trường. Từ đó nâng cao trách nhiệm trong việc quản lý
công tác THSP có hiệu quả.
- Đối với GVSP, GVMN trường Thực hành, những người trực tiếp
hướng dẫn sinh viên: Phải nhận thức đúng vai trò, trách nhiệm mình trong
việc đào tạo sinh viên, “Sự thành công của người học là lý do tồn tại của
người thầy” và việc “dạy có hiệu quả” nhất thiết phải được đánh giá từ
việc “học có hiệu quả”.
- Đối với sinh viên: Nhận thức đúng ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng
của việc rèn luyện kỹ năng nghề là nhiệm vụ phải làm với thái độ nghiêm túc,
tích cực, tự giác. Có như vậy mới tiếp cận nhanh chóng với những kinh
nghiệm và thực tiễn đổi mới giáo dục GDMN.
c. Cách tiến hành:
Đối với đội ngũ CBQL công tác thực hành, GVSP, GVMN cơ sở thực
hành: Tuyên truyền, triển khai kịp thời các chủ trương, chính sách, Chiến lược
giáo dục của Đảng, Nhà nước và các văn bản của Bộ GD&ĐT về công tác
đào tạo và rèn luyện kỹ năng THSP cho sinh viên. Lãnh đạo trường, lãnh đạo
Khoa quán triệt cho giảng viên, Ban giám hiệu, giáo viên các cơ sở thực hành
nhận thức đầy đủ ý nghĩa của việc rèn luyện kỹ năng nghề cho sinh viên qua
71
việc hướng dẫn THSP nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Vì đó là nhiệm vụ
chính trị, vì sự tồn tại và phát triển của Trường.
Đối với sinh viên: Ngay từ khi mới vào trường, bằng các hình thức
khác nhau như: tuyên truyền giáo dục các em thông qua các giờ sinh hoạt lớp,
sinh hoạt Đoàn thanh niên, Hội sinh viên...làm cho các em hiểu được vị trí,
mục tiêu, nhiệm vụ của Trường CĐSP NT – MG TW1
Được trở thành sinh viên của Trường CĐSP NT – MG TW1, đó là
niềm tự hào của mỗi sinh viên năm thứ nhất với tư cách là người chiến thắng
sau cuộc tranh tài, đua sức với hàng ngàn bạn cùng khoá qua một kỳ thi tuyển
sinh gay go nghiêm túc.
Là thành viên của Trường, của Khoa, mọi sinh viên có nhiệm vụ đóng
góp công sức và trí tuệ vào việc xây dựng và phát triển Nhà trường theo yêu
cầu ngày càng cao trong xu thế phát triển của xã hội và thời đại.
Để làm tròn trách nhiệm được giao, trước hết sinh viên phải nhận thức
đúng đắn, sâu sắc về mái trường thân yêu của mình, nơi đào tạo sinh viên sau
này trở thành các cô giáo trực tiếp CS-GD các cháu mầm non. Với sự hiểu
biết ấy, sinh viên sẽ có hành động đúng góp phần làm cho xã hội nhận thức rõ
ràng về sự nghiệp đào tạo giáo viên của Trường.
1.Vị trí của Trường:
Trường CĐSP NT – MG TW1 có vị trí rất quan trọng trong sự nghiệp
GDMN, được coi là một trong 3 trường sư phạm trọng điểm của ngành học
mầm non, là “bộ phận công nghiệp nặng” là “chiếc máy cái” của ngành
GDMN, là nơi có một lực lượng trí thức đông đảo làm nhiệm vụ giáo dục và
dạy học. “không thu học phí và thực hiện chế độ học bổng ưu đãi đối với học
sinh, sinh viên ngành sư phạm. Có chính sách thu hút học sinh tốt, khá, giỏi
vào ngành sư phạm”.
2. Mục tiêu của Trường, của Khoa GDMN:
72
Để thực hiện trách nhiệm to lớn nhưng rất nặng nề của mình trong quá
trình hoạt động, Trường CĐSP NT – MG TW1 luôn luôn quán triệt mục tiêu
đào tạo bậc đại học là: “Đào tạo người có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý
thức phục vụ nhân dân và năng lực hành nghề tương xứng với trình độ đào
tạo, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Là mức độ
đầu tiên trong 4 mức đào tạo của bậc giáo dục đại học “đào tạo trình độ cao
đẳng giúp sinh viên có kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành cơ bản về
một ngành nghề, có khả năng giải quyết những vấn đề thông thường thuộc
chuyên ngành đào tạo”.[11, đ.35]
Căn cứ vào mục tiêu chung của các trường đại học, vào đặc điểm của thời
đại ngay nay, mục tiêu đào tạo của Trường CĐSP NT – MG TW1 trong sự
nghiệp đổi mới GDMN đối với sinh viên CĐMN được xác định cụ thể là:
1. Phẩm chất:
- Yêu nước; nghiêm chỉnh chấp hành đường lối giáo dục của Đảng, chính
sách pháp luật của Nhà nước.
