Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 108 trang )
Chƣơng 2: NHỮNG BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TỰ HỌC
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUA GIỜ VĂN HỌC SỬ
2.1. Hƣớng dẫn học sinh tự làm việc với sách giáo khoa
2.1.1 Quan niệm về sách giáo khoa trong phân môn VHS
Một trong những công cụ không thể thiếu để phục vụ cho quá trình tự học
đó chính là SGK. Việc sử dụng SGK giữ một vị trí đáng kể trong việc nắm vững
kiến thức nói chung và phát huy tính tích cực hoạt động trí tuệ của HS.
Tuỳ theo từng đối tƣợng, mục tiêu và nội dung DH mà chọn SGK.
2.1.2. Hướng dẫn HS sử dụng sách giáo khoa trong phân môn VHS
Quá trình dạy học bao gồm hai hoạt động cơ bản:
- Hoạt động dạy: là hoạt động tổ chức, điều khiển của GV.
- Hoạt động học: là hoạt động tự tổ chức, tự điều khiển của HS.
Trong đó, GV phải có cách thức dạy và HS phải có cách thức học. Các
cách thức dạy của thầy và học của trò tập hợp thành các phƣơng pháp DH
nhằm giúp cho thầy trò hoàn thành đƣợc các nhiệm vụ dạy học phù hợp với
mục đích đề ra.
Trên thế giới, vấn đề sử dụng SGK và tài liệu học tập đƣợc đặt ra từ rất
lâu. ở Liên Xô cũ, ngay từ những năm 1920, công tác tổ chức hoạt động độc
lập của học sinh với SGK trong giảng dạy đƣợc đề cập đến. Đến năm 1956 1957, quyết định dùng SGK vào dạy học nhƣng vẫn còn hạn chế. Theo nhà
khoa học Liên Xô (cũ) E. I. Gô - Lan thì ông cho rằng: "Việc nghiên cứu SGK
một cách cơ bản ở các lớp được tiến hành không phải trong giờ lên lớp mà
trong quá trình chuẩn bị các bài tập ở nhà" .
B. P. Exipop đã lƣu ý GV sử dụng SGK để phát huy tính tích cực tự lực
của HS. Tác giả cũng đề cập đến yêu cầu để làm việc với SGK "Đòi hỏi một
sự kết hợp đúng đắn giữa sự chỉ đạo của GV và tính tự lập của HS".
Ở Việt Nam, vấn đề sử dụng SGK nhƣ một phƣơng pháp trong DH rất ít
đƣợc đề cập đến. Nhƣng để nói về vai trò, vị trí quan trọng của sách, trong
giáo dục nhận thức thì cũng đã đƣợc bàn đến nhiều.
41
Trong cuốn "Giáo dục học tập 1", tác giả Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt
đã trình bày ý nghĩa của việc dùng sách: "Nếu được sử dụng đúng phương
pháp, sách sẽ có tác dụng lớn như: mở rộng, đào sâu vốn hiểu biết của mình
một cách có hệ thống và sinh động; rèn luyện kỹ năng, thói quen sử dụng
sách, bồi dưỡng ngữ pháp, kinh nghiệm viết văn, óc nhận xét, phê phán; bồi
dưỡng hứng thú học tập, tình cảm và tư tưởng trong sáng". Hai tác giả cũng
đã hƣớng dẫn việc dùng sách ở trên lớp, việc dùng sách ở nhà và một số yêu
cầu cơ bản về phƣơng pháp sử dụng SGK.
Trong Nghị quyết của Bộ chính trị về cải cách giáo dục ngày 11-1-1979
đã bàn đến vấn đề hƣớng dẫn sử dụng tài liệu học tập cho học sinh trong DH:
"Cần coi trọng việc bồi dưỡng hứng thú, thói quen và phương pháp tự học cho
HS, hướng dẫn HS biết cách nghiên cứu SGK, thảo luận chuyên đề, ghi chép
tư liệu, tập làm thực nghiệm khoa học ".
