Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 140 trang )
Ba nguyên tắc trên có mối quan hệ hữu cơ, gắn bó mật thiết với nhau,
tác động qua lại lẫn nhau nên trong quá trình thực hiện, không coi nhẹ nguyên
tắc nào.
3.1.1. Đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp
Khi xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh
chuyên ngành QTKD Khách sạn - nhà hàng tại trường Cao đẳng Du Lịch Hà
Nội phải đảm bảo tính đồng bộ, hỗ trợ lẫn nhau để từng bước nâng cao chất
lượng dạy học. Yêu cầu này phải xuất phát từ bản chất của quá trình quản lý
trong đó tập trung vào việc; kiểm tra đánh giá và phát triển chương trình tiếng
Anh chuyên ngành QTKD Khách sạn- nhà hàng; điều hành các hoạt động dạy
và học tiếng Anh chuyên ngành của giảng viên khoa ngoại ngữ và giảng viên
khoa QTKD Khách sạn- nhà hàng, cũng như các hoạt động hỗ trợ đào tạo
nhằm đạt được mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học tiếng Anh
chuyên ngành tại trường. Đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp phải chú ý
đến các yếu tố tác động tham gia vào các biện pháp như đội ngũ giảng viên,
sinh viên, các cấp quản lý, cơ sở vật chất. Mặt khác các biện pháp được xây
dựng phải đảm bảo tính hệ thống, nghĩa là tổ chức thực hiện biện pháp này là
cơ sở thực hiện biện pháp khác và ngược lại. Các biện pháp quản lý đảm bảo
tính đồng bộ, tránh trường hợp kết thúc biện pháp này mới đến tiến hành thực
hiện biện pháp khác hoặc thực hiện biện pháp này gây cản trở hoặc làm ảnh
hưởng đến kết quả thực hiện biện pháp khác. Chỉ khi thực hiện đồng bộ các
biện pháp mới phát huy thế mạnh của từng biện pháp và tạo được sự tương
tác trong việc quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh chuyên ngành.
3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn của các biện pháp
Các biện pháp phải thể hiện và cụ thể hóa chủ trương, đường lối giáo
dục của Đảng, Nhà nước và phù hợp với các nguyên tắc giáo dục của ngành
QTKD khách sạn- nhà hàng trong quá trình quản lý. Đồng thời các biện pháp
phải giải quyết được các vấn đề của cơ sở đào tạo. Nâng cao hiệu quả hoạt
85
động dạy học tiếng Anh chuyên ngành QTKD Khách sạn- nhà hàng tại trường
Cao đẳng Du Lịch Hà Nội là một yếu tố cấp bách, cần được tập trung giải
quyết để đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao cho ngành. Đồng thời các
biện pháp này phải giúp cải thiện thực tiễn của trường đối với môn học tiếng
Anh chuyên ngành ở trường Cao đẳng Du Lịch Hà Nội.
Thực tiễn về chuyên môn của đội ngũ giảng viên tiếng Anh ở trường
Cao đẳng Du Lịch Hà Nội
- Về trình độ chuyên môn: 12/19 giảng viên có trình độ thạc sỹ và 6
giảng viên đang hoàn thành khóa học thạc sỹ. Tuy nhiên, gần một nửa trong
số đó là những giảng viên mới trẻ. Chính vì vậy, những giảng viên mới còn
thiếu thời gian trau dồi thêm vốn tiếng Anh chuyên ngành cũng như kinh
nghiệm trong giảng dạy môn học này.
- Về trình độ sư phạm: 100% giảng viên trong Bộ môn vững vàng về
nghiệp vụ sư phạm.
- Về tin học: 100% giảng viên có trình độ cơ bản về tin học và sử dụng
công nghệ tin học trong giảng dạy tiếng Anh như thiết kế bài giảng điện tử.
Thực tiễn về cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành
của trường Cao đẳng Du Lịch Hà Nội
- Hiện tại nhà trường có 2 phòng học tiếng chuyên dụng (50 cabin), một
phòng học chuyên ngành, 20 máy casset, một phòng học dùng để sinh hoạt
câu lạc bộ tiếng Anh có trang thiết bị máy tính, máy chiếu, loa và nhiều tài
liệu nước ngoài về chuyên ngành trong thư viện.