- Yêu nghề, yêu trẻ, tôn trọng và có tinh thần trách nhiệm cao với trẻ.
- Có văn hoá giao tiếp.
- Có ý thức để hoàn thiện nhân cách.
2. Năng lực:
a. Kiến thức:
- Có nhận thức đúng đắn về đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước
để có thể vận dụng một cách sáng tạo vào thực tiễn GDMN.
- Nắm vững hệ thống những tri thức khoa học GDMN ở trình độ cao
đẳng SPMN.
- Hiểu biết và vận dụng có hiệu quả các kiến thức khoa học GDMN vào
việc tổ chức bảo vệ, CS-GD trẻ theo mục tiêu GDMN.
- Có khả năng tiếp tục học nâng cao trình độ.
b. Kỹ năng:
73
- Quan sát, tìm hiểu và đánh giá mức độ phát triển của trẻ.
- Lập kế hoạch và định hướng phát cho trẻ phù hợp với yêu cầu đòi hỏi
của từng độ tuổi, từng trẻ và điều kiện thực tế.
- Tổ chức, thực hiện kế hoạch CS-GD trẻ một cách khoa học.
- Đánh giá hiệu quả và điều chỉnh CS-GD trẻ.
- Hợp tác với đồng nghiệp trong hoạt động giáo dục.
- Tuyên truyền khoa học nuôi dạy trẻ, vận động xã hội hoá GDMN.
- Theo dõi, xử lý kịp thời các thông tin về ngành học.
Cùng với 2 mặt trên sinh viên còn được rèn luyện thể dục, thể thao, quân
sự, văn hoá nghệ thuật ...
3. Nhiệm vụ của Trường, của Khoa GDMN:
Trên cơ sở nắm vững mục tiêu đào tạo của Trường, của Khoa, sinh viên
phải nhận thức được những nhiệm vụ cơ bản của Trường CĐSP NT – MG
TW1:
Đào tạo giáo viên Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở thuộc các hệ trung
cấp và cao đẳng, nhằm đảm bảo công tác giáo dục và dạy học ở các trường
Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở theo chương trình đổi mới giáo dục đã
đặt ra trong chiến lược phát triển giáo dục 10 năm từ năm 2001 đến năm
2010.
Bồi dưỡng các loaị hình giáo viên Mầm non đã tốt nghiệp trước đó lên
trình độ cao đẳng. Tham gia các chu kỳ bồi dưỡng thường xuyên, góp phần
nâng cao trình độ GVMN.
Tổ chức cho cán bộ, giảng viên và sinh viên tham gia nghiên cứu khoa
học, chủ yếu là khoa học giáo dục nhằm triển khai chương trình, nội dung
sách giáo khoa mới ở các bậc Mầm non, Tiểu học và Trung học cơ sở...
Ngoài ra sinh viên còn nắm được về cơ cấu tổ chức của Trường, hoạt
động của Đoàn thanh niên, Hội sinh viên trong nhà trường, những nguyên tắc
chỉ đạo việc học tập, nghiên cứu trong nhà trường CĐSP, nội dung cơ bản của
74
phương pháp học tập nghiên cứu, từ đó xây dựng cho mình một phương pháp
nghiên cứu học tập và rèn luyện hiệu quả nhất.
Cuối năm thứ nhất, trước khi xuống các trường Thực hành, CBQL
công tác THSP tập hợp sinh viên giới thiệu về hệ thống cơ sở thực hành của
trường, mục đích yêu cầu, nội dung của từng đợt THSP, cán bộ sẽ phụ trách
trực tiếp các em ở từng trường, từng đợt. Làm cho sinh viên hiểu được ý
nghĩa, tầm quan trọng của từng đợt THSP đối với quá trình rèn luyện tay nghề
của mình.
Coi việc chấp hành nội qui, ý thức rèn luyện kỹ năng nghề, hoàn thành
các nội dung từng đợt THSP tại các trường mầm non là một tiêu chuẩn thi đua
để xét học bổng.
d. Thời gian thực hiện:
Khi sinh viên mới vào Trường, vào Khoa, trước mỗi đợt THSP, đặc
biệt là trước đợt đầu tiên sinh viên xuống các cơ sở TH.
e. Người thực hiện:
Cán bộ phụ trách tổ chức của Khoa, giảng viên chủ nhiệm lớp, cán bộ
phụ trách TH của Khoa.