Để sử dụng SGK học tập đạt kết quả cao, ngƣời GV cần phải đề ra
những nhiệm vụ học tập cho HS trong bài học VHS.
2.1.2.1. Hướng dẫn HS đọc SGK và trả lời câu hỏi ở nhà trước khi học bài
VHS trên lớp
Đọc SGK. Đây là nhu cầu không thể thiếu đối với cuộc sống của mỗi
con ngƣời. Với HS, đọc sách cũng là một hứng thú. Nhƣng sách mà các em
quan tâm và thích đọc lại là những cuốn truyện tranh, tình cảm… việc đọc
SGK chỉ là vấn đề bắt buộc khi GV yêu cầu. Trong điều kiện hiện nay, HS
đƣợc trang bị SGK khá đầy đủ, nhƣng các em chƣa sử dụng, chƣa khai thác
SGK cho đúng, và có hiệu quả.
Đọc SGK là một điều kiện có ý nghĩa sƣ phạm tâm lý sâu sắc của hoạt
động học tập VH nói chung và phù hợp với lý thuyết tiếp nhận. Trong DH
VHS, SGK là phƣơng tiện trực quan có giá trị nhất mà HS có thể sử dụng, để
nắm bắt tri thức một cách chủ động, sâu rộng và bƣớc đầu hình thành năng lực
tự học.
42
Đọc là một lao động sáng tạo mang tính nghệ thuật. Hoạt động đọc có
tác dụng đánh thức hệ thống ký hiệu trong văn bản, làm cho các ký hiệu trở
nên sinh động với những ý nghĩa mới, giá trị mới. Hay nói cách khác đọc
chính là một phƣơng pháp tiếp nhận nghệ thuật một cách sáng tạo. Đọc một
văn bản VHS cũng là một hoạt động đầy sáng tạo và khoa học. Đọc văn bản
VHS không hoàn toàn giống với đọc một văn bản thơ, văn xuôi. Tính nghệ
thuật và tính khoa học của một bài VHS đặc biệt là tính khái quát và tính tổng
hợp nhiều loại tri thức (tri thức xã hội, lịch sử, văn hóa) đòi hỏi ngƣời đọc phải
có sự phát huy trí tuệ. Khi tiếp xúc với một văn bản VHS một cách nghiêm túc
và có mục đích sẽ đánh thức ở ngƣời đọc HS những tiềm năng có sẵn ở liên
tƣởng tƣởng tƣợng đến phân tích, hồi cố…có ý nghĩa là bắt đầu quá trình vận
động của tƣ duy.
Đọc trƣớc văn bản VHS là công việc chuẩn bị bài ở nhà của HS. Đọc ở
đây không chỉ là hƣớng dẫn trên bề mặt hình thức mà phải thâm nhập vào văn
bản, nắm bắt và hình dung đƣợc trong đầu một cách tổng quát những đặc điểm
quan trọng của từng thời kỳ hay bức tranh toàn cảnh về xã hội mà văn bản đề
cập. Để đạt đƣợc điều đó trƣớc khi vào học một bài VHS, GV dành thời gian
hƣớng dẫn HS đọc văn bản bằng một hệ thống câu hỏi định hƣớng gợi ý.
Những câu hỏi này hƣớng dẫn HS cách đọc một văn bản VHS, biết đƣợc cách
chọn lọc ghi nhận những luận điểm chính trong bài VHS. HS đọc văn bản
nghiêm túc, sau đó lập ra đƣợc một đề cƣơng bố cục của bài học VHS giúp HS
nắm chắc bố cục, lôgíc bài học và hệ thống luận điểm luận cứ, luận chứng của
bài học.
