Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 114 trang )
thế kỷ XVII, nhà sư phạm lỗi lạc Cô - men - xki (1592 - 1670) khi đặt nền
móng cho hệ thống các nhà trường - một tài sản quý báu còn tồn tại đến ngày
nay đã tạo cơ sở ra đời của vấn đề quan trọng hàng đầu trong quản lý giáo dục
là "tổ chức hệ thống giáo dục" trên quy mô toàn xã hội. Ở Liên Xô cũ những
nghiên cứu về quản lý giáo dục, quản lý nhà trường đã được chú trọng từ cuối
những năm 50 của thế kỷ XX, vào năm 1956, lần đầu xuất hiện cuốn "Quản
lý trường học" của A.Pôpốp, một nhà hoạt động sư phạm và quản lý giáo dục
của Liên Xô cũ. Cuốn sách này là một tập hợp khá hoàn chỉnh các chỉ dẫn cho
hoạt động thực tiễn của những người làm công tác quản lý giáo dục, đặc biệt
quản lý trường học.
Trong những năm gần đây ở Việt Nam đã dịch và giới thiệu nhiều công
trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu phương Tây về quản lý giáo dục
điển hình là các công trình: "Hành vi tổ chức giáo dục" (organization
Behavior in Education) của Robert J. Owens (1995), "Quản lý giáo dục - lý
thuyết nghiên cứu và thực tiễn" (Educational
Administration - Theory,
Research and Practice) của Wayne.K Hoy, Cecil G. Miskel (1996).
Trong hơn một thế kỷ qua, giáo dục toàn cầu đã có những bước tiến dài
gấp nhiều lần toàn bộ lịch sử loài người cộng lại. Giáo dục cơ bản đã được
quan niệm như một kết cấu hạ tầng xã hội, như một động lực phát triển kinh tế
- xã hội của mỗi quốc gia mỗi dân tộc. Chưa bao giờ giáo dục được sự quan
tâm như hiện giờ.
Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng quan tâm đến thực
tiễn quản lý giáo dục với mức độ cao và ngày càng sâu sắc toàn diện hơn. Tuy
nhiên cũng cần khẳng định rằng công tác quản lý giáo dục nói chung và công
tác quản lý đội ngũ nói riêng còn nhiều yếu kém dẫn đến đội ngũ nhà giáo thiếu
về số lượng và nhìn chung thấp về chất lượng, chưa đáp ứng được yêu cầu vừa
phải tăng nhanh quy mô vừa phải đảm bảo và nâng cao chất lượng, hiệu quả
giáo dục.
15
Trước những năm 80 của thế kỷ XX, một số nhà giáo dục có tiếng ở Việt
Nam như GS. Nguyễn Lân, GS. Hà Thế Ngữ, GS. Đặng Vũ Hoạt, GS. Nguyễn
Ngọc Quang, GS. Phạm Minh Hạc.v.v.. đã có những ý kiến và nghiên cứu về
lĩnh vực quản lý giáo dục. Nhiều nhà nghiên cứu quan tâm về lĩnh vực này, trong
số đó phải kể đến các nhà nghiên cứu như PGS. TS. Đặng Quốc Bảo, TS.
Nguyễn Quốc Chí, GS. TS. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, GS. Nguyễn Đức Chính, PGS.
TS. Trần Khánh Đức… Những năm gần đây nhiều luận văn thạc sĩ đã chọn đề
tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực nhân sự trong giáo dục như: Luận văn của tác giả
Lê Quốc Băng “Một số biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý
ở trường Đại học Hải Phòng”; Luận văn Thạc sĩ quản lý giáo dục của Lê Thị
Thuỷ về “Đổi mới công tác quản lý giáo viên trường trung học cơ sở công lập
trên địa bàn Hà Nội”; Luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục của Nguyễn Thanh
Dân" Thực trạng và biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên THCS huyện Đầm Dơi
tỉnh Cà Mau". Ngoài ra còn có nhiều công trình, bài viết nghiên cứu được công
bố trên các tạp chí chuyên ngành..., những công trình bài viết này thực sự đã
nghiên cứu những mảng đề tài hết sức thiết thực cho CTQL và phát triển đội ngũ
giáo viên.
Khái quát những công trình nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến đối
tượng nghiên cứu của luận văn, tác giả nhận thấy những nghiên cứu về quản lý
nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các trường THCS trong giai đoạn
hiện nay còn ít và chưa hệ thống.