- Dự kiến trong năm học 2011-2012 sẽ bổ sung 01 phòng học gồm 30
máy tính để phục vụ viêc học tiếng Anh chuyên ngành do Luxembourg tài trợ
theo dự án PE031.
Thực tiễn về nội dung chương trình, giáo trình giảng dạy tiếng Anh chuyên
ngành QTKD Khách sạn- nhà hàng tại trường Cao đẳng Du Lịch Hà Nội
86
- Hiện nay Bộ môn đã xây dựng hoàn chỉnh giáo trình cho chương
trình tiếng Anh chuyên ngành khách sạn - nhà hàng cho thời lượng là 15 trình
(225 tiết). Tuy nhiên bộ giáo trình này mới được đưa vào giảng dạy từ năm
học 2010-2011 nên không tránh khỏi những hạn chế và cần được bổ sung. Dự
kiến trong năm học 2011-2012 Bộ môn tiếp tục xây dựng bộ từ điển và học
liệu phục vụ giáo trình này.
Thực tiễn nhu cầu của xã hội và thị trường lao động đối với tiếng Anh
chuyên ngành QTKD khách sạn- nhà hàng
- Ngoại ngữ nói chung, môn học tiếng Anh chuyên ngành nói riêng có
vị trí đặc biệt quan trọng trong mục tiêu giáo dục nghề nghiệp tại trường Cao
đẳng Du lịch Hà Nội. Rào cản lớn nhất khi bước vào nền kinh tế hội nhập,
giao lưu văn hóa chính là vấn đề bất đồng ngôn ngữ giữa các quốc gia. Trong
quá trình hội nhập, rất nhiều kỹ năng cần đào tạo, nhưng chung nhất, quan
trong nhất chính là nâng cao kỹ năng sử dụng ngôn ngữ. Thông qua ngôn ngữ,
chúng ta có thể giao lưu học hỏi về văn hóa, công nghệ, kinh tế và có thể chia
sẻ những kinh nghiệm, những công trình nghiên cứu khoa học đã đạt được.
Bên cạnh đó chúng ta cũng có thể hiểu sâu sắc hơn tình hình quốc tế và có
ứng sử kịp thời, chia sẻ, đồng cảm, hoạt động tương hỗ trong mối quan hệ
quốc tế (ví dụ như khi đối đầu: thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ chủ quyền lãnh
thổ,..). Điều đó tạo thế cho đất nước thêm vững mạnh, cho dân tộc mang nét
văn hóa đậm chất nhân văn.
- Ngành QTKD khách sạn - nhà hàng đều có ảnh hưởng trực tiếp hoặc
gián tiếp đến hầu hết các lĩnh vực quan trọng như: tổ chức sự kiện chính trị,
hoạt động kinh tế quốc tế, giao lưu văn hóa,... Vì vậy, những người làm việc
trong ngành KD khách sạn - nhà hàng luôn ý thức được tầm quan trọng của
việc sử dụng ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh. Hằng năm, có rất nhiều cơ sở
đào tạo nguồn nhân lực cho ngành khách sạn- nhà hàng, đáp ứng nguồn nhân
lực cho các cơ sở kinh doanh vừa và nhỏ trong nước. Nhưng lại thiếu trầm
87
trọng nguồn nhân lực giỏi tay nghề, có trình độ tiếng Anh đáp ứng được công
việc cho các cơ sở liên doanh, hay các doanh nghiệp có yếu tố người nước
ngoài. Vì vậy, thi tuyển kỹ năng sử dụng tiếng Anh chuyên ngành là điều kiện
quan trọng trong ngành kinh doanh khách sạn - nhà hàng. Khi được tuyển
dụng, các doanh nghiệp cũng tạo cơ hội cho các nhân viên được học tập và
rèn luyện thêm môn tiếng Anh chuyên ngành.
3.1.3. Đảm bảo tính khả thi của biện pháp
Yêu cầu này đỏi hỏi các biện pháp được đề xuất có khả năng áp dụng
vào thực tiễn quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh chuyên ngành QTKD
Khách sạn- nhà hàng tại trường Cao đẳng Du Lịch Hà Nội một cách thuận lợi,
đem lại hiệu quả cao trong việc thực hiện các chức năng của người cán bộ
quản lý (kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra). Để đạt được điều này khi xây
dựng biện pháp phải đảm bảo tính khoa học trong quy trình với các bước tiến
hành cụ thể, chính xác.