Hơn nữa trong SGK có phần hƣớng dẫn chuẩn bị bài bao gồm hệ thống
câu hỏi bám sát những vấn đề trong bài học, mức độ từ dễ đến khó. Thông
thƣờng hệ thống câu hỏi này đƣa ra phù hợp cho mọi đối tƣợng. Vì vậy bên
cạnh việc nắm vững nội dung, bố cục của văn bản, HS cần nghiên cứu để giải
quyết hết số câu hỏi trong SGK. Hệ thống câu hỏi sẽ có tác dụng dẫn dắt các
em từng bƣớc khám phá, phân tích bài học, định hƣớng cho các em tiếp cận
43
bài học. Nhƣ vậy đọc văn bản, trả lời câu hỏi là cách tốt nhất để HS tự tiếp cận
với bài học của mình.
Đọc văn bản chính là bƣớc tạo điều kiện cho việc lý giải câu hỏi một
cách rõ ràng chính xác và có căn cứ. Quá trình trả lời câu hỏi chính là quá
trình bƣớc đầu HS tự mình khám phá, phân tích, cắt nghĩa văn bản chiếm lĩnh
văn bản cả về mặt nội dung lẫn hình thức.
Tuy nhiên, GV cần phải chỉ rõ những tài liệu mà ngƣời học cần tìm đọc
SGK nào? Ở đâu? Trong SGK đó thì cần phải đọc chỗ nào và ghi chép ra
sao? Đồng thời, GV cũng phải nêu ra vấn đề mà HS cần chuẩn bị trƣớc thông
qua những câu hỏi gợi mở, hay những bài tập... để yêu cầu ngƣời học phải
chuẩn bị trƣớc khi buổi học diễn ra. Cụ thể là soạn bài trƣớc khi đến lớp.
Chính nhờ có quá trình chuẩn bị tài liệu trƣớc cho nên ngƣời học hoàn toàn
chủ động thực hiện nhiệm vụ của mình trong suốt buổi học VHS.
Đọc là một biện pháp phát huy cao độ nhất những năng lực, kỹ năng, ý
thức tự chủ của HS trƣớc một văn bản phải chỉ ra đƣợc:
- Vị trí của từng thời kỳ, từng giai đoạn VH trong tiến trình lịch sử VH
(nếu là bài khái quát giai đoạn VH), vị trí của tác giả trong từng giai đoạn VH,
trong mối quan hệ với các tác giả thời kỳ VH trƣớc và sau (nếu là bài khái
quát về tác giả).
- Phát hiện, tóm tắt những luận điểm chính của bài VHS về hoàn cảnh
lịch sử, về hình thành phát triển, đặt điểm của VH trong giai đoạn đó, cuộc
đời, sự nghiệp sáng tác của nhà văn. Biết cách triển khai và chứng minh những
luận điểm đó bằng những tri thức cụ thể.
- Bƣớc đầu cảm nhận và đánh giá đƣợc ý nghĩa thời sự và giá trị hiện tại
của các sáng tác VH hoặc giai đoạn VH.
- Trả lời đƣợc những câu hỏi trong phần hƣớng dẫn chuẩn bị bài.
- Tạo cảm hứng ban đầu đối với bài học.
Ví dụ: Khi giảng dạy bài Khái quát VHVN giai đoạn 1945-1975. GV có
thể đƣa ra những yêu cầu cụ thể sau:
44
Yêu cầu 1: Đọc, nghiên cứu kỹ bài giới thiệu về VHVN giai đoạn 19451975 cụ thể là:
- Đọc và xác định, nắm bắt những nhận định tiêu biểu về VHVN giai
đoạn 1945-1975.
- Những nhận định đánh giá về VHVN giai đoạn 1945-1975.
- Phân tích lý giải những sự kiện lịch sử quan trọng có ảnh hƣởng đến
các sáng tác giai đoạn này.
- Sử dụng những kiến thức đã học từ THCS để làm sáng tỏ những nhận
định mang tính khái quát về nội dung cũng nhƣ nghệ thuật trong sáng tác giai
đoạn này.