Như vậy, nghiên cứu về việc quản lý để nâng cao chất lượng ĐNGV các
trường THCS huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên trong giai đoạn hiện nay là vấn đề cần
được quan tâm nghiên cứu một cách hệ thống.
1.2. Bản chất của quản lý
1.2.1. Khái niệm về quản lý
Xã hội loài người từ khi xuất hiện, con người đã biết quy tụ thành từng
nhóm để tồn tại và phát triển. Từ lao động đơn lẻ đến lao động phối hợp, phức
tạp, con người đã biết phân công, hợp tác với nhau trong cộng đồng nhằm đạt
16
được năng xuất lao động cao hơn, hiệu quả hơn. Sự phân công, hợp tác đó đòi
hỏi phải có sự chỉ huy, phối hợp, điều hành... đó chính là chức năng quản lý.
Các quan điểm truyền thống hay các học thuyết quản lý cổ điển ra đời
đã ngót một thế kỷ nay nhưng ý nghĩa luận cũng như giá trị thực tiễn của
chúng vẫn còn nóng hổi, bởi vì các học thuyết ấy ra đời trong bối cảnh nền
văn minh công nghiệp đã khá phát triển và nền văn minh ấy vẫn tồn tại. Trên
cơ sở tác giả nghiên cứu các học thuyết đó và vận dụng một số quan điểm về
khoa học quản lý trong bối cảnh hiện thực của giai đoạn chuyển đổi ngày nay.
Định nghĩa quản lý có thể xét từ nhiều góc cạnh
Theo W. Taylor (1856-1915) thì “Quản lý là nghệ thuật biết rõ ràng
chính xác cái gì cần làm và làm cái đó thế nào bằng phương pháp tốt nhất và
rẻ nhất” . Theo ông có 4 nguyên tắc quản lý khoa học:
- Nghiên cứu một cách khoa học mỗi yếu tố của một công việc và xác
định phương pháp tốt nhất để hoàn thành;
- Tuyển chọn người và huấn luyện họ hoàn thành nhiệm vụ bằng
phương pháp khoa học;
- Người quản lý phải hợp tác đầy đủ, toàn diện với người bị quản lý để
đảm bảo chắc chắn rằng họ làm theo phương pháp chắc chắn;
- Có sự phân công trách nhiệm rõ ràng giữa người quản lý và người bị
quản lý.
Theo Henry Fayon (1841-1925) thì "Quản lý là quá trình đạt đến mục
tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hoá,
tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra". Ông còn khẳng định "Khi con người
lao động hiệp tác thì điều tối quan trọng là họ cần phải xác định rõ công việc
mà họ phải hoàn thành, và các nhiệm vụ của mỗi cá nhân phải là mắt lưới dệt
nên mục tiêu của tổ chức" [26, tr.46].
17
Theo H. Koontz (người Mỹ) thì "Quản lý là hoạt động đảm bảo phối
hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được mục đích của tổ chức trong một
môi trường và đối với những điều kiện nguồn lực cụ thể" [24, tr.29].
Theo Mary Parker Pollett (1868 - 1933)-Tác giả của lý thuyết các quan
hệ con người trong tổ chức thì: quản lý là "Nghệ thuật hoàn thành công việc
thông qua người khác" là “Quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm
tra công việc của các thành viên của tổ chức, và sử dụng tất cả các nguồn lực
sẵn có của tổ chức để đạt được các mục tiêu của tổ chức”.
Theo Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc thì định nghĩa kinh điển
nhất về quản lý là: Tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý
(người quản lý) đến khách thể (người bị quản lý) - trong một tổ chức - nhằm
làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức.
Theo từ điển Bách khoa về Giáo dục học, khái niệm quản lý nhà nước
về giáo dục được giải nghĩa là việc “Thực hiện công quyền để quản lý các
hoạt động giáo dục trong phạm vi toàn xã hội”.
Từ những khái niệm trên, ta có thể rút ra kết luận chung về quản lý như
sau: Quản lý là quá trình tác động có định hướng, có mục đích, có tổ chức và
có lựa chọn của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm giữ cho sự vận
hành của tổ chức được ổn định và làm cho nó phát triển tới mục tiêu đã đề ra
với hiệu quả cao nhất.