3.2. Các nhóm biện pháp quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh chuyên
ngành QTKD khách sạn - nhà hàng tại trƣờng Cao đẳng Du Lịch Hà Nội
3.2.1. Tổ chức đánh giá và phát triển chương trình tiếng Anh chuyên
ngành QTKD Khách sạn - nhà hàng
Ý nghĩa của biện pháp
Tổ chức đánh giá và phát triển chương tình học tập là nhu cầu tất yếu
trong quá trình xây dựng và pháp triển nhà trường. Với trình độ khoa học kỹ
thuật, đặc biệt là công nghệ thông tin phát triển như vũ bão, đánh giá và phát
triển chương trình và nội dung giảng dạy là yêu cầu cấp bách đối với các
trường đào tạo nghề của nước ta.
Nội dung các biện pháp
Hội đồng Khoa học của nhà trường chỉ đạo Hội đồng khoa học khoa
ngoại ngữ và khoa chuyên ngành QTKD Khách sạn - nhà hàng tổ chức việc rà
soát lại các chương trình, nội dung giảng dạy để đánh giá thực trạng chương
88
trình, nội dung giảng dạy của chuyên ngành. Việc rà soát cần làm tỷ mỷ, cẩn
trọng để xác định những nội dung giảng dạy đã lỗi thời so với ngành nghề
hiện tại, ít ứng dụng thực tế, các nội dung có sự lặp lại và chồng chéo, các số
liệu, thông số, kỹ thuật lạc hậu so với thực tế cần thiết phải điều chỉnh. Kết quả
rà soát và đánh giá phải được thẩm định qua các cuộc hội thảo chuyên đề do
Hội đồng khoa học nhà trường tổ chức. Những kết quả đó cần phải phù hợp với
tiêu chuẩn quốc tế, điều đó cũng sẽ giúp nâng cao nhận thức về tiêu chuẩn của
khách sạn trong ngành Du lịch ở Việt Nam vì trên thực tế các khách sạn ở nước
ta còn rất nhiều chênh lệch về tiêu chuẩn khi cùng hạng khách sạn.
Giao cho Phòng Nghiên cứu khoa học và Hợp tác quốc tế kết hợp với
các khoa thu thập các chương trình đào tạo cùng chuyên ngành tiếng Anh
QTKD Khách sạn- nhà hàng, cơ sở đào tạo trong và ngoài nước làm cơ sở để
đối chiếu, so sánh với chương trình đang sử dụng, từ đó tìm ra những khiếm
khuyết, thiếu xót của chương trình để có cơ sở điều chỉnh nhằm tiếp cận mặt
bằng chung của khu vực và quốc tế.
Hội đồng khoa học nhà trường chỉ đạo các khoa đề xuất điều chỉnh
các chương trình, nội dung giảng dạy cho phù hợp với yêu cầu thực tế của
từng chuyên ngành. Trên cơ sở các thông tin, tư liệu đã thu thập và đánh giá.
Quá trình điều chỉnh cần lưu ý các yêu cầu:
+ Đảm bảo cấu trúc khung chương trình đào tạo đã được Bộ Giáo dục
và đào tạo quy định.
+ Lược bỏ những nội dung có sự trùng lặp, chồng chéo nhau trong
chương trình đào tạo.
+ Tích hợp một số nội dung trùng nhau trong hệ thống giáo trình tiếng
Anh chuyên ngành.
+ Điều chỉnh tiêu chuẩn, số liệu thông kế theo tiêu chuẩn ngành nghề
hiện nay.
89
+ Ưu tiên thời lượng cho nội dung thực hành kỹ năng tiếng Anh
chuyên ngành.
+ Việc điều chỉnh chương trình, nội dung giảng dạy phải được Hội
đồng Khoa học nhà trường thông qua các cuộc hội thảo chuyên đề, xin ý kiến
đóng góp của các chuyên gia nghiệp vụ chuyên ngành kinh doanh khách sạnnhà hàng có uy tín.