Yêu cầu 2: Trả lời câu hỏi phần hƣớng dẫn học bài một cách cụ thể
dƣới dạng dàn ý, có dẫn chứng minh hoạ.
Yêu cầu 3: Đánh giá, nhận xét của em về VHVN giai đoạn 1945-1975,
những bài học rút ra.
Nhƣ vậy, việc đọc văn bản VHS trong SGK không còn là hoạt động đọc
bình thƣờng, đây là một hoạt động hoàn toàn mang tính tƣ duy độc lập có mục
đích của HS, một hoạt động đọc mang tính định hƣớng nhằm phát huy cao độ
tính tự giác của HS. Đọc trƣớc văn bản VHS trả lời câu hỏi vừa thoả mãn tính
tò mò, khao khát tìm tòi, hiểu biết khám phá vừa phát huy đƣợc tính chủ động
độc lập sáng tạo của HS. Đây chính là bƣớc đầu tiên trong quá trình rèn luyện
cho HS cách đọc sách, thói quen đọc sách, tự nghiên cứu chiếm lĩnh tài liệu.
Để đạt hiệu quả cao trong hoạt động đọc văn bản của HS trƣớc khi học
VHS, ngƣời GV cần có một thái độ quan tâm đúng mức. Những định hƣớng
của GV cho HS chuẩn bị bài ở nhà sẽ đƣợc cụ thể hoá trong giờ học. Một HS
chuẩn bị bài kỹ lƣỡng ở nhà sẽ tự tin và hăng hái hoạt động, phát biểu, nắm
bắt vấn đề nhanh sâu sắc. Ngƣợc lại, nếu HS chƣa đọc SGK và trả lời câu hỏi
ở nhà sẽ lúng túng, quá trình nắm bắt tri thức chậm chạp khó khăn. Tổ chức
cho HS hoạt động làm việc trong giờ học chính là cách GV kiểm soát đƣợc
hiệu quả quá trình chuẩn bị bài ở nhà của HS.
45
2.1.2.2. Hướng dẫn HS làm việc với SGK trong giờ học VHS
Trong giờ học VHS HS phải thể hiện những gì mà mình đã đọc, đã
nghiên cứu những tài liệu đó nhƣ thế nào thông qua hình thức trình bày hiểu
biết của mình về vấn đề đó trƣớc tập thể lớp, rồi trao đổi, tranh luận với nhau
để cùng giải quyết vấn đề.
Làm việc với SGK trên lớp các em phải tập trung cao độ hơn, bên cạnh
việc so sánh, các em còn phải biết kết hợp những điều đã nắm bắt ở khâu
chuẩn bị bài với sự hƣớng dẫn của GV trên lớp để phát hiện ra lôgic kết cấu
của bài, phát hiện hệ thống luận điểm, hệ thống các kết luận mang tính khái
quát của bài VHS. Từ đó, các em suy nghĩ, nghiền ngẫm, phân tích để hiểu ý
nghĩa của các luận điểm trong bài đi đến những khái quát hoá, hình thành
những kết luận về quy luật phát triển của văn học trong từng giai đoạn, thấy
đƣợc sự liên quan giữa VH với lịch sử, văn hoá, chính trị… nghĩa là hình
thành đƣợc những khái niệm.
Để giúp HS làm việc với SGK có hiệu quả trong giờ học, GV đƣa ra
những câu hỏi mang tính chất hồi cố, tái hiện, yêu cầu HS tóm tắt luận điểm,
lập bảng thống kê, bảng biểu về một luận điểm nào đó trong bài học, hoặc nêu
câu hỏi có vấn đề để HS phân tích, tranh luận, thuyết trình, hoặc đƣa ra bài tập
nhanh….Nhƣ vậy, dƣới sự hƣớng dẫn trực tiếp của thầy, HS tự làm việc với
SGK, tiến hành một loạt các thao tác: hồi cố, đối chiếu, so sánh, phân tích, liên
tƣởng, khái quát để hệ thống hoá lại những kiến thức mình đã thu nhận đƣợc
một cách vững vàng và sâu sắc: "Nếu có thể tự mình phân tích được vấn đề
đến mức độ nào đó thì sự so sánh phần tự mình phân tích với phần sách đã
phân tích sẽ có nhiều bổ ích cho năng lực tự học, tự nghiên cứu của
mình”[7,tr.45]. Có nhƣ vậy, các em mới phát huy đƣợc tính chủ động trong
suốt buổi học và kiến thức thu đƣợc sẽ khắc sâu. Từ đó các em vận dụng kiến
thức VHS vào từng tác phẩm cụ thể.