3.2.2. Biện pháp 2: Xây dựng mạng lưới trường mầm non Thực hành
Trường mầm non Thực hành là cơ sở THSP cho sinh viên, để đạt chất
lượng và hiệu quả THSP cần phải có mạng lưới các trường MNTH đủ về số
lượng và đạt yêu cầu về chất lượng.
a. Mục đích:
- Chọn trường mầm non theo các yêu cầu của Trường CĐSP NT – MG
TW1 đảm bảo điều kiện cho sinh viên THSP hiệu quả.
- Xây dựng các điều kiện hỗ trợ thiết thực cho các đợt THSP, góp phần
tạo điều kiện để sinh viên xác lập niềm tin nghề nghiệp.
- Tạo điều kiện thuận lợi nhất cả về kiến thức, kỹ năng nghề, địa bàn
thuận lợi cho sinh viên đi lại trong các đợt THSP.
75
b. Nội dung:
Khảo sát một số trường mầm non trên địa bàn gần trường, chọn các
trường mầm non đạt yêu cầu THSP cho sinh viên về cơ sở vất chất, đội ngũ
Ban giám hiệu, chất lượng đội ngũ GVMN.
Xin ý kiến Ban chủ nhiệm Khoa, Ban giám hiệu Nhà trường, đề xuất ý
kiến với Ban giám đốc sở GD&ĐT Hà Nội.
Xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giáo viên
trường mầm non về năng lực chuyên môn, kinh nghiệm quản lý, hướng dẫn
sinh viên trong các đợt THSP.
Xây dựng kế hoạch hỗ trợ cơ sở vật chất cho trường mầm non.
Đánh giá các điều kiện của trường Thực hành trước khi đưa sinh viên
xuống THSP
c. Cách tiến hành:
Khâu 1: Tuyển chọn trường MNTH
Vào tháng 5 của năm học trước, CBQL công tác THSP của Khoa đề
xuất ý kiến với Ban chủ nhiệm Khoa, Hiệu trưởng Trường CĐSP NT – MG
TW1 về kế hoạch xây dựng mạng lưới trường Thực hành đảm bảo đủ số
trường, số nhóm lớp nhà trẻ, mẫu giáo cho sinh viên thực hành vào năm học
tới và các năm sau.
Khảo sát một số trường mầm non trong địa bàn gần Trường (quận Cầu
Giấy) về cơ sở vật chất, trình độ Ban giám hiệu, trình độ của đội ngũ GVMN,
chất lượng CS-GD trẻ, nhu cầu trở thành trường MNTH của Trường CĐSP
NT – MG TW1. Sau đó sẽ chọn trường mầm non theo nhu cầu THSP của
sinh viên trong Khoa hoặc Trường.
Xin ý kiến chỉ đạo của Ban chủ nhiệm Khoa và Hiệu trưởng.
Làm văn bản đề nghị với lãnh đạo sở GD&ĐT Hà Nội, được sự đồng
ý của lãnh đạo sở GD&ĐT Hà Nội, lãnh đạo Trường CĐSP NT – MG TW1
76
và lãnh đạo GD&ĐT Hà Nội ký văn bản công nhận trường mầm non đã chọn
làm cơ sở thực hành sư phạm của Trường CĐSP NT – MG TW1.
Khâu 2: Bồi dưỡng đội ngũ CBQL và GVMN tại các cơ sở thực hành.
Điều tra nhu cầu bồi dưỡng về chuyên môn, kinh nghiệm hướng dẫn
sinh viên thực hành của BGH và GVMN.
Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng: CBQL công tác THSP đề xuất ý kiến
với Ban chủ nhiệm Khoa về kế hoạch, nội dung, thời gian bồi dưỡng.Trao đổi
với các tổ trưởng bộ môn về nội dung, thời gian tiến hành bồi dưỡng. Các tổ
bộ môn cử các giảng viên của bộ môn mình thực hiện nội dung bồi dưỡng
theo nhu cầu của trường mầm non (thời gian bồi dưỡng trong hè).
Sau khi bồi dưỡng xong phần lý thuyết, CBQL thực hành cùng với
giảng viên bộ môn (thường là trưởng môn) trao đổi với BGH trường MN
chọn các giáo viên nòng cốt của trường thể hiện phần thực hành.
Các nội dung thực hành được GVSP, Ban giám hiệu, các giáo viên tại
cơ sở thực hành cùng dự, thảo luận về các tiêu chí đánh giá, mức độ đánh giá,
trên cơ sở đó CBQL thực hành, GVSP nắm được kết quả bồi dưỡng.