1.2.2. Bản chất của hoạt động quản lý
Bản chất của hoạt động quản lý là sự tác động có mục đích của người
quản lý đến tập thể người bị quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý. Trong
giáo dục nhà trường đó là tác động của người quản lý đến tập thể giáo viên, học
sinh và các lực lượng khác nhằm thực hiện hệ thống các mục tiêu giáo dục.
Bản chất của hoạt động quản lý có thể mô hình hoá qua sơ đồ sau:
18
Môi trường quản lý
Công cụ quản
lý
Chủ thể
quản lý
Khách thể
quản lý
Mục tiêu
quản lý
Phương pháp
quản lý
Sơ đồ 1.1. Mô hình quản lý
Trong đó:
Chủ thể quản lý có thể là một cá nhân, một nhóm hay một tổ chức;
Khách thể quản lý là những con người cụ thể và sự hình thành tự nhiên
các quan hệ giữa những con người, giữa các nhóm người khác nhau;
Công cụ quản lý là phương tiện tác động của chủ thể quản lý tới khách
thể quản lý như: Mệnh lệnh, quyết định, chính sách, luật lệ….
Phương pháp quản lý được xác định theo nhiều cách khác nhau. Nó có
thể là do nhà quản lý áp đặt hoặc do sự cam kết giữa chủ thể quản lý và khách
thể quản lý.
1.2.3. Các chức năng cơ bản của quản lý
Chức năng quản lý là biểu hiện cụ thể của hoạt động quản lý. Đó là
hoạt động cơ bản mà thông qua đó chủ thể quản lý tác động đến khách thể
quản lý nhằm thức hiện mục tiêu đề ra.
Chức năng quản lý được quy định một cách khái quát bởi các hoạt
động của khách thể quản lý. Tổ hợp tất cả chức năng quản lý tạo nên nội dung
của quá trình quản lý. Có nhiều quan điểm để xác định chức năng quản lý:
19
Theo quan điểm của các tác giả Liên Xô cũ cho rằng quản lý có 6 chức
năng: soạn thảo mục tiêu, kế hoạch hóa, tổ chức, phối hợp, động viên, khuyến
khích và kiểm tra. Theo Henry Faylol thì quản lý có 5 chức năng: kế hoạch
hóa, chỉ huy, tổ chức, phối hợp, kiểm tra.
Theo quan niệm chung phổ biến: có 4 nhóm chức năng cơ bản sau:
1.2.3.1. Chức năng kế hoạch hoá
Chức năng kế hoạch hóa là chức năng đầu tiên, quan trọng của quá trình
quản lý. Nó là quá trình xác định các mục tiêu phát triển và quyết định các biện
pháp hữu hiệu nhất để thực hiện mục tiêu đó. Do đó, khi tiến hành thực hiện
triển khai chức năng, kế hoạch người quản lý (chủ thể quản lý) cần thực hiện hai
công việc: xác định đúng mục tiêu cần có để phát triển, và đề ra các biện pháp
cần thiết có tính khả thi để đạt được mục tiêu. Có ba nội dung chủ yếu của chức
năng kế hoạch hoá: (a) Xác định, hình thành mục tiêu(phương hướng) đối với tổ
chức: (b) Xác định và đảm bảo (có tính chắc chắn, tính cam kết) về các nguồn
lực của tổ chức để đạt được các mục tiêu này: (c) Quyết định xem những hoạt
động nào là cần thiết để đạt được các mục tiêu đó.
1.2.3.2. Chức năng tổ chức
Một tổ chức tốt có ý nghĩa quyết định để thực hiện mục tiêu. Xét về chức
năng quản lý, tổ chức là quá trình hình thành nên cấu trúc của các mối quan hệ
giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý, giữa các thành viên với nhau, giữa
các bộ phận trong cùng một tổ chức…nhằm làm cho họ thực hiện thành công kế
hoạch và mục tiêu đã đề ra. Nhờ có công tác tổ chức, người quản lý có thể phối
hợp điều phối tốt hơn nguồn nhân lực, vật lực. Thành tựu của một tổ chức, sức
mạnh của một tổ chức phụ thuộc rất nhiều vào năng lực tổ chức của người quản
lý sử dụng các nguồn lực này sao cho có hiệu quả và kết quả.