Hƣớng dẫn HS làm việc với SGK trong giờ học VHS sẽ hình thành cho
HS cùng một lúc rất nhiều kỹ năng: kỹ năng nghe, ghi chép và phát huy cao
46
nhất các thao tác của tƣ duy: tự tra cứu bổ sung nguồn, tự đề xuất thắc mắc, tự
vận dụng giải quyết, tự mở rộng kiến thức văn bản… Điều này thực sự có một
ý nghĩa giúp cho HS hiểu ra đƣợc tác dụng của quá trình tự vận động, tự học
hỏi trong việc nắm bắt tri thức.
2.1.2.3. Hướng dẫn HS làm việc với SGK sau giờ học VHS
Không phải cứ học xong một bài trên lớp là có thể quên đi SGK. Đọc
sách sau khi học bài là đọc ở tầm cao hơn với mức độ sâu sắc hơn. Đọc SGK
sau khi học bài để khẳng định lại những vấn đề mình đã học một cách sâu sắc
nhất, chắc chắn nhất, tạo tiền đề cho việc hiểu biết chiếm lĩnh các tác phẩm
văn chƣơng cụ thể. Việc đọc lại SGK một cách có suy nghĩ, nghiền ngẫm thực
sự là một việc làm có tính chất khoa học, nó vừa có tác dụng củng cố lại
những kiến thức đã học vừa có thể hình thành ý tƣởng hay sáng tạo qua việc
hiểu sâu sắc vấn đề, hoặc rút ra những kết luận.
Để bài học VHS đ ạt hiệu quả nhất, GV yêu cầu HS về nhà tiếp tục đọc
phần nào mà trên lớp chƣa thực hiện xong. Ngoài ra GV giới thiệu thêm một
vài tài liệu tham khảo yêu cầu HS nghiên cứu đọc thêm để mở rộng kiến thức,
đồng thời cũng phải đƣa ra những câu hỏi để kiểm tra khả năng tự đọc, tự
nghiên cứu của HS ở nhà nhƣ thế nào. Đồng thời GV có thể ra những bài tập
nhỏ có tính chất thu hoạch để HS có điều kiện đọc lại toàn bộ bài học trong
SGK một cách kỹ lƣỡng, có đánh giá, thẩm định và cảm xúc. “Đọc sách cần
cho mình trước một vấn đề hay một câu hỏi để tìm kiếm săn đuổi” [2,tr.102].
GV phải là chiếc cầu nối giữa HS và SGK, là ngƣời sáng tạo ra đƣợc
những điều kiện tốt nhất, thích hợp nhất cho HS đƣợc làm việc với SGK. Con
đƣờng giúp HS tự học không phải là truyền đạt nội dung chƣơng trình SGK
mà thầy tổ chức hƣớng dẫn HS và tập thể lớp học để họ tìm đến nội dung
chƣơng trình SGK.
Nhƣ vậy, trong giờ dạy học VHS theo hƣớng rèn luyện năng lực tự học
cho HS, ngƣời GV hƣớng dẫn từ cách đọc SGK đến cách tự khám phá chiếm
lĩnh tri thức. Ngƣời HS hoàn toàn chủ động trong giờ học, tự khám phá SGK
47
chiếm lĩnh tri thức. Dƣới sự hƣớng dẫn của GV, HS rút ra những kết luận có
tính chất lý luận VH hoặc lịch sử văn học. HS sẽ nắm lấy những khái niệm
khoa học dƣới dạng vừa tầm với độ tuổi, dần dần đạt tới kỹ năng tự mình phân
tích đánh giá các hiện tƣợng VH.