Chỉ đạo việc thử nghiệm chương trình, nội dung giảng dạy đã được
điều chỉnh. Nhà trường giao cho khoa Ngoại ngữ, tổ bộ môn giảng dạy thử
nghiệm chương trình, bài giảng đã được sửa đổi, bổ sung. Trong quá trình thử
nghiệm giảng viên có trách nhiệm thâm nhập thực tế, nghiên cứu các tài liệu
tham khảo, bổ sung kiến thức mới theo chương trình, nội dung đã thống nhất.
Những vấn đế nẩy sinh trong quá trình thực hiện phải trực tiếp trao đổi bổ
sung cho nhau trong nhóm chuyên môn hoặc thảo luận trong các cuộc sinh
hoạt chuyên môn.
Chỉ đạo việc hoàn thiện chương trình, nội dung giảng dạy và ban
hành chính thức. Việc hoàn thiện được thực hiện sau quá trình thử nghiệm,
Hội đồng Khoa học nhà trường tổ chức các cuộc hội thảo chuyên đề cho từng
chủ đề, có sự đóng góp của các chuyên gia nghiệp vụ trong và ngoài nước,
các nhà quản lý doanh nghiệp có uy tín trong ngành Du lịch.
Đổi mới chương trình, nội dung giảng dạy là công việc hết sức phức
tạp, đòi hỏi có sự chỉ đạo sâu sát và tỷ mỷ. Để làm tốt công việc này cần có sự
phối hợp chặt chẽ giữa các khoa Ngoại Ngữ và Khoa chuyên ngành QTKD
khách sạn- nhà hàng, Hội đồng khoa học, Phòng nghiên cứu khoa học và hợp
tác quốc tế cùng các phòng ban liên quan khác. Như vậy ban lãnh đạo nhà
trường cần có sự phân công trách nhiệm đối với từng phòng, ban: Phòng
nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch triển
khai thực hiện, Phòng Tài chính kế toán chuản bị tài chính theo kế hoạch
được duyệt, Phòng Quản trị đời sống chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị
90
cho các hoạt động, các khoa có kế hoạch giảng viên tham gia theo lịch trình
đã được duyệt trong kế hoạch.
3.2.2. Các biện pháp tăng cường quản lý hoạt động giảng dạy tiếng Anh
chuyên ngành QTKD khách sạn- nhà hàng tại trường Cao đẳng Du lịch
Hà Nội
Ý nghĩa của biện pháp
Quản lý hoạt động giảng dạy của đội ngũ cán bộ, giảng viên theo hướng
tích cực góp phần nâng cao kỹ năng chủ động tiếp thu kiến thức hiểu biết, rèn
luyện kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên, nâng cao chất lượng đào tạo, củng
cố thương hiệu của nhà trường, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu đào tạo nguồn
nhân lực cho ngành Du lịch nói chung ngành QTKD khách sạn- nhà hàng nói
riêng trong điều kiện hội nhập.
Nội dung của biện pháp
Sau khi phân tích thực trạng giảng dạy và học tập môn tiếng Anh
chuyên ngành QTKD khách sạn- nhà hàng tại trường Cao đẳng Du lịch Hà
Nội trong thời gian qua, theo tôi cần thiết áp dụng các nội dung cơ bản sau:
Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ
giảng viên
Chỉ đạo hoạt động đổi mới phương pháp dạy học
Quản lý kế hoạch giảng dạy
Cải tiến nội dung giảng dạy
Cải tiến hình thức đánh giá kết quả của hoạt động dạy học tiếng
Anh chuyên ngành
3.2.2.1. Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ
giảng viên
Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo
viên là cơ sở cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy của nhà trường. Cần mở
91
rộng diện đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng kế hoạch đào tạo đối với từng loại
giảng viên. Đặc biệt cần chú trọng phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, phát
triển nguồn giảng viên trẻ còn ít kinh nghiệm. Bên cạnh việc bồi dưỡng nâng
cao trình độ chuyên môn cần tập trung đào tạo, bồi dưỡng về lý luận giáo dục,
trang bị kỹ năng tác nghiệp, kiến thức chuyên môn, tin học ứng dụng.