1.2.3.3. Chức năng lãnh đạo (chỉ đạo)
Sau khi kế hoạch đó được lập, cơ cấu bộ máy đã hình thành, nhân sự đã
được tuyển dụng thì phải có người đứng ra lãnh đạo, dẫn dắt tổ chức. Lãnh
đạo bao hàm việc liên kết, liên hệ với người khác và động viên họ hoàn thành
những nhiệm vụ nhất định để đạt được mục tiêu của tổ chức. Hiển nhiên việc
20
lãnh đạo không chỉ bắt đầu sau khi việc lập kế hoạch và thiết kế bộ máy đó
hoàn tất, mà nó thấm vào, ảnh hưởng quyết định tới hai chức năng kia.
1.2.3.4. Chức năng kiểm tra
Kiểm tra là một chức năng quản lý, thông qua đó một cá nhân, một
nhóm hoặc một tổ chức theo dõi giám sát các thành quả hoạt động và tiến
hành những hoạt động sửa chữa, uốn nắn nếu cần thiết. Một kết quả hoạt động
phải phù hợp với những chi phí bỏ ra, nếu không tương ứng thì phải tiến hành
những hành động điều chỉnh, uốn nắn. Đó cũng là quá trình tự điều chỉnh, nó
diễn ra có tính chu kỳ như sau:
- Người quản lý đặt ra những chuẩn mực thành đạt của hoạt động.
- Người quản lý đối chiếu, đo lường kết quả, sự thành đạt so với chuẩn
mực đã đề ra.
- Người quản lý tiến hành điều chỉnh những sai lệch.
- Người quản lý hiệu chỉnh, sửa lại chuẩn mực nếu cần.
Ngoài bốn chức năng quản lý trên, nguồn thông tin là yếu tố cực kỳ
quan trọng trong quản lý. Thông tin là nền tảng, là huyết mạch của quản lý,
không có thông tin thì không có quản lý hoặc quản lý mơ hồ, mắc sai phạm.
Nhờ có thông tin mà có sự trao đổi qua lại giữa các chức năng được cập nhật
thường xuyên, từ đó có biện pháp xử lý kịp thời và hiệu quả. Mối quan hệ của
các chức năng quản lý được thể hiện qua sơ đồ sau:
Kế hoạch
húa
Kiểm tra
Thông tin
Tổ chức
Chỉ đạo
Sơ đồ 1.2: Quan hệ các chức năng quản lý
21
1.3. Quản lý giáo dục
1.3.1. Khái niệm quản lý giáo dục
* Giáo dục: Theo từ điển Giáo dục học (NXB từ điển Bách khoa, 2001)
thuật ngữ giáo dục được định nghĩa là “Hoạt động định hướng tới con người
thông qua một hệ thống các biện pháp tác động nhằm truyền thụ những tri
thức và kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng và lối sống, bồi dưỡng tư tưởng và đạo
đức cần thiết cho đối tượng, giúp hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất,
nhân cách phù hợp với mục đích, mục tiêu chuẩn bị cho đối tượng tham gia lao
động sản xuất và đời sống xã hội. Đây là một hoạt động đặc trưng và tất yếu của
xã hội loài người, là điều kiện không thể thiếu được để duy trì và phát triển con
người và xã hội. Giáo dục là một bộ phận của quá trình tái sản xuất mở rộng sức
lao động xã hội, mà con người được giáo dục là nhân tố quan trọng nhất, vừa là
động cơ, vừa là mục đích của phát triển xã hội”. [20, tr.340]
Theo từ điển tiếng Việt thông dụng, thuật ngữ giáo dục được giải nghĩa
ngắn gọn là “Tác động có hệ thống để con người có thêm năng lực và phẩm
chất cần thiết”. [20, tr.340]
* Quản lý giáo dục: Nếu hiểu rõ giáo dục là hoạt động diễn ra trong xã
hội nói chung, thì quản lý giáo dục là quản lý mọi hoạt động giáo dục trong xã
hội. Nếu hiểu giáo dục là hoạt động chuyên biệt trong các cơ sở giáo dục thì
quản lý giáo dục là quản lý các hoạt động trong một đơn vị cơ sở giáo dục
như: trường học, trung tâm giáo dục, các đơn vị phục vụ đào tạo... Quản lý giáo
dục là một loại hình quản lý đặc biệt. Một số tác giả đưa ra khái niệm quản lý
giáo dục như sau:
"Quản lý giáo dục là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã
hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển của xã
hội hiện nay" [14].
Nói một cách khác: "Quản lý giáo dục là sự điều hành hệ thống giáo
dục quốc dân, các trường trong hệ thống giáo dục quốc dân".