Việc hƣớng dẫn HS tự làm việc với SGK nhằm mục tiêu lĩnh hội tri
thức một cách đầy đủ nhất, nhanh nhất. Tuy nhiên, khi hƣớng dẫn HS học tập
theo cách này đòi hỏi GV phải có cách hƣớng dẫn HS sử dụng SGK khác nhau
cho phù hợp với việc học tập một khái niệm, một vấn đề, liên kết các vấn đề
hay trong mở rộng một vấn đề để có hiệu quả nhất. Ngƣời thầy có thể hƣớng
dẫn cho HS những thao tác cần thiết trong việc đọc tài liệu nhƣ thế nào, rồi
trong quá trình đọc cách ghi chép tri thức lĩnh hội đƣợc nhƣ thế nào cho có
hiệu quả nhất và khoa học nhất, hay hƣớng dẫn cho HS kỹ năng tƣ duy nhận
thức trong suốt quá trình nghiên cứu SGK...
2.2. Hƣớng dẫn học sinh thu thập, chọn lọc, sắp xếp tƣ liệu có liên quan
đến bài văn học sử
VHS vừa có kiến thức những phân môn trong bộ môn nhƣ: Giảng văn,
Tiếng Việt, Lý luận …. lại vừa có mặt của những kiến thức nhƣ: Lịch sử, Triết
học, Kinh tế, Xã hội, Văn hoá….vì vậy để học tốt bài VHS phải biết kết hợp
với những kiến thức bổ trợ khác.
Bởi vậy, giảng dạy VHS, GV còn có nhiệm vụ hƣớng dẫn khuyến khích
HS biết cách tìm kiếm, thu thập, chọn lọc, sắp xếp những tƣ liệu có liên quan
đến bài học để phục vụ cho bài VHS thêm sâu và rộng.
Việc đầu tiên cần phải làm tốt là tìm kiếm tài liệu. Lúc khởi đầu, có vẻ
nhƣ mọi sự đều rối bù, lộn xộn, không có trật tự. Nhƣng điều đó không đáng
lo ngại, vì HS có thể lọc dần, loại bỏ những tài liệu không cần thiết, không
thiết thực cho bài học VHS.
Ban đầu, GV hƣớng hẫn HS không nên đọc kĩ từng tài liệu tìm đƣợc.
Chỉ cần lƣu trữ và sắp xếp trật tự, rõ ràng, ghi chú thông tin tham khảo đầy đủ
để tiện dụng cho bài học.
48
Giúp các em khai thác những thuận lợi từ sự hiểu biết của các em về
điều kiện lịch sử, về tình hình kinh tế, xã hội của một thời đại là những tiền đề
quan trọng giúp HS hiểu sâu và lý giải đƣợc tình hình phát triển VH của mỗi
giai đoạn lịch sử. Những mẩu chuyện, những giai thoại, những tƣ liệu về cuộc
sống, về đời tƣ của một tác giả giúp các em hiểu sâu về phong cách sáng tác,
về bút pháp nghệ thuật của tác giả. Đây chính là cơ sở để HS có thể phân biệt
đƣợc VH của giai đoạn này với VH giai đoạn khác, giữa phong cách của tác
giả này với phong cách của tác giả khác.