Trong công tác lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên
tiếng Anh chuyên ngành QTKD khách sạn- nhà hàng cho nhà trường có thể
được lập các loại kế hoạch khác nhau. Cụ thể là:
- Lập kế hoạch dài hạn
Kế hoạch đào tạo dài hạn mang tính chiến lược nhằm đạt được các mục
tiêu lâu dài của nhà trường. Kế hoạch này được miêu tả thông qua các mục
tiêu, kết quả cần đạt được, các hoạt động kèm theo, thời gian biểu, nguồn
nhân lực, các hỗ trợ cần thiết khác về tài chính
- Lập kế hoạch đào tạo ngắn hạn (hay còn gọi là kế hoạch hàng năm)
Kế hoạch đào tạo ngắn hạn được lập ra nhằm triển khai cụ thể các
chương trình và kế hoạch dài hạn để đạt được mục tiêu đề ra qua các kết quả
cụ thể như kế hoạch đào tạo hàng năm. Tương tự như kế hoạch dài hạn, kế
hoạch ngắn hạn cũng được thể hiện thông qua các chỉ số về mục tiêu, kết quả
cần đạt được, các hoạt động kèm theo, thời gian biểu, nguồn nhân lực, các hỗ
trợ cần thiết khác về tài chính.
Các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, các khóa đào tạo, bồi dưỡng trong kế
hoạch đào tạo hàng năm phải mang tính cụ thể, thể hiện sự phối hợp giữa các
đơn vị trong việc thực hiện kế hoạch.
Để thực hiện được các kế hoạch đề ra, nhà trường cần lưu ý các vấn đề sau:
- Tăng cường dự giờ giữa các giảng viên dạy tiếng Anh chuyên ngành
QTKD khách sạn- nhà hàng để họ có cơ hội học hỏi và rút kinh nghiệm về
phương pháp giảng dạy.
92
- Định hướng hội giảng và rút kinh nghiệm định kỳ cho giảng viên
giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành QTKD Khách sạn- nhà hàng.
- Tiếp tục mở lớp tập huấn, phát triển chuyên môn, nhiệm vụ với các giáo
viên của khoa chuyên ngành, với người chuyên gia các nước nói tiếng Anh, qua
đó tạo cơ hội cho giảng viên được rèn luyện tiếng cũng như được bổ sung thêm
vốn từ vựng về thuật ngữ chuyên ngành QTKD Khách sạn- nhà hàng.
- Bồi dưỡng năng lực nghiên cứu chuyên sâu cho giảng viên thông qua
hoạt động nghiên cứu khoa học với những đề tài liên quan tới tiếng Anh
chuyên ngành QTKD Khách sạn- nhà hàng.
- Bộ môn nên chuyên môn hóa giảng viên theo từng chuyên ngành cụ
thể theo khả năng và theo thế mạnh của từng giảng viên. Như vậy giảng viên
sẽ chuyên tâm hơn vào chuyên ngành mà mình đã được phân công, tránh chi
phối kiến thức khi cùng một giảng viên phải giảng cả tiếng Anh chuyên ngành
kế toán, bếp, lữ hành, và nhà hàng- khách sạn trong khi không có giáo trình
nào họ dạy được chọn vẹn.
- Bổ sung tài liệu hỗ trợ giảng dạy cho giảng viên cụ thể như: bản dữ
liệu thông tin của khách sạn (hotel record), mẫu đặt chỗ trước (reservation
form), thực đơn (menu), hóa đơn (bill), mẫu nhắn tin của khách sạn (hotel
message form), vé máy bay (flight ticket), CDs,... Nguồn tài liệu này vô cùng
phong phú, ví dụ một thực đơn (menu) có chứa rất nhiều kiến thức như: nhiều
món ăn khác nhau, đồ uống khác nhau, giảng viên cần có am hiểu về món ăn:
như thành phần trong món ăn, cách chế biến và món ăn đi kèm, đồ uống đi
kèm. Hơn nữa trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn- nhà hàng có nhiều loại
thực đơn khác nhau như: thực đơn gọi từng món (à la carte menu), thực đơn
giá cố định (fixed price menu), thực đơn giá không cố định (set price menu),...
- Chỉ đạo quản lý, khuyến khích được các giảng viên tích cực tham gia
vào các hoạt động ngoại khóa hỗ trợ đào tạo của nhà trường: các câu lạc bộ
pha chế, câu lạc bộ tiếng Anh, ....
93
- Bồi dưỡng năng lực nghiên cứu chuyên sâu cho giảng viên thông
qua hoạt động nghiên cứu khoa học với những đề tài liên quan đến chuyên
ngành và phương pháp dạy tiếng Anh chuyên ngành.
