Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 140 trang )
- Tháng 02/2008 Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch có Quyết định số
735/QĐ- VHTTDL về việc chuyển Trường Cao đẳng Du lịch thuộc Tổng cục
Du lịch về trực thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch. Về công tác đào tạo,
Trường chịu sự quản lý của Bộ GD&ĐT và Tổng cục dạy nghề (Bộ Lao động
Thương binh và Xã hội).
2.1.1. Vị trí chức năng, bộ máy nhà trường. Hệ thống cơ sở vật chất
2.1.1.1. Chức năng, cơ cấu tổ chức bộ máy
Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội (với tên giao dịch tiếng Anh: HA NOI
TOURISM COLLEGE, viết tắt HTC) có chức năng, nhiệm vụ được ban hành
theo Quyết định số 2846/QĐ- BVHTTDL ngày 26 tháng 06 năm 2008 của Bộ
trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch như sau:
Chức năng
Trường có chức năng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ
Cao đẳng, Cao đẳng nghề, Trung học chính quy, không chính quy và trình độ
thấp hơn trong lĩnh vực du lịch và các lĩnh vực liên quan đến du lịch; tổ chức
nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực hoạt động của
Trường nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
Nhiệm vụ
1. Trình Bộ trưởng đề án xây dựng chiến lược phát triển trường, kế
hoạch dài hạn hàng năm về công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực,
NCKH trong lĩnh vực du lịch và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
2. Xây dựng chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy và học tập cho
các ngành đào tạo trên cơ sở chương trình khung của Bộ GD&ĐT, Bộ Lao
động Thương binh và Xã hội. Tổ chức biên soạn, phê duyệt, in ấn và phát
hành giáo trình, tập bài giảng, đề cương bài giảng, tài liệu tham khảo, các ấn
phẩm khoa học khác phục vụ hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học của
trường theo quy định của pháp luật.
42
3. Xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh và tổ chức tuyển sinh theo chỉ tiêu được
duyệt; tổ chức đào tạo, thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp, cấp văn bằng, chứng
chỉ cho các ngành học được phép đào tạo theo quy định của pháp luật.
4. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và các hoạt động đào tạo trong phạm vi
ngành nghề, trình độ đào tạo, phương thức đào tạo theo mục tiêu, chương
trình đào tạo các chuyên ngành, nghề về Du lịch được các cơ quan quản lý
nhà nước có thẩm quyền cho phép.
5. Tiến hành NCKH; triển khai, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ
và kết quả nghiên cứu vào thực tiễn hoạt động của Trường.
6. Xây dựng trang tin điện tử (trang Web) riêng, quản lý và cung cấp
các nguồn thông tin khoa học của Trường, tham gia vào hệ thống thông tin
chung của các trường cao đẳng, các Bộ, ngành có liên quan.
7. Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên nhằm đáp ứng nhu
cầu phát triển của Trường, của Ngành và xã hội.
8. Cải tiến công tác quản lý, hoàn thiện bộ máy tổ chức của Trường
theo hướng tinh giản, gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả; thực hiện các nội dung
cải cách hành chính theo chương trình, kế hoạch của Bộ.
9. Hợp tác, liên kết với các cơ sở đào tạo, các tổ chức, cá nhân NCKH
trong nước và nước ngoài thuộc lĩnh vực du lịch và các lĩnh vực liên quan đến du
lịch nhằm thúc đẩy và nâng cao chất lượng đào tạo theo quy định của pháp luật.
10. Tự đánh giá chất lượng đào tạo và chịu sự kiểm định chất lượng
đào tạo của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
11. Tổ chức các hoạt động dịch vụ đào tạo, NCKH phù hợp với chức
năng nhiệm vụ được giao và theo quy định của pháp luật.
12. Quản lý nhân sự, thực hiện các chế độ, chính sách đối với cán bộ,
viên chức, người lao động và người thuộc phạm vi quản lý của nhà trường
theo quy định của pháp luật.
43
13. Quản lý, sử dụng đất đai, tài chính, tài sản và ngân sách được phân
bổ và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.
14. Thực hiện các nhiệm vụ khác trong Điều lệ trường CĐ và được Bộ
trưởng giao.