Với những bài về giai đoạn VH, những kiến thức về lịch sử, chính trị,
kinh tế, có giá trị làm sáng tỏ sự phát triển cũng nhƣ nội dung của VH từng
thời kỳ. Nhƣ bài VH giai đoạn 1945 – 1975 nếu nắm vững đƣợc những diễn
biến lịch sử, chính trị của dân tộc, thì HS sẽ lý giải đƣợc vì sao VH giai đoạn
này lại ca ngợi tình cảm công dân nhƣ tình yêu Tổ quốc, tình đồng bào, đồng
chí…mãnh liệt đến nhƣ vậy. Tất nhiên trong bài VHS, kiến thức về lịch sử,
kinh tế, chính trị, văn hoá đã đƣợc đề cập đến với những nét cơ bản. Nhƣng
nếu chỉ dừng lại ở những kiến thức trong SGK thì diện mạo lịch sử dân tộc
chƣa đủ sinh động để lý giải hết những diễn biến về VH cả về nội dung, hình
thức cũng nhƣ quan điểm thẩm mỹ của một giai đoạn VH.
HS biết sƣu tầm những tài liệu có liên quan đến bài học là cách để HS vừa
hiểu sâu vừa hiểu rộng vấn đề đƣợc học một cách bền vững và chắc chắn nhất,
góp phần nâng cao tầm văn hoá cho các em. Tuy nhiên việc sƣu tầm tài liệu hoàn
toàn diễn ra ngoài giờ vì vậy đòi hỏi HS phải có tính tự giác cao, một lòng ham
mê tìm tòi học hỏi và quan trọng hơn là phải biết cách đọc, biết cách lựa chọn tài
liệu hay, những chi tiết sự kiện quan trọng phục vụ cho bài học.
Hiện nay khoa học kỹ thuật phát triển, tài liệu để phục vụ cho việc tham
khảo vô cùng phong phú. Bên cạnh SGK bắt buộc, sách tham khảo, còn công
nghệ thông tin. Trong điều kiện kinh tế hiện nay việc trang bị máy tính phục
vụ cho việc học hành của con em trong mỗi gia đình ngày càng nhiều, đặc biệt
là ở thành phố và thành thị. Vì vậy, máy tính và mạng điện tử là nguồn tƣ liệu
49
phong phú cho HS, nguồn tài liệu thì dồi dào, đa dạng nhƣ vậy, nhƣng hiệu
quả của việc thu thập, chọn lọc, sắp xếp tài liệu của HS nhƣ thế nào, lại đòi
hỏi sự gia công nỗ lực của ngƣời GV. Trƣớc hết GV phải giúp HS ý thức đƣợc
sâu sắc mối quan hệ của VHS với các kiến thức bổ trợ khác, và tầm quan trọng
của chúng trong học tập. Khi HS hiểu đƣợc ý nghĩa quan trọng của những kiến
thức bổ trợ đó, chắc chắn các em sẽ chăm chỉ tìm tòi tự đọc và tự học.
Nhƣng làm thế nào để việc đọc tài liệu của HS không bị lệch hƣớng và
xa rời trọng tâm bài học, GV có nhiệm vụ hƣớng dẫn cho HS cách đọc. Đọc
những tài liệu nào? Và cách ghi chép lại những vấn đề có liên quan đến nội
dung bài học. Không chỉ hƣớng dẫn các em đọc mà GV còn quan tâm đến việc
kiểm tra và kích thích hoạt động này của HS bằng việc phát huy tính tích cực
của HS trong giờ học qua các hoạt động nhƣ: tranh luận, thuyết trình. Thông
qua biện pháp này GV hình thành cho các em một thói quen tốt trong việc thu
thập, chọn lọc, sắp xếp tài liệu để phục vụ cho việc nắm bắt tri thức.
Nhƣ trên đã nói VHS có tính chất liên môn, có quan hệ mật thiết với các
phân môn khác trong bộ môn văn, đặc biệt là với phân môn giảng văn. Những
kiến thức giảng văn chính là những tri thức cụ thể minh hoạ một cách phong
phú cho VHS. Để có thể hiểu rõ ràng những luận điểm khái quát của VHS, rất
cần ở HS sự hiểu biết sâu sắc về giảng văn.