- Tăng cường công tác thực tế của giảng viên tại các cơ sở kinh doanh
khách sạn- nhà hàng liên doanh. Xây dựng kế hoạch và tạo điều kiện thuận lợi
cho các giảng viên được đào tạo nghiệp vụ cũng như rèn kỹ năng ngoại ngữ
chuyên ngành ở các nước nói tiếng Anh.
- Song song với việc phát triển đội ngũ giảng viên, nhà trường cần chú
trọng xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn đầu ngành trong
môn học tiếng Anh chuyên ngành Du lịch nói chung và tiếng Anh chuyên
ngành QTKD Khách sạn- nhà hàng nói riêng, điều này được coi là then chốt
nhằm duy trì và phát huy được vị thế của Nhà trường trong lĩnh vực đào tạo
chuyên ngành trên cả nước.
Trên cơ sở mục đích, yêu cầu, nội dung và định hướng triển khai công
tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển đội ngũ giảng viên của nhà trường cần tiến
hành các bước triển khai như sau:
(1).
Xác định đối tượng đào tạo;
(2).
Xác định nội dung đào tạo;
(3).
Xác định các nguồn lực;
(4).
Xác định các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng;
(5).
Xác định mục tiêu của khóa đào tạo;
(6).
Tuyển chọn người đi học (học viên);
(7).
Thời gian tổ chức khóa đào tạo;
(8).
Thiết kế chương trình khóa đào tạo;
(9).
Tài liệu, phương tiện dạy và học;
(10). Lựa chọn cơ sở đào tạo, đối tượng giảng day (giảng viên);
(11). Kinh phí cho các khóa học;
(12). Đánh giá khóa học.
94
Nếu các bước này được triển khai đồng bộ, nhất quán thì công tác đào
tạo, bồi dưỡng phát triển đội ngũ giảng viên môn tiếng Anh chuyên ngành
QTKD Khách sạn- nhà hàng sẽ đạt được hiệu quả và kết quả như mong đợi
của kế hoạch đề ra kể cả về chất lượng cũng như số lượng.
3.2.2.2. Chỉ đạo hoạt động đổi mới phương pháp dạy học
Đổi mới phương pháp giảng dạy môn tiếng Anh chuyên ngành nói
chung và môn tiếng Anh chuyên ngành QTKD Khách sạn- nhà hàng nói riêng
là yêu cầu bức thiết không những đối với giáo viên mà còn là vấn đề cần được
đội ngũ lãnh đạo của nhà trường quan tâm thích đáng. Trong điều kiện hiện
nay để chỉ đạo hoạt động đổi mới phương pháp dạy có hiệu quả, lãnh đạo nhà
trường cần tập trung chỉ đạo các vấn đề sau:
Tăng cường nhận thức đối với các cấp lãnh đạo, quản lý và giảng
viên về “Cải tiến phương pháp dạy học” và tính cấp thiết của nó.
Tổ chức thường xuyên hơn nữa các lớp tập huấn cho giảng viên với
từng kỹ năng cụ thể: từ cách viết mục tiêu, soạn giáo án và đặc biệt là giáo án
điện tử, phương pháp dạy học tích cực, hiện đại,... thông qua các khóa học
ngắn hạn do giảng viên người Việt Nam hoặc các chuyên gia người nước
ngoài đảm nhiệm. Đó là môi trường bồi dưỡng tốt nhất với các giảng viên
ngoại ngữ.
Tổ chức các cuộc sinh hoạt chuyên đề để giúp giảng viên, cán bộ
quản lý giáo dục định hướng cho việc đổi mới phương pháp dạy học theo
phương châm lấy sinh viên làm trung tâm, dạy học cần chú trọng rèn luyện
phương pháp tự học, tự nghiên cứu. Đổi mới phương pháp dạy học tập trung
vào hoạt động học trong quá trình dạy học, đó là nỗ lực tạo ra những chuyển
biến từ việc học tập thụ động sang học tập tích cực. Như vậy trong quá trình
tổ chức hoạt động dạy học, sinh viên - đối tượng của hoạt động “dạy”, đồng
thời là chủ thể của hoạt động “học” được cuốn vào hoạt động học tập do
giảng viên tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó sinh viên tự khám phá những điều
95