Cơ cấu tổ chức bộ máy của Trường Cao đẳng Du lịch Hà nội
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chưc của Trường Cao đẳ ng Du lich Hà Nội
̣
́
(Nguồ n: Phòng Tổ chức cán bộ Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội 2010)
năm
2.1.1.2. Hệ thống cơ sở vật chất
Hệ thống phòng học
- Khu giảng đường lý thuyết: gồm 62 phòng học, trong đó có 40 phòng
loại nhỏ (dành cho 1 lớp học sinh), 22 phòng loại lớn (dùng cho 2 lớp học
sinh) trong đó có 10 phòng nghe nhìn.
- 2 phòng ngoại ngữ (25 cabin/phòng).
- 1 thư viê ̣n với3200 cuốn sách thuộc nhiều lĩnh vực, phòng đọc 150 chỗ.
Hệ thống trang thiết bị, phương tiện dạy học
Các phương tiện dạy học của Trường bao gồm:
- Hê ̣ thố ng loa- micro - amply ở hầ u hế t các phòng ho ̣c lý thuyế t loại .lớn
44
- Máy chiếu đa phương tiện (multimedia LCD projector): 10 chiế c.
- Máy chiếu hắt (overhead projector): 7 chiế c.
- Máy chiếu phim dương bản: 2 chiế c.
- Máy cassette dạy ngoại ngữ: 20 chiế c.
Nhìn chung, với hệ thống cơ sở vật chất của Trường hiện nay thì cũng
chỉ mới đáp ứng được phần nào yêu cầu giảng dạy. Tuy nhiên, đây cũng là sự
cố gắng vượt bậc của nhà trường trong những năm qua. Trong thời gian tới,
nhà trường cần có kế hoạch đầu tư để nâng cao quản lý hoạt động dạy và học
ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh chuyên ngành nói riêng.
2.1.2. Quy mô, chất lượng đào tạo
Những năm đầu khi mới thành lập, Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội
chủ yếu đào tạo công nhân khách sạn với 03 nghề chủ yếu là: Chế biến món
ăn, Phục vụ nhà hàng, Lễ tân khách sạn. Quy mô đào tạo trung bình khoảng
400 SV/năm thì đến nay quy mô các hệ và ngành nghề đào tạo của Trường đã
mở rộng, lượng SV trung bình khoảng 6000 đến 6500 SV/năm và xu hướng
sẽ ngày một tăng do nhu cầu nhân lực được đào tạo bài bản của Ngành đang
đòi hỏi cấp thiết.
Sơ đồ 2.2 cho biết mối liên hệ giữa các hệ đào tạo của Trường (tính đế n
năm ho ̣c 2009 - 2010).
45
Sơ đồ 2.2: Mố i quan hê ̣ giữa các hê ̣ và ngành nghề đào tạo của Trường
Hệ Cao đẳng (3 năm)
Ngành 1: QTKD
1. QTKD khách sạn
2. QTKD nhà hàng
3. QTKD lữ hành
4. Quản trị chế biến món ăn
5. Tài chính - Kế toán DL
Ngành 2:
Việt Nam học
6. Hướng dẫn du lịch
Hê ̣Trung cấp chuyên nghiệp (2 năm)
1. Nghiệp vụ lễ tân
2. Nghiệp vụ nhà hàng
3. Kỹ thuật chế biến món ăn
4. Kế toán du lịch khách sạn
5. Nghiệp vụ lữ hành - hướng dẫn
6. Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch
7. Marketing và bán hàng trong du lịch
Hê ̣ đào tạo, bồi dƣỡng ngắn hạn (1 năm hoă ̣c
4 tháng)
1. Quản lý nhà nước về du lịch
2. Quản lý kinh doanh du lịch – khách sạn
3. Quản lý kinh doanh lữ hành
4.
5.
HỌC SINH TỐT NGHIỆP PHỔ THÔNG
6.
7. Kỹ thuậ t chế biế n món ă n
Cán bộ công nhân viên ngành du lịch kinh nghiệm trên 5 năm
SV tốt nghiệp các trƣờng CĐ, ĐH liên quan khác
(Nguồ n: Phòng Đào tạo trường Cao đẳ ng Du li ̣ch Hà Nội năm 2010)
Kế t quả tuyển sinh theo hệ đào tạo của Trường từ năm
2004 đến năm 2010
cụ thể như sau
:
46
Bảng 2.1: Kết quả tuyển sinh theo hệ đào tạo của Trường
từ năm 2004 đến năm 2010
Năm học
Hệ
Hệ
Hệ
Đào tạo tại các
Tổng số
tuyển sinh
Cao
Trung
Nghề
địa phƣơng
đẳng
học
2004 – 2005
116
1542
1756
2135
5549
2005 – 2006
512
1908
2407
1572
6399
2006 – 2007
616
2064
2347
1400
6427
2007 - 2008
913
2969
822
1750
6454
2008 - 2009
1000
3000
850
2100
6950
2009 - 2010
1250
3100
1000
2500
7850
(Nguồn: Phòng đạo tạo trường Cao đẳng Du lịch Hà nội 2010)
2.1.3. Khoa Ngoại Ngữ trường Cao Đẳng Du Lịch Hà Nội
2.1.3.1. Một vài nét về khoa Ngoại ngữ Du lịch và đội ngũ giáo viên Ngoại ngữ
Đôi nét về đội ngũ cán bộ, giáo viên của trường Cao đẳng Du lịch
Về nhân sự: Theo thống kê của phòng Tổ chức cán bộ tính đến
10/2010 tổng số cán bộ, GV của Trường có 340 người trong đó có 161 GV
trực tiếp làm công tác giảng dạy; 112 CBQL; 67 công nhân viên Khách sạn
Hoàng Long. GV 100% có trình độ ĐH trở lên, nhiều người có 02 bằng ĐH.
Trên 80 GV đã được bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn ở nước ngoài. 1GV
đạt danh hiệu Chuyên gia thế giới; 4 GV đạt danh hiệu Chuyên gia khu vực
ASEAN; 8 GV đạt danh hiệu Dạy giỏi cấp quốc gia; 37 GV đạt danh hiệu
Dạy giỏi cấp Trường và Thành phố.
Về học hàm, học vị có: 02 tiến sỹ, 07 đang làm nghiên cứu sinh, 67
thạc sỹ, 49 người đang học cao học, số còn lại là cử nhân.
Chức danh: 02 giảng viên chính, 105 giảng viên, 43 GV dạy hệ trung
cấp, 03 chuyên viên chính, 37 chuyên viên.
47
Đôi nét về đội ngũ cán bộ, giáo viên Ngoại ngữ trường Cao đẳngDu
lịch Hà Nội
- Từ tháng 11.2003, Ban Ngoại ngữ chính thức trở thành Khoa Ngoại ngữ
Du lịch.
- Khoa ngoại ngữ Du lịch hiện có tổng số 34 cán bộ, GV được chia
thành 3 tổ chuyên môn Anh văn, Trung văn, Pháp văn.Trong đó, 19 GV Anh
văn, 07 GV Trung văn, 07 GV Pháp văn và 01 giáo vụ khoa kiêm giảng.
- Về học hàm học vị hiện Khoa có 20 thạc sỹ, số GV còn lại đang theo
học chương trình đào tạo thạc sĩ.
- Có 2 GV đoạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi toàn quốc. Có 10 GV đoạt
danh hiệu giáo viên dạy giỏi thành phố.
- Đại đa số các GV đều được đào tạo chính qui từ hai trường ĐH Ngoại
ngữ - ĐH Quốc Gia Hà Nội và ĐH Hà Nội.
2.1.3.2. Hoạt động đào tạo ngoại ngữ Du lịch
- Khoa Ngoại ngữ thực hiện những nhiệm vụ sau:
* Giảng dạy ngoại ngữ cơ bản trong hai học kỳ: I và II
+ Giảng dạy tiếng Anh cơ bản bằng giáo trình Life-line Preintermediate với thời gian 10 đơn vị học trình (ĐVHT) cho tất cả các khoa
trong toàn Trường gồm: Khoa Quản trị Khách sạn Nhà hàng, Khoa quản trị
Lữ hành hướng dẫn, Khoa Quản trị Chế biến món ăn, Khoa Tài chính kế toán
du lịch và Trung tâm đào tạo việc làm.
+ Giảng dạy tiếng Trung cơ bản bằng giáo trình 301 câu đàm thoại
tiếng Hoa với thời gian 10 ĐVHT cho Khoa Quản trị Lữ hành – Hướng dẫn.
+ Giảng dạy tiếng Pháp cơ bản bằng giáo trình Cumpus 1 với thời gian
10 ĐVHT cho Khoa Quản trị chế biến món ăn.
* Giảng dạy ngoại ngữ chuyên ngành trong ba học kì: III, IV và V
+ Giảng dạy tiếng Anh cho các chuyên ngành:
48
Quản trị kinh doanh Khách sạn (15 ĐVHT) với tập bài giảng tự biên
soạn có tham khảo từ các tài liệu: Donald Adamson, International Hotel
English; Christopher St J Yates, Check In; Rod Revell Chri Stott, Five star
English for the hotel and tourist industry.
Quản trị kinh doanh Nhà hàng (15 ĐVHT) với tập bài giảng tự biên
soạn có tham khảo từ các tài liệu: Christopher St J Yates, May I help you;
Kate Schrago Lorden, English for hotel staff; Keane & Leila, International
Restaurant English.
Quản trị kinh doanh Lữ hành (15 ĐVHT) với tập bài giảng tự biên soạn
có tham khảo từ các tài liệu: Trish Stott & Roger Holt, First Class; Leo Jones,
Welcome; Benedict Kruse, English for Travel; Keith Harding & Paul
Henderson, High Season; Vietnam National Administration of Tourism,
Vietnam tourist guidebook.
Quản trị Chế biến món ăn (6 ĐVHT) với tập bài giảng tự biên soạn có
tham khảo từ các tài liệu: English for Kitchen Staff; Chinese cooking; Thai
food; Nick Kenny & Riger Johnson, Target; JB.Heaton, Longman Tests in
context; Patricia Ackert, Cause & Effect; Annabel Jackson – Doling, The food of
Vietnam; Marylouise Brammer, Finger Food.
Tài chính kế - toán trong du lịch (7 ĐVHT) với tập bài giảng tự biên soạn
có tham khảo từ các tài liệu: Kate Schrago Lorden, English for hotel staff; Leo
Jones, Welcome; Tom Mc Artthur, Basic economy English; Licci, Book –
keeping; Leo Jones & Richard Alexander, International Business English.
Hướng dẫn du lịch (20 ĐVHT) với tập bài giảng tự biên soạn có tham
khảo từ các tài liệu: Trish Stott & Roger Holt, First class English for
Tourism; Vietnam National Administration of Tourism, Front Office
Operations;
Vietnam
National
Administration
Guidebook.
49
of
Tourism,
Tourist
+ Giảng dạy tiếng Trung cho các chuyên ngành:
Quản trị kinh doanh Lữ hành (15 ĐVHT) với tập bài giảng tự biên soạn
có tham khảo từ các tài liệu: Nguyễn Thiện Chí & Lâm Gia Bửu Trân, Tiếng
Hoa du lịch; Nhà xuất bản trẻ, Tiếng Hoa Du lịch thương mại; Trương Văn
Giới & Lê Khắc Kiều Lục, Sổ tay người học tiếng Hoa; Công ty Du lịch Việt
Nam, Sách hướng dẫn du lịch.
Hướng dẫn du lịch (20 ĐVHT) với tập bài giảng tự biên soạn có tham
khảo từ các tài liệu: Nguyễn Thiện Chí & Lâm Gia Bảo Trân, Đàm thoại tiếng
Hoa du lịch; Công ty Du lịch Việt Nam, Giới thiệu sơ lược về các điểm du
lịch Việt Nam; Nguyễn Thị Cúc & Ngô Linh, Non nước Hạ Long; Minh Dũng
& Bảo Anh, 360 câu đàm thoại tiếng Hoa du lịch.
+ Giảng dạy tiếng Pháp cho chuyên ngành:
Quản trị Chế biến món ăn (6 ĐVHT) với tập bài giảng tự biên soạn có
tham khảo từ các tài liệu: Hữu Ngọc, Esquisses pour un portait de la culture
vietnamienne; Christine Collinet, La cuisine chinoise; Eurodelices, Viandes,
volailles et gibiers; R.Pruihere , Le livre de I’apprenti cuisinier.
2.1.4. Khoa QTKD Khách Sạn-Nhà hàng
2.1.4.1. Vị trí, chức năng
Khoa Quản trị KD Khách sạn - Nhà hàng trực thuộc Trường Cao đẳng
Du lịch Hà Nội, có chức năng giúp Hiệu trưởng trong việc tổ chức thực hiện
các hoạt động đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo theo yêu cầu và kế
hoạch đào tạo của Khoa và nhà trường.
2.1.4.2. Nhiệm vụ và quyền hạn
Xây dựng kế hoạch giảng dạy, kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên thuộc đơn vị phụ trách và tổ chức thực
hiện sau khi được Hiệu trưởng duyệt.