Ngoài ra VHS còn có tính liên cấp. Những nhận định, những kết luận
trong một bài VHS là mới nhƣng không hoàn toàn xa lạ với HS. Những luận
điểm, khái niệm ít nhiều HS đã đƣợc giới thiệu ở THCS tuy nhiên chƣa đƣợc
sâu rộng và có hệ thống. Nhƣng những kiến thức từ THCS lại là những cứ
liệu, những tri thức giúp HS hiểu rõ hơn bài VHS ở THPT.
Một bài VHS ở THPT vừa có tính hệ thống vừa có tính khái quát, buộc
HS phải huy động lại những kiến thức đã có để phân tích, chứng minh.
Một trong những cách giúp HS vừa có khả năng hồi cố kiến thức tập trung
suy nghĩ, vừa biết vận dụng kỹ năng phân tích tổng hợp là lập sơ đồ để làm sáng
tỏ tri thức khái quát là một bài toán gợi trí nhớ, thử thách khả năng chọn lọc và
50
sắp xếp đầy hứng thú đối với HS, không phải ngẫu nhiên mà trong phần câu hỏi
trong SGK của bài VHS thƣờng có câu hỏi yêu cầu lập sơ đồ nhƣ:
- Hãy vẽ sơ đồ cấu tạo nền VHVN qua các thời kỳ lịch sử [33,tr.27].
- Dựa vào kiến thức đƣợc trình bày trong SGK lập bảng sơ đồ về tình
hình phát triển của VHVN thời kỳ trung đại.
- Hãy dựa vào SGK trình bày tóm tắt diện mạo VHVN từ đầu thế kỷ XX
đến Cách mạng tháng 8 năm 1945 ( bao gồm những nét chung về tác giả, tác
phẩm VH cụ thể) [33,tr.28].
Hƣớng dẫn HS tự sƣu tầm, thu thập, chọn lọc, sắp xếp tƣ liệu, GV có
thể rèn luyện cho HS một tƣ duy logic sáng tạo và khoa học. HS hiểu đƣợc
làm cách nào để giúp cho việc học VHS đạt hiệu quả cao nhất. Từ đó HS rút
ra cho mình những bài học bổ ích về cách học, cách sƣu tầm tài liệu, cách
chiếm lĩnh và sử dụng tài liệu, có nghĩa là HS đang đƣợc rèn luyện một kỹ
năng tự học, một thói quen tự học tốt nhất. “Để hiểu được các sự kiện khác
nhau cần phải biết so sánh, phân loại, tổng hợp, nói tóm lại là phải làm sao để
các sự kiện đó không lẫn lộn như một mớ bòng bong mà trở thành hệ thống và
chỉ có hệ thống hoá các kiến thức đã tiếp thu được bạn mới có thể phát hiện
ra những chỗ trống trong kiến thức để tìm hiểu, nghiên cứu thêm” [12,tr.43]
và đó chính là một cách tự học thông minh nhất.
2.3. Hƣớng dẫn, tổ chức cho học sinh tranh luận và đề xuất thắc mắc
trong giờ văn học sử
Giờ học hiệu quả là tạo ra đƣợc không khí tự do dân chủ, thoải mái để
cho HS có điều kiện phát huy hết khả năng của mình. Vì vậy giờ học không
còn mang tính chất độc thoại nhƣ trƣớc đây mà trở thành một giờ học đối
thoại. HS đƣợc tự do tranh luận, đƣa ra vấn đề phản bác và bảo vệ ý kiến của
mình, cũng nhƣ đề xuất thắc mắc dƣới dạng câu hỏi. Trong quá trình học,
muốn hiểu đƣợc sâu sắc và cặn kẽ vấn đề, ngƣời đọc cần đặt những câu hỏi,
trƣớc hết là tự hỏi mình, hỏi sách, hỏi bạn, hỏi thầy. Đặt ra đƣợc câu hỏi rồi
tìm cách trả lời câu hỏi, có trả lời đƣợc những câu hỏi mới gọi là hiểu vấn đề.
51