Trước khi cơ sở thực hành tiến hành hướng dẫn sinh viên, CBQL thực
hành, giảng viên bộ môn, BGH trường MN cho toàn thể GVMN trong trường
dự sinh viên tập dạy hoặc tổ chức các hoạt động CS-GD trẻ. Tập thể sư phạm
thảo luận, thống nhất cách đánh giá dựa trên các tiêu chí đã có.
Trong quá trình hướng dẫn sinh viên, công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo
viên tại các cơ sở thực hành vẫn phải được tiến hành thường xuyên, bổ xung
những khâu còn yếu.
Khâu 3: Hoàn thiện cơ sở vật chất cho cơ sở thực hành
Khảo sát các điều kiện về cơ sở vật chất: đồ dùng, đồ chơi phục vụ
CS-GD trẻ và giúp sinh viên THSP. Cán bộ quản lý thực hành trao đổi với
BGH trường mầm non xây dựng kế hoạch bổ xung đồ dùng, đồ chơi phục vụ
cho hoạt động CS-GD trẻ khi có sinh viên THSP. Đồng thời đề xuất với Ban
77
giám hiệu, phòng Tài vụ Trường CĐSP NT –MG TW1 hỗ trợ kinh phí mua
sắm đồ dùng, đồ chơi cho các cơ sở thực hành.
Khâu 4: Đánh giá các điều kiện của cơ sở thực hành
Đây là khâu cuối cùng trong việc xây dựng mạng lưới trường Thực
hành. Sau khi tuyển chọn, bồi dưỡng đội ngũ, bổ xung cơ sở vật chất, các cán
bộ trong Ban chỉ đạo THSP kiểm tra các điều kiện về cơ cở vật chất, chất
lượng đội ngũ, chất lượng hướng dẫn sinh viên của trường mầm non …Khi
thấy đủ điều kiện mới cho sinh viên xuống THSP.
d. Thời gian thực hiện:
Từ tháng 5 của năm học trước đến đầu năm học sau.
e. Người thực hiện:
Cán bộ phụ trách thực hành của Trường CĐSP NT – MG TW1, của
Khoa GDMN.
3.2.3. Biện pháp 3: Hoàn thiện các văn bản qui định về quản lý thực hành
sư phạm.
Các văn bản qui định về quản lý công tác THSP gồm văn bản qui định
về chức năng nhiệm vụ phù hợp với từng đối tượng gia công tác THSP, hệ
thống các biểu mẫu giúp công tác quản lý hiệu quả.
a. Mục đích:
- Đảm bảo tính khoa học, tính hệ thống và tính toàn diện của nội dung
quản lý.
- Nhằm thể chế hoá các khâu trong quá trình quản lý thực hành.
- Chức năng nhiệm vụ không bị chồng chéo giữa các cấp, các thành
viên tham gia quản lý công tác THSP.
b. Nội dung
1. Văn bản qui định về chức năng nhiệm vụ cho từng thành viên tham
gia công tác thực hành sư phạm
78
1. Cơ sở đào tạo (Trường CĐSP NT – MG TW1)
Chức năng nhiệm vụ phòng Đào tạo:
Lập kế hoạch THSP chung cho tất cả các khoa trong toàn trường.
Thống nhất với Sở GD&ĐT Hà Nội, phòng Giáo dục và Đào tạo các
quận, các cơ sở thực hành về kế hoạch thực hành của trường.
Liên hệ, bố trí các cơ sở thực hành phù hợp với các khoa, ngành đào tạo
theo kế hoạch đã xây dựng.
Đề xuất thành phần Ban chỉ đạo thực hành sư phạm các cấp để trình
Ban giám hiệu ký duyệt trên cơ sở đề nghị của các khoa.
Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch THSP của các khoa, tổ bộ
môn.
Soạn thảo biểu mẫu quản lý công tác THSP.
Chức năng nhiệm vụ của Khoa Giáo dục Mầm non:
Thống nhất với Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, phòng Giáo dục và
Đào tạo quận Cầu Giấy, các cơ sở thực hành về kế hoạch THSP của Khoa.
Xây dựng tiến trình, nội dung, hình thức, thời gian, số lượng các đoàn
sinh viên THSP tại các trường MNTH.
Liên hệ với các trường Thực hành để thống nhất kế hoạch, nội dung và
phương thức tổ chức cho sinh viên THSP theo chương trình đào tạo.
Phân công giảng viên thực hiện kế hoạch THSP.
Thành lập, đề xuất thành phần các đoàn THSP (trưởng đoàn, số lượng
sinh viên...).
Tổ chức, điều hành, đánh giá kết quả THSP của sinh viên theo Qui chế
thực hành của Bộ GD&ĐT.
Dự trù kinh phí cho các đợt thực hành, trực tiếp chi trả cho các cơ sở
thực hành.
79