Tổ chức thực hiện và quản lý quá trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy,
học tập và các hoạt động đào tạo khác thuộc phạm vi trách nhiệm quy định tại
chương trình, kế hoạch đào tạo của nhà trường.
50
Tổ chức tham quan, thực tập cho học sinh, sinh viên theo kế hoạch
của nhà trường.
Tham gia xây dựng chương trình đào tạo, chương trình môn học, biên
soạn giáo trình tài liệu và các phương tiện phục vụ đào tọa theo phân công
của Nhà trường.
Thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiết bộ kỹ thuật
công nghệ được nhà trường giao. Chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về
chuyên môn nghiệp vụ trong phạm vi khoa phụ trách.
Quản lý giảng viên, nhân viên; điều hành các hoạt động của đơn vị
theo phân cấp của Hiệu trưởng.
Quản lý, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị, phòng làm
việc và phòng thực hành thuộc khoa quản lý.
Xây dựng lề lối, nội quy làm việc của Khoa trên cơ sở quy định của
nhà trường nhằm thực hiện nhiệm vụ được giao.
Thực hiện các nhiệm vụ liên quan được quy định trong Quy chế tổ
chức và hoạt động của nhà trường và các nhiệm vụ do Hiệu trưởng giao.
2.1.4.3. Cơ cấu tổ chức
- Lãnh đạo Khoa: Trưởng khoa và các Phó trưởng khoa;
- Bộ môn trực thuộc Khoa:
+ Bộ môn Khách sạn
+ Bộ môn Nhà hàng
- Trợ lý Khoa.
2.2. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh chuyên ngành
QTKD khách sạn - nhà hàng tại trƣờng Cao đẳng Du lịch Hà Nội
Mục đích của phần này là nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động
dạy học tiếng Anh chuyên ngành QTKD khách sạn- nhà hàng tại trường cao
đẳng Du lịch Hà Nội. Để tìm hiểu được thực trạng của vấn đề nêu trên, tôi đã
sử dụng nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiến: tiến hành khảo sát, phỏng
51
vấn 10 cán bộ quản lý (trong đó 3 đồng chí trong Ban giám hiệu, 4 trưởng
khoa và 3 đồng chí phòng đào tạo), 19 giảng viên trong bộ môn tiếng Anh và
100 sinh viên của khóa 6 thuộc khoa QTKD khách sạn- nhà hàng. Bên cạnh
đó, tôi cũng đã thu thập phân tích số liệu thống kê về giáo viên và kết quả học
tập của sinh viên và dự giờ, quan sát hoạt động dạy học trên lớp. Chi tiết của
nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh chuyên ngành
QTKD khách sạn- nhà hàng được trình bày theo các đề mục nhỏ dưới đây.
2.2.1. Thực trạng quản lý việc thực hiện mục tiêu, chương trình tiếng Anh
chuyên ngành quản trị KD khách sạn- nhà hàng trong trường Cao Đẳng
Du lịch Hà Nội
2.2.1.1. Mục tiêu đào tạo tiếng Anh chuyên ngành QTKD khách sạn- nhà hàng
* Mục tiêu chung
Mục tiêu chung quy định trong khung chương trình đào tạo của từng
hệ đào tạo do Bộ Giáo dục- Đào tạo quy định.
* Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu cụ thể cho chuyên ngành được xây dựng từ các tổ bộ môn,
khoa trên nguyên tắc tập trung dân chủ, có sự cố vấn và hướng dẫn kỹ thuật
của các chuyên gia phương pháp của Bộ Giáo dục- Đào tạo, chuyên gia
nghiệp vụ chuyên ngành của Tổng cục du lịch.
+ Mục tiêu của chương trình tiếng Anh chuyên ngành QTKD khách sạn
Trang bị cho sinh viên vốn từ vựng, cấu trúc câu về các hoạt động,
dịch vụ của khách sạn. Sau khóa học sinh viên có thể giao tiếp thông thạo với
khách hàng trong nghề nghiệp của mình. Cụ thể như các tình huống giao tiếp
trong khách sạn; đặt buồng, làm thủ tục cho khách nhận buồng, thanh toán
hóa đơn cho khách khi họ trả buồng và giải quyết các yêu cầu đề nghị, lời
phàn nàn về buồng ngủ và các dịch vụ khác.
+ Mục tiêu của chương trình tiếng Anh chuyên ngành QTKD nhà hàng
52