22
1.3.2. Bản chất của quản lý giáo dục
Bản chất của quản lý giáo dục là quá trình tác động có định hướng của
chủ thể quản lý lên các thành tố tham gia vào quá trình hoạt động giáo dục
nhằm thực hiện hiệu quả mục tiêu giáo dục. Quản lý giáo dục thực chất là
quản lý nhà nước về giáo dục bao gồm:
- Chủ thể quản lý: Bộ máy quản lý giáo dục các cấp
- Khách thể quản lý: Hệ thống quản lý giáo dục (các trường học, trung
tâm giáo dục, các cơ sở đào tạo và phục vụ đào tạo...)
- Quan hệ quản lý: Giữa người dạy - người học; giữa người quản lý người dạy; giữa người quản lý - người học; giữa người dạy - người dạy; người
dạy - cộng đồng.
Các mối quan hệ này có ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục và đào tạo,
chất lượng hoạt động của các nhà trường và toàn bộ hệ thống giáo dục.
Mục tiêu của quản lý giáo dục: Mục tiêu của quản lý giáo dục chính là
trạng thái mong muốn trong tương lai đối với hệ thống giáo dục, đối với
trường học, hoặc đối với những thông số chủ yếu của hệ thống giáo dục trong
mỗi nhà trường. Những thông số này được xác định trên cơ sở đáp ứng những
mục tiêu tổng thể của sự phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn phát
triển kinh tế của đất nước. Mục tiêu này gồm: Đảm bảo quyền học sinh vào
các ngành học, các cấp học, lớp học đúng chỉ tiêu và tiêu chuẩn. Đảm bảo chỉ
tiêu và chất lượng đạt hiệu quả đào tạo, phát triển tập thể sư phạm đồng bộ,
nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đời sống vật chất. xây dựng và
hoàn thiện các tổ chức chính quyền, Đảng, đoàn thể, quần chúng để thực hiện
tốt nhiệm vụ giáo dục và đào tạo.
Đối tượng của quản lý giáo dục: Là hoạt động của cán bộ, giáo viên,
học sinh, sinh viên và tổ chức sư phạm của nhà trường trong việc thực hiện kế
hoạch và chương trình GD&ĐT nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đã quy định
với chất lượng cao.
23
1.4. Quản lý nhà trƣờng
1.4.1. Khái niệm nhà trường
Nhà trường là một cơ quan giáo dục chuyên biệt, thực hiện chức năng
giáo dục của Nhà nước và của cộng đồng xã hội, Nhà trường có nhiệm vụ đào
tạo, giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những con người có ích cho xã
hội, cho đất nước. Chính vì lẽ đó Nhà trường là một tổ chức có tính nhân văn
cao, toàn bộ các hoạt động hướng tới mục tiêu giáo dục đều thấm đượm tinh
thần nhân đạo chủ nghĩa.
1.4.2. Khái niệm trường trung học cơ sở
Theo Đặng Quốc Bảo: “ Trường học là một thiết chế xã hội trong đó
diễn ra quá trình đào tạo giáo dục với sự hoạt động tương tác của hai nhân tố
Thầy - Trò. Trường học là một bộ phận của cộng đồng và trong guồng máy
của hệ thống giáo dục quốc dân, nó là đơn vị cơ sở ” [ 6 ]
Trường THCS là cơ sở giáo dục là cơ sở giáo dục của cấp trung học,
cấp học nối tiếp cấp tiểu học của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm hoàn
chỉnh hệ thống giáo dục phổ thông. Trường THCS có tư cách pháp nhân và hệ
thống con dấu riêng.
Giáo dục THCS nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết
quả của giáo dục tiểu học; có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những
hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ
thông, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động [30]
1.4.3. Vị trí trường trung học cơ sở trong hệ thống giáo dục quốc dân
Hệ thống giáo dục quốc dân: Trong Điều 4 Luật giáo dục (năm 2005)
quy định như sau:
Hệ thống giáo dục quốc dân gồm giáo dục chính quy và giáo dục
thường xuyên.
Các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục Quốc dân bao gồm:
Giáo dục mầm non có nhà trẻ và mẫu giáo;
Giáo dục phổ thông có tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông;
Giáo dục nghề nghiệp có trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề;
24
Giáo dục đại học và sau đại học (sau đây gọi chung là giáo dục đại học)
đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ đại học, trình độ thạc sỹ, trình độ tiến sỹ.
Hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.3. Hